Thiền viện Trúc Lâm là một trong 3 thiền viện lớn nhất ở Việt Nam thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử với diện tích lên tới 30ha. Từ thiền viện đi tới trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5 km. Hai bên đường vào Thiền Viện được bao bọc bởi những cánh rừng thông bạt ngàn.
Kết quả hình ảnh cho thiền viện trúc lâm đà lạt
Thiền viện trúc lâm Đà Lạt
Địa chỉ:Thiền viện thuộc đường Trần Thánh Tông nằm trên đồi Phụng Hoàng thuộc phường 3 thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
Giờ mở cửa:5 giờ_21 giờ hàng ngày
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong 3 thiền viện lớn nhất nước ta. Được bắt tay vào xây dựng năm 1993. Chỉ hoàn thành đúng sau 1 năm khởi công xây dựng. Được mẹ thiên nhiên cùng với núi rừng Đà Lạt ưu ái. Thiền viện Trúc Lâm được tọa lạc trên một vị trí vô cùng đắc địa tại Đà Lạt. Lưng tựa vào núi mặt tiền nhìn ra hồ Tuyền Lâm thơ mộng hảo huyền. Thiền viện nằm trên núi Phụng hoàng thuộc phường 10 của thành phố Đà Lạt. Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5 km đi về phía đèo Prenn.
Thiền viện tọa lạc trên một ngọn đồi cao vô cùng trắc địa. Xung quanh bao phủ bởi những cánh rừng thông tuyệt đẹp xanh ngát. Tạo cho nơi đây một bầu không khí mát lành, dễ chịu. Khi đến đây tham quan du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh của hồ Tuyền Lâm. Một trong những hồ nước đẹp nhất của Đà Lạt.
TRUYỀN THUYẾT
Vào một đêm những năm 1986 khi đang say mình trong giấc ngủ ngài Thích Thanh Từ nằm mộng thấy mình đang ôm cổ Phụng Hoàng bay vút lên. Tỉnh giấc sau khi chiêm nghiệm ngài liền nghĩ tới thành phố Đà Lạt với khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh tuyệt đẹp, núi hồ thanh vắng nếu có một thiền viện cho chúng tăng tu đạo sẽ sớm thành chính quả.
Chính vì thế ngài đã phác họa toàn cảnh thiền viện và đi tìm địa điểm thích hợp để xây cất. Khi tới khu vực Hồ Tuyền Lâm ngài rất hài lòng chúng Phật tử vì vậy liền thuận theo ý ngài tiến hành các thủ tục xin cấp đất.
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
Thiền viện Trúc Lâm được xây dựng vào ngày 08/04/1993 và đến ngày 08/02/1994 thì hoàn thành và bắt đầu khóa thiền đầu tiên.Công trình này được xây dựng với một tiến độ rất nhanh chỉ vỏn vẹn một năm. Thì Thiền Viện cơ bản được hoàn thành xong.
Kết quả hình ảnh cho thiền viện trúc lâm đà lạt
Chính điện của Thiền Viện Trúc Lâm (Tp Đà Lạt)
Kiến trúc sư Trần Đức Lộc và Vũ Xuân Hùng là chủ nhân của bản vẽ thiết kế thiền viện. Bên cạnh sự thành công đó của thiền viện Trúc Lâm. Còn có sự góp sức và cố vấn của kiến trúc Sư Ngô Viết Thụ. Cũng chính vị kiến trúc sư Ngô Viết Thụ này. Là người thiết kế nên dinh Thống Nhất – TP. Hồ Chí Minh hay còn gọi là Dinh Độc Lập.
Bố Cục kiến trúc của thiền viện được chia làm 4 khu vực chính. Khu hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng, khu nội viện ni và khu ngoại viện. Người nắm giữ chất trụ trì đầu tiên của thiền viện Trúc Lâm. Cũng là người lên ý tưởng thiết kế. Và quy hoạch ngôi thiền viện này, đó chính là Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Cho tới bây giờ người trụ trì thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Đó chính là vị Thượng Tọa Thích Thông Phương.
KIẾN TRÚC
Khi bước vào chánh điện chắc hẳn bất kì một ai cũng không phải choáng ngợp và bỡ ngỡ. Với những công trình điêu khắc vô cùng công phu và tỉ mỉ. Chánh Điện của thiền viện Trúc Lâm có một bức tượng thích ca rất to cao 2 mét . Bên cánh tay phải của bức tượng thích ca có cầm một cành sen đưa lên . Và người ta gọi bức tượng đó là ” Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu.
Khi xây dựng thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Các nhà kiến trúc sư đã thiết kế và chia thiền viện thành 4 khu vực chính. Trong đó có các khu nội viên ni, khu nội viên tăng. Khu tịnh thất hòa thượng và khu hòa thượng viện trưởng. Đây đề là những khu vực chính trong thiền viện trúc lâm Đà lạt.
Phía bên phải của chánh điện có thờ một bức tượng của đức phật Văn Thù. Ngài cưỡi trên mình một chú sư tử. Phía bên trái của chính điện Thiền Viện thờ một bức tượng của Bồ Tát Phổ Hiền. Ngài cưỡi trên mình một chú voi màu trắng với 6 ngà.
