Hiểu cho
đúng nghĩa vô thường của đạo Phật
Vô thường là thuật ngữ Phật giáo, ai là Phật tử đều cũng đã từng nghe.
Nhưng để hiểu cặn kẽ sâu sắc, với người mới đến với đạo Phật thì cũng phải thao
thức mới thấy được.
Bởi vô thường nằm trong Tam pháp ấn của Nhà Phật. Theo lẽ thông thường, Vô
thường là trái nghĩa với bình thường đang diễn ra. Giáo lý đạo Phật tế vi lại
nói: mọi diễn tiến của sự vật, hiện tượng cũng như con người đều thay đổi từng
sát-na. Vậy nên cố nhà thơ Chế Lan Viên có câu: “Mỗi giờ mỗi phút mỗi
giây/ Ta đều thấy những gì ở đời không giống trước”. Đạo Phật nói vô
thường là để giúp cho người tu nhận chân ra lẽ thật của đời sống con người là
hạn cuộc ngắn ngủi giúp khắc phục sự rải đãi mà tinh tấn trên con đường tu Giác
ngộ-giải thoát khổ đau. Nhưng thực tế, hai từ này được tiếp cận trong đời sống
có sự khác biệt.
Buổi đầu đến với đạo Phật, người viết bài này tuy cũng đã được các thầy nói và
giảng giải về hai từ vô thường nêu trên, nhưng vẫn chưa hiểu được đến nơi đến
chốn, bởi tập khí, tập tục nhiều đời suy nghĩ theo lề thói thế gian pháp (Thế
lưu bố tưởng) có nghĩa là “mọi sự đếu vô thường lo nghĩ làm chi” theo
kiểu an ủi mất mát thuộc về vật chất và tinh thần khi bị thua thiệt. Đặc biệt
là ở phạm trù sinh tử, khi đề cập về sự vô thương (tức sự chết) người nghe bỗng
trở nên choáng váng và tiêu cực mất niềm tin. Nhưng thực tế, giáo lý đạo Phật
vi diệu ẩn áo nói về sự vô thường lại mang mục đích và hàm nghĩa chỉ cho sự
tích cực, khác hoàn toàn theo lối nghĩ của thế gian.
Theo Phật học Từ điển của Đoàn Trung Còn, Vô thường là “Không thường,
không chừng. kêu trọn chữ: vô-thường biến dị. Lúc có lúc không, khi này khi
khác, biến chuyển không ngừng. Như mới sống thoạt chết, mới trẻ liền già, mới
mạnh thoạt yếu, mới khỏe liền đau. Trong thế gian tất cả các pháp hữu vi đều
sinh, diệt, biến đổi, lưu chuyển không một chút nào yên trụ thảy đều vô
thường.” Trong Niết-bàn kinh quyển 10, Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát có bạch
Phật rằng: “Như những vật ở thế gian, trước không nay có, có rồi trở
lại không. Những vật như vậy, thảy đều là vô thường”. Trong Nghi thức
Bồ-tát giới kinh có câu: Nhân mạng vô thường, quá ư sơn thủy, kim nhật tuy tồn,
minh nhật nan bảo (mạng người vô thường, còn mau hơn nước chảy trên non; hôm
nay dầu còn, ngày mai khó giữ). Theo từ điển trên, Vô thường còn có hai thứ đó
là: “Nhi vô thường: sát-na vô thường, tức trong phút chốc trải qua
bốn tướng sinh, trụ, dị, diệt; hai là Tương tục vô thường: trong một kỳ hạn,
bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt nối tiếp nhau mà hiện ra.”
Theo các Tổ thầy dạy, giáo lý vô thường trong đạo Phật không phải là một lý
thuyết, luận thuyết. Nói vô thường là một sự thật. Và sự thật này đỏi hỏi chúng
ta phải thực tập, quán chiếu thể nhập chứng ngộ.
Kinh điển Phật giáo thường dùng những hình ảnh như ánh chớp, sương mai, bọt
nước để nói lên đặc tính vô thường, ngay nơi sinh thường diệt của vạn vật. Kinh
Kim Cang nói tất cả pháp hữu vi “như mộng như huyễn, như trong bóng nước, như
sương mai, như tia lửa lóa trên bầu trời.” Kinh Lăng già cho rằng các pháp hữu
vi “Không thật, mau như điện chớp, thế nên nói là hư huyễn” Sự
thật là vậy, nhưng không phải ai cũng thấy và chấp nhận, đó là nguyên nhân của
khổ đau, hệ lụy. Do đó chúng ta phải thực tập để dễ nhập và chứng ngộ sự thật
này.
