Vụ chìm tàu Titanic đã được nhiều nước nhiều người  điều tra và mổ xẻ lý do tại sao chìm. Và có nhiều giả thuyết cũng như khảng định đa được đặt ngay từ những ngày đầu tiên tàu Titanic bị chìm và cho đến bây giờ.
Nam Nguyen một facebooker nổi tiếng – “người đánh máy” đã có một góc nhìn rất khác so với những nhận định trước đó. Dưới đây là bài viết của tác giả.

15/04/1912: Tàu Titanic bị chìm
Mỗi tiếng con tàu này ngốn 750 tấn than! Cũng chạy hết tốc lực bằng nhau như vậy các tàu của Cunard Line đốt hết một ngàn tấn!

TITANIC TO SINK

Lời nói đầu:

Mình là fan ruột của bộ phim Titanic, xem cả ở rạp cả TV có lẽ hai chục lần, chưa kể soundtrack nghe đến mòn CD. Khỏi nói là có bài nào viết về câu chuyện Titanic đẹp như mơ này mình cũng tìm đọc tuốt, có lẽ hơn trăm… Và Titanic thì quá nổi tiếng để người đời không cho rơi vào quên lãng, và các bí mật càng lâu ngày càng dễ nhìn ra…

Vậy nên người ta cứ viết ngày càng nhiều, tìm hiểu ngày càng kỹ… Tôi cứ như cái bọt biển ngấm dần… Thế rồi tôi láng máng hiểu ra… Chuyện con tàu Titanic “của tôi” nó không hề giống chuyện con tàu Titanic mà mọi người thường nghĩ. Có thể tôi sai. Cũng có thể không có gì đặc biệt, tôi không đi tìm tàu đắm cũng chả lặn xuống đáy đại dương tìm kho báu mà chỉ cảm nhận hoàn toàn dựa theo những câu chuyện về Titanic mà nhiều người khác kể lại, viết lại thôi… “Bước ngoặt” xảy ra cách đây 15 năm, khi đó tôi đang ở nước Nga, có một ông anh từ trong nước nhờ tìm hiểu số phận của một chiếc tàu chở hàng mang quốc kỳ Nga. Ông này làm bên bảo hiểm, và công ty ấy chuẩn bị phải trả tiền cho một lô hàng đã mua bảo hiểm trên chiếc tàu mất tích này. Sau đó 1,5 năm (tiền bảo hiểm cũng đã trả rồi) tôi mới tìm được thông tin trong một tờ báo địa phương của Nga: chiếc tàu có lẽ bị đánh cắp, hàng hóa bị bán đi, thủy thủ đoàn mười mấy người lên bờ sống bên Trung Quốc, nay mới lục tục kéo về quê hương… Anh bạn cám ơn tôi, nói rằng tuy đã muộn nhưng anh bây giờ mới thấu hiểu một chân lý trong nghề bảo hiểm: “Những lô hàng càng có giá trị, bảo hiểm càng với số tiền lớn thì thường có xác suất chìm cao hơn là không bảo hiểm!”. Từ đấy tôi tự nhiên nghĩ: câu chuyện Titanic gắn với biết bao nhân vật cao thượng, dũng cảm, quý tộc kiểu Anh coi cái chết nhẹ như lông hồng… nhưng dân Anh cũng là ông tổ của các trò cờ bạc, bịp bợm, mafia; bảo hiểm cũng từ họ mà ra và lừa bảo hiểm cũng ít ai hơn được họ, làm gì có chuyện chỉ có mỗi một hai nhân vật “phản diện” như trong phim (là tay chồng chưa cưới của Rose)!? Chỉ cần có 2% số người trên tàu là “phản diện” thì cũng đã gần 50 đứa rồi, trong tình cảnh sống chết trong gang tấc chắc hẳn không phải ai cũng cao thượng được như chàng Jack hay các nhà tư bản kếch xù… Và thế là tôi bắt đầu đọc dưới ấn tượng “vụ lừa thế kỷ” – đến mức nếu bài này được viết 3-4 năm trước thì đó chính là tiêu đề tôi muốn đặt. Cũng may thay chưa viết được ra, và tôi lại đọc tiếp, và có lẽ tôi cũng thay đổi, dần dần tôi mới hiểu ra nguyên nhân của vụ chìm tàu nổi tiếng nhất trong lịch sử này, điều này tôi sẽ chia sẻ với các bạn ở cuối bài. Tất nhiên, bạn có thể có ý kiến khác…

TÀU THÌ CÓ 3-4 CON TÀU…

 

