Khái Quát về Nha Trang xưa:

Quận Ninh Hòa nằm trong tỉnh Khánh Hòa, có tỉnh lỵ
đặt tại thị xã Nha Trang. Tổng số diện tích quận Ninh Hòa khoảng chừng 1.196
cây số vuông (km2); phía Bắc giáp Vạn Giã (thuộc quận Vạn Ninh), phía Nam giáp
Nha Trang, phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc, và phía Đông giáp biển Đông Hải. Dãy
Trường Sơn có núi non hiểm trở ở về phía Tây quận Ninh Hòa, còn phía Đông có
quốc lộ số 1 chạy dọc bờ biển.
Từ quận Ninh Hòa ra Vạn Giã đường bộ độ 27 cây số (ra Huế 594 cây số),
vô Nha Trang độ 32 cây số (vô Sài Gòn 475 cây số), lên Buôn Mê Thuột độ 162 cây
số. Ðường sắt song song với quốc lộ số 1 là hai trục lộ giao thông chính nối
liền Nam-Bắc xuyên qua Sài Gòn, Nha Trang, Ninh Hòa, Huế … Còn quốc lộ số 21
(nay đổi là 26) bắt đầu từ ngã ba Ninh Hòa (có cái bùng binh tại đây xây trước
năm 1975) gần sân vận động cũ, cũng không kém phần quan trọng nối liền Ninh Hòa
với các tỉnh cao nguyên đất đỏ xuyên qua Dục Mỹ, Khánh Dương và Buôn Mê Thuột.
Dân số Ninh Hòa ước lượng khoảng trên 200 ngàn người với mật độ trung
bình gần 200 người trên mỗi cây số vuông. Dân cư Ninh Hòa đa số làm nghề nông ở
các miền đồng bằng, làm nghề đánh cá ở ven biển; riêng nghề làm gạch gói ở Ninh
Xuân (Giếng Bọng) và làm muối thì ở Hòn Khói.
Trước năm
1975, một số tiểu công nghệ đặc thù “cha truyền con nối” như làm nghề
bánh tráng, bún, bánh nậm, bánh ít, bánh xèo, bánh căn, bánh dây, bánh hỏi,
chả, nem, thợ rèn, làm vôi v.v.. hầu hết tập trung ở Xóm Rượu. Đặc biệt, chả và
nem ở đây rất nổi tiếng cả nước không đâu bằng. Một thiểu số sống ở những triền
núi như Phong Thạnh, Phú Hữu, hòn Hèo, hòn Sầm v.v… làm nghề trồng trọt và đốn
cây bán làm củi. Một số ít người Thượng sắc tộc Rhadé (quen gọi là Đê) từ vùng
cao nguyên xuống chợ sinh hoạt hàng ngày trong việc đổi chác thịt thú rừng, vải
vóc, hoa quả như đậu xanh, dưa hấu, bí đỏ…
Người Hoa tập trung sinh sống dọc hai bên đường Trần Quý Cáp từ đường
lên ga cho đến cầu Dinh, nhưng nhiều nhất phải kể khu vực quanh chợ Dinh (xem
bài viết của Dương Tấn Long “Sông Dinh Qua Thi Ca – Phần 8”). Hầu
hết, họ sống bằng nghề thương mại và đã cùng một thiểu số người Việt làm chủ
những tiệm buôn đồ sộ làm tăng thêm phần sầm uất cho phố chợ Ninh Hòa, chẳng
hạn như:
Tiệm tạp hóa: Nam Thuận Lợi, Ba Ta, Tân Sanh, Phú
Càn Ích, Lý Du Hòa, A A, Hương Giang, Hưng Ký, Thuận Lợi…
Tiệm thuốc Bắc: Lợi Phát, Gia Phát, Hàng Vạn Tường,
Nguyên Phát, Khâu Thiên Bồi, Phổ Tế Ðường, Ninh Hòa, Vĩnh An Hòa, Phước Vũ, Hàn
Phương Viên..
Tiệm thuốc Tây: Bình Minh, Ninh Hòa, Ngọc Việt, Tấn
Đắc…
Tiệm xây
dựng kiến thiết: Cẩm Sanh, Liên Thành, La Lợi…
Tiệm phụ
tùng xe: Ðông Thành, Tiến Mỹ, Hòa Lợi…
Tiệm
sách: Trung Thành, Vừng Ðông, Khai Trí, Văn Hóa, Khai Ðức…
Tiệm vải:
Ðồng Thái, Ðỗ Trân Ký, Ích Thành, Hiệp Thành, …
Tiệm chụp
hình: Ánh Hưng, Vừng Ðông, Mỹ Quang, …
Tiệm bánh
kẹo: Lợi Hanh, Dân Dân, ….
Tiệm
vàng: Hoa Phát, Kim Thành, Liên Kim…
Tiệm may:
Trường Ðôn, Thời Trang, Mỹ Trang …
Tiệm
giày: Trúc Thọ, …
Tiệm bán
và sửa đồng hồ: Kim Quang,…
Tiệm
nhang: Vạn Lợi, …
Tiệm nem:
Thái Thị Trực, …
Tiệm hủ
tiếu, mì, bánh bao: Ðại A, Tự Nhiên (ông Tù)
Tiệm bán
guốc: cô Hường (trong lòng chợ), chị Diệp…
Tiệm gạo:
Châu Nam Hòa, bà Tám …
Ðại lý
thuốc lá: Cẩm Hưng, …
Một số tiệm đáng được ghi nhận nằm trước sân vận động cũ , phục vụ các
phương tiện chuyển vận và giải khát như:
Tiệm hàn, điện, sửa xe vá các loại lốp xe hơi: Hòa Hưng, Nguyễn Ánh,
Nguyễn Quang, Ðức Lượng,…
Tiệm kem: Thiên Hương,…
Ninh Hòa có tất cả 3 đèo:
Đèo Cạnh (hay đèo núi Đeo) tại cây số 10 (Ninh Xuân) trên Quốc lộ 21 Đèo
Rọ Tượng nằm ở phía nam và đèo Bánh Ít ở phía bắc,
và một
con sông, sông Dinh. Sông Dinh rộng lớn và dài khoảng 10 cây số, do 3 sông con
bên dưới đây xuôi về gặp nhau tại cuối làng Ðiềm Tịnh, có địa danh là:
“Họng Ngã Ba”.
(1)
Sông Lốt bắt nguồn từ Ðá Bàn.
Thượng nguồn có lòng hồ Ðá Bàn rộng mênh mông, nước trong vắt, chảy xuống các
xã Ninh Phụng, Ninh Ðông.
(2)
Sông Ðục (còn gọi là sông Ðá) hẹp
hơn có nước đục quanh năm, chảy qua các xã Ninh Thượng, Ninh Thân, Ninh Phụng.
(3)
Sông Cái chảy qua các xã Ninh
Sim, Dục Mỹ, Ninh Xuân, Ninh Bình, Bình Thành xuyên dưới cầu Bến Gành ở cây số
2 (quốc lộ số 21). Thượng nguồn có lòng hồ Suối Trầu, rộng mênh mông. Về mùa
mưa, nước sông Cái thường đỏ ngầu.
