Mỗi quốc gia đều có nét riêng về văn hóa của một thủ đô.Hà Nội_Thăng Long là cái nôi mà tất cả người Việt Nam đều nhớ dù ở bất cứ nơi đâu.Nếu đến được Hà Nội thì tại sao không dạo quanh để khám phá và cảm nhận riêng cho bạn cái mà bấy lâu chỉ hiện hiện trên trang giấy hay qua sách báo,trên các phương tiện thông tin đại chúng.Tận mục sở thị sẽ nhiều cảm nhận hơn về mảnh đất Thăng long_Hà nội với những thăng trầm của lịch sử.
Ở mảnh đất kinh kì nghìn năm văn hiến, có rất nhiều nghề truyền thống tồn tại, mà khi nhắc đến không ai là không biết đến. Tồn tại hàng thế kỷ, một số công việc kinh doanh truyền thống của Hà Nội đến nay vẫn được gìn giữ và phát triển, nhưng cũng có những ngành nghề chỉ còn lại trong ký ức.
1/.Hồ Hoàn Kiếm – Đền Ngọc Sơn
Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hồ Gươm nằm ngay giữa trung tâm thành phố bao quanh bởi những bóng cây xanh rợp mát, không khí sầm uất đặc trưng của 36 phố phường có lẽ là hình ảnh đầu tiên nhắc nhớ chúng ta về thủ đô và cũng là địa điểm du lịch Hà Nội nổi bật.
Kết quả hình ảnh cho hồ hoàn kiếm
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này”
Hồ Hoàn Kiếm – Đền Ngọc Sơn – Cầu Thê Húc – Tháp Bút – Đài Nghiên đã trở thành một biểu tượng cho vẻ đẹp và kết tinh văn hóa tinh thần dân tộc của Hà Nội xưa. Nếu bạn là người con đất Việt ở phương xa đến thăm thủ đô hay muốn giới thiệu Hà Nội với bạn bè nước ngoài thì hãy cùng họ ghé thăm những địa điểm này nhé.
Vào những ngày cuối tuần, khu trung tâm sẽ cấm đường để tổ chức hoạt động trên phố đi bộ Hà Nội,tạo không gian chơi cho người dân thủ đô cũng như khách tham quan tới đây. Tại phố đi bộ, bạn sẽ được trở về tuổi thơ với những trò chơi dân gian ngày xưa như dải ô ăn quan, đánh chuyền, nhảy dây, đá cầu… Nếu gia đình bạn có bé nhỏ, hãy dành một ngày cuối tuần để đưa bé đến đây chơi. Chắc chắn chúng sẽ vô cùng thích thú.
2/.Phố cổ Hà Nội
Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Kết quả hình ảnh cho phố cổ hà nội
Đất Hà Thành có nhiều điều hay ho, nhiều địa danh nổi tiếng và hấp dẫn khách du lịch đến để tìm tòi khám phá. Nhưng Hà Nội đẹp nhất và “người” nhất là Hà Nội băm sáu phố phường hay còn được gọi bằng cái tên “phố cổ”. Dân số Hà Nội giờ đứng hàng thứ 2 cả nước chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh, đất Hà Nội cứ dần rộng ra nhưng cái gốc của Hà Nội, người Hà Nội gốc chỉ vỏn vẹn quây tụm trong cái vòng tròn 36 con phố bên hồ Hoàn Kiếm. Đến Hà Nội, phải đến phố cổ bạn mới cảm nhận được cuộc sống cuộc sống sinh hoạt của người dân ở đây khác những nơi bạn đã từng đến ra sao.
Trước đây 36 con phố Hà Nội được đặt tên theo những món hàng kinh doanh như Hàng Trống – bán trống, Hàng Đường – bán đường, Hàng Thiếc – bán đồ vật liệu cơ khí,…Nhưng ngày nay chỉ còn một số con phố là vẫn giữ nguyên hình thức buôn bán cũ như Hàng Mã, Thuốc Bắc,… Giờ mặt hàng phong phú và đa dạng hơn nhiều, thời gian cũng làm thay đổi đôi chút nhưng vẫn là khung cảnh ấy – các hàng quán nhỏ dưới căn gác rêu phong, tường vàng, mái ngói san sát và những ô cửa sổ màu xanh lá cũ kĩ. Những người Hà Nội thì nói chuyện bằng một giọng nhẹ nhàng, thanh lịch rất riêng.