Phải nói là châu Âu thế kỷ 18, 19 dẫn đầu thế giới về công nghệ đóng tàu, nhất là Anh và Đức. Cuộc đua tranh bắt đầu vào năm 1897, khi Đức dựng chiếc tàu nhanh “Kaiser Wilhelm der Grosse” (Hoàng đế Wilhem đệ nhất), trong một tháng đã giành chức vô địch biển khơi từ người Anh, với vận tốc 22,5 dặm/giờ và được thưởng “chiếc băng xanh của Đại Tây Dương”. Sau đó Đức còn có thêm một vài siêu sao như vậy. Năm 1901 hãng tàu «White Star Line» của Anh vẫn còn sở hữu chiếc tàu “Celtic” 21000 tấn lớn nhất thé giới bấy giờ. Hãng tàu Anh là Cunard Line chưa có gì để so được với các đối thủ. Đầu thế kỷ 20 khi nhà tài phiệt Mỹ JP Morgan mua hàng loạt những hãng tàu xập xệ của đế quốc Anh và Cunard Line cũng trong danh sách có nguy cơ bị thanh lý vào tay chủ Mỹ này, thì nó đã vay trái phiếu chính phủ để có nguồn tài chính đóng tàu. Muốn xin được thì phải có mục đích “hoành tráng” – và Cunard đã xin vay tiền đóng tàu vừa to hơn, vừa nhanh hơn các tàu hiện hành. Bảy năm sau hãng tàu Anh là Cunard Line đã hạ thủy hai trong số những tàu lớn nhất và nhanh nhất, Lusitania và Mauritania, do đó, nhận được nhiều lợi nhuận và đòi lại được Blue Ribbon của Đại Tây Dương. Thomas Henry Ismay – ông chủ của “White Star Line” lúc đó cũng phải nhập vào với công ty “IMM “của ông trùm tài phiệt JP Morgan để “rửa hận”. Ý định của Morgan là lập thế độc quyền vận tải biển tại Bắc Đại Tây Dương!
Năm 1907 chủ tịch hãng đóng tàu «Harland and Wolff» Williams Pirri và giám đốc «White Star Line» Henry Ismay (con trai Bruce Ismay) ăn trưa tại lâu đài của công tước Pirri. Trong bữa ăn đó họ đã hoạch định ra kế hoạch vượt qua Cunard Line. Đầu tiên họ lên kế hoạch đóng 2 tàu với 3 ống khói mà sẽ vượt tàu của Kunard về kích cỡ và tốc độ. Để được như vậy hãng ký độc quyền với xưởng đóng tàu ở Irlandia “Harland and Wolff», cam kết chỉ đóng tàu ở đây với điều kiện xưởng không được quyền đóng bất cứ tàu nào cho ai khác hết…
Mọi sự thay đổi chóng hết cả mặt. Bộ đôi con tàu biến thành bộ ba. 3 ống khói sẽ thay bằng 4 chếc cho nó đối xứng. Cả 3 tàu đều lớn hơn hẳn chiếc to nhất kia, mà đại đa số to gấp rưỡi, gấp đôi! Chưa hết, nét đặc trưng của cả 3 chiếc tàu tương lai này phải là độ xa hoa chưa từng có! Phải hơn bằng cách ấy, vì với khối lượng khổng lồ cỡ 45000 tấn mà định vượt vận tốc kẻ đã đoạt “chiếc khăn xanh” là quá tốn kém.Lúc đầu họ định làm điểm nhấn xa hoa là phòng ăn xuyên suốt 3 tầng boong tàu, nhưng sau đổi điểm nhấn thành cầu thang chính của phần hạng nhất… Bởi chiếc đầu tiên định đóng có tên là “Olympic” nên 3 tàu này được gọi là tàu đẳng cấp “Olympic” – tức là ngoại hạng xưa nay chưa hề có!
Một đặc tính nữa của những chiếc tàu đẳng cấp này là độ an toàn cực cao, hãng tàu đầu tư rất nhiều tiền vào việc chế tạo các hệ thống an toàn. 2 tàu được đóng đầu tiên và gần như đồng thời là «Olympic» và «Titanic» được giới báo chí bốc thơm gọi là “bất khả chìm”, ví dụ tạp chí úy tín “Người đóng tàu”. “Bất khả chìm” nằm ở chỗ thiết kế tàu có 16 khoang lúc cần có thể ngăn được bằng vách và cửa không thấm nước, chúng có thể đóng từ phòng điều khiển. Những tàu thế này không chìm ngay khi 4 khoang đầu tiên ngập nước – điều có thể coi như ít khi xảy ra. Động cơ cánh quạt thế hệ mới được chọn sau khi hãng tàu tự thử: mua 2 tàu có chỉ số giống hệt nhau trừ loại động cơ và chạy thử một thời gian thì thấy ngay loại nào ưu việt. Trong khi đóng 2 tàu ngoại cỡ “Olympic” và “Titanic” thì hãng “White Star Line” còn đóng 2 tàu nhỏ chở khách nữa: “Nomadic” chở khách hạng 1 và 2, “Traffic” chở khách hạng 3 từ cầu cảng ra tàu lớn – bởi chúng quá lớn nên chả thể cặp được vào bến nào của cảng cả! Khác với “Cunard Line” và các hãng tàu khác “Whiite StarLine” quảng cáo rất rầm rộ ngay từ đầu và ai cũng có thể xem được việc đóng tàu…
3 chiếc tàu vĩ đại này dự định mang tên “Olympic”, “Titanic”, “Gigantic” với mã số lần lượt là 400 – 401 – 433. Theo lịch sử thì “Titan” và “Gigant” đều hy sinh khi chiến đấu với các vị thần trên đỉnh núi Olymp thế nên sau trường hợp thảm khốc của “Titanic” người ta quyết định chọn tên “Britannic” cho chiếc tàu thứ ba. Bắt đầu từ ngày 16/12/1908 đóng “Olympic” và 3 tháng sau đồng thời đóng “Titanic”. Số phận 2 con tàu “Olympic” và “Britanic” cũng rất đáng để chú ý, tìm đọc…

Nhưng ít nhất có một con tàu nữa ta nên biết tới, con tàu thứ 4:

RMS Lusitania là một tàu biển chở khách thuộc sở hữu của hãng tàu Cunard Line và được chế tạo bởi hãng đóng tàu John Brown & Company tại Clydebank, Scotland. Nó bị tàu ngầm SM U-20, một chiếc U-boat của Đức phóng ngư lôi đánh chìm vào ngày 7 tháng 5 năm 1915 và bị chìm chỉ trong vòng 18 phút, cách ngoài khơi Old Head of Kinsale, Ireland, 15 km (8 dặm), giết chết 1198 trong tổng số 1959 người hiện diện trên tàu. Việc nó bị đánh chìm đã khiến công luận nhiều nước từ quan điểm trung lập quay sang chống lại nước Đức, và là lý do khiến Hoa Kỳ can dự vào Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đây được xem là thảm họa tàu khách dân sự nổi tiếng thứ nhì trên thế giới từ trước đến nay, chỉ xếp sau sự kiện chiếc RMS Titanic. Qua đây cũng một lần nữa ta thấy “cái giá của sự nổi tiếng”: “Titanic” nổi tiếng nhất thì ai cũng biết tới, nhưng đến vụ việc chìm tàu ý nghĩa thứ nhì đã không ai ghi nhớ cả!

Và vì có quá nhiều suy diễn từ câu chuyện chìm tàu Titanic nên tôi chọn cái nhìn của ngành bảo hiểm về nó:

GÓC NHÌN BẢO HIỂM:

Vì các bạn đọc cũng đều biết tới câu chuyện Titanic, chí ít là qua bộ phim (khá giống truyện đã xảy ra thật) của đạo diễn Cameroon nên tôi xin trình bày câu chuyện dưới góc nhìn hơi khác, từ đánh giá của bảo hiểm – như vậy sẽ gắt gao hơn, chủ quan và hơi “đen tối” hơn một chút. Lloyds và Allianz của Đức được coi là những công ty bị “thiệt hại” nhiều nhất trong vụ “Titanic”. 30/3/1912 con tàu mới được bảo hiểm một năm tại công ty “Athlantic” (công ty con của «Lloyd’s of London»), số tiền 5 triệu USD. Trong khi việc đóng tàu của «White Star Line» hết 7,5 triệu $. Bảo hiểm này cho trường hợp con tàu mnất hoàn toàn hay bị hỏng!
Ngoài bản thân con tàu, có vô số đồ đạc giá trị trên tàu được mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm khác nhau. Trên «Titanic» có số vàng trị giá 8 triệu bảng Anh, kim cương – 5 triệu (theo tỷ giá năm 1912); các đồ đạc cá nhân giá trị của các hành khách (các triệu phú cùng gia đình); những đồ vật có giá trị văn hóa – lịch sử: bản thảo vô giá “Rubayat” của Omar Khayyam, xác ướp của nhà tiên tri Ai Cập thời Amenhotep I và nhiều đồ giá trị khác. Việc đền bù cho những đồ đạc đó gây nhiều tranh cãi nên các vụ kiện tụng kéo dài nhiều năm vẫn chưa giải quyết xong.
Về việc đền bù cho tính mạng của các hành khách, (con số người thiệt mạng là 1554 người và có 703 người sống sót – đây là con số của bảo hiểm, số thực tế không thể xác định được), thì các công ty bảo hiểm vẫn thực hiện đúng theo quy định. Và ngày nay, sau hơn 100 năm, một số người nhà của nạn nhân vẫn còn nhận được các khoản bồi thường từ bảo hiểm.
-Mục đích đóng tàu: do vay được tiền của Chính phủ Anh nên cả 3 con tàu vĩ đại kiểu “Olympic” này đều phải thỏa mãn yêu cầu nếu có chiến sự thì sẽ hoán cải thành tàu phục vụ cho quân đội được. Thiết kế và những công nghệ hiện đại nhất đều được áp dụng ở trên các con tàu này, nhưng phải công nhận là thời gian thử nghiệm còn ít, thời gian đóng tàu quá gấp rút, chỉ 3 năm không phải là điều bảo đảm chất lượng. Thiết kế cũng không tính đến việc nước vào một bên làm nghiêng tàu và nước sẽ thấm rất nhanh qua phía trên cao không được làm kín (các cửa kín nước trên Titanic chỉ cao 10 feet (3 m) trên mực nước), còn thiết kế khoang hành khách hạng 3 (vé rẻ) tuy đã tiện dụng hơn rất nhiều so với các con tàu đồng thời khác nhưng vẫn bị cách ly với xã hội thượng lưu phía trên, cho nên khi xảy ra tai nạn rất nhiều người không thoát ra được mặc dù có thời gian.
-Các con tàu vĩ đại này không hề bảo đảm về mặt thiết kế: sau đấy 4 năm ta sẽ thấy con tàu giống hệt nhưng cải tiến rất nhiều là “Britanic” chỉ trúng một quả ngư lôi thế rồi chìm còn nhanh chỉ trong 1/3 thời gian so với “Titanic”. Chưa kể trong lúc đóng song song nhiều thiết bị của tàu Titanic phải đem sang lắp cho Olympic trước (ví dụ chân vịt, bánh lái…).
-Vì kích thước của chúng quá vượt trội so với thời đại, nên ngay các quy chuẩn của ngành đóng tàu cũng chưa kịp để thay đổi cho phù hợp. Ví dụ quy định về số lượng xuồng cứu sinh thì “Titanic” (và “Britanic” sau này) vẫn có thừa, nhưng khi trong thực tế thì 20 chiếc xuồng ấy hoàn toàn không đủ để cứu hộ cho tất cả. (Quy định từ 1894: đối với tàu có trọng lượng hơn 10 nghìn tấn theo quy tắc phải có 16 xuồng, vậy mà Titanic có tận 20 chiếc – nhưng bởi Titanic 45000 tấn!?). 3 con tàu chị em đẳng cấp “Olympic” này mỗi chiếc lớn gấp 5 những tàu lớn nhất đang tồn tại lúc đó!
-“Titanic” cực kỳ xa hoa diễm lệ, nhưng vật liệu đóng tàu không phải là tốt nhất và không đúng theo thiết kế được duyệt. Phát hiện của Robert Ballard: năm 1985 nhà nghiên cứu đại dương Robert Ballard đã tìm được mảnh vỡ của Titanic ở độ sâu khoảng 4 km. Khi đó ông phát hiện là thực tế Titanic đã bị gãy đôi trước khi chìm. Sau vài năm người ta đã vớt lên 1 số mảnh khác của tàu và có phát hiện mới – con tàu “không thể chìm” được làm bằng thép chất lượng kém. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì thứ kém chất lượng là các vít nối các mảng thép. Theo các mảnh vỡ được tìm thấy thì thiết kế tàu có nhiều lỗi mà các kĩ sư đã giấu kín. Thành phần hợp kim rẻ tiền, và nhất là những đinh tán chất lượng thấp đã bung bét ngay khi tàu bị đâm, nên có thể coi Titanic hỏng ngay lúc đó rồi (thời đó nghề hàn kim loại dưới nước mới có ở nước Nga Sa hoàng man rợ thôi…). Điều này cho thấy những kẻ điều hành “White Star Line” như Bruce Ismay chạy theo lợi nhuận kinh doanh, bất chấp rủi ro. Còn những ông chủ thực sự như JP Morgan vì sao nhắm mắt làm ngơ, hồi sau sẽ rõ…
-Bảo hiểm khó có thể nhắm mắt trước những điều trùng hợp, mang tính “số mệnh”. Thì đấy: trước khi “Titanic” được hạ thủy 14 năm đã có một cuốn sách của Morgan Robertson được in về một vụ đắm tàu vì bị đâm phải băng trôi, cuốn sách “Futility” (“Vô ích”) nói về con tàu “Titan” với rất nhiều chi tiết trùng hợp đến kỳ lạ. Chẳng hạn đó là một đêm thời tiết tuyệt đẹp, không có gió nên chả có gợn sóng nào, làm cho cả con người lẫn các thiết bị báo động mất cảnh giác. Trước đó nữa 1886, nhà báo William T. Stead sáng tác câu chuyện về con tàu đắm trên Đại Tây Dương sau một vụ va chạm. Hầu hết hành khách chết đuối do thiếu thuyền cứu hộ. Cốt truyện tập trung vào các quy định hàng hải lỏng lẻo, không buộc chủ tàu mang đủ thuyền cứu hộ cho tất cả mọi người. Năm 1892, Stead viết thêm một truyện khác cùng chủ đề, dựa trên con tàu chở khách Majestic của chính công ty White Star Line. 20 năm sau, nhà báo này thiệt mạng trong thảm họa Titanic. Còn trước đó lâu nữa, năm 1880 báo chí viết về vụ chìm tàu “Titania” đang đi từ Anh tới Mỹ và bị đâm vào núi băng! Và đặc biệt là việc báo chí, dư luận đều tung hô “Titanic” như con tàu “bất khả chìm” có thể tốt về mặt kinh doanh nhưng làm cho công tác chuẩn bị, cứu hộ và ngay cả tâm lý các hành khách trong lúc xảy ra hoạn nạn cũng vẫn còn chưa thể tin rằng Titanic cũng phải chìm!