Từ “Họng Ngã Ba”, sông Dinh tiếp tục chảy qua cầu Sắt ở Vĩnh
Phú, và cầu Dinh (trên có quốc lộ số 1 cũ) rồi chảy thẳng đến Tiên Du ra cửa
biển Hà Liên, có làng Lệ Cam và Tân Tế quanh chân Hòn Hèo.
Dân Ninh Hòa hồi ấy, hầu hết ai cũng biết rõ những nơi rất quen thuộc
dọc dài theo sông Dinh như bến ông Đùm, bến bà Lép, lỗ lỡ gần nhà Thờ, đập Chợ
Nhỏ thuộc xã Ninh Giang, đập Bờ Trang thuộc xã Ninh Phú v.v…
Vì nước lơ lớ mặn mà dân bản xứ thường gọi là nước “xả hai, sà
hai” gần cửa biển, nên tại đây sông Dinh có đầy dẫy các loài cá như cá đỏ
mang, cá trèn, cá trạch, cá hồng,.. nhưng đáng kể hơn hết là chình, một đặc sản
“độc nhất vô nhị” của Ninh Hòa. Một chi nhánh rẽ ra từ sông Dinh phía trên
đầu chợ chảy qua xóm lò heo, cầu Gỗ rồi cầu Trạm tạo ra nhiều mương, ao và bầu
có rất nhiều lươn, cá rô, cá sặc, cá lòng tong, cá trê, cá trầu (lóc) và đặc
biệt giúp ích cho nghề nông tát nước vào ruộng lúa.
Biển Hòn Khói và Hà Liên có nhiều loại cá ngon như cá thu, cá bò, cá cờ,
cá lạc, cá cơm, cá lá, cá đối, cá măng, cá bóng mú, cá đuối, cá ngân, cá bạc
má, cá chù, cá liệt, cá nhồng, cá trích, cá nục….và nhiều hải sản đặc biệt
khác như tôm hùm, tôm tích, tôm thẻ, hải sâm, sò huyết, ốc gạo, ốc xúc, rau
câu, v..v…
Trước năm
1975, Ninh Hòa có tất cả 3 trường trung học nổi tiếng: Trung học Công lập Trần
Bình Trọng, Trung học Bán công Ninh Hòa và Trung học Công giáo Đức Linh. Ngoài
ra cũng có một số trường trung học khác nhưng ít được giới học trò nhắc nhở tới
chẵng hạn như Trung học Đức Quang gần kho thuốc lá, Trung học Bồ Đề trong khuôn
viên chùa Phật Học và trường Tàu. Các trường tiểu học ở Ninh Hòa đào tạo những
học sinh xuất sắc trong thời gian ấy phải kể đến trường Tiểu học Tư thục Đức
Trí ở dốc Quán Xóm Rượu, trường Tiểu học Công lập Ninh Hòa (hay gọi Pháp Việt)
đối diện bến xe Ninh Hòa (còn gọi bến xe ngoài), trường Tiểu học Công lập Mỹ
Hiệp tọa lạc ở Xóm Mới v.v…
Dân Ninh Hòa đa số theo đạo Phật và đạo thờ cúng ông bà, một số khác
theo đạo Thiên Chúa và Tin Lành và một số nhỏ theo đạo Cao Đài.
Đình Mỹ Hiệp ở Thị trấn Ninh Hòa, tiêu biểu kiến trúc truyền thống cổ
với nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc mỹ thuật, lớn và linh thiêng tọa lạc sát
Quốc lộ 1 gần kho thuốc lá (quen gọi là Bataillon – deuxième bureau từ thời
Pháp). Có rất nhiều chùa như chùa Cát (còn gọi là Trường Thọ) ở gần Gò Muồng,
chùa Bửu Long trên cổng xe lửa ở Bình Thành, chùa Minh Hương ở cầu Gỗ; miễu như
miễu ấp trong (miễu ấp Đông Thành) gần gò Lăng, miễu ấp ngoài (miễu ấp Bắc
Hiệp), miễu Tây Tụ ở cầu Gỗ v.v… Riêng người Hoa có hai chùa chánh: chùa Hải
Nam (chùa Tàu ở Vĩnh Phú) và chùa Hội Quán (chùa Quảng Ðông) ở thành Chùa sát đường
Nguyễn Trường Tộ, ngõ lên chợ từ Gò Muồng, Xóm Rượu và chùa Tiều sát bên cầu
Dinh.
Chùa lớn nhất là chùa Phật Học ở Vĩnh Phú, nhà thờ công giáo cổ nhất
được người Pháp xây cất và tọa lạc một nơi vắng vẻ ở gò Muồng, còn nhà thờ hiện
đại xây trên đường Nguyễn Huệ đối diện trường Trung học Bán công Ninh Hòa, và
sau cùng là nhà thờ đạo Tin Lành nằm trước mặt kho thuốc lá. Riêng nhà thờ đạo
Cao Ðài tọa lạc tại Dục Mỹ, cách Ninh Hòa khoảng 14 cây số.
Thắng cảnh đẹp nhất Ninh Hòa trong đó phải nói đến bãi tắm Dốc Lết, động
cát Bá Hà, lâu đài tình ái Hòn Khói, suối Ba Hồ, hồ chứa nước Ðá Bàn, Trường
Bơi, suối nước nóng Dục Mỹ, v.v…Có rừng núi xung quanh suối tạo nên phong cảnh
hùng vĩ và thơ mộng. Nổi tiếng nhất là núi Hòn Vọng Phu cao 2051m nằm về hướng Tây
Bắc và tháp Bửu Dương có 7 tầng tọa lạc tại thôn Ðiềm Tịnh, xã Ninh Phụng. Lăng
Bà Vú là một di tích lịch sử do vua Gia Long xây, để nhớ ơn công nuôi của bà
khi nhà vua tìm đường ẩn náu tại địa phận Ninh Hòa.
Vì cận biển nên độ ẩm tương đối cao, thường nóng nực và hạn hán về mùa
hè, và vì lụt lội luôn xảy ra vào tháng 10 đến tháng 11 nên rét mướt kéo về
những ngày cuối năm.
Sau Tết, các loại cây ăn trái như đào, mận, lựu, thanh long, xoài …, các
loại hột như hột đác, hột xay, hột đười ươi vô số được bày bán ở chợ. Có nem
lùi, nem nướng, nem chua của Thái Thị Trực và chả ram của bà Lột ngon tuyệt
vời, đặc biệt có bánh xèo bà Chói, bà Lượng, bánh căn bà Ðức, mắm ruột cá bò
kho với mỡ ăn với bánh ướt, trái quít dẻo hòn Sầm nấu xôi, bông nghễ hái tận
hòn Hèo chấm mắm ốc suốt (xúc) Hà Liên là những đặc sản trứ danh của riêng Ninh
Hòa mà đã ăn rồi thì không khi nào quên được!