Trước hết là thực tập quán thân thể là vô thường. Ta từ khi cha mẹ sinh ra, rồi
lớn lên, trưởng thành, thời gian sau bắt đầu già nua, bệnh tật và cuối cùng
phải chết. Quá trình sinh, trụ, hoại, diệt ấy là vô thường, diễn ra trong từng
giây phút. Chúng ta lớn lên từng ngày cũng có nghĩa là chúng ta đã chết đi từng
ngày, tức là chúng ta đang vô thường thay đổi ( lý lẽ này từ cổ chí kim không
sai chạy). Bởi ta hôm nay đã không phải là ta hôm qua. Phật học gọi sự thay đổi
này là không phải một, không phải khác (phi nhất phi nhị). Cũng như nhìn xuống
dòng sông, ta thấy dòng sông không có gì thay đổi, vẫn là sông ấy, đó là không
phải khác. Nhưng nếu quán chiếu ta thấy tất cả lượng nước trong dòng sông giây
phút trước đã không còn nữa, mà đã thay vào đó lượng nước khác rồi, dòng sông
khác rồi, đó là không phải một. Thân thể ta cũng vậy.
Chúng ta quán chiếu thân thể cũng như thế, không phải để thấy cái thân thể này
vô thường, không bền chắc rồi mình bỏ bê hay hủy hoại nó. Hiểu như vậy là hiểu
sai về giáo lý vô thường. Cho thân này thường còn là một tà kiến, mà chấp thân
này đoạn diệt cũng là tà kiến. Đức Phật dạy chúng ta hãy quán chiếu thân thể là
vô thường, nó rất dễ mất, để chúng ta đừng chấp thủ, đừng luyến ái mà khổ đau.
Ngược lại ta phải sử dụng tấm thân mong manh khó được này vào mục đích tìm cầu
giải thoát, cũng đừng vì tấm thân tạm bợ này mà tạo nghiệp bất thiện, gây khổ
đau lâu dài về sau. Chúng ta phải sử dụng cái thân này như sử dụng một chiếc
thuyền, gọi là thuyền pháp thân, để bơi qua dòng sông sinh tử, bằng những việc
làm có ý nghĩa, lợi mình, lợi người đưa đến an lạc hạnh phúc.
Quán thân vô thường cũng như vậy, chúng ta tìm hiểu và học đạo Phật xuất phát
từ quan điểm giá trị nhân sinh của tôn giáo, nhận thức năm uẩn (sắc, thọ,
tưởng, hành, thức), các hành vô thường là khổ. Kinh Tạp A-hàm, số 437 nói như
thế này: “Vì tất cả các hành là pháp biến dịch, nên ta nói hễ có sở thọ
thì đều khổ”. Sở thọ tức là các cảm thọ, càm giác của con người. Tựu trung
thì có ba: cảm thọ khổ, cảm thọ vui và cảm thọ trung tính (tức không khổ không
vui). Tất cả các cảm thọ ấy là vô thường, luôn luôn thay đổi. thực tế ta thấy
rõ ràng là không ai vui hoài mà cũng không ai khổ hoài. Cuộc sống của con người
là một chuỗi dài tiếp nối những niềm vui và nỗi buồn, đan xen giữa khổ đau và
hạnh phúc. Tất cả đều lặng lẽ trôi qua, và tâm niệm chúng ta luôn luôn thay
đổi, trong từng sát-na sinh diệt.
Qua lời Phật dạy, chúng ta thấy chẳng những các khổ thọ mới là khổ, mà ngay cả
lạc thọ cũng đều vô thường nên cũng là khổ “Các thọ đều là khổ”. Thế
nhưng, lời dạy này của đức Phật gây ngộ nhận khi suy nghĩ một chiều. Bỏi vì,
khổ hay không còn tùy thuộc vào nhận thức của con người. Sự thật các pháp vô
thường mà cho rằng thường hằng, không thay đổi, đây là nguyên nhân của khổ đau.
Thực tế, sự vật, hiện tượng luôn thay đổi mà chúng ta tưởng là thường tại.