Ngoài dấu ấn phố cổ trên những nếp nhà qua từng góc phố, thì nơi đây còn được ví như thiên đường ẩm thực với vô vàn món ngon. Đặc biệt nhất là Phở và Bún Chả. Người Hà Nội khẩu vị vốn tinh tế, cách ăn cũng cầu kì, cho đến giờ người Hà Nội vẫn chuộng phở như xưa – một bát phở ngon cốt ở nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà vẫn giữ được độ dai, thịt mỡ gầu giòn sần sật, vị ngọt tan trong miệng, ăn với chanh ớt và hành tây. Nếu đến phố cổ Hà Nội, ít nhất một lần bạn hãy thử ăn phở đúng điệu người Hà Nội nhé.
3/.Chợ Đồng Xuân
Địa chỉ: Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Kết quả hình ảnh cho chợ đồng xuân
Chợ Đồng Xuân là khu mua sắm sầm uất và lâu đời nhất ở Hà Nội, được xây dựng từ năm 1889 dưới thời nhà Nguyễn. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch tại Hà Nội được ví như biểu tượng gắn liền với thủ đô.
Chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối chủ yếu bán buôn ở khu vực miền Bắc, kinh doanh rất nhiều loại mặt hàng đa dạng, phong phú từ vải vóc, quần áo, gấm lụa, đồ khô, mứt quả, bánh kẹo, đồ ăn, đồ lưu niệm cho đến những đồ gia dụng điện tử,…Các mặt hàng ở đây chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc với nhiều mức giá khác nhau. Khi mua bạn nên lựa chọn thật kĩ và đi vòng quanh một lượt chợ để khảo giá trước, mặc cả để tránh bị mua đắt.
Không chỉ đa dạng về mặt hàng mua sắm, xung quanh chợ Đồng Xuân còn có rất nhiều món ngon nổi tiếng như bánh tôm Cô Ằm (giá trung bình từ 10.000vnđ – 50.000vnđ), Chè Yến (15.000vnđ – 25.000vnđ) và Cháo sườn sụn Huyền Anh ở đối diện cổng chợ (20.000vnđ – 50.000vnđ). Đặc biệt, để tận hưởng rõ nhất không khí đông vui và đa dạng lựa chọn nhất có thể, du khách hãy ghé phiên chợ đêm phố cổ vào tối thứ 6, 7 và Chủ Nhật nhé.
4/.Cầu Long Biên
Địa chỉ: Cầu Long Biên, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Kết quả hình ảnh cho cầu long biên
Nhắc đến Hà Nội người ta liên tưởng ngay đến vẻ đẹp xưa cũ cổ kính. Và Cầu Long Biên có lẽ là nột nét vẽ góp phần làm nên dấu ấn của Hà Thành cổ xưa. Cây cầu trăm năm cứ vẹn nguyên như thế, người ta không quét sơn hay cải tạo, mà cứ để cho nắng mưa mặc sức tô vẽ trên nó những màu của thời gian, của lịch sử – cùng chứng kiến sự trưởng thành của một miền phố thị.
Một cây cầu thì có gì là hay? Bạn không biết đấy, cầu Long Biên đã từng là cây cầu dài nhất, đẹp nhất Đông Dương và được mệnh danh là Effiel nằm ngang của Việt Nam trong khoảng đầu thế kỉ 20. Nếu lên cầu chơi vào sáng sớm, bạn sẽ thấy nhiều người lớn tuổi trầm ngâm câu cá, thả bộ hóng gió. Lúc hoàng hôn hay khi đêm về thì cầu Long Biên lại trở thành địa điểm hẹn hò cùa các cô cậu Hà thành.
Bật mí cho những bạn muốn có một buổi tối hẹn hò lãng mạn trên cầu Long Biên thì hãy chọn ngồi mạn bên tay phải – mặt hướng ra phía cầu Chương Dương nhé. Ánh đèn sáng lấp lánh từ cầu Chương Dương hắt lại, cùng điện đường, xe cộ trong thành phố tỏa ra từ nhiều phía lung linh, trong khi cùng nắm tay bạn ấy ngồi thả chân trên cầu, thỏa sức hòa mình vào gió mát sông Hồng…sẽ cho bạn những cảm nhận cực kì thú vị đấy.