Ngoài ra thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt còn có những công trúc kiến trúc độc đáo. Mang đậm nét kiến trúc của phái thiền viện phật giáo. Thiền viện trúc lâm còn là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch. Họ đến đây tham quan và chụp hình. Tìm hiểu về phong tục tập quán, kiến trúc nơi đây.
Xung quanh chánh điện là những bức phù điêu. Được chạm trổ rất công phu và bắt mắt người nhìn. Với hình của 8 vị tướng thị hiện của Đức Phật và các bao lam. Khi bước vào Thiền Viện Trúc Lâm .Bạn sẽ cảm nhận được vẻ thanh tịnh và bình yên. Khác với những ngôi chùa hoặc các thiền viện khác. Thiền Viện này còn có một hồ nước, hồ này được họ là hồ Tĩnh Tâm. Và hồ nước này nằm ở trước chánh điện của Thiền Viện.
Trong thiền viện này có một khu cạnh tháp chuông của thiền viện Trúc Lâm. Được gọi là Tham Vấn Đường nơi đây được dùng làm nơi để các phật tử và Tăng Ni. Nghe hòa thượng giảng Thiền vào ngày trong một tháng đó là ngày 14 và ngày 19 âm lịch. Trong thiền viện này còn có nhà khách, Vườn Tổ, Thư Viện và phòng trưng bày.
NÉT RIÊNG
Ngôi thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là ngôi thiền viện đẹp nhất của nước ta. Nơi đây hội tụ những phẩm chất đẹp nhất của thiền viện. Khu ngoại viện ở nơi đây có rất nhiều loại cây trồng độc đáo bắt mắt. Ngoài ra thiền viện còn tọa lạc trên một ngọn núi cao hùng vĩ thơ mộng. Chính diện là khu vực hồ Tuyền Lâm Đà Lạt, nơi thu hút rất nhiều khách du lịch. Có thể nới nơi đây la thánh địa của những khu du lịch nổi tiếng tại đà Lạt.
Gồm nội viện và ngoại viện:
  • Tăng ni sẽ không được phép ra ngoài khi chưa có sự cho phép của Hòa Thượng. Ở trong nội viện có những khu vực như : Tăng Đường. Nhà Trù , Khu Thiền Thất, Thiền Đường và Trai Đường. Nội Viện này được chia làm hai khu chình đó là: Nội Viện Ni và Nội Viện Tăng.
  • Khu Ngoại Viện: là nơi mà du khách nào cũng có thể được đặt chân vào đây. Tìm thấy mình trong những lúc mình đầy tâm tư và suy nghĩ nhất ( tâm không tịnh ). Thì sẽ tìm tới khu này để tịnh tâm.
Rời chánh điện đi ra khu vực vườn hoa có rất nhiều các loại hoa đẹp như cẩm tú cầu, xác pháo…. và một giàn hoa móng cọp tuyệt đẹp rất được du khách thích thú chụp hình làm kỷ niệm.Tiếp đến là hồ Tĩnh Tâm, nuôi rất nhiều loại rùa cảnh, nước luôn trong xanh quanh năm xung quanh có rất nhiều ghế đá và chòi để du khách nghỉ ngơi.
CẢM NHẬN
Nếu du khách nào chọn tham quan hồ tuyền lâm Đà Lạt. Xong rồi di chuyển lên tham quan thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Du khách có thể chọn con đường lên dốc qua 140 bậc thang ở thiền viện. Để bước qua hết tất cả 3 cánh cổng tam quan của chánh điện thiền viện. Nếu du khách nào mắc bệnh về xương khớp. Hay gia đình có người lớn tuổi không nên chọn đường này.
Kết quả hình ảnh cho thiền viện trúc lâm đà lạt
Tuy lên thiền viện bằng con đường nay hơi cực nhọc. Nhưng các bạn thử nghỉ xem khi đặt chân lên tới đây sẽ có cảm giác như thế nào. Thật tuyệt vời đúng không nào các bạn.
Không giống những địa điểm du lịch nổi tiếng khác tại thành phố ngàn hoa. Những địa điểm du lịch tại Đà Lạt đều có những hoạt động vui chơi và giải trí. Nhằm giúp du khách vui vẻ hơn không bị nhàm chán và thu hút du khách. Nhưng riêng chỉ có tại đây_điều đặc biệt ở thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Mà không có một địa điểm du lịch Đà Lạt nào sánh bằng. Đó chính là sự thanh tịnh, yên ắng. Một bầu không khí trong lành sảng khoái. Khi đến đây du khách có thể hòa mình vào với thiên nhiên núi rừng Đà Lạt.
CÁP TREO
Đây là điều đặc biệt và thu hút du khách nhất. Không phải bất cứ địa điểm du lịch nào trên nước ta cũng có đường cáp treo để đến đó. Nhưng thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt lại có điều đó. Nếu du khách đến thiền viện trúc lâm Đà Lạt. Du khách có thể chọn đi cáp treo từ đồi Robin Đà Lạt xuống thiền viện. Khi đi cáp treo du khách có thể tha hồ ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng Đà Lạt. Một quan cảnh trữ tình đẹp và nên thơ mà không đâu sánh bằng.