THÀNH PHỐ NHA TRANG

 

Nằm gọn trong lòng 1 thung lũng trước núi và ven biển. Thành phố có diện
tích 238 km2, dân số khoảng 263.000 người ( 4 – 1989 ), với 19 hòn đảo lớn nhỏ
nằm xa gần, trong đó có đảo Hòn Tre diện tích 36 km2 đứng sừng sững – một yếu
tố góp phần tạo điều kiện khí hậu tuyệt vời cho Nha Trang.
Nha Trang có điển tích lạ và hay, người xưa gọi là
“ Tứ thủy triều quy, tứ thú tụ. Đó là 4 quả núi hội tụ lại đã giữ gìn sinh khí
cảnh sắc tạo nên một vùng khí hậu tuyệt vời cho thành phố. Bốn quả núi đó là
núi Cảnh Long còn có tên là: “ Thanh Long Hý Thủy ” ( Rồng xanh giỡn nước ),
Hòn Sanh Trung ở HàRa ( “ Bạch Tượng quyện hồ ”, voi trắng cuốn hồ . Núi con
dơi hay còn gọi là hòn Trại Thủy; hòn Một ( núi Con Rùa hay hòn Hòa Sơn ).
Nước biển Nha Trang quanh năm trong xanh và đáy
biển Nha Trang là nơi hội tụ những tập đoàn san hô nhiều màu sắc và tạo điều
kiện cho việc sinh sôi nẩy nở hàng ngàn loại thực vật và động vật biển một
nguồn hải sản vô tận cho Nha Trang.
Theo các nhà địa lý xưa, đất Nha
Trang là một đại cuộc “Tứ thủy triều quy tứ thú tụ”:
“Tứ thủy triều quy” làØ bốn mặt có nước bao bọc.
Hai phía Nam và Bắc của con sông Nha Trang, phía chảy vào cửa Bé, phía chảy
xuống cửa Lớn, ôm choàng lấy cuộc đất, mà phía Đông là biển khơi.
TỨ THÚ TỤ là mượn bốn hòn núi
tượng hình bốn con thú tụ hợp lại để giữ gìn anh khí.

