Kim là vàng, là kim khí .Dự củng là dữ (theo Bắc ) . Chử Hán có bộ sơn kèm theo dữ là cùng
với. Đây là hòn đảo nhỏ. (Ngày xưa). Lan có nghĩa là ngăn chặn lại. Đào là sóng to, KIM DỰ
LAN ĐÀO là hòn đảo vàng ngăn chặn sóng gió.
Xưa kia, trước hải khẩu trấn Hà Tiên có hòn đảo nhỏ ngăn chặn sóng gió gìn giữ cho bên trong
đất liền được yên ổn. Bốn chữ này cũng ngụ ý rằng Hà Tiên tuy là một lãnh thổ nhỏ ở vùng biển,
Cũng có công che chắn cho giang sơn phía Nam của chúa Nguyễn.
Dự là phải rồi, có ý xác định. Kim có một dụng ý, chữ văn hoa có nghĩa là tự hào. Do chữ « Kim
Thành Thang Trì » nghĩa là thành vàng ao sôi biểu tỏ thành trì kiên cố, hào lũy vững vàng Mạc
Thiên tích mệnh danh hòn đảo trước biển Hà Tiên là Kim Dự, muốn nói đây là một dãy kiên cố,
cũng có ý khoe công nghiệp « Kim Thành Thang Trì » của mình.
Kim Dự từ thuở đó tới bây giờ còn gọi là pháo đài, vì từ thời Nguyễn đến hồi Pháp thuc và cả
hiện nay vẫn là cứ điểm quân sự có nhịêm vụ biên phòng, trấn giữ cửa biển. Trên đó có đặt trọng
pháo cho nên gọi là pháo đài. Ngày nay trên đỉnh là toà kiến trúc bề thế được dùng làm khách
sạn gọi là nhà khách Pháo Đài.
Du khách đamh thấy đây là một ngọn đồi đất cao có dáng vẻ hùng vĩ, cảnh quan chung khá đẹp
mắt. Ngọn đồi này dính vào đất liền. Thật ra, ngày xưa ngọn đồi này là một hòn đảo tách biệt để
tin việc lưu thông, người thời trước đã bắt một đường cầu đá, từ đất liền sang hòn đảo. Người
thời sau theo đó đắp thành con đường đất rộng rãi. Đủ cho xe cộ lưu thông. Bây giờ đã tráng
nhựa thành đại lộ. Con đường này, bắt đầu từ chỗ cuối xóm ngã 3, trước Lạc An Hội Quán, tức
chùa Quan Đế, chạy thẳng đến chân bậc tam cấp bước lên pháo đài. Xóm này nằm 2 bên đường
này, nay còn có tên là xóm cầu đá.
Xóm cầu đá trở thành khu dân cư, có vườn tược. Việc lấp đất các chỗ bùn lầy được tiến hành dần
và người ta cũng đắp thêm 2 con đường mới nữa cho tiện việc lưu thông.
Cảnh vật chỗ này, ngày xưa đã được Mạc Thiên Tích mô tả :
Kim Dự này là núi chốt than
Xanh xanh danh trấn cửa Hà Tiên
Ngăn ngừa nước dữ khôn vùng vẫy
Che chở dân lành khỏi ngửa nghiêng
Thế cả vững vàng trên Bắc Hải
Công cao đồ sộ giữa Nam Thiên
Nước yên chẳng chút lòng thu động
Rồng bủa nhơn xa tiếp Bắc xuyên
Một truyền thuyết được kể : Kim Dự ngày xưa là hòn đảo nổi. Dưới hòn đảo có con giao long
nằm ẩn mình tu đã lâu đời. Thỉnh thoảng có lúc giao long cựa mình, người ta thấy hòn đảo lay
chuyển. Có khi xê dịch ra xa bờ. Chỗ đất nhô hiện nay có miếu thờ thuỷ thần và miếu thờ cá ông
Nam Hải.
Khu Lăng Mộ Dòng Họ Mạc
Núi lăng hay núi Bình San là nơi an táng hơn 40 ngôi mộ dòng họ Mạc ,xây dựng cách đây trên
300 năm. Tất cả đều có kiến trúc theo lối Trung Hoa, nền mộ ăn sâu vào vách núi theo hình bán
nguyệt bề mặt chạm khắc hình thù tứ linh.
