CHỢ LỚN XƯA VÀ NAY
_Giáo sư Trần Chính Hoằng tại Sở Nghiên cứu chỉnh lí cổ tịch,đại học Phục Đán,Trung Quốc viết: “Như chúng ta đã biết, Đề Ngạn 堤 岸 chính là bờ đê (đê Ngạn) Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam), xưa nay vốn là khu tụ cư của Hoa kiều.Tuy nhiên,học giả An Chi bác bỏ quan điểm này. Ông cho rằng cách giải thích này là “ngớ ngẩn” vì Sài Gòn không hề có đê.Theo ông,ban đầu chữ Đề Ngạn được Hoa Kiều tại Chợ Lớn viết là 提 岸 với chữ Đề 提 có bộ “thủ” 扌mà sau này vì cố muốn hiểu là bờ đê nên người ta mới đổi cách viết thành Đê Ngạn 堤 岸 với chữ Đê 堤 có bộ “thổ” 土. Cả 提 
岸 và 堤 岸 đều đồng âm và đọc là “Thầy Ngòn” trong tiếng Quảng Đông,và đều là cách phiên âm địa danh “Sài Gòn” trong tiếng Việt.Ông An Chi cũng cho rằng,trước khi thành phố Sài Gòn (khu vực Quận 1 và Quận 3 hiện nay) được thực dân Pháp thành lập thì Sài Gòn là tên của khu vực mà sau này là trung tâm của Chợ Lớn,còn nơi mà sau này gọi là Sài Gòn thì trước đó có tên Bến Nghé.
_Từ trước năm 1698,ở Đề Ngạn (mà sau này gọi là Chợ Lớn) đã có làng Minh Hương của người Hoa (vì không thần phục nhà Thanh,họ đã rời bỏ Trung Quốc sang định cư ở miền Nam Việt Nam.Tuy nhiên, vùng đất ấy trở nên đông đúc kể từ khi người Hoa ở Cù Lao Phố (tức Biên Hòa ngày nay) chạy tới đây lánh nạn sau khi nơi ở của họ bị quân Tây Sơn tàn phá năm 1776.
_Chợ Lớn là tên của khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tẻ trải dài từ Quận 5 và Quận 6 ở Sài Gòn nay là Thành phố Hồ Chí Minh.Khu vực này trước kia lập thành một thành phố riêng biệt với Sài Gòn:thành phố Chợ Lớn.Trong những năm 1930_1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau.
_Năm 1776,vùng đất Sài Gòn (tức vùng Chợ Lớn ngày nay, còn Sài Gòn ngày nay trước kia được gọi là Bến Nghé) là nơi định cư của người Hoa ở Cù Lao Phố (tức Biên Hòa ngày nay) sau khi chạy lánh nạn do chiến tranh giữa Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn.So với Cù Lao Phố,Sài Gòn có nhiều lợi thế hơn hẳn do có giao thông thủy bộ rất thuận lợi.Theo phong tục tập quán,người Hoa thường lập chợ khi đến nơi định cư mới nhằm có chỗ để trao đổi hàng hoá.So với chợ Tân Kiểng của người Việt thì chợ Sài Gòn (khu vực Bưu điện Chợ Lớn ngày nay) có lớn hơn nên được người dân nơi đây gọi là Chợ Lớn.
_Chợ Lớn ngày càng phát triển sung túc,nhiều người dân từ nơi khác tập trung đến làm ăn mua bán.Chợ trở nên chật hẹp không thể phát triển thêm.Chính quyền tỉnh Chợ Lớn thời đó cũng dự định xây dựng chợ mới nhưng chưa tìm được đất. Hay tin,Quách Đàm bỏ tiền ra mua mảnh đất sình lầy rộng trên 25.000 m² ở thôn Bình Tây và cho san lấp bằng phẳng, xây dựng chợ mới bằng bê tông cốt thép tặng nhà nước. Riêng Ông chỉ xin xây dựng mấy dãy phố lầu xung quanh chợ và dựng tượng Ông chính giữa chợ sau khi Ông qua đời.
_Quách Đàm,thương hiệu Thông Hiệp (1863_1927,theo ghi khắc tại bệ đá thờ Ông trong hoa viên của chợ),người được xem như thần tài của chợ Bình Tây,người làng Triều An,Long Khanh,Triều Châu,Trung Quốc rời quê hương với hai bàn tay trắng.