Núi Cảnh Long ở Chụt là Con Rồng.
Vì núi chạy dài từ Cửa Bé ra Cầu Đá dọc theo mé biển và đến Cầu Đá núi lại chạy
thẳng ra biển, nên gọi là “ Thanh long hý thủy” nghĩa là
Rồng xanh giỡn nước.
  Hòn Sanh Trung ở Hà Ra là Con Voi. Vì núi đứng cạnh đầm Xương Huân, nên
gọi là “Bạch tượng quyện hồ” nghĩa là voi trắng cuốn hồ.
  Hòn Trại Thủy là Con Giơi. Vì trước núi tại “đầu giơi” có một bàu nước
hình tròn như nguyệt nên gọi là “Ngọc Bức hàm hoàn” nghĩa là Giơi Ngọc ngậm
vòng.
  Hòn Hoa Sơn, tục gọi là Núi Một, ở Nha Trang Tây là Con Rùa. Vì trên núi
có ngọn cổ tháp, nên gọi là “Kim quy đới tháp” nghĩa là Rùa Vàng đội tháp.
Cuộc đất phát đại phú đại quý.
Nhưng rồi phía Nam sông Nha Trang bị lấp, cổ con
thanh long và con kim quy bị cắt, long mạch bị tổn thương.
Long mạch mới bị tổn thương chứ
chưa dứt hẳn, nên nhân dân sở tại dù không phát đại phú đại quý, nhưng vẫn sung
túc phong lưu, và trải bao phen khói lửa dậy nơi nơi, Nha Trang vẫn được yên ổn
hơn đâu hết.
Vùng “cát trắng, dương xanh” này 7km bờ biển toàn bãi tắm đẹp. Dải cát
trắng phau uốn cong như vành nón, nghiêng nghiêng bên làn nước xanh thẫm dạt
dào tiếng sóng. Trời Nha Trang hầu như xanh ngắt quanh năm, không khác gì bầu
trời Địa Trung Hải. Vì thế, từ lâu, Nha Trang được ví như một Địa Trung Hải của
Việt Nam – thành phố của nắng và gió. Quanh năm suốt tháng, bờ biển Nha Trang
tràn ngập ánh nắng, nhiệt độ trung bình trên 23oC nhưng nhờ có gió Nam nên lúc
nào trời cũng mát mẻ. Nhờ có dãy Trường Sơn và đèo Cả chắn ngang về phía Bắc,
Nha Trang không bị bão tố đe dọa như các vùng du lịch khác. Lên đèo Cả, có thể
nhìn ngắm được Vũng Rô, mũi Kê Gà, lên đèo Cổ Mả ngắm Vũng Hòn Đỏ và Vũng Trấn
Nam. Chếch về hướng Đông – Nha Trang có một cụm đảo nằm liền nhau, lớn
nhất là Hòn Tre, rộng gần 25km2. Từ đây, nhìn thẳng ra khơi còn một số
đảo nhỏ nữa, chính những đảo này với ưu thế biển kính, sạch làm thành những bãi
tắm yên tĩnh, đẹp tuyệt vời tạo nên huyền thoại về biển Nha Trang. Nha Trang có
biển, có đảo, có núi, có đồng bằng, hợp thành một địa hình rất đẹp mắt và thuận
lợi cho du lịch.
Thành phố biển Nha Trang có những
đặc điểm nổi bật sau:
Bờ biển với một loạt bãi tắm dài và lài, sạch đẹp nằm cạnh thành phố, ở
về phía cực đông của đất nước. Vì thế, thành phố Nha Trang là thành phố biển ở
miền cửa Đông của Việt Nam.
Bãi biển Nha Trang thuộc loại sâu nhất nước ta.
ĐáyØ biển gồ ghề, nơi ngàn năm tích tụ các tầng lớp san hô với nhiều cảnh sắc
tuyệt vời, được mệnh danh là chốn thủy cung huyền bí, lộng lẫy. Một số đảo có
đủ điều kiện tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, thư giãn, ăn uống, che chắn tạo
thành một vùng cảnh quan ngoạn mục, quyến rũ trữ tình, mặt nước êm đềm giống
như một vùng hồ rộng, thích hợp với các hoạt động thanh niên, thể thao, đặc thù
là bơi lặn thám hiểm đáy nước và săn bắn. Hải sản ở đây có nhiều loài ngon, lạ
miệng.
Thành phố Nha Trang là thủ phủ của tỉnh Khánh Hoà,
được hình thành vớiØ dáng vẻ đầm thắm, trữ tịnh. Nhiều con đường tuy nhỏ hẹp,
vẫn còn râm mát cây xanh cổ thụ yên ả, giúp cho du khách dịu thần kinh, thư
giản tốt và có cảm tưởng được yên bình thoải mái. Khu thương mại sầm uất nhưng
không quá ồn ào, thương nhân lịch sự, khả ái. Toàn cảnh thành phố khởi sắc với
những cơ sở tôn giáo lâu đời, những di tích văn hóa lịch sử gợi tò mò cho du
khách, kèm theo những truyện tích hấp dẫn, thú vị của một địa phương vốn dung
hợp hai nền văn hóa – tín ngưỡng Việt – Chăm từ khoảng 400 năm qua.
Do những điều kiện thuận lợiØ về khí hậu, giao
thông, Nha Trang có bề dày về ngành du lịch từ lâu và ngày càng phát triển.
Những tiện nghi hiện đại được trang bị cung ứng những nhu cầu cao cấp cho du
khách phương xa.
Vùng biển Nha Trang nằm ở chặng giữaØ của dải bờ biển dài 200km thuộc
tỉnh Khánh Hoà. Khí hậu thích hợp cho nghỉ dưỡng, du ngoạn vừa chịu chi phối
của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùa mang tính chất của khí hậu đại dương nên
tương đối ôn hoà.
Thành phố biển NhaØ Trang ở vào vị trí thuận lợi về
mặt giao thông, trên tuyến đường dài xuyên Việt và lên núi rừng cao nguyên phía
Tây.
Thành phố biển này trải qua bao thời kỳ biến chuyển, đã sớm phát triển
dù nhiều lúc bị khói lửa chiến tranh tàn phá. Vào thời Pháp, một số cơ sở
nghiên cứu khoa học được thành lập do nơi này có nhiều điều kiện thuận lợi như
viện nghiên cứu Hải dương học, chi nhánh viện Pasteur. Một số cơ sở tôn giáo
được xây cất do nhiều điều kiện cảnh quan môi trường thanh tịnh, trong lành, đi
đầu và sớm nhất là các chùa, am Phật giáo trong các sơn động, hay trên đồi núi
cao, nay đã thành cổ tự.
Ngày nay, Nha Trang đã là một thành phố du lịch, nhưng định hướng phát
triển ngành này đã có từ lâu. Vì thế nên trong dân gian địa phương có câu hát:
Nhắn ai viếng cảnh Nha Trang
Muốn tìm dấu cũ thì sang Tháp Bà
Muốn trông trời biển bao la
Con thuyền nho nhỏ bơi ra Hòn
Chồng
Muốn xem cá lạ biển Đông
Xuống Tòa Hải Học trong vùng
Trường Tây,
Muốn vui cùng nước cùng mây,
Mây trùm suối Ngổ, nước đầy suối
Tiên,
Ba Hồ lắm thú thiên nhiên
Qua Sơn là chốn thần tiên đi về.
Lòng mong nương bóng bồ đề,
Lên chùa Hải Đức gần kề Nha
Trang.

Ý NGHĨA TÊN NHA TRANG

Tên Nha Trang là do tiếng thổ âm của người Chàm là
Eatrang hay Jatrang đọc chệch ra mà thành. Ea hay Ja là con sông, Trang là lau
sậy. Vì ngày xưa dọc theo bờ sông Nha Trang lau sậy mọc um tùm, hoa bông lau nở
trắng 1 vùng. Tên Nha Trang được chính thức sử dụng từ khi người Việt đặt chủ
quyền của mình trên mảnh đất này 1653.