Lăng được xây dựng vào năm 1809 theo lệnh của vua Gia Long. Mạc Cửu rất giỏi về phong thuỷ
địa lý nên đã chọn xây ở nơi mà có núi Tô Châu và núi Ngũ Hổ làm nên thế bình Phong, Sông
Giang Thành tạo nên thế Minh Đường tức thuỷ triều qui bên dưới lăng có hai hồ sen tích nước
vừa tạo thế vừa là hồ nước cung cấp nước cho nhân dân ở đây.Mạc Cửu là người xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung
Quốc. Năm 1644, nhà Thanh thay thế nhà Minh, Mạc Cửu không phục tùng nên cùng gia quyến
và đoàn tùy tùng xuống tàu vượt biển vào Nam đến nước Chân Lạp và được cho làm Ốc Nha,
một chức quan của Chân Lạp thời đó… Một thời gian sau, thấy đất Mang Khảm thuận lợi nhiều
mặt về kinh tế, giao thương, ông bèn xin lui về đó chiêu tập lưu dân, mở mang đồng ruộng và
tiếp đón khách thương hồ đến để mua bán, mở sòng bạc… Chẳng bao lâu vùng đất này trở nên
phồn thịnh và không tránh khỏi giặc cướp, giặc Xiêm La kéo quân đến xâm lăng. Mạc Cửu thế
cô phải qua Xiêm trú ngụ 1 thời gian. Khi trở lại Hà Tiên, thấy chúa Nguyễn ở Đàng Trong đang
mở rộng thế lực đến tận vùng đồng bằng sông Cửu Long, Mạc Cửu dâng biểu xưng thần và được
chúa Nguyễn Phúc Chu chấp thuận, phong chức Tổng binh trấn Hà Tiên. Mạc Cửu mất năm
1735, được nhà Nguyễn truy tặng Khai trấn thượng trụ quốc, Đại tướng quân Vũ Nghị Công.
Lăng Mạc Cửu theo kiểu Tàu, bên trái đắp nổi đầu rồng, bên phải đắp đầu hổ (Tả Thanh Long,
Hữu Bạch Hổ). Đứng tại lăng Mạc Cửu trông xa thấy Đông Hồ, biển Hà Tiên, núi Đại Tô Châu
và Tiểu Tô Châu như hình voi phục. Lên đỉnh núi, du khách có thể nhìn toàn cảnh Hà Tiên bên
dưới.
Mạc Thiên Tích là con trưởng của Mạc Cửu, tự Sĩ Lân, lúc nhỏ tên là Mạc Tứ. Gia phả nhà họ
Mạc ghi lại rằng vào đêm mùng 7 tháng 3 năm 1706, tại Lũng Cà tự nhiên nước sông bắn vọt lên
trời, lúc ấy xuất hiện tượng vàng cao 7 thước, tỏa sáng cả 1 khúc sông. Một vị quan trông thấy
ngạc nhiên nói với Mạc Cửu : “Đây là điềm có người tài xuất hiện, thật là phúc đức”. Mạc Cửu
liền cho người đưa tượng vàng ấy lên bờ, nhưng không có cách nào di chuyển được, bèn xây
chùa nhỏ bên bờ sông để thờ. Vào đêm ấy, Mạc Thiên Tích ra đời. Mạc Thiên Tích thông minh,
hiểu rộng, văn võ song toàn. Năm 1735 Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tích kế tục sự nghiệp của cha.
Đầu xuân 1736, được chúa Nguyễn phong Đô đốc trấn Hà Tiên . Thời kỳ ông cai quản, đất Hà
Tiên sung túc, phồn vinh. Phố xá ở trấn lỵ được mở mang, ruộng đất được khai khẩn tăng cường
trồng trọt, tàu thuyền buôn bán tấp nập. Ông cũng đã nhiều đánh tan bọn cướp biển và giặc Chân
Lạp để bảo vệ bờ cõi. Năm 1780, Mạc Thiên Tích đang ở Xiêm bị Bồ Ông Giao, người Chân
Lạp, gièm pha với vua Xiêm Trịnh Quốc Anh rằng nhà Nguyễn lập kế cho Mạc Thiên Tích và
Tôn Thất Xuân vào Xiêm làm nội ứng, mưu chiếm thành Vọng Các. Vua Xiêm nghe lời giết Tôn
Thất Xuân, bắt trói Mạc Thiên Tích tra khảo. Mạc Thiên Tích tự tử, nhiều người đi theo cũng bị
sát hại.