-Đáng nhẽ “Titanic” không được khởi hành vào ngày 10/4/1912 đó, bởi lửa bắt đầu cháy trong hầm than trước khi Titanic bắt đầu hành trình định mệnh này. Năm 2008, Ray Boston, một chuyên gia với hơn 20 năm nghiên cứu về hành trình Titanic, cho biết ông tin rằng ngọn lửa than bắt đầu bùng lên trong các cuộc thử nghiệm tốc độ khoảng 10 ngày trước khi con tàu rời khỏi Southampton. Bằng chứng mới, phát sóng vào ngày đầu năm mới, ông Moloney (nhà báo Senan Molony, người đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu vụ đắm tàu Titanic) tuyên bố con tàu đã được chạy lùi vào bến tại Southampton để ngăn hành khách nhìn thấy thiệt hại bên mạn tàu do ngọn lửa đang cháy.Theo một cuộc điều tra của Anh, trong hành trình đến thành phố New York, Mỹ, lửa vẫn cháy. Đây là hiểm họa đối với các thành viên trên tàu. “Chúng tôi không thể dập tắt ngọn lửa. Ông chủ quyết định tăng tốc đến New York, lên kế hoạch sơ tán hành khách, vét hết than trong hầm rồi gọi thuyền cứu hỏa”, J. Dilley, một nhân viên buồng đốt, nói. Tuy nhiên, Titanic va vào tảng băng trôi trước khi nó kịp tới New York. Các thủy thủ khác khẳng định một ngày trước khi tàu gặp nạn, họ đã dập tắt ngọn lửa. Thế nhưng, hỏa hoạn vẫn xảy ra trong gần như toàn bộ hành trình. Đám cháy chưa hẳn đã nguy hiểm vì các hầm than vốn được làm bằng thép. Tuy nhiên, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến thảm họa. Bruce Ismay, giám đốc điều hành của công ty White Star Line, sau này cáo buộc chủ sở hữu tàu Titanic là JP Morgan đã buộc các thủy thủ tăng tốc độ của tàu lên mức tối đa để “kịp đến New York và sơ tán hành khách trước khi vụ nổ xảy ra”. “Cố đấm ăn xôi” – tất nhiên việc hoãn chuyến vượt biển đầu tiên khi vé đã bán rồi sẽ rất tốn kém và ảnh hưởng đến uy tín, nhưng…
-Sự lựa chọn thuyền trưởng Edward John Smith: ông đã rất nhiều năm gắn liền với hãng “White Star Line” và nổi tiếng kinh nghiệm, “thuyền trưởng dành cho các triệu phú” và tất nhiên như vậy ông sẽ rất nghe lời các ông chủ hãng. Nhưng mặt khác có lí do để nghi ngại, bởi lẽ đây là chuyến đi cuối cùng của Smith trước khi về hưu, và tuy kinh nghiệm nhưng ông cũng đã từng gặp vô vàn tai nạn trong nghề. Ví dụ chuyến đi đầu tiên của “Olympic” cũng do Smith điều khiển, thì chưa kịp ra khỏi cảng đã đâm ngay vào chiếc tàu kéo. Và với “Titanic” cũng vậy, ngay khi khởi hành nó suýt đè bẹp một chiếc tàu khác là “New York” (2 tàu chỉ cách nhau có 60 cm!!!) – trong cái may có cái rủi, nếu đâm thì đã không có tai họa Titanic. Sau này rất nhiều tội khác nhau đổ lên đầu ông thuyền trưởng, cũng có tội nặng thật, nhưng ông và ekip đã dũng cảm đón nhận cái chết – đấy có lẽ là lời bào chữa xác đáng nhất cho ông!
Còn “tội” của ông thì nhiều: chọn con đường ngắn nhất những mùa này rất lắm băng trôi để đi (có thể ông cũng bị sức ép “thành tích” trước các ông chủ triệu phú), phóng hết tốc lực khiến độ điều khiển của tàu rất thấp chưa kể đang có đám cháy âm ỉ trong đống than trên tàu, bất chấp 7 báo động về băng trôi của các tàu khác, đi ngủ đúng 15 phút trước khi va đập, mệnh lệnh “sơ tán đàn bà trẻ em trước” của ông thế nào lại bị hiểu là “chỉ có đàn bà và trẻ em mới được sơ tán” nên rất nhiều người chết oan. Quân tướng của ông ta còn chán hơn nữa: điện tín viên Philips trước tai nạn thì coi thường mọi cảnh báo về băng trôi của đồng nghiệp trên những tàu khác, sau cú đâm thì không tập trung gửi điện kêu cứu sớm, khi các tàu khác đang ở gần. Ống nhòm có nhưng chúng được để trong két, còn chìa khóa két thì trong túi quần David Blare, tên sĩ quan này thì lại … ở lại trên bờ (và sau gần 100 năm thì nó được bán đấu giá với giá 90000 bảng Anh!).
-Việc phát hiện ra tảng băng trôi: như đã nói, đêm tối, trời đẹp, biển lặng, không trăng, tảng băng trôi lại là loại “đen” (lật ngược?) nên chỉ nhìn thấy trước khi đâm 40 giây, cách tàu 450m. Titanic là tàu hiện đại duy nhất ở thế kỷ 20 mà không được trang bị đèn chiếu xa! Sau đó là một trong những “bí mật”:
Mỗi gia đình đều có nhưng câu chuyện bí mật, nhưng những người ngoài cuộc đa số là không quan tâm. Tuy nhiên có những ngoại lệ như người phụ nữ có tên Louise Patten. Vào những năm 60, khi cô ấy còn là một đứa trẻ thì bà của cô ấy đã kể cho cô bí mật của gia đình và cảnh báo là nếu tiết lộ ra ngoài thì sẽ mang lại 2 hậu quả nghiệm trọng. Thứ nhất là người ông của cô Charles Lightoller, anh hùng Thế chiến II sẽ bị mang tiếng xấu. Thứ hai là điều đó sẽ phủ định câu chuyện về thảm họa Titanic được công bố chính thức. Có lẽ 2 lí do đó đã khiến cô im lặng suốt 40 năm. Tuy nhiên giờ đây, khi đã 56 tuổi cô lại quyết định kể lại toàn bộ sự thật trong cuốn truyện “Good as Gold” của mình.
“Có lẽ ai cũng nghĩ, sau 100 năm thì còn gì để nói về thảm họa Titanic? Ông của tôi làm trợ lý thứ 2 của thuyền trưởng. Khi tàu đâm vào tảng băng trôi, ông tôi đang ở trong cabin của mình. Sau đó ông đã không chấp hành lệnh trực tiếp và từ chối xuống xuồng cứu sinh, nhưng cuối cùng ông vẫn sống sót.” Thật kì lạ, khi Titanic bị chìm xuống biển, ông đã nhảy xuống nước và cũng bị kéo xuống đáy nhưng vụ nổ dưới đó đã đẩy ông lên trên mặt nước. Sau đó đã có xuồng cứu sinh tìm thấy ông.
Và ông là người sống sót có chức vụ cao nhất nên ông được phỏng vấn ở các cuộc điều tra của chính phủ Mỹ và Anh. Ông được hỏi là sau khi xảy ra va chạm thì ông có nói chuyện với thuyền trưởng và trợ lý thứ nhất William Murdoch không. Nói cách khác là ông có biết rõ điều gì đã xảy ra không? Cả 2 lần ông đều đã trả lời là không. Và cả 2 lần đó ông đều nói dối. Vậy ông muốn giấu điều gì? Sau va chạm, ông, thuyền trưởng và Murdoch đã xuống cabin để lấy vũ khi để đề phòng trường hợp hoảng loạn khi khách trên tàu xuống xuồng cứu sinh. Và họ đã kể sự thật cho ông. Khi nhìn thấy tảng băng trôi, người cầm lái Robert Hitchins đã hoảng loạn và đánh lái nhầm sang bên khác.