5/.Nhà Hát Lớn Hà Nội
Địa chỉ: Số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Kết quả hình ảnh cho nhà hát lớn hà nội
Nhà Hát Lớn Hà Nội được biết đến là một biểu tượng văn hóa nghệ thuật của thành phố và là địa điểm du lịch ở Hà Nội được nhiều du khách yêu thích. Đây là nơi tổ chức các chương trình biểu diễn mang tầm cỡ quốc gia, cũng như những buổi giao lưu trình diễn nghệ thuật quốc tế. Đến đây bạn sẽ được thưởng thức nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc, từ những vở kịch Việt Nam nổi tiếng,Tuồng, Chèo, cải lương…tất cả những tinh hoa truyền thống được tái hiện trên sân khấu hiện đại, cho đến những show nhạc kịch opera Pháp, Ý cổ điển, Kinh kịch Trung Hoa, Ballet, giao hưởng thính phòng,…
Nếu muốn tham quan phía trong nhà hát lớn, du khách phải mua vé bao gồm gói xem chương trình nghệ thuật với giá 400.000 vnđ. Điều này khá bất tiện đối với những người chỉ có nhu cầu tham quan, tuy nhiên đây cũng là cơ hội để bạn có thể tận hưởng trọn vẹn nhất vẻ đẹp kiến trúc, văn hóa cũng như không gian âm nhạc và nghệ thuật tại đây. Nếu bạn có dự định đến thăm Nhà Hát Lớn thì hãy chủ động theo dõi website để cập nhật thông tin chi tiết về lịch biểu diễn, lựa chọn chương trình phù hợp và đặt vé sớm để có thể lấy được vị trí đẹp trong khán phòng nhé.
6/.Nhà Hát múa rối Thăng Long
Địa chỉ: Số 49 Đinh Tiên Hoàng, bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội
Múa rối nước là đặc sản văn hóa ở Hà Nội với khách nước ngoài - Tuổi Trẻ  Online
Nhà hát Múa Rối Nước Thăng Long được thành lập năm 1969 và là một trong những địa điểm biển diễn nghệ thuật múa rối nước nổi tiếng nhất Việt Nam. Trong không gian văn hóa dân tộc, những câu chuyện cổ tích và truyền thuyết lịch sử được tái hiện bằng những con rối gỗ trên mặt nước vô cùng đặc sắc và sống động. Đây là điểm đến thú vị và không thể bỏ qua đối với những du khách đến thăm Hà Nội và đặc biệt nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ, chắc chắn các bé sẽ rất thích thú khi được xem những màn trình diễn rối nước vui nhộn và hấp dẫn. Không chỉ thu hút khách trong nước, nhà hát múa rối Thăng Long còn là địa điểm du lịch cho khách nước ngoài – những người muốn tìm hiểu văn hóa và các loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
Buổi biểu diễn gây ấn tượng với khán giả ngay từ những phút đầu tiên khi nền nhạc dân tộc vang lên từ phím đàn của các nhạc công trình diễn. Các nhân vật rối gỗ đầy màu sắc lần lượt xuất hiện từ dưới nước trong những câu chuyện và trò chơi dân gian, đưa người xem từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác, cảm giác rất vui và hào hứng.
Lưu ý: bạn nên đến tận nơi, mua vé trước vì những các chương trình hết vé rất nhanh. Và nếu mua vé sớm bạn có thể yêu cầu vị trí ghế đầu ngay trước sân khấu hoặc hàng giữa để được theo dõi trọn vẹn buổi biểu diễn, tuy nhiên đây cũng là vị trí mà bạn rất dễ bị văng nước đấy. Ngoài ra, nhà hát quy định bạn không được quay phim chụp ảnh trong suốt buổi biểu diễn, nếu muốn bạn hãy đăng kí với ban tổ chức – với máy ảnh thì phụ thu 20.000 vnđ và máy quay phim là 60.000 vnđ.
Nếu bạn không muốn phải xếp hàng chờ đợi mua vé, hãy đặt ngay tour tham quan Hà Nội ngay tại đường link bên dưới, trong đó đã bao gồm vé vào cửa của tất cả các địa điểm bạn muốn đến.