Trên đỉnh núi còn lưu lại vết tích của đàn Sơn Xuyên và đàn Xã Tắc. Dưới chân núi có đền thờ
dòng họ Mạc. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, ngôi đền thờ này thờ ba người họ Mạc: Vũ Nghị
Công Mạc Cửu, Quốc lão Mạc Thiên Tích, Chính Lý Hầu Mạc Tử Sanh. Bên hữu thờ các con
cháu dòng họ Mạc, bên tả có bài vị phu nhân Thái Thái mẹ Mạc Cửu, phu nhân Nguyễn Thị Thủ
vợ Mạc Thiên Tích, tiểu thư Mạc Mi Cô. Truyền thuyết kể rằng, người con gái thứ năm của Mạc
Cửu mới sinh ra đã có mái tóc dài một thước, mới 3 tuổi răng đã mọc đủ, ăn nói rành rẽ nhưng
xương sống yếu phải nằm một chỗ. Cận thần cho đó là điềm xấu, Mạc Cửu liền sai người đi cho
chôn sống. Không lâu sau tin đồn về người con gái xấu số lan xa cùng những truyền thuyết xoay
quanh câu chuyện cô hiển linh. Tục truyền Mạc Mi Cô được phối tự ở bàn thờ bên tả của đền thờ
Mạc công trông ra cổng Tam Quan, những gian thần, người xiểm nịnh đi qua cổng đều bị cô vật
chết. Ai cũng sợ nên vái van xin cô cho xây kín cổng lại. Đến nay dấu tích vẫn còn. Người đến
viếng đền chỉ có thể vào bằng cổng giữa hay cổng bên mặt.
Đền thờ Mạc Công có biển đề Trung Nghĩa Từ, dân gian gọi là miếu ông Lịnh vì Mạc Cửu đựơc
tôn xưng là Mạc Lịnh Công. Khởi thuỷ ngôi đền này do Mạc Công Du lập đến năm Thiệu Trị
thứ 6- Năm1846 mới lợp ngói. Từ đó tới nay được tái thiết tu bổ nhiều lần. Di tích hiện tồn là
kiến trúc có giá trị nghệ thuật, trạm trổ tinh vi, sắc sảo.Trong miếu còn ghi lại những bài thơNôm vịnh thập cảnh Hà Tiên, Bản Nhật Lịnh của tướng Long Hổ Trần Hầu và tranh vẽ đề tài Bát
Tiên, ngư tiều canh mục …..Trước sân có ao sen “Bảo Nguyệt Liên Trì ”, mùa hạ hoa nở toả
hương thơm ngát. Phía ngoài cổng có hai câu đối :
“Nhứt môn trung nghĩa gia thanh tọng ,
Thất diệp phiên hàn quốc thân vinh “.
Đền thờ các đạo sắc truy phong. Theo Đại Nam liệt truyện tiền biên thì năm 1785 Mạc Cửu bị
bệnh qua đời được chúa Túc Tông phong cho là Khai Trấn Thượng Trụ Quốc Đại Tướng Quân
Vũ Nghị Công, rồi năm Minh Mạng Thứ 3 (1822) truy phong Mạc Cửu làm Thụ Đức Thuận
Nghĩa và chuẩn cho làng Mỹ Đức ở Hà Tiên thờ phụng như cũ. Năm 1829 Mạc Công Du vì già
yếu về hưu. Năm 1830 Lấy Mạc Công Tài làm Quản Thủ Hà Tiên. Năm Tự Đức thứ nhất ấn
phong cho cháu cố là Mạc Văn Phong làm đội trưởng để thờ cúng Mạc Thiên Tứ. Gọi là đền thờ
họ Mạc, nhưng ngoài đối tượng thờ tự chính như đã nêu trên, hai gian bên còn phối tự các quan
học sĩ và các thuộc tướng của Trấn Hà Tiên. Nói chung đền thờ này và khu lăng trên núi Bình
San là một di tích lịch sử của xứ Hà Tiên xưa. Ngoài ra thời họ Mạc ở Hà Tiên đạo phật được
sùng hưng do đó ở đây có nhiều ngôi chùa cổ liên quan đến lịch sử vùng đất này như chùa Tam
Bảo, Chùa Phù Dung….