Thật ngạc nhiên, tại sao người cầm lái chuyến tàu đầu tiên và đắt giá nhất thế giới vào thời điểm đó lại có thể có một sai lầm ngớ ngẩn như vậy? Tuy nhiên, ông đã giải thích lí do là về mặt kĩ thuật.
“Titanic ra đời khi thế giới đang chuyển từ tàu buồm sang tàu hơi. Ông tôi cũng như đã số những người dày dặn kinh nghiệm đều bắt đầu từ tàu buồm. Trên tàu buồm, khi cần chuyển hướng sang 1 bên thì phải đánh lái sang bên ngược lại. Và người cầm lái đã bị cuống nên đã đánh lái theo tiềm thức như đã được dạy trước đó. Tàu chỉ có 4 phút để đổi hướng và khi Murdoch phát hiện sai lầm và cố gắng sửa chữa thì đã quá muộn.“ Sau này người ta còn chứng minh được rằng nếu không đánh lái, cứ để tàu đâm trực diện vào băng, thì có lẽ hy sinh 2 khoang với hành khách, nhưng con tàu không chìm mà còn đi được về đích cơ. “Nếu”… thì không tính!
Ngoài ra, ông đã tiết lộ một bí mật còn khủng khiếp hơn. Người lái Hitchins mắc sai lầm, nhưng ông chủ công ty White Star Line sở hữu Titanic Bruce Ismay (sau đó cũng sống sót) đã ra lệnh định mệnh! Tảng băng trôi đã bị đâm vào chỗ yếu nhất của tàu. Tuy nhiên tàu vẫn còn có thể nổi một thời gian khá dài nữa. Nhưng ông Ismay lại nghĩ khác. Ông không muốn tàu bị chìm hoặc được kéo về cảng. Titanic được quảng cáo là không thể bị chìm mà! Vậy nên ông đã ra lệnh cho tàu tiến lên một chút.
Nếu Titanic ở yên vị trí đó thì có thể sẽ còn nổi được ít nhất đến khi có tàu cứu hộ tới và sẽ không có ai chết. Nhưng tàu đã tiến lên và áp suất của nước đã làm vỡ các cửa sổ và nước đã trào vào từng cabin một.
(Một câu hỏi khác là tại sao ông ấy là một người trung thực nhưng đã nói dối trong suốt đời còn lại? Ông ấy đã giải thích là sau thảm họa, Ismay đã thuyết phục ông im lặng vì nếu sự thật được tiết lộ thì công ty bảo hiểm sẽ không chi trả cho White Star Line, đồng nghĩa với việc công ty bị phá sản và rất nhiều người mất việc làm. Và ông đã quyết định giữ im lặng để những người khác không bị mất việc. “Vậy tại sao đến tận bây giờ tôi mới quyết định tiết lộ bí mật đó? Tôi cũng không chắc tôi làm như vậy là đúng hay không. Giờ tôi là người cuối cùng trong gia đình biết sự thật còn sống. Tôi nghĩ thế giới phải biết sự thật. Vì nếu lỡ mai tôi chết thì bí mật đó sẽ chết theo tôi.”)
-Mọi nghiên cứu vết thủng sau này đều chỉ rõ rằng đã có một vụ nổ trên tàu, và nhiều người thoát chết đã nghe thấy tiếng nổ. Nhưng đâu là nguyên nhân, đâu là hệ quả thì còn chưa xác định được, có lẽ đám cháy than âm ỉ gây nên vụ nổ nồi hơi. Tuy vậy khó hiểu rằng mọi lời khai của các nhân chứng về vụ nổ biến đi đâu mất một cách kỳ lạ!
-Số người được cứu đáng nhẽ phải lớn hơn nhiều! Đó là sự chỉ đạo không thật quyết đoán của thuyền trưởng, hành khách chưa cảm nhận ngay được độ nguy hiểm của tình huống (nhạc vẫn chơi, tàu chỉ dần nghiêng 11 độ nên không phải quá nhiều, và hơn hết là sự tuyên truyền trước đó của dư luận, rằng “Chúa cũng không thể nhấn chìm được Titanic”). Đáng nhẽ biết ít xuồng cứu hộ thì mỗi xuồng phải chở tối đa số người (65-70 người) thế nhưng nhiều xuống có 20 người đã bơi đi. Vụ va chạm xảy ra lúc 23:45. Sau đó mất khá nhiều thời gian để đánh giá tổn thất và ra quyết định sơ tán, xuồng cứu hộ được đưa xuống nước sau tận 40 phút. 2 xuồng cuối cùng được đưa xuống vào lúc 2:05, lúc đó tàu đã quá nghiêng, và lúc 2:20 thì mọi thứ đã kết thúc. Còn 2 xuồng vẫn chưa kịp đưa xuống nước. Nhiều người mắc kẹt trong tàu, nhiều người chết vì lạnh, cũng như “số đen” là tàu Caliphornian ngay gần đấy nhưng điện tín viên không bắt được tín hiệu kêu cứu của Titanic (Từ Titanic, thuyền trưởng nhìn thấy đèn của một tàu khác ở gần và đã bắn pháo sáng cho họ. Nếu tàu đó tiến lại gần với Titanic thì đã có thể cứu được rất nhiều người, thậm chí những người đã rơi xuống nước. Rất tiếc lúc đó người trực radio của “Californian” đã đi ngủ, và thuyền trưởng đã không phản ứng, dù người trực trên tàu đã báo cáo ngay. Họ nhìn thấy chính Titanic trong ánh sáng của pháo sáng chứ không chỉ pháo sáng thôi. Thời đó pháo sáng chỉ có mỗi một ý nghĩa là kêu cứu. Nếu thuyền trưởng không chắc về lí do bắn pháo sáng thì ông chỉ cần gọi cho người trực radio để biết lí do. Tuy nhiên họ đã không làm gì. Lại có tàu săn hươu trộm “Samson” của Na Uy, thấy pháo sáng của Titanic cứ ngỡ bị cảnh sát biển đuổi nên tháo chạy trối chết – chứ không chỉ mình tàu đó là đủ cứu hết hành khách trên Titanic…
Tận 3 tiếng sau mới có tàu khác “Carpathia” của đối thủ cạnh tranh Cunard Line đến hỗ trợ – rất may là tàu này hành xử rất quyết đoán và phóng đến với vận tốc 17,5 dặm/giờ mặc dù theo thiết kế nó chỉ chạy nhanh nhất 14 dặm/giờ! Thuyền trưởng Rostron tự đứng lái, và tất cả những ai có thị lực tốt nhất đã cùng quan sát để tránh các tảng băng trôi!). (“Olympic” cũng bắt được tín hiệu và muốn tới cứu người anh em cùng hãng ngay, nhưng ở xa quá).
-một hiện tượng mà bên bảo hiểm đặc biệt lưu ý: chỉ mấy tiếng trước chuyến vượt đại dương thì nhà tài phiệt JP Morgan và cũng là ông chủ đích thực của “Titanic” hủy vé với lý do bận việc, cùng với ông có tới vài chục khách khứa được ông mời đi chuyến này. Không ai có thể chứng minh có điều gì uẩn khúc, nhưng công ty bảo hiểm thực ra có thể dùng đó như một cớ để từ chối (hoặc ít nhất kéo dài điều tra) – nhưng không phải trong trường hợp này, ảnh hưởng và quyền thế của nhà tư bản này quá lớn!