7/.Nhà thờ chính tòa Hà Nội
Địa chỉ: Số 40, Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nhà Thờ Chính tòa Hà Nội – Phố Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nhà thờ Lớn Hà Nội có tên chính thức là Nhà thờ Thánh Giuse (St.Joseph) – là nhà thờ cổ xưa nhất tại thành phố Hà Nội. Không chỉ là nơi thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của giáo dân Công giáo thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, đây còn là một địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tham quan.
Nhà thờ có thiết kế kiến trúc theo phong cách Gothic trung cổ Châu Âu, như một điểm nhấn độc đáo và duyên dáng giữa lòng Hà Nội. Nếu có thời gian, bạn hãy ghé những quán cafe có tầng thượng gần nhà thờ như Eden Coffee, tận hưởng một thức uống ngon lành và lặng ngắm nhà thờ từ trên cao, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm cực kì thú vị. Ngoài ra, bạn cũng nên thưởng thức một vài “đặc sản” quanh khu vực nhà thờ như trà chanh chém gió, nem nướng, bánh tráng trộn, cháo sườn, bún dọc mùng,…
Chỉ có một lưu ý đơn giản khi đến tham quan Nhà Thờ Lớn đó là bạn hãy nhớ lựa chọn trang phục lịch sự, giữ yên lặng, tuyệt đối không đùa giỡn khi vào bên trong Thánh đường và không chụp những bức hình phản cảm, không phù hợp với tính chất tôn nghiêm của nhà thờ.
8/.Hồ Tây
Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội
Bỏ túi kinh nghiệm du ngoạn hồ Tây Hà Nội chi tiết từ A-Z
Nói tới Hồ Tây, người ta không khỏi nghĩ đến một danh thắng nức tiếng đất Hà Thành ngàn năm văn hiến với bao nhiêu tinh túy, giá trị cốt lõi cả về vật chất lẫn tinh thần. Hồ Tây đẹp tinh khôi mỗi buổi sáng sớm, yên ắng lúc mặt trời đứng bóng khi trưa đến, nhưng đẹp nhất vẫn là sắc hồng vàng lãng mạn sóng sánh trên mặt hồ mỗi chiều hoàng hôn.
Đến Hồ Tây, bạn có thể dạo quanh hồ hóng gió, hoặc chọn cho mình một quán cafe ven hồ để thư thả ngắm nhìn không gian, thả mình vào sự bình yên của cảnh vật. Nếu bạn đi một mình hoặc 2 người thì đạp xe hoặc chạy xe máy là thích nhất, còn nếu đi cùng gia đình bạn có thể sử dụng dịch vụ xe điện du lịch cũng rất thú vị và thuận tiện. Đặc biệt, nếu bạn đến thăm Hà Nội vào tháng 6, hãy ghé Đầm sen Hồ Tây, lúc này đương mùa hoa nở rộ, rực rỡ và tỏa hương thanh khiết, chắc chắn sẽ làm bạn say mê chẳng muốn về.
Bên cạnh đó, chủ các khu vực trồng sen ở Hồ Tây còn có nghề làm chè sen mỗi khi mùa về. Công việc này chỉ thực hiện vào sáng sớm, thời điểm hoa tươi nhất và còn đọng lại sương đêm. Vì vậy, nếu có thể đến đây vào sáng sớm, bạn có thể vừa ngắm sen trong không khí trong lành, vừa tìm hiểu cách làm nghề của người dân và mua trà ướp sen hay rượu sen về để làm quà. Ngoài ra, Hồ Tây nổi tiếng nhất với món Bánh tôm đặc sản mà mọi du khách đến đây đều nên thử.
Ngoài ngắm cảnh và thưởng thức món ngon Hồ Tây, thì còn một số hoạt động vui chơi giải trí khác cũng vô cùng thú vị như đạp vịt và chèo thuyền kayak trên hồ. Trải nghiệm này đặc biệt thích hợp với những bạn trẻ, những cặp đôi yêu nhau muốn tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp lãng mạn của nơi này. Hoặc đối với những gia đình có con nhỏ thì Công viên nước Hồ Tây là một trong những địa điểm vui chơi ở Hà Nội mà bạn nên lựa chọn nếu có ý định đưa con đi chơi trong dịp hè.