THÀNH CỔ DIÊN KHÁNH

Nằm cách
Nha Trang 10 km. Năm 1663 chúa Nguyễn Phúc Tần đem quân đi đánh
Chiêm Thành chiếm đất Kathana lập
nên dinh Thái Khang, nhận thấy vùng này liền núi,
cạnh sông nên chúa Nguyễn cho
thiết lập đồn lũy để tăng cường phòng thủ. 1690 dinh Thái
Khang được đổi thành dinh Bình
Khang. 1742 đổi thành phủ Diên Ninh. 1775 quân Tây Sơn
đánh bại chúa Nguyễn chiếm thành
Diên Khánh. 1793 Nguyễn Huệ mất nhà Tây Sơn yếu
dần. Nguyễn Anh cùng Võ Tánh và
Nguyễn Văn Trương đem quân tiến đánh Diên Khánh,
thấy nơi đây là địa Bàn chiến
lược quan trọng lâu dài. Nguyễn Anh quyết xây dựng Diên
Khánh thành căn cứ vững chắc, một
vành đai phòng ngự từ xa.
Thành Diên Khánh là quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, 1 hình
mẫu thành quân sự phổ biểnvào thế 17, 18 ở Tây Au. Thành chiếm diện tích khoảng
36.000 m2. Tường thành hình lục giác nhưng không đều nhau dài 2.693 đắp bằng
đất. Trên mỗi cạnh tường thành chia thành nhiều cạnh nhỏ, uốn lượn, nên các góc
thành không nhô ra mà vẫn đảm bảo quan sát được 2 bên. Tường thành cao khoảng
3,5 m. mặt ngoài tường thành gần như dựng đứng, mặt trong có độ thoải và được
đắp thành 2 bậc tạc đường vận chuyển thuận lợi ven thành. Bên thành có hào nước
sâu từ 3 – 5 m bao quanh. Khi xây dựng thành xong, thành Diên Khánh có 6 cửa ở
6 cạnh tường thành, nay chỉ còn lại 4 cửa: Đông – Tây – Tiền – Hậu. Năm 1823
cửa Hữu và Tả đã bị lấp tới nay không còn dấu vết gì. Nay chỉ còn 2 cổng Đông –
Tây gần như nguyên vẹn. Theo tư liệu cũ trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo
như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh án sát, nhà kho. Khi xây dựng xong
thành Diên Khánh do hoàng tử Cảnh và Bà Đa Lộc chỉ huy trấn giữ. Vào năm 1885 –
1886 thành Diên Khánh từng là tổng hành dinh của nghĩa quân Cần Vương do Thịnh
Phong chỉ huy và là cơ sở cách mạng 1945.
Hiện nay
thành Diên Khánh được nhà nước công nhận là di tích lịch sử.
Kính thưa quý du khách!
Lộ trình
từ TPHCM đến Nha Trang sắp hết rồi ,sau bao nhiêu thời gian ngồi xe mệt mỏi thì
chúng ta đã đến nơi .Khi đến khách sạn xin mời quý khách vào tiền sảnh nghỉ
ngơi trong giây lát để chuyển hành lý vào khách sạn .Sau khi nhận quý khách
nhận phòng ,tắm rửa nghỉ ngơi một chút thì đúng 18 giờ30 xin mời quý khách
xuống nhà hàng dùng cơm chiều và tối quý khách có thể dạo thành phố tự do.
Sáng ngày mai quý khách nhớ cho là đúng 7 giờ chúng ta dùng điểm tâm và
sau đó sẽ đi tham quan .Chúc quý khách có 1 giấc ngủ thật sâu của đêm đầu tiên
tại TP Nha Trang này.
Kính chào quý du khách buổi sáng
!
Hôm nay là ngày đầu tiên của đoàn chúng ta tại thành phố Nha Trang. Đêm
qua quý khách ngủ có ngon không? Và điểm tham quan đầu tiên của chúng ta sáng
nay là Viện Hải Dương Học – Viện nghiên cứu biển và thứ hai là lên tàu ra Hòn
Tằm, bữa trưa chúng ta sẽ lên tàu về đất liền để dùng bữa tại nhà hàng.