CHÌM NHƯ THẾ NÀO có thể xem theo real time tại đây:

https://www.facebook.com/dulichdieuhanh/videos/410480382856230/

NHỮNG NGƯỜI THOÁT CHẾT KỲ LẠ:

2 nhân vật có lẽ được đặc biệt chú ý. Bruce Ismay – giám đốc hãng tàu đã lẻn được xuống thuyền cứu hộ lúc nào mà ít ai để ý thấy – ông ta thoát chết nhưng sống cuộc đời còn lại trong ô nhục, trong khi tất cả các thành viên tổ lái đã hành xử vô cùng đàng hoàng và anh dũng, thuyền trưởng và thuyền phó thứ nhất đã cùng chết với con tàu. Và cô ý tá Violett Jeckson – người không những thoát hiểm trong gang tấc từ chiếc “Titanic” mà trước đấy còn có mặt trên tàu “Olympic” khi nó va phải chiếc tàu kéo “Hoke”, và sau đó lại thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc khi “Britannic” bị đánh chìm. Và người phụ nữ này còn làm việc tiếp trên hạm đội, tất cả 53 năm…

NGUYÊN NHÂN THẢM HỌA:

-Nguyên nhân thực tế:

Đâm vào tảng băng trôi! “Đó là một cơn bão hoàn hảo của các yếu tố phi thường đến với nhau: lửa, băng và sự sơ suất mang tính tội ác”. Đám cháy than leo lét đã làm yếu độ chịu lực của kim loại, lại thêm các đinh tán chất lượng kém không chịu được áp suất nước nên bung ra, với một vệt xước dài tới 90 m ở đúng vị trí thì việc chìm tàu chỉ là vấn đề thời gian. Hãng tàu đã dùng mọi cách để đổ lỗi cho “thời tiết” tương đối thành công, nhưng đến khi người ta khám phá ra nơi tàu chìm, và bắt tay vào khảo cứu thì lỗi của hãng tàu là không thể chối từ. Nhưng than ôi lúc đó hầu như tất cả nhân chứng và nạn nhân đã thành người thiên cổ, còn “White Star Line” đã từ lâu nhập lại cùng với kẻ cạnh tranh “Cunard Line” và sau thì bị nuốt hẳn.