9/.Chợ hoa Quảng Bá
Địa chỉ: Đê Nghi Tàm, Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
Kết quả hình ảnh cho chợ hoa quảng bá
Dù bạn đang sống ở Hà Nội hay chỉ là một người khách phương xa dừng chân đôi chút, thì hãy thử một lần thức dậy vào giữa đêm ghé tham quan phiên chợ hoa Quảng Bá – chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm cực kì thú vị mà bạn sẽ chẳng thể nào quên. Chợ đông vui nhất là khoảng 1-2h sáng, khi cả thành phố còn đang say giấc, thì ở chợ hoa Quảng Bá lại nhộn nhịp, ngập tràn trong sắc hoa. Ánh sáng phát ra từ những bóng đèn trên cao khiến cả khu chợ chìm trong sắc màu lung linh, huyền ảo. Đối với những bạn thích lang thang khám phá Hà Nội về đêm thì đây là một trong những địa điểm du lịch đẹp không thể bỏ qua.
Vì là chợ hoa đầu mối, khách hàng chủ yếu là những người mua buôn nên giá hoa khá rẻ. Tuy nhiên, nếu không phải là người sành mua bán thì bạn nên quan sát khách mua trước, xem cách họ chọn hoa và trả giá như thế nào, để tránh bị mua đắt nhé.
10/.Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long
Địa chỉ: 19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội
Hoàng Thành Thăng Long, tìm về cột mốc lịch sử vàng son
Hoàng Thành Thăng Long là một di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của Việt Nam và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 2010. Thành cổ là trung tâm chính trị của đất nước trong 13 thế kỉ liên tiếp và là thủ đô của Việt Nam trong 8 thế kỉ. Điểm thu hút của Hoàng Thành Thăng Long là Cột cờ Hà Nội hay còn gọi là Kỳ đài Hà Nội – một biểu tượng cho tinh thần tự do và độc lập của dân tộc.
Lộ trình tham quan Hoàng Thành Thăng Long cho bạn tham khảo: đầu tiên đi qua quảng trường Đoan Môn, bạn hãy ghé thăm lầu Đoan Môn, điện Kính Thiên, di tích Cách mạng D67, lầu Hậu Lâu. Tiếp đó, đi bộ qua một đoạn là đến khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long – nơi đây có nhiều dấu tích kiến trúc như cung điện, thành, giếng cổ, chân cột trụ,…từ thời phong kiến. Để đi hết khu Thành cổ Thăng Long bạn nên dành từ 1h30 – 2h. Và nếu muốn hiểu rõ hơn ý nghĩa văn hóa, những câu chuyện lịch sử của Thành cổ, bạn nên thuê hướng dẫn viên hoặc nhờ những tình nguyện viên chỉ dẫn nhé.
11/.Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội | Số 8 Hùng Vương, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng dẫn tham quan chi tiết 2024
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình là một trong những địa điểm du lịch tại Hà Nội có nhiều ý nghĩa với nhân dân cả nước. Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà lãnh đạo vĩ đại cũng là một người cha đáng tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, trong khu di tích còn có Phủ chủ tịch – nơi làm việc của Bác Hồ khi còn sống gồm có nhà sàn gỗ, vườn cây, ao cá và khu Bảo tàng Hồ Chí Minh – nơi lưu giữ và trưng bày về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng và một số sự kiện lịch sử chính từ cuối thế kỉ 19 đến nay.
Hệ thống an ninh ở đây rất chặt chẽ và là nơi tôn nghiêm nên du khách đến viếng Lăng Bác nên mặc trang phục lịch sự (không mặc quần ngắn, váy ngắn, áo không có tay) và không được chụp hình quay phim trong khu di tích. Khu di tích thường đóng cửa từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm để bảo trì vì vậy bạn nên kiểm tra thông tin trước khi đến thăm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về các di tích lịch sử nên ghé thăm khi đến Hà Nội.
12/.Văn Miếu Quốc Tử Giám
Địa chỉ: 58 phố Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
Văn Miếu Quốc Tử Giám - Kinh nghiệm tham quan 2023 A-Z
Văn Miếu Quốc Tử Giám thường được coi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội. Được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các nho sĩ, học giả và nhà hiền triết. Đây cũng được coi như trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đào tạo các bậc hiền tài phục vụ cho đất nước. Đến nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trở thành biểu tượng của Thủ Đô ngàn năm văn hiến và là cái nôi văn hóa của Việt Nam.