Chúng ta muốn nó không thay đổi, như muốn trẻ mãi không già và nhiều thứ tham
muốn khác. Chính nhận thức và ước muốn sai lạc này làm phát sinh đau khổ. Ta
đau khổ không phải vì mọi chỗ, mọi vật vô thường biến đổi, băng hoại mà ta khổ
não chính vì chủ quan tham đắm những thứ mình ham thích và khát ái không ở lâu
dài với mình.
Hoàn cảnh chúng ta sống cũng bị chi phối. hoàn cảnh ở đây được hiểu là cho tất
cả mọi sự vật, hiện tượng, từ sơn hà đại địa cho đến cành cây ngọn cỏ xung
quanh ta, tất cả đều là vô thường, biến đổi. Có người nhìn thấy ngọn núi nơi
quê hương mình sinh ra và gắn bó với nó trải qua bấy nhiêu năm, mà vẫn luôn
sừng sững nên không tin rằng ngọn núi vô thường. thực tế tất cả dang thay đổi,
có điều quá trình thay đổi thành, trụ, hoại, diệt của mỗi sự vật hiện tượng xảy
ra tiệm tiến (dần dần) trong khoảng thời gian dài ngắn mà thôi.
Dù dài hay ngắn cũng sẽ thay đổi trong từng sát-na. Theo các Tổ thầy dạy: vì sự
vật biến chuyển không ngừng cho nên sự vật không duy trì được tính cách đồng
nhất tuyệt đối của nó. Vô thường là một tên khác của Vô ngã. Đứng về mặt thời
gian, sự vật là vô thường, đứng về mặt không gian, sự vật là vô ngã. Theo đạo
Phật, vô thường còn có nghĩa là vô tướng (còn gọi là không) vì thực tại của vạn
hữu thoát ra ngoài mọi khái niệm và ngôn từ. Vô thường cũng là duyên khởi, vạn
vật do nhân duyên nương vào nhau mà sinh khởi và tồn tại.
Kinh Tạp A-hàm ghi: “Sắc là vô thường. Nhân và duyên sinh ra các sắc
cũng vô thường. Vậy, các sắc được sinh từ nhân và duyên vô thường, làm sao có
thể là thường được?”. Hơn nữa, “Sắc không phải là ngã. Nếu sắc
là ngã, không nên ở nơi sắc mà bệnh, khổ sinh và cũng không thể có ước muốn
khiến như vậy hay như vậy đối với sắc. Vì sắc là vô ngã cho nên ở nơi sắc có
bệnh khổ sinh và nó cũng có ước muốn khiến như vậy, hay không như vậy đối với
sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.”
Hiểu thấu vô thường là có trí tuệ biết tới chỗ cốt lõi bên trong của vạn hữu,
gọi là vô ngã trí. Nói vô ngã là nói về không gian của một hiện tượng. Hiểu thấu
tính vô thường biến động trong vạn vật thì ta hết u mê bám víu. Ta đạt được đức
Thường của Niết-bàn (thường, lạc, ngã, tịnh) thì ta có phân biệt tốt xấu, ngon
dở nhưng không bị dính mắc vào cảm giác, vì ta có trí tuệ biết rằng nó là vô
thường biến đổi, không nắm giữ bởi thói quen một chiều tham đắm, đò hỏi.
Theo đạo Phật, Quán chiếu về thực tướng vô thường của cuộc đời để nhận thức
được rằng, tất cả mọi sự vật đều có ngày phải tàn hoại, tan rã. Do đó giúp
chúng ta biết quý trọng từng giờ phút của sự sống, biết sống trong tỉnh thức,
chính niệm chứ không phải “yếm thế tiêu cực”.
Như đã đề cập, nguyên nhân của khổ là sự vật vô thường mà chúng ta tưởng là
thường. Trong kinh Đại bảo tích có kể câu chuyện con chó bị ném cục đá, nó chạy
theo cục đá mà sủa, vì tưởng cục đá là nguyên do làm nó đau. Con chó đâu biết
rằng nguyên nhân làm nó đau là người ném cục đá. Cũng như vậy, vô thường không
gây ra khổ, mà chính vì nhận thức sai lầm của ta, cho những gì vô thường là
thường tại, nên ta khổ..
Để hiểu tác dụng và lợi ích của quán chiếu vô thường trong Phật giáo, chúng ta
cùng nhau tìm hiểu hai từ Quán chiếu.