Nguyên dòng họ Mạc ở Hà Tiên có một thể thức để đặt danh hiệu là dùng 7 chữ : Thiên-Tử-
Công-Hầu-Bá-Tử-Nam để làm chữ đệm tên. Bắt đầu từ Mạc Thiên Tích lót chữ Thiên, rồi kế
tiếp con Mạc Thiên Tích lót chữ Tử như Mạc Tử Hoàng, Mạc Tử Dung. Con Tử Hoàng lót chữ
Công như Mạc Công Tài, Mạc Công Du. Con Công Du lót chữ Hầu như Mạc Hầu Hy, Mạc Hầu
Diệu. Con Hầu Hy lót chữ Ba như Mạc Bá Bình, Mạc Bá Thành. Con Bá Thành lót chữ Tử là
Mạc Tử Khâm. Mạc Tử Khâm không có con trai đến đây tuyệt tự. Bảy chữ lót Thiên-Tử-Công-
Hầu-Bá-Tử-Nam trong sử gọi là “Thất diệp phiên hàn”. Bảy lá-thất diệp ứng về tông chi (một
cội) họ Mạc. Từ Mạc Cửu truyền đến Mạc Tử Khâm vừa đúng 7 đời thì chấm dứt. Trong đền thờ
có 12 đạo sắc truy phong của vua minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Trong chánh điện bàn thờ giữa
thờ linh vị của Võ Nghị Công Mạc Cửu, quốc lão Mạc Thiên Tích và chính lý Hầu Mạc Tử
Sanh. Bàn thờ bên hữu thờ linh vị các quan thượng đẳng thần. Bàn thờ bên tỷa có bài vị Thái
Thái phu nhân( mẹ của Mạc Cữu), phu nhân Nguyễn Thị Thu (vợ của Mạc Thiên Tích) và tiểu
thư Mạc Mi Cô (tục gọi là cô năm)
Hai gian phải trái có bài vị thờ các quan học sĩ và các thuộc tướng trấn Hà Tiên. Trên vách mỗi
gian có bia bằng đá đen khắc tên nhửng quân sĩ tử trận.
Tình – Thơ
Giữa Mạc Thiên Tích và cô gái giả trai Xứ Quảng
Vào đêm nguyên tiêu năm Bính Thìn (1736) Mạc Thiên Tích mở Tao Đàn Chiêu Anh Các, có 36
thi nhân tham gia, gọi là tam thập lục anh kiệt.
Giữa dạ hoa đăng, một chàng thư sinh nho nhả cất tiếng ngâm 8 câu thơ, sau thi sĩ Đông Hồ dịch
nôm :
Đêm xuân hội mở tuần trăng mới
Đốt hỏa đèn dưa sáng quả trăng
Áo gấm thanh vân tô điểm tích
Lòng son đơn quế dải cung Hằng
Đây Chiêu Anh Các lời châu ngọc
Kìa quảng Hằng Cung rạng tuyết băng
Non nước thần tiên mừng có chủ
Cỏ nhàn mừng tỏ mặt hoa dăng.

Nghe bài thơ ngâm với giọng trữ tình, Mạc thiên Tích rất ngạc nhiên. Chàng thư sinh có mặt da
hoa phấn. Trong lúc cao hứng, Mạc Thiên Tích ứng khẩu với lời lẽ như trêu ghẹo.
Bên kia sen nở nhiều hoa
Người khen hoa đẹp nỏn nà hơn em.
Trên bờ em đứng em xem
Mọi người sao bỗng không thèm nhìn hoa.
Chàng thư sinh không chút ngại ngùng trả lời Mạc Thiên Tích.
Mặt ao sen nở khắp
Trông hoa lẫn bóng người
Trên bờ ai đứng ngắm
Sao chẳng thấy hoa tươi ?
Hai người kết bạn ngâm vịnh tâm đắc.
Sau Mạc Thiên Tích mới rõ chàng thư sinh ấy là gái giả trai, tên là Nguyễn Thị Xuân, gốc Quảng
Nam, theo cha vượt biển vào Hà Tiên buôn bán. Vì đường biển lúc bấy giờ thường có cướp,
Nguyễn Thị Xuân sợ bị hại nên giả trai.
Mạc Thiên Tích cưới nàng Xuân làm vợ lẽ. Vợ chánh của Mạc Thiên Tích là phu nhân Nguyễn
Thị Thủ ghen. Nhân lúc Mạc Thiên Tích bận việc quân, phu nhân bắt nàng Xuân bỏ vào lu nhốt.