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC

Chúng ta đang đi trên con đường
Trần Phú đây là con đường duy nhất của thành phố giáp
biển để đến điểm tham quan đầu
tiên của chúng ta. Viện nghiên cứu biển nằm ngay trong
khu vực cảng Cầu Đá, đây là một
trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được thành lập
sớm nhất ở Việt Nam. Được Bác Sĩ
Yersin thành lập năm 1992 đến năm 1927, Bảo tàng sinh
vật biển chính thức hoạt động và
có nhiều lần ngưng hoạt động để sưu tập các loại động thực
vật ở vùng Đông Nam Á lúc mới
thành lập tên là Viện Nghiên Cứu Biển và được đổi tên là
Viện Hải Dương Học (HDH) năm 1993 cho đến nay. Tại Viện HDH trưng bày
nhiều mẫu sinh vật biển, trong đó có nhiều mẫu vật có từ năm 1922.. Đến 1975
bảo tàng quản lý và gìn giữ 8.000 và có nhiều lần ngưng hoạt động. 1986 bảo tàng
mở cửa đón khách vài tháng và đến 1992 mới chính thức mở cửa hoạt động cho đến
nay. Khi đến đây tham quan quý khách sẽ được thăm hai nơi : thứ nhất là nơi có
các bể sinh vật sống với các loại như : hải sản, hải quỳ, sam, huệ biển, cầu
gai, cá ngựa, san hô, sao biển, tôm, cá, mao tiêm, cá mặt quỷ, cá nóc, sứa,
bạch tuộc… Các bể luôn luôn được bổ sung nhiều loại quý hiếm; thứ hai là bảo
tàng sinh vật biển nơi đây có một bộ về các sinh vật biển từ loài ruột khoang
giáp sáng, lớp cá có xương, bò sát và cho đến các động vật có vú. Tầng trệt của
tòa nhà chính, nơi có thủy cung nuôi sinh vật biển và những tủ đựng tiêu bản,
sắp xếp theo hệ thống tiến hóa của sinh vật.
Tại đây có trưng bày mô hình hai
con hải cẩu nhồi bông, nguyên trôi từ Bắc Cực xuống được
nuôi ở Viện cả năm trời rồi bệnh
chết. Trước cổng Viện chúng ta sẽ bắt gặp ngay mô hình cá
Mao Tiêm được mệnh danh là nữ
hoàng của biển cả là giống cá quý hiếm – cho nên được
chọn làm biểu tượng của Viện.
Chính cái vẻ đẹp bên ngoài của nó đã quyến rũ những con vật
khi đến gần nó phóng ra nọc độc
làm tê liệt con mồi. Xin giới thiệu một vài động vật biển
tiêu biểu :
Hồ Lớn:
+  Cá Mao Tiên: hay được gọi là Công Chúa Biển vì có màu sắc rực rỡ, nó có
thể thay đổi màu sắc tùy theo môi trường, tuy nhỏ nhưng mang nhiều độc tố, độc
tố của cá Mao Tiên name ở mang và vây cá. Loài cá này thường sinh sống ở vùng
biển có san hô.
+  Cá thù
lù: có hình dáng giống như cá dĩa sọc vàng đen.
+  Cá chẽ
bông
+  Sam biển: Là sinh vật thuộc họ giáp xác, thường khi di chuyển con đực và
con cái dính liền với nhau, vì vậy mà người ta mới nói là “dính như sam”. Con
So, có hình dạng giống như con Sam nhưng đi một mình, con So có nhiều chất độc
vì vậy các bạn nên cẩn thận.
+  Cá Đuối
Điện: Thuộc bộ cá Sụt , có thể phóng ra tia lửa điện để tự vệ
+  Sao Biển:
có 5 cánh, trên cánh có những xúc tua.
Hồ Nhỏ: cá Kia, san hô, cá mú,
hải quì.
Hồ cá mập: Cá Mập Vây Đen là loại cá rất hung dữ thường hay tấn công các
loại cá khác, vì nó phải luôn hoạt động nên rất mau đói. Nó có đôi hàm bén nhọn
nhất trong các loại cá.
Hồ Cá Nhám Da Beo: Dài khoảng 1m da có đốm giống như da của con beo.
Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu huyết thanh của nó trong việc điều trị
bệnh ung thư:
Dọc hành lang: là hồ nuôi các loại cá như: cá bò Picasso, cá bò đuôi én,
cá bò da, cá mó vệ sinh, hải quỳ, cá khoang cổ, tôm bác sĩ, cá chình bông, cá
sơn đá, hải quì ống và cá ngựa.
+  Cá ngựa : bơi đứng, đôi mắt có thể nhìn mọi phía, phát hiện con mồi và
kẻ địch mọi góc độ, đặc biệt con cái có nhiệm vụ đẻ trứng vào túi phía trước
con đực, còn con đực có nhiệm

 

vụ mang buồng trứng 7 tuần chờ
ngày sinh nở. Tại Việt Nam có 8 loài cá ngựa sống chủ yếu