CÁC LƯU Ý KHI ĐẾN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM ĐÀ LẠT

Do thiền viện là chốn tôn nghiêm nên khi đến tham quan quý khách cần lưu ý những điều sau:
    • Không được buôn bán trong khu vực Thiền Viện
    • Mặc quần áo, váy ngắn không được vào
    • Khi đến Chánh điện bạn phải bỏ giày dép ở ngoài và không được quay phim chụp hình
    • Các khu vực nội tăng và nội ni quý khách không được vào tham quan
    • Đến Thiền viện bằng xe máy bạn sẽ được giữ xe miễn phí
Thiền viện Trúc Lâm - Đi và cảm nhận không gian thanh tịnh tại Đà Lạt - Tripoli-City
                                                    1 DU KHÁCH TẠI THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
  • Nếu trong đoàn có người già yếu bạn nên cho họ đi xuống hồ Tuyền Lâm bằng ô tô không nên đi bộ bằng 140 bậc tam cấp
Nếu du khách có thắc mắc gì và muốn liên lạc với thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Du khách vui lòng liên hệ ngay qua Hotline 0263 3827 565. Để được tư vấn và giúp đỡ chi tiết nhất.

Kinh nghiệm đi thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

 

  1. Đường để lên thiền viện có một phân đoạn khá nguy hiểm và khá dốc. Nên nếu đi theo đoàn có người lớn tuổi thì không nên đi đường này. Mà hãy đi vòng phía sau thiền viện, đường này thì dễ đi hơn. Khi đi dạo quanh thiền Viện nếu trong đoàn có người lớn tuổi. Tránh đi và lối xuống hồ Tuyền Lâm lối có 140 bậc thang.
  2. Thiền Viện Trúc Lâm là nơi tu hành của các phật tử, là nơi tanh tịnh và yên tỉnh. Nên du khách cần đi nhẹ và nói khẽ, không chạy nhảy và đùa giỡn. Không tụ tập và buôn bán trong khuôn viên thiền viện. Khi đến thiền viện nên ăn mặc lịch sự và có văn hóa.
  3. không được chụp ảnh và ghi hình trong chánh điện, bỏ giày dép bên ngoài khi hành hương.
  4. Thiền Viện có một số khu vực cấm du khách vào. Nên cần chú ý không vào đó : khu nội tăng và khu nội ni.