Vào lúc ngộp thở suýt chết, nàng Xuân may mắn được chồng về kịp, cứu thoát. Nàng xin đi tu,
Mạc Thiên Tích cấ am tự cho nàng trên núi để tĩnh tâm sống hết quãng đời còn lại.
Về sau, một văn nhân nào đó không rõ tên tuổi đã ghi lại một bài thơ dưới ngôi am tự.
Ngó lên am tự Phù Cừ
Thương cho người ngọc giã từ lầu son
Về đây nương chốn Thiền môn
Tay lần chuỗi hạt cho mòn ngày xanh
Duyên xưa chẳng bận chi tình
Bụi kia chi để vương cành hoa sen
Nước trong không rửa đánh phèn
Cửa thiền thanh tịnh não phiền sạch không.
Trước khi mất, bà Nguyễn Thị Xuân đã làm một bài thơ để lại.
Xuất xứ trần nê cảnh giới tiền
Ưng đương thanh bạch đi viêm thiên
Xuân thu nùng đạm quần phương phố
Cao khiết hà như dạ chiểu liên.
Dịch nôm :
Vương khỏi bùn nhơ thoát vươn lên
Phỉ lòng trong trắng giữa thiên nhiên
Xuân thu đậm nhạt bao hồng tía
Đừng sách Thanh cao với đoá sen
Chùa Phù Dung
Là một ngôi chùa nhỏ nằm dưới chân núi Bình San – Diệp Thuý thuộc địa phận xã Mỹ Đức,
huyện Hà Châu, thị xã Hà Tiên. Chùa này do Mạc Thiên Tích dựng năm Thiệu Trị Thứ 6.
Tục truyền, đây là một ngôi chùa do Mạc Thiên Tích xây cho bà thứ cơ của ông ta. Khi bà mết,
mộ bà được chôn bên cạnh chùa. Ngôi mộ cổ này được người đời sau gọi là mộ Bà Dì Tự, Ao
sen cũng như ngôi mộ gọi là ao Bà Dì Tự. ” Dì Tự ” là cách gọi tắt cụm “Bà Dì ở am tự“.
Ngôi chùa này tương truyền gắn bó cùng với một truyện tình buồn giữa nàng Phù Cừ tên thật là

Nguyễn Thị Xuân và Mạc Thiên Tích con trai Mạc Cửu đang làm tổng trấn Hà Tiên lúc bấy giờ.
Truyện kể rằng :
Dì Tự vốn là cô gái có tên là Phù Cư, con của một túc nho tên là Nguyễn Nghi. Lớn lên trong
thời Nam Bắc phân tranh, Nguyễn Nghi muốn lánh xa chỗ phân giới, nơi quân Trịnh – Nguyễn
thường giao chiến, nên đi lần vào nam. Nguyễn Nghị cư trú ở Gia Định. Năm 1730, giặc Sa Tốt
Ai Lao và giặc Chân Lạp liên minh tấn công Gia Định, vợ ông bị chết trên đường chạy loạn. Vốn
trước đó, Nguyễn Nghi có nghe đồn đại nhiều về trấn Hà Tiên, về cảnh trí thiên nhiên cũng như
hào kiệt và anh tài của vùng đất này, do đó, nguyễn nghi quyết dẫn con tìm đến trấn lỵ Phương
Thành của trấn Hà Tiên.
Ở Phương Thành một thời gian, Nguyễn Nghi được Mạc Cửu, Tổng binh rấn Hà Tiên, kết nạp
vào hàng nhân sĩ. Và chẳng bao lâu sau, tài văn chương của Nguyễn Nghi được Mạc Thiên Tích,
con trai của Mạc Cửu thán phục.
Năm 1735 quốc công Mạc Cửu qua đời triều đình sắc phong cho Mạc Tứ chức Tổng Binh Khâm
Sai Đại Đô Đốc Hà Tiên Trấn đồng thời còn cho con cháu dòng họ Mạc được thừa hưởng 7 đời
tập ấm gọi là Thất Diệp Phiên Hán tức là lấy chữ Thiên Tứ Công Hầu Bá Tử Nam làm chữ lót và
lấy năm chữ trong bộ ngũ hành sinh hoá là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả Thổ ghép vào chữ tên cuối
cùng được ghép dùng bộ ấn ghép vào chữ họ – tức là đổi tên để phân biệt với những dòng họ
Mạc đương thời nhưng không có công đức gì trong việc khai trấn, vì thế Mạc Tứ Mới đổi tên
thành Mạc Thiên Tích và tiếp tục sự nghệp của cha phát triển đất Hà Tiên. Mạc Thiên Tích kế
nghiệp cha đẩy mạnh việc khẩn hoang, phát triển kinh tế và mậu dịch khiến Hà Tiên trở thành
một đô hội sầm uất. Đặc biệt Mạc Thiên Tích lưu tâm đến việc tu bổ văn nghiệp. Ông chiêu tập
các văn nho khắp nơi lập một hội tao đàn lấy tên là Chiêu Anh Các để làm nơi tụ hội của các tao
nhân mặc khách đàn luận văn võ, trong nội điện là văn miếu thờ thánh khổng Phu Tử và làm nhà
nghĩa học thu nạp các đệ tử ưu tú, giúp đỡ các thiếu niên hiếu học không còn điều kiện theo đuổi
việc học.