Vậy quán chiếu là gì?
Quán chiếu là: tham thiền suy xét mà chiếu thấy, cao hơn là đạt tới trí huệ
chân thật do mình quán tưởng mà chiếu thấy thật tướng.
Vậy, quán vô thường theo giáo lý đạo Phật là việc làm vô cùng quan trọng. Bởi
vì thứ nhất, nó cho chúng ta biết những gì đang diễn ra trong giờ phút hiện tại
là vô cùng quý giá và đẹp đẽ, chúng ta phải chân trọng, giữ gìn cho ta và cho
người xung quanh ta. Thứ hai, khi thấy tình trạng hiện tại không được như ý thì
chúng ta cũng không chán nản. Sự vật vô thường, nên cho ta niềm tin mọi việc
đều có thể thay đổi. Nếu chúng ta biết chuyển thì ngày mai tình trạng sẽ thay
đổi. Ví dụ, một học sinh ngang ngạnh, ta tin rằng có thể giáo dục em trở thành
người tốt. Nhưng một em học sinh ngoan, nếu không chăm sóc thường xuyên (chủ
quan) không giữ gìn thì cái dễ thương của em sẽ mất. Còn theo Phật giáo, tu là
chuyển nghiệp xấu thành tốt. Đó là bài học vô cùng giá trị từ vô thường.
Thực tập quán vô thường, có thể giúp ta vài điểm như sau:
– Thấy rõ vô thường, chúng ta ý thức được cái gì đang có trong giây phút hiện
tại là quý giá. Nên chân trọng chăm sóc, vun tưới, nuôi trồng.
– Khi thấy tình trạng hiện tại không được như ý thì ta cũng không chán nản. Tất
cả đều vô thường, nếu ta biết cách chuyển hóa thì ngày mai tình trạng sẽ thay
đổi.
– Thấy vô thường của vạn vật, chúng ta có thể dứt trừ tham ái, giữ tâm bình
thản trước mọi hoàn cảnh đổi thay bất ngờ. Có được sự an tịnh trong tâm, không
đi tìm những dục lạc tạm bợ và đi tìm hạnh phúc chân thật, thường còn.
– Quán chiếu về tính vô thường của vạn vật có công năng trừ diệt si mê. Ta
không chán ghét mọi vật mà tiếp xúc và ứng xử với vạn vật bằng tuệ giác, nghĩa
là không tham đắm và vướng mắc.
Kinh A-hàm nói: Đối với sắc (thọ, tưởng, hành, thức) không biết, không rõ,
không đoạn tận, không ly dục, tâm không giải thoát, thì không thể đoạn trừ khổ
não, không vượt qua khỏi sự sợ hãi về sinh, già, bệnh, chết. Do đó, đức Phật
khuyên các Tỳ-kheo phải luôn quán chiếu để thể ngộ năm uẩn là vô thường. “Các
ông hãy quán sát sắc (thọ, tưởng, hành, thức) là vô thường. Quán sát như vậy
được gọi là quán sát chân chính. Hiểu biết như vậy được gọi là hiểu biết chân
chính. Khi đã quán sát và hiểu biết chân chính thì sẽ sinh ra nhàm tởm. Khi đã
nhàm tởm thì dứt sạch tham muốn và ưa thích. Sự dứt sạch hỷ tham được gọi là
tâm giải thoát
Đức Phật khẳng định “Ai đối với sắc (thọ, tưởng, hành, thức) mà yêu
thích, thì đối với khổ cũng yêu thích”.Một khi sống trong khổ đau mà cảm
thấy thích thì còn mong gì sự giải thoát? Thái độ vui thích trong khổ đau đó
gọi là vô minh: “Vô minh là không biết, không biết tức vô minh. Không
biết những gì? Sắc là vô thường, mà không biết như thật sắc là vô thường”. Ngược
lại, chỉ có người trí mới mong giải thoát khổ đau: “Ai không yêu thích
sắc (thọ, tưởng, hành, thức), thì sẽ không thích khổ. Ai không yêu thích khổ,
thì đối với khổ sẽ được giải thoát” (kinh Tạp A-hàm).
