“Đi đâu cũng nhớ quê mình,
Nhớ sông Hương gió mát,nhớ non Bình trăng treo.”
Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hóa, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế.Từ lâu,ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế.

 

VỊ TRÍ
Nằm ở phường An Cựu có diện tích 2,56 km²,thành phố Huế,mỗi khi đến cố đô Huế quý vị có thể được ngắm khung trời bao la,không gian thoáng mát yên tĩnh của núi rừng.Đây là ngọn núi rất gần gũi với người dân Huế từ thời xa xưa và có tầm quan trọng trong lịch sử của cố đô Huế.
 
LỘ TRÌNH
Cách trung tâm Huế khoảng gần 5km,quãng đường không quá xa.Nếu quý vị vừa mới đặt chân xuống sân bay thì có thể mang đồ về check in ở khách sạn Huế trước rồi chọn đi taxi hoặc thuê xe máy đến địa điểm tham quan này.
Từ trung tâm thành phố có thể đi theo cung đường Lê Huân – cầu Dã Viên – Bùi Thị Xuân – Điện Biên Phủ – Đặng Huy Tứ rồi đi thẳng,cứ theo chỉ dẫn là có thể đến đúng địa chỉ Núi Ngự Bình.
Quý vị sẽ không cảm thấy quá khó khăn khi phải tìmđường lên Núi Ngự Bình.Khi đến chân núi quý vị gửi xe (nếu bạn thuê xe máy) và đi bộ lên đỉnh núi thưởng ngoạn. Đường lên núi bằng phẳng,quý vị có thể thư thái vừa đi vừa ngắm cảnh thiên nhiên,nếu thấy mệt có thể ngồi nghỉ dưới những gốc cây thoáng mát,rợp bóng ở hai bên đường.
GIỚI THIỆU
Núi Ngự Bình có chiều cao khoảng hơn 105m,đứng từ trên đỉnh núi quý vị có thể tận mắt ngắm trọn một bức tranh huyền ảo của thành phố với cung điện nguy nga,những mái chùa cổ kính và dòng sông Hương trong xanh.Khi hoàng hôn buông xuống,quý vị còn được thưởng thức bức tranh nên thơ,khoảng trời vàng hòa quyện với sắc xanh của rừng cây,một vẻ đẹp đặc trưng và trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế.
Nơi đây nổi bật với rừng thông xanh ngát,ngắm nhìn dòng sông,cây cỏ,chùa chiền trên đỉnh núi đã tạo nên một bức tranh sinh động, độc đáo của miền xứ Huế.Trước kia nơi đây còn được gọi với cái tên Bằng Sơn,sau đó được đổi tên thành Núi Ngự Sơn như ngày nay,người dân thì thường gọi với cái tên thân quen hơn là núi Ngự.
Cách núi Ngự Bình vài cây số là đồi Vọng Cảnh bên cạnh dòng sông Hương,nhìn qua núi Ngọc Trản.Từ đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy khu vườn cây ăn quả mướt xanh của cau,nhãn,cam,quýt…chen lẫn bóng thông.Sau đó,quý vị có thể thưởng ngoạn,thả hồn trên dòng sông Hương, chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật cổ kính của chùa Thiên Mụ hoặc ghé thăm một vài lăng tẩm của các vua triều Nguyễn.
Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình hòa quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế và đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế từ rất lâu.Vì vậy,người ta quen gọi Huế là xứ sở của “sông Hương_núi Ngự”.
Với vẻ đẹp thơ mộng vốn có,nơi đây đã trở thành địa điểm tham quan của nhiều nhà thơ,nhiếp ảnh gia.Đặc biệt nhiều đôi uyên ương còn chọn nơi đây là điểm chụp ảnh cưới của mình,gia đình và bạn bè có chuyến picnic thoải mái tận hưởng không gian bao la,thoáng mát và còn có những bức ảnh đẹp lưu giữ kỉ niệm.
LỊCH SỬ
Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn viết “Phía Đông Bắc Hương Thủy, nổi vọt lên ở quãng đất bằng ” như hình bức bình phong làm lớp án thứ nhất trước kinh thành,tục gọi là núi Bằng,đời Gia Long đặt cho tên hiện nay (Ngự Bình),đỉnh núi bằng phẳng,khắp nơi trồng thông”.
Núi Ngự Bình cao 105 m,dáng cân đối uy nghi.Hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn.