Nguyễn Nghi là một trong các vị học sĩ được chọn giảng sách ở nhà nghĩa học. Vì học vấn uyên
thâm và phẩm cách cao nhã nên ông được các môn sinh trọng vọng, đồng bối quí mến và được
Mạc Thiên Tích mời dự vào việc tham mưu tư lệnh.
Nói về Phù Cừ, khi dời Gia Định theo cha chạy loạn, nàng phải cải trang thành một chàng trai đề
tránh mọi bất trắc dọc đường và khi về Hà Tiên, để tiện việc giao du với các môn đệ của cha,
theo đòi việc nghiên bút, Phù Cừ ăn mặc theo lối thư sinh. Vốn tư chất thông minh, Phù Cừ là
một trong những học trò xuất sắc của nhà nghĩa học. Do đó trong đêm hội nguyên tiêu, Phù Cừ
đã được Mạc Thiên Tích chú ý và những văn nhân khác đều hết lời khen ngợi. Nguyễn Nghi hầu
như gởi gắm tất cả tình thương và kỳ vọng vảo đứa con gái duy nhất này. Ông định đôi năm nữa
sẽ từ quan và đưa Phù Cừ về quê ngoại ở Gia Định để ở với bà ngoại và dì của Phù Cừ. Lúc đó
Phù Cừ sẽ cởi bỏ lốt nam trang để sống cuộc sống bình thường như bao thiếu nữ khác. Nhưng dự
định chưa thực hiện được thì Mạc Thiên Tích lệnh cho ông đem “gã thư sinh ” Phù Cừ vào hầu
nghiên bút ở trong dinh của Mạc Thiên Tích. Nguyễn Nghi gặp cảnh tiến thoái lưỡng nan khó xử
này lo lắng không yên. Cuối cùng, Nguyễn Nghi đành nhờ hai bạn đồng bối thân thiết của ông
vào dinh tâu trình việc Phù Cừ giả trai với Mạc Thiên Tích. Mạc Thiên Tích chẳng những không
quở phạt gì mà trái lại còn ngỏ ý nạp Phù Cừ làm thứ cơ trong phủ.
Sau tiết đoan dương năm Đinh tỵ (1737) Phù Cừ được tiến vào phủ. Giờ đây, Phù Cừ là thứ cơ
của Mạc Thiên Tích. Nàng sống thanh nhàn ở một lầu Điệp Thúy, dựng trong khu đất biệt lập, có
hồ nước trong veo, trồng loại sen trắng tuyệt đẹp. Đặc biệt càng ngày Phù Cừ càng được Mạc
Thiên Tích sủng ái và điều này khiến Hiếu Túc Nguyễn phu nhân, vợ chính của Mạc Thiên Tích
ghen ghét.

Hiếu Túc Nguyễn phu nhân là một phụ nữ có chí khí hơn người. Bà đã từng huy động giới phụ
nữ viện quân lương hỗ trợ cho binh lính trong trận chiến thắng chống lại quân Chân Lạp tấn công
Phương Thành năm 1739. chính công lao này bà được chúa Nguyễn ban trí vật phẩm và phong
tước Hiếu Túc nhất phẩm phu nhân. Ở trấn Hà Tiên này, bà là người có uy quyền thứ hai sau
Mạc Thiên Tích.
Hôm nọ, nhân lúc Mạc Thiên Tích đang chỉ huy cuộc tập trận ở diễn võ trường tại núi Ngũ Hổ,
Nguyễn phu nhân lập kế bắt Phù Cừ nhốt dưới chậu lớn, thường đặt giữa sân lộ thiên để hứng
nước mưa dùng riêng cho việc pha trà, hải sâm, chưng yến và sắc thuốc.