Giáo lý đạo Phật thâm hậu vi diệu, có công năng giúp con người giác ngộ-giải
thoát từng phần, và cứu cánh cuối cùng là giải thoát hoàn toàn khổ đau. Song,
trên thực tế giáo lý đạo Phật đòi hỏi con người phải có trí tuệ, và giáo lý này
không dung nạp sự vô minh. Bởi vậy, mà trong giáo lý có chỗ đã đưa nhận thức
của con người vượt xa cái tầm thường, nên con người (kiến chấp) khó tiếp nhận.
Chính vì điều này, mà chúng ta cần phải thao thức trao đổi giáo lý để nương tựa
vào nhau trên lộ trình hoc và tu Phật.
Cư sĩ: Nguyễn Đức Sinh –
————————————————————————————–
P/s:
Ý nghĩa của sự vô thường
mãi mãi
,tai nạn bất thường Cuộc đời nay còn mai mất
nhưng gặp nghịch cảnh thì chuyển thành oán hận là chuyện thường tình. Lòng tin
cũng dễ lung lay, lý tưởng cũng dễ thay đổi.
1-/ Thời gian : Vô Thường
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. hiểu đời thì mới
qua một ngày vui một ngày.sống thanh thản, sống thoải mái ta phải luôn
2-/ Hạnh phúc vô thường
đời người, Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng Từ
Bi Hỷ Xả .
3-/ Tiền Vô Thường
không nên quá lãng phí
được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua ? Nếu dùng tiền mà mua
được hạnh phúc ,sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ ! Người khôn biết kiếm tiền,
biết tiêu tiền đúng lúc đúng chỗ. Làm chủ đồng tiền, đừng bo bo làm tôi tớ cho
nó.
4-/Thế Gian Vô Thường
1-Thiên tai,
2- Hỏa hoạn,
3- Pháp lênh của chính quyền tich thu, quốc hửu hóa,
4- Trộm cướp,
5- Con cái.
lai .
là niềm vui, đừng mong gì sự báo đáp
-Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm ho con chẳng nhòm ngó
-Con tiêu tiền cha mẹ thật thoải mái ; Cha mẹ tiêu tiền con thật ái ngại
-Nhà cha mẹ là nhà của con ; Nhà con không phải nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế đấy ,đừng than trách tự làm khổ mình ,làm khổ mọi người
Chân lý của Đạo, thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc
vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức
những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc
sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Tập cho mình tự tìm niềm vui.Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy
việc giúp người làm niềm vui.
Ta quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con
cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, sống
thế nào cho vui thì sống, việc nào đúng đạo lý thì làm, điều thị phi không thèm
nghe và nghĩ ngợi vì nó làm tổn thọ , mình đâu phải sống giả dối
đẹp lòng vì ý thích của người khác, nên sống thật với mình. Con người ta chịu
đựng,nhẫn nhịn , hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình.
Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất nó sẽ xoa dịu mọi vết thương trong
cuộc đời . Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào. Hiểu
được vô thường ,nhân quả ,phải có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và
thưởng thức cuộc sống, biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ
chất bổ; quá nhiều thịt cá thì sinh bệnh tật . Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá
ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ nên biết đủ ,để thân thể khỏe mạnh, tâm lý
khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biêt
nhẫn nhịn ,biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương
yêu chân thật, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều
thiện sẽ sống lâu.
cảnh đổi thay bất ngờ trong cuộc đời và thản nhiên trước cảnh ân ái
chia ly. Biết vô thường, con người dám hy sinh tài sản, sinh mạng để làm việc
nghĩa. Biết vô thường con người mới chán ngán với những thú vui tạm bợ, giảo
trá, và sáng suốt đi tìm những cái vui chân thật thường còn. Vì thật ra, cái
vui nằm bên trong cái lớp giả dối tạm bợ vô thường của cõi đời, Khi chúng
ta có trí tuệ cương quyết gạt bỏ cái vỏ giả dối ấy, thì tất nhiên cái giá trị
chân thật, cái hạnh phúc chân chính, cái Phật tính sáng suốt
muôn đời sẽ hiện ra.
Khi
thần chết gọi thì thanh thản mà đi.
Cốt sao
sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm ,để lại ý nghĩa tốt đẹp cho đời
và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn
đó !