-Nguyên nhân sâu xa:

JP Morgan (Mỹ) và các ông chủ đích thực của “White Star Line” cũng như nhiều hãng tàu quốc tế khác muốn dựng 3 con tàu ngoại cỡ và xa hoa để lấy tiếng tăm, nhưng thực ra người Mỹ không hề muốn Anh hay Đức vượt mặt trong lĩnh vực này. Một bí ẩn khác – chủ công ty «White Star Line» sở hữu Titanic, John Morgan, đã hủy vé trước 24 tiếng và rút lại hành lý là bộ sưu tập tranh nổi tiếng. Ngoài Morgan, chỉ trước 1 ngày đã có 55 người hủy vé, đều là hành khách hạng 1 và đối tác và bạn bè của Morgan. Trước đây không ai để ý việc này, nhưng mãi sau các nhà khoa học đã kết luận là vụ Titanic trở thành vụ thảm họa lớn đầu tiên với mục đích chiếm quyền bá chủ của thế giới.
Các tỷ phú điều khiển cả thế giới, mục đích của họ là quyền lực vô tận. Thảm họa Chernobyl, sụp đổ Liên Xô, vụ tháp đôi 11/9 – đều là các mắt xích trong 1 chuỗi. Titanic không phải là thảm họa được dàn xếp đầu tiên. Nhưng tại sao họ lại quyết định cho Titanic gặp nạn? Câu trả lời có thể nằm trong các sự kiện đầu thế kỉ XX. Những năm đó ngành công nghiệp bùng nổ – động cơ xăng, ngành hàng không phát triển mạnh mẽ, công nghiệp hóa, sử dụng điện trong mọi lĩnh vực… Các quốc gia dẫn đầu về kinh tế hiểu là sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi trật tự trên thế giới. Họ hiểu là khi ngành công nghiệp bùng nổ thì các nước được coi là hạng 2 trên thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ và trật tự khác sẽ được lập trên thế giới và họ sẽ mất quyền kiểm soát. Nên họ quyết định nhắc lại ai là chủ của thế giới. Việc quảng bá con tàu rầm rộ chưa từng có cũng nằm trong kế hoạch này. Họ sẽ cho con tàu gặp nạn (chứ không phải là chìm), thiệt hại sẽ chẳng bao nhiêu vì có bảo hiểm, có lẽ cũng chưa chắc có thiệt hại về người, nhưng Titanic phải kết thúc nhục nhã… nhưng người tính không bằng trời tính!

-Nguyên nhân về tâm linh:

Titanic là tác phẩm và phương tiện vận chuyển lớn nhất do con người tạo ra vào thời điểm đó. Đó là con tàu “đưa ra lời thách đố với Chúa Trời”. Cả chủ tàu lẫn các chuyên gia đóng tàu đều huyễn hoặc rằng “Titanic không thể chìm, kể cả Chúa Trời cũng không nhận chìm được nó đâu”. Sự kiêu ngạo và coi thường thiên nhiên đã gây nên thảm họa Titanic! Tất nhiên chả có Chúa Trời nào ra oai nhận chìm con tàu với hơn 1500 nhân mạng, nhưng trong tự nhiên thiếu gì thế lực khủng khiếp mà con người thì lại quá vô minh, nhỏ bé, mong manh. Sau đó 4 năm số phận tương tự lại đến với “Britannic” – người anh em cũng được tung hô là “hoàn hảo” của “Titanic” và nó được cải tiến hơn “Titanic” nhiều thật! Theo thiết kế thì nó dù có trúng mìn ở 2 chỗ và ngập 6 khoang tàu trong nước may ra mới có thể chìm, thế mà nó đã chìm nhanh gấp 3 chỉ vì vướng một quả mìn! Cho đến nay các nhà khoa học cũng chưa rõ hoàn toàn nguyên nhân Britannic chìm!
Hơn một thế kỷ sau loài người đã thông minh, mạnh mẽ hơn nhiều nhưng đủ khôn ngoan để không khiêu khích thiên nhiên nữa. Titanic mãi sẽ là vụ đắm tàu nổi tiếng nhất mặc dù về số lượng nạn nhân thì nó mới xếp thứ 4. Năm 2020 người ta sẽ hạ thủy Titanic 2, lúc đầu họ dự tính cho tàu đi theo đúng hành trình cũ, thế rồi nghĩ lại, “biết sợ” và sẽ đưa tàu tới vùng biển Dubai…

BONUS:

Hậu trường cảnh quay bộ phim:

http://www.topdulichtrainghiem.com/2019/03/hau-truong-canh-quay-bo-phimtitanic.html

Những cảnh bị cắt đi (vì dài quá) rất hay:

https://www.facebook.com/dulichdieuhanh/videos/624231631331368/

Ảnh: sưu tầm.

Người đàn ông bị cả nước Nhật tẩy chay vì sống sót trong thảm kịch Titanic | KILALA
Trên tàu 1316 hành khách và 908 thành viên thủy thủ đoàn. 2224 người, chỉ cứu được 711, còn lại đại dương là nấm mồ cho 1513 người khác!
Không có mô tả ảnh.
Quảng cáo ngút trời…
Không có mô tả ảnh.
Lần duy nhất Olympic đứng cạnh Titanic…
Titanic và lý do thế giới bị mê hoặc bởi câu chuyện về con tàu
Chuyến đi định mệnh
Không có mô tả ảnh.
Nữ y tá này đã sống sót sau cả 3 vụ đắm tàu lịch sử, bao gồm cả Titanic
Nữ y tá Violett Jeckson – người đã trải qua cả 3 thảm họ với “Olympic”, “Titanic” và “Britannic”… Và cuộc đời làm việc cô không rời biển!