Cuộc tập trận hôm đó ở bãi sớm hơn dự định vì bỗng nhiên trời đổ mưa dữ dội. Mạc Thiên Tích
đội mưa phi ngựa về dinh. Giao cương ngựa cho thị vệ, Mạc Thiên Tích rảo bước vào trong. Ông
thấy đám gia nhân đang lo hứng nước mưa, song ông chợt nhận ra chiếc chậu lớn nằm úp giữa
sân chưa được lật lên để hứng nước. Mạc Thiên Tích ra lệnh cho gia nhân lật chiếc bồn ấy để
hứng nước. Đám gia nhân có vẻ chần chờ, rồi hè nhau lật chậu lên. Phù Cừ nằm trong chiếc chậu
úp đã ngạt thở, tay chân co quắp, đầu tóc rũ rượi. Mạc Thiên Tích hiểu ngay mọi chuyện, liền ra
lệnh cho đám thị nữ vực Phù Cừ vào nhà và truyền gọi thầy thuốc đến cứu chữa ngay.
Sau lần gặp nạn đó Phù Cừ xin Mạc Thiên Tích xây dựng cho mình một ngôi am tự để nương
thâm sớm hôm kinh mõ và nàng cũng xin Mạc Thiên Tích tha tội cho vợ cả – Hiếu Túc phu
nhân. Thấy ái cơ của mình ý đã định, lòng đã quyết như vậy, Mạc Thiên Tích cho lập một ngôi
am tự cho Phù Cừ, cho khắc biển ngoài cổng là Phù Cừ am tự. Mạc Thiên Tích cho đào một ao
nhỏ để trồng loại sen trắng, bứng từ ao trong dinh đem sang. Chùa Phù Cừ có từ đó. Về sau
người đời không hiểu nghĩa của Phù Cừ xa lạ nên đổi Phù Cừ thành Phù Dung cho hợp với thế
thường.
Xưa kia Ngôi Am Tự này hết sức trang nghiêm và vô cùng kiên cố, cổng thành, đá cáng xây nền,
đá dựng làm cột… rất công phu. Ngôi Am Tự này được đề hiệu là: “Phù Cừ Am Tự” phía sau
Am Điện có xây thêm một toà điện đề Ngọc Hoàng Bửu Điện. Và đây cũng chính là nơi bà
Nguyễn Thị Xuân thường ra đây thắp nhang và tịnh tâm, thỉnh thoảng người ta thấy Mạc Thiên
Tích thường một người một ngựa đứng lặng im ngang sườn đồi bát giác dõi mắt trông sang toà
Ngọc Hoàng mong bắt gặp lại bóng hình người yêu cho đỡ thương đỡ nhớ.
Chùa Phù Dung ngày nay được xây lại hoàn toàn. Chánh điện có nhiều tượng phật được bày trí
trang nghiêm. Đặc biệt có tướng phật thích Ca bằng đồng đưa từ Trung Quốc về thờ. Ở giữa
chánh điện là tượng phật Thích Ca, 2 bên là hai đệ tử là A Nan Ca Diếp. Ở đây có 4 bức phù điêu
lớn (mỗi tấm cao 1.3m ngang 2.3m) minh hoạ 4 cảnh Thích Ca đản sanh, Thích Ca xuất gia,
Thích Ca thuyết pháp, và Thích Ca nhập niết bàn, trong cuc đời đức phật Thích Ca. Sau chùa cất
thêm điện Ngọc Hoàng.
Trong điện Ngọc Hoàng đặc biệt có 3 pho tượng: Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu được nghệ
nhân xưa tạo hình rất sắc sảo và sau khi dùng thuốc để xử lý các thanh tre hầu chống lại các loại
côn trùng gặm nhấm đem kết lại thành sườn rồi dùng hồ bột và giấy thơm tô đắp phần hình
tượng, sau đó se những sợi chỉ bằng bột thật tinh xảo để tạo nét hoa văn rồng bướm trên long bào
mao diện cuối cùng mới sơn son thiếp vàng lên để tăng thêm phần rực rỡ.
Ngày nay mặc dù Phù Cừ Am tự tức chùa Phù Dung ngày nay không còn vẻ nguy nga như tòa
điện cách đây hơn 250 năm nữa nhưng vẫn còn chút gì đó phảng phất vấn vương của người xưa
……
(ST)