Du khách đến thăm Văn Miếu đông nhất là vào dịp Tết, mọi người – đặc biệt rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên từ khắp nơi đổ về trong những ngày đầu xuân để thắp hương hoặc xin chữ ông đồ cầu đỗ đạt hoặc mong được như ý.
Ngoài ra, hàng năm vào Rằm Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng), Tại Khuê Văn Các – Văn Miếu Quốc Tử Giám thường diễn ra Ngày hội Thơ Việt Nam – đây là dịp để các thi sĩ văn sĩ gặp nhau vịnh thơ đàm đạo và cũng như một nét truyền thống để lưu giữ nét văn hóa đẹp đẽ của người Việt. Được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ thu hút đông đảo khách tham quan trong nước mà đồng thời cũng là địa điểm du lịch Hà Nội cho khách nước ngoài được đề cao về tính lịch sử văn hóa và dân tộc đặc sắc.
LÀNG NGHỀ
1/.Làng lụa Hà Đông
Làng lụa Hà Đông hay chính là làng lụa Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn.
Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh chiếc giếng làng với những bông hoa sen, cạnh cây đa cổ thụ, buổi chiều vẫn họp chợ trước đình. Làng lụa Vạn Phúc từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống. “Lụa Hà Đông” cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.
Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1.200 năm, bà A Lã Thị Nương, một người con gái ở Cao Bằng nổi tiếng đảm đang và có tay nghề dệt lụa khéo léo về làm dâu làng Vạn Phúc. Bà đã truyền nghề lại cho dân làng và sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng.
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ (1931) và (1938), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp, rất được ưa chuộng tại các nước Pháp, Thái Lan, Indonesia… Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước.
2/.Bánh cuốn Thanh Trì
Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn được nhiều người ưa thích, với lá bánh mỏng tang, thêm chút mỡ, thêm chút hành khô là đủ vị. Với bát nước chấm chanh ớt, có thêm hương vị cà cuống đặc trưng là tạo nên hương vị đặc sắc của bánh cuốn Thanh Trì từ xưa cho đến nay.
Theo các bậc cao niên kể lại, món đồ ăn dân dã mang hương vị đặc trưng của nền văn minh lúa nước này ra đời cách đây mấy ngàn năm, tương truyền là do Hoàng tử An Quốc là con trai của Hùng Vương thứ 18 dạy cho dân làng nơi đây tới lập nghiệp cách làm bánh cuốn, vì vậy mới có tên bánh cuốn Thanh Trì và được gìn giữ cho đến nay.
Chất liệu chủ yếu để làm bánh cuốn là gạo. Gạo được xay hoặc xát ra hoà cùng với một lượng nước vừa phải, sau khi bột được, sẽ được tráng một cách khéo léo. Làm sao làm nổi bật cái hương vị đặc trưng của bánh cuốn Thanh Trì. Cái ngon của bánh cuốn Thanh Trì là độ nóng, độ dai của bánh, vị thơm của hành phi, vị chua cay mặn ngọt của nước chấm. Với 1 chút rau thơm, rau mùi, vài ba miếng chả quế cùng vài ba giọt tinh dầu Cà Cuống, vừa thơm vừa cay, đã đọng lại hương vị khó quên trong lòng ngay cả những thực khách khó tính, đã ăn một lần rồi sẽ nhớ mãi cái vị ngon nhẹ nhàng và dịu của nó.
3/.Cốm làng Vòng
Khi nhắc đến mùa thu Hà Nội, không ai không nhớ đến một thứ quà ngon nổi tiếng, làm từ hạt lúa non. Thứ quà vừa dân dã vừa thanh tao, đó là Cốm làng Vòng, mang hương vị thơm mát của đất trời với nào là gạo nếp, nào là lá sen. Ngày nay, khi Hà Nội được quy hoạch, mở rộng thêm, làng Vòng ngày xưa nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Mặc dù vậy, cái tên làng Vòng vẫn không mất đi trong tâm trí của mỗi người dân thủ đô, bởi nó đã gắn liền với một đặc sản dân dã nổi tiếng, tạo nên nét văn hóa riêng.