_Thuở ban đầu Ông đi thu mua ve chai, lông vịt và các loại nguyên liệu phế thải để kiếm sống qua ngày.Nhờ đức tính cần cù chịu khó,lại giỏi tính toán,bán buôn Ông dần trở thành người giàu có.Khi được chính quyền tỉnh Chợ Lớn đồng ý, Ông tổ chức xây chợ mới theo lối kiến trúc Trung Quốc và áp dụng kỹ thuật xây dựng hiện đại của Pháp thời bấy giờ.Riêng tượng Ông Quách Đàm bằng đồng được thuê đúc tận bên Pháp.Sau khi mất tượng Ông Quách Đàm được gia đình ông dựng lên vào năm 1930 trên bệ cao,dưới chân tượng có kỳ lân chầu và rồng phun nước.Hiện nay,tượng của Ông được lưu giữ và bảo quản tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
_Chợ mới sau khi xây xong rất khang trang,sạch sẽ trên khuôn viên đất khá rộng nên được người dân gọi là Chợ Lớn Mới.Ngay sau khi được đưa vào hoạt động,với lợi thế về giao thông thủy bộ cũng như tay nghề kinh doanh của bà con tiểu thương người Việt và người Hoa,Chợ Lớn Mới nhanh chóng trở thành khu kinh doanh sầm uất,giữ tính chất đầu mối bán buôn khắp Nam kỳ lục tỉnh,trong nước và các nước láng giềng cho đến ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
_Ngày sau ngày giải phóng,chính quyền Cách mạng tiếp nhận quản lý,sắp xếp cho nhân dân tiếp tục mua bán phục vụ hàng hóa cho cả nước và các nước bạn Lào,Campuchia,Trung Quốc và đổi tên chợ là chợ Bình Tây cho đến ngày nay.Năm 1992,tiếp tục phát huy thế mạnh của chợ,UBND Quận 6 tổ chức sửa chữa nâng cấp nhà lồng chợ thêm một tầng lầu. Năm 2006 tiếp tục đầu tư cải tạo sửa chữa khu vực Trần Bình – Lê Tấn Kế khang trang sạch đẹp,chợ Bình Tây vì thế trở thành một trong những ngôi chợ lớn của thành phố với 2.358 quầy sạp.Khu vực nhà lồng chợ có 1446 sạp,trong đó tầng trệt là 698 sạp,tầng lầu có 748 sạp.Khu vực ngoài nhà lồng có 912 sạp,trong đó Trần Bình có 408 sạp,Lê Tấn Kế có 328 sạp, Phan Văn Khỏe là 176 sạp.Các ngành hàng được bố trí,sắp xếp hợp lý,tập trung theo từng khu vực kinh doanh nhằm phát huy thế mạnh của từng ngành hàng.Bà con người Hoa vẫn tập trung về chợ làm ăn mua bán mà đa số là người Hoa sinh sống tại các quận 5, quận 6 và quận 11.Tiểu thương người Hoa hiện chiếm tỷ lệ 25% số lượng hộ kinh doanh tại chợ Bình Tây.
_Trải qua hơn 80 năm hình thành và phát triển,chợ Bình Tây ngày nay vẫn giữ được vị thế của một chợ đầu mối bán buôn lớn của thành phố và của quận 6 mặc dù có sự cạnh tranh khá quyết liệt của các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại trong những năm gần đây.Tuy nhiên,với lối kiến trúc cổ xưa của Trung Quốc và bề dày lịch sử lâu năm nên chợ đang mở ra một hướng phát triển mới đó là điểm du lịch tham quan mua sắm nhiều tiềm năng cho khách du lịch trong và ngoài nước.
_Hàng năm có trên 120.000 lượt khách du lịch người nước ngoài đến tham quan và mua sắm tại chợ do các Công ty du lịch của cả nước đưa tới, trong đó nhiều nhất là Công ty du lịch Sài Gòn.Đến với chợ Bình Tây,du khách vừa được ngắm nhìn kiến trúc cổ, tìm hiểu lịch sử của chợ và mua sắm với giá cả phù hợp.
_ Cuối năm 2017,chợ Bình Tây đã được trùng tu và giữa tháng 11/2018,chợ Bình Tây đã hoạt động trở lại sau hơn 1 năm di dời các hộ buôn bán ra chợ tạm trên đường Tháp Mười.
Theo Đna Thích