các rạng San Hô, các thảm cỏ biển
và các cửa sông dọc theo bờ biển Việt Nam. Sách đỏ Việt Nam (xuất bản 1992) đã
nêu tới 4 loài cá ngựa
+  Cá tầm :
là loại cá quý hiếm chủ yếu sống tập trung ở vùng biển Catxpi nước Nga, cá dài
2m nặng 500kg.
+  Cá hồi : cho ra loại trứng Carian hảo hạng, nếu được chế biến giá trị có
thể lên đến 400USD/kg.
+  Đồi mồi :
làm đồ trang sức.
+
Chim yến : làm tổ vào mùa xuân,
đến tháng tư âm lịch thì xong, tổ yến hình bầu dục được làm từ nước bọt của
chim yến. Tổ yến sẽ bám chặt vào vách đá, lúc này những người khai thác sẽ gỡ
tổ yến lần thứ nhất, để có tổ đẻ trứng chim yến phải làm tổ lại lần thứ hai,
sau khi chim con trưởng thành người ta thu hoạch lần thứ hai, yến là loài chim
có thể bay từ 300 – 400km mỗi ngày để kiếm mồi. Một kg tổ yến từ 1.500 –
2.000USD tùy loại. Hằng năm tỉnh Khánh Hòa thu từ 1.500 – 1.700kg yến.
+  Bộ xương cá voi lưng gù : được phát hiệntại tỉnh Nam Hà vào 8-12- 1994
trong lúc làm mương đào kinh thủy lợi nằm dưới mặt ruộng sâu 1,2m và tỉnh Nam
Hà đã giao cho Viện Hải Dương Học vào 10/1995. Bộ xương cao 3m, dài 18m, khoang
bụng rộng 2m, 48 đốt sống, loại cá này tuổi thọ 40 – 50 năm (thường chỉ dài từ
15 – 16m), nặng trung bình 80 – 100 tấn. Cá sinh trong vùng nước ấm mỗi lần
sinh một con, cá con trung bình dài 4 – 5m, nặng 1.200kg. Qua phân tích các nhà
khoa học cho rằng chú cá voi trưng bày trong Viện đã có trên 200 năm.
Vào ngày 14/09/2002 Viện HDH kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Sở Nghề Cá
Đông Dương ngày 14/09/1922 (tiền thân của Viện HDH ngày nay). Trong 80 năm qua
Viện HDH đã nghiên cứu, chinh phục và bảo vệ biển Đông của Việt Nam. Viện đã
thực sự trở thánh trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ về biển
của cả nước, của khu vực và quốc tế…Mấy năm gần nay Viện được sự quan tâm của
nhà nước nên được nâng cấp cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa
học.
Hiện nay Viện có trên 300 cán bộ, công chức đang
nghiên cứu triển khai khoa học , trong số đó có nhiều người được đào tạo trên
đại học ở nhiều nước trên thế giới. Trong khoảng 4 năm gần nay, đội ngũ nghiên
cứu đã có thêm 17 thạc sĩ, tiến sĩ ……Cuối năm 2001 Viện đã được
Đại Sứ Quán Đan Mạch đầu tư 1,4 tỉ đồng để cải thiện và nâng cấp một
cách cơ bản “Cơ sở thí nghiệm và thuần hóa sinh vật biển”. Đây là một công
trình độc nhất vô nhị về đều kiện triển khai các thực nghiệm cơ bản. Nơi đây
lưu giữ bảo quản 20 ngàn mẫu sinh vật biển trên 100 ngàn loài sinh vật biển.
Viện nghiên cứu về các vấn đề về biển và khí hậu nhằm phục vụ, bào vệ
các hệ sinh thái, phòng chống thiên tai, bào vệ môi trường, có cơ sở khoa học
phục vụ, quản lý phát triển bền vững vùng ven bờ. Viện HDH còn nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế các vùng
ven biển (nuôi Vẹn, nuôi Hàu, nuôi Tôm trên cát,
vùng đất nhiểm mặn, phục hồi các hệ sinh thái san hô, cỏ biển) xử lý
nâng cao chất lượng môi trường nuôi trồng hải sản. Nghiên cứu đánh giá các tác
động của môi trường cho các dự án trọng điểm quốc gia. Cung cấp tư liệu, thông
tin khoa học và công nghệ biển. Viện đã in và xuất bản hơn 1000 công trình ấn
phẩm trong và ngoài nước.
Viện đã
tham gia nghiên cứu phát triển và triển khai các dự án hớp tác khu vực và quốc
tế. Tăng cường công tác bảo tàng, giáo dục cộng đồng bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, môi trường. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Viện HDH đã khánh thành
khu nhà nghiên cứu thí nghiệm hải dương học và môi trường biển gấp 3 lần so với
trước nay với 100 tỷ đồng và noun nhận Huân Chương Lao Động hạng 3. Cũng vào
dịp này, Viện đã đón tiếp chủ tịch nước CHXHCN VN Trần Đức Lương đến thăm.
Khi vào tham quan quý khách vui lòng chúng ta đi theo đoàn để nghe hướng
dẫn của Viện thuyết minh, sau đó quý khách có thể đi dạo xung quanh để mua các
quà lưu niệm. Chúng ta tham quan viện trong vòng một tiếng sau đó tiếp tục tham
quan điểm kế tiếp là Hòn Tằm, chúng ta sẽ ra cảng Cầu Đá bên cạnh xuống thuyền
tham quan, vãng cảnh.
Ngắm cá voi trong bảo tàng Hải
Dương học
Bảo tàng Hải
dương học Nha Trang (thuộc Viện Hải dương học) thường được du khách chọn là
điểm đến đầu tiên khi du lịch Nha Trang. Đây là thế giới với nhiều loài cá biển
đa dạng, nhiều mẫu vật biển và các công trình nghiên cứu khoa học về biển.
Thành lập từ năm 1923, đến nay, Bảo tàng của Viện Hải dương Học Nha Trang đã có
một bộ sưu tập phong phú với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật
biển và nước ngọt.
Trong khuôn viên Bảo tàng, khu
vực trưng bày các mẫu vật rộng 250m2, phần lớn diện tích
trưng bày những hình ảnh về cá
voi. Đối với ngư dân Việt, những câu chuyện về cá voi đã
trở thành huyền thoại, đến mức cá
voi còn được gọi tên là cá Ông (ông Nam Hải). Tại khu
vực này, ấn tượng đầu tiên của du
khách chính là bộ xương cá voi lưng gù khổng lồ với
chiều dài 19m và nặng gần 1 tấn.
Trong quá trình đào mương làm thủy lợi, ngày 5-13-1994,
người dân xã Hải Hậu, tỉnh Nam Hà
đã phát hiện bộ xương cá voi nằm ở dưới lớp đất sâu
1,2m. Địa điểm phát hiện cách
biển 4km theo đường chim bay. Việc di chuyển bộ xương cá
voi và khôi phục toàn vẹn mẫu vật
để trưng bày như hiện nay là quá trình công phu của các
cán bộ Viện Hải dương học Nha
Trang. Tại Bảo tàng còn có bộ xương bò biển Dugong.
Dugong bị chết ngày 22-1-1997 tại
Lò Vôi, vườn Quốc gia Côn Đảo, Vũng Tàu và được nơi
đây tặng lại cho Viện Hải dương
học Nha Trang vào tháng 11-1997. Bộ xương dài 273cm và
nặng gần 300km.
Ngoài bộ xương cá voi nói trên,
Bảo tàng Hải dương học còn trưng bày nhiều hình ảnh giới
thiệu về những bộ xương cá voi
khác. Đó là bộ xương cá voi chết năm 1995 tại đảo Thổ Chu
của Bảo tàng Quảng Ninh, hiện đã
được phục chế; bộ xương cá voi chết và dạt vào huyện
Tiền Hải tháng 5-1995 của Bảo
tàng tỉnh Thái Bình. Bộ xương dài 13,5m, gồm 13 đôi xương
sườn. Ở Bảo tàng biển Đồ Sơn –
Hải Phòng còn có bộ xương cá voi Bắc Cực dài 15m. Một
bộ xương cá voi khác thuộc loại
“tên tuổi” hiện đang được lưu giữ tại Vạn Thủy Tú (Phan
Thiết) có chiều dài 20m, được
phát hiện từ năm 1850, thuộc loại cá voi vây.
Bên cạnh việc giới thiệu các bộ xương cá voi đang được lưu giữ tại nhiều
nơi trên đất nước, khu trưng bày còn sử dụng máy chiếu để giới thiệu về đời
sống của các loài cá voi trên thế giới. Như con cá voi lưng gù đang là loài quý
hiếm, hiện chỉ còn 2.500 con. Cá voi lưng gù là loài cá voi răng lược có kích
thước đạt đến 19m, con mới sinh có thể nặng 1,4 tấn. Chúng có thể di chuyển một
hành trình dài 8.000 km. Cá voi đầu bò phương Bắc cũng nằm trong “sách đỏ”.
Chúng có chiều dài 18 – 20m, nặng từ 30 – 80 tấn và hiện cũng chỉ còn chưa tới
300 con trên toàn thế giới.
Khu trưng bày còn giới thiệu
nhiều loài cá voi khác như: cá voi Đê Ni, thường sống tập trung