————————————————————————————–
Vô thường là gì? ý
nghĩa của từ này
Bạn có
bao giờ tự hỏi vô thường là gì không? Nếu bạn là người hay nghe Phật pháp chắc
hẳn đã không ít lần được nhắc đến hai chữ ” Vô thường”. Trong bài viết này
chúng tôi xin mạn phép được nói lên ý nghĩa của vô thường, nhằm mang đến một định
nghĩa chính xác cho những người đang cần tìm hiểu nhé. Ý nghĩa của nó thật đẹp
và sâu sắc đấy. Xin mời bạn cùng theo dõi.
1. Vô thường là gì?
·
Các nhà khoa học đã chứng minh được một điều thuận theo tự nhiên đó chính là ” Vô thường chính là thực tại không
bao giờ tĩnh mà nó luôn luôn trong trạng thái động. Nó không bao giờ là ngoại lệ.
Trong Phật giáo cũng thế, chính Đức Phật đã cung cấp cho chúng ta chiếc chìa
khoá chủ để ,chúng ta có thể mở được bất cứ cánh cửa nào mà mình muốn.
·
Mặt khác, vô thường còn có nghĩa là không bình thường. Các sự vật hiện tượng không bao giờ ở mãi trong một trạng
thái nhất định. Chúng luôn trong tư thế có thể thay đổi hình dạng, đi từ trạng
thái hình thành lúc ban đầu đến biến dị và cuối cùng là sự tan rã.
·
Sự thay đổi trải qua những giai đoạn: Thành, Trụ, Hoại, Không hay Sanh, Trụ, Dị.Diệt. Các sự vật trong vũ trụ này chỉ
là những vật thể nhỏ như hạt cát, qua một thời gian lớn như trăng sao, chúng bắt
buộc phải trải qua những giai đoạn đó. Vô thường có ý nghĩa là đây.
·
Theo sự chứng minh của khoa học, các tế bào trong thân thể ta luôn luôn thay đổi và theo mỗi thời kì 7 năm các tế
bào cũ sẽ đổi mới hoàn toàn. Điều không thể tránh khỏi đó chính là sự
thay đổi đó là cho con người nhanh lớn, chóng già và mau chết. Cơ thể của năm
trước không phải là của năm nay. Bản thân của con người buổi sáng không phải là
của buổi chiều, những phút giây trong cơ thể đều có sanh và tử.
·
Trong Phật giáo, giáo lý vô thường vô cùng quan trọng vì đó chính là cơ sở của lý thuyết và thực hành trong cuộc sống.
Tất cả những sự vật hiện tượng- cho dù
là phần tình cảm ngoại biên, tâm lý hay ngoại cảnh thuộc tự nhiên đều chính là sự vô thường. Con người luôn chuyển tiếp
từ trạng thái không hiểu biết đến trạng thái có ý thức và luôn thừa nhận đó
chính là ý nghĩa vô thường.
2. Vô thường có xảy ra xung quanh chúng ta?
sự vô thường luôn chi phối tất cả. Không chỉ thân ta, tâm ta vô thường mà hoàn
cảnh xung quanh ta như nhà cửa, cây cối, đất đai… cũng chính là vô thường. Bạn
đã từng nghe qua câu ” Thương hải bến vi tan điền” chưa? ( Bãi biển biến thành
ruộng dâu). Những cảnh ” vật đổi sao dời” chúng ta thường đọc trong sách sử cũng
đã nói lên được ý nghĩa của sự vô thường trong bất cứ hoàn cảnh nào.
3. Phải chăng vô thường là một chân lý tuyệt đối?
Về mặt sự vật hiện tượng: Đây chính là một điều
hoàn toàn chính xác. Bất cứ SVHT nào cũng
không thể tránh được những sự chi phối của vô thường. Kinh Phật thường có câu ”
Vô thường thị thường”. Về mặt bản thể: Đạo Phật luôn cho chúng ta biết được các
mặt trái của cuộc đời. Các nhà sư luôn mong muốn sẽ bài trừ được những sự mê muội,
ngăn chặn con người chạy theo những vật dục. Nếu bị mắc bệnh thì dùng ” vô thường”
mà trị bệnh cho đến khi lành bệnh sẽ cho thứ thuốc khác bổ ích và quý báu hơn.
4.
Kết luận
Như vậy chúng ta cũng đã biết được ý nghĩa của ” vô thường”. Bào viết đã
giải đáp mọi thắc mắc về từ ngữ đẹp đẽ
này rồi đấy. Chúng tôi luôn mong muốn các bạn sẽ luôn vui tươi và hạnh phúc
trong cuộc sống an bình này.