Như bao món quà ngon khác ở Hà Nội, cốm làng Vòng nổi tiếng và còn có cả truyền thuyết về nguồn gốc ra đời. Nghề làm cốm ở làng Vòng được cho là đã có từ cách đây cả nghìn năm. Khi lúa bắt đầu uốn lưỡi câu thì trời đổ mưa to, gió lớn khiến đê vỡ. Ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa non ấy đem về rang khô, ăn dần để chống đói. Quá trình này sau đó được rút kinh nghiệm và cải thiện thành những hạt cốm ngày nay.
Thế nhưng, làng Vòng giờ đã thành phố, thành phường. Con đường làng ngày xưa giờ đã được bê tông hóa, bên cạnh là những ngôi nhà cao tầng chọc trời, siêu thị, quán ăn đầy sắc màu, không còn lúa để làm cốm nữa. Mặc dù lúa nếp để làm cốm giờ phải sang làng khác hoặc ra các huyện ngoại thành mua về. Dù có mai một đi nhưng thương hiệu “Cốm làng Vòng” vẫn giữ mãi trong nét đẹp văn hóa đất nước.
4/.Gốm Bát Tràng
Làng gốm sứ Bát Tràng – ngôi làng cổ khoảng 500 tuổi, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 10km về phía Ðông Nam, bên tả ngạn sông Hồng, trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Theo một số tài liệu ghi nhận, làng nghề này xuất hiện cách đây 600 năm và dần phát đạt qua năm tháng. Ngày nay, những gia đình theo nghề gốm ở Bát Tràng còn lên tới đời thứ 15 và tiếp tục gây dựng, đưa sản phẩm xuất khẩu ra các nước trên thế giới.
Về thăm làng Bát Tràng bây giờ, du khách sẽ thấy một Bát Tràng – làng cổ tồn tại song song với một Bát Tràng – đô thị. Truyền thống và hiện đại đan xen cả trong tư duy sản xuất, kinh doanh của người làm gốm cũng như trong diện mạo của làng gốm Bát Tràng. Để có sức sống như ngày hôm nay, người Bát Tràng ngoài cái tinh, cái nhạy còn tiềm ẩn một tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền. Để sức sống của làng nghề truyền thống vẫn được thổi lên bởi ngàn lò gốm cháy rực suốt ngày đêm. Đây cũng được coi là một trong những làng ăn nên làm ra nhất ở Hà Nội với nghề truyền thống.
5/.Giấy dó Yên Thái
Theo sử sách chép lại thì nghề làm giấy có từ trước đó rất lâu, có thể từ thế kỉ thứ ba sau Công nguyên. Cho đến khi nhà nước Đại Việt ra đời và định đô ở Thăng Long thì nghề này ở làng Yên Thái đã phát triển mạnh. Trong sách “Dư địa chí” (1435), Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến phường Yên Thái (thuộc tổng Bưởi cũ nên còn được gọi là giấy dó kẻ Bưởi) ở Thăng Long gồm các làng Hồ Khẩu, Đông Xã, An Thọ, Yên Thái, Nghĩa Đô làm ra nhiều loại giấy: giấy sắc (để viết sắc của vua ban), giấy lệnh (để viết các lệnh chỉ của vua), giấy bản (phục vụ dân dụng), giấy quỳ là loại giấy đẹp nhất…
Nghề làm giấy dó có nhiều ở vùng ở nước ta, trong đó nổi tiếng nhất đã đi vào ca dao xưa như ở Bắc Ninh và làng Bưởi, Hà Nội. Tuy nhiên giấy dó Bưởi trong đó có giấy Qùy vẫn nức tiếng về độ đẹp, bóng, mịn như lụa Hà Đông, vò không nát, vuốt ra lại phẳng. Sau năm 1990, một loạt hợp tác xã sản xuất giấy dó ở vùng Bưởi như: Hợp tác xã Cộng Lực, Hợp tác xã Đông Thành, Hợp tác xã Đông Hòa ở vùng Bưởi giải tán, do không tiêu thụ được sản phẩm. Kể từ đó, nghề làm giấy dó không còn trên đất Thăng Long – Hà Nội.
Theo Đna Thích