vịnh California, cá voi vây, cá
nhà táng, cá voi đầu bò phương Nam, cá voi nhỏ… Hấp dẫn nhất chính là hình ảnh
giới thiệu về con bò biển huyền thoại, được coi là Mỹ nhân ngư trong các câu
chuyện thần thoại của người Hy Lạp. Bò biển khi hú lên giữa đại dương giống như
tiếng hát của người phụ nữ.
Khu trưng bày cá voi tại Bảo tàng Viện Hải dương học Nha Trang ngoài
việc cho người xem một cái nhìn khá tổng quát về loại cá khổng lồ của đại dương
còn giúp nâng cao ý thức bảo vệ loài sinh vật biển đang có nguy cơ diệt chủng
này.

HÒN MUN

Khi đi thuyền quý khách cứ việc phóng tầm mắt của mình nhìn về các phía
và quý khách sẽ bắt gặp 3 hòn đảo đứng giăng hàng, đó là Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn
Miễu và Hòn Mun.
Trong ba đảo này thì đảo Hòn Mun được nhiều du khách khi đến đây đều ưa
thích hơn cả. Người ta gọi là “đảo Hòn Mun” vì phía Đông Nam của đảo có những
mỏm đá nhô cao vách đá dựng đứng, hiểm trở với nhiều hang động và đặc biệt có
màu đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Hòn Mun là một trong
7 hòn đảo trên biển Nha Trang có chim yến làm tổ, hàng năm tại đây thu hái được
hàng ngàn tai yến.
Bãi Tắm Hòn Mun không có cát trắng mịn màng như ở Bãi Trũ mà được cấu
thành từ những lớp sỏi lớn nhỏ được mài dũa đan xen kẽ nhau lô nhô ở ngoài bãi
và khi đến với đảo Hòn Mun quý khách cũng đừng quên bỏ qua cơ hội lặn biển ngắm
rừng san hô trùng điệp đủ mọi hình dạng dưới đáy đại dương kéo theo sự quần tụ sinh
sống của hàng loạt các loài cá biển, cá cảnh và nhiều động thực vật khác dưới
đáy biển. Trên đảo Hòn Mun có rất nhiều các dịch vụ như thuê đồ lặn biển, ngắm
san hô, lướt ván, đi canô… Quý khách có thể thuê mướn tại đây, vì vậy quý
khách có thể tắm biển quan sát chốn thủy cung và tự tay tìm chọn cho mình những
vật kỷ niệm của đáy đại dương.

HÒN MIỄU

Hòn Miễu chỉ cách bờ 7km hay còn gọi là Hồ Cá Trí Nguyên (đảo Bồng
Nguyên) với diện tích khoảng 1,3km² được xây dựng năm 1971, do sáng kiến độc
đáo của ông Lê Cẩn một dân cư Nha Trang. Ông đã ngăn biển xây đập dựng nên một
hồ dài 160m, rộng 130m, chia làm 3
ô
với hơn 40 loại cá : ô cá dữ, ô
cá cảnh và ô cá ăn thịt. Ông đã đặt mua thêm cá, tôm, đồi mồi và nhiều loại
sinh vật biển khác tạo nên một thế giới có hàng trăm loài. Hiện nay ở Hồ
Cá Trí Nguyên được xây dựng thêm thủy cung dưới dạng chiếc tàu Titanic.
Sau 1975 ông Lê Cẩn giao lại cho Công ty du lịch Khánh Hòa quản lý Hồ Cá Trí
Nguyên. Trên đảo này có khá nhiều người dân sinh sống, nhiều bãi tắm đẹp thay
vì bãi biển là cát thì đây chỉ toàn là sỏi.

HÒN TẰM

Kế tiếp Hòn Miễu là Hòn Tằm đảo
này không có dân ở, ưu điểm của bãi này là lúc nào sóng
cũng êm, bờ biển dài chừng 1km.
Trên đảo này có xây biệt thư nhỏ có thể trọ qua đêm, xung
quanh có những bãi san hô đẹp.
Hòn Tằm có dạng như hình tam giác gọi là Hòn Tam, sau
gọi là Hòn Tằm, là bãi tắm đẹp
nước trong nhìn tận đáy.Đây là nơi chúng ta sẽ dừng chân để
tắm và trưa nay 12 giờ đoàn chúng
ta đi tàu về đất liền rồi dùng cơm trưa tại nhà hàng.

HÒN LỚN

Hòn Lớn là đảo lớn nhất còn gọi là Hòn Tre mặc dù trên đảo không có cây
tre nào. Hòn Tre có bãi Trũ cát trắng mịn, nước trong xanh, nhiều người cho là
bãi cát đẹp nhất Nha Trang vì nó vắng vẻ và mang nét hoang sơ. Bãi Rạn gần đó
ngay bãi có một cái hang mang tên rùng rợn : “Hang Đầu Lâu”. Hang này được cánh
thợ lặn sử dụng như một căn nhà để ăn uống, nghỉ ngơi, chỉ ghé được bãi Trũ vào
mùa hè, gió mùa Đông Bắc sóng lớn, biển động thường xuyên.
Thưa quý
du khách ! Theo như chương trình của chúng ta thì chiều nay quý khách sẽ đi
tham quan tháp Ponagar, Hòn Chồng – ngắm mũi Cô Tiên, chùa Long Sơn, chợ Đầm để
mua đặc sản và thưởng thức đặc sản nem nướng Ninh Hòa ở đường Lãn Ông – Thành
phố Nha Trang. Sau khi dùng bữa ăn chiều của ngày hôm nay xong bác tài chở đoàn
chúng ta ra đài liệt sĩ, quý khách có thể đi dọc con đường Trần Phú rồi xuống
bãi ngắm biển về đêm và tự túc về lúc nào cũng được tùy thích.
 

Nguồn: Tây Anh Bằng