Bởi núi có hình dạng như thế nên khi chúa Nguyễn Phúc Trăn (ở ngôi: 1687-1691) dời thủ phủ Đàng Trong từ làng Kim Long (thuộc huyện Hương Trà,tỉnh Thừa Thiên) về làng Phú Xuân (chỗ của Kinh thành Huế ngày nay) vào năm 1687,đã dùng núi ấy làm án (chắn ngang) trước thủ phủ.Về sau,khi chúa Nguyễn Phúc Khoát (ở ngôi: 1738-1765) xây dựng đô thành Phú Xuân (hoàn tất năm 1739), và vua Gia Long xây dựng Kinh thành Huế (1805) cũng đặt núi Bằng làm án. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết:Ở phía Đông Bắc Hương Thủy,nổi vọt lên ở quãng đất bằng như hình bức bình phong làm lớp án thứ nhất trước Kinh thành Huế,tục gọi là núi Bằng,đời Gia Long đặt cho tên hiện nay (Ngự Bình),đỉnh núi bằng phẳng,khắp nơi trồng thông.
Núi này là một trong 20 thắng cảnh của Kinh đô.Nơi đây được coi đây là chốn ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của xứ Huế.Đứng từ trên đỉnh núi Ngự,có thể thu vào tầm mắt một bức tranh thu nhỏ của thành phố với cung điện nguy nga,những mái chùa cổ kính và dòng sông Hương xanh biếc uốn lượn quanh co.Chính vì vậy cùng với sông Hương,núi Ngự Bình là món quà vô giá thứ hai của tạo hóa,hòa quyện vào nhau tạo nên vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của Huế.Núi Ngự và sông Hương trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân,thì từ thời Gia Long,tất cả các quan lại không phân biệt phẩm trật lớn nhỏ,mỗi người đều phải trồng ở Ngự Bình một cây thông, cho nên trải các đời vua,Ngự Bình trở thành một rừng thông vi vu.Bởi vẻ đẹp ấy nên núi được nhiều người đến viếng và làm thơ đề vịnh,trong số đó có vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị.Trong tập thơ ngự chế của vua Thiệu Trị, có bài “Bình lĩnh đăng cao” (Núi Ngự lên cao) là để chỉ núi Ngự Bình.
CẢNH QUAN
Ngay trước tầm mắt là các khu đồi, là rừng thông bát ngát tiếp đến một vùng đồng bằng rộng lớn của các huyện: Hương Thủy,Phú Vang,Hương Trà cỏ cây xanh rờn…,xa hơn là dãy Trường Sơn trùng điệp một màu tím thẫm ẩn hiện sau những tầng mây bạc.Nhìn về phía Đông là những dải cát trắng mờ phía xa cửa Thuận An với màu xanh thăm thẳm của Biển Đông.Núi không cao,không cheo leo gập ghềnh nhưng núi Ngự mang cái dáng vẻ của một con người trầm tư mặc tưởng,thanh thoát lâng lâng hồn người.
Cái đẹp của núi Ngự không phải là về mặt phong thủy che chở cho kinh thành Huế,cái đẹp của núi Ngự chính là chỗ nó gần gũi với dân Huế,nó trở thành một cái đài,một ngôi lầu cao vút và lên đó theo những bậc cấp nhân tạo người ta có thể phóng tầm mắt mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu hiền của thành Huế,lắng nghe những tiếng vọng từ bên dưới rất xa, và có cảm tưởng như mình đang ở vào một thế giới nào đó,thoát tục.
Đông qua,Xuân lại,thời gian biến chuyển đổi thay,đã gần hơn nửa thế kỷ nay,cây cối trên núi hầu như không còn. Những năm gần đây, núi Ngự đã được sống lại.Từ xa du khách có thể thấy được các cụm thông trên núi,tuy chưa lớn lắm nhưng cũng đã phủ xanh được ngọn núi này, những ngày lộng gió,đứng dưới chân núi ta lại bắt đầu nghe điệu nhạc thông réo rắt.Và mấy năm trở lại đây, một nét văn hóa cố đô rất đáng hoan nghênh là vào những ngày đẹp trời,vào dịp Tết Nguyên đán,Tết Nguyên tiêu, trùng cửu, từng đoàn trai thanh gái lịch đã về đây,tiếp bước người xưa lên núi hái lộc, ca xướng ngâm vịnh.Cái sinh khí đã trở lại hứa hẹn cho Huế một tương lai sáng lạn.
Theo Đna Thích