Hoàng triều Cương thổ (Hán-Việt: 皇朝疆土, tiếng Pháp: Domaine de la Couronne) ban đầu là tên gọi để chỉ vùng đất Tây Nguyên Việt Nam hiện nay gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đồng Đắk Nông và Lâm Đồng. Qua Dụ số 6, Hoàng triều Cương thổ chính thức thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1950, Giải thể vào ngày 11 tháng 3 năm 1955.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Cựu hoàng Bảo Đại được Pháp đưa về nước năm 1949, cho lập chính phủ mới và làm quốc trưởng “Quốc gia Việt Nam”. Một năm sau, ông ra dụ số 6/QT/TG ngày 15 tháng 4 năm 1950, lập Hoàng triều cương thổ đặt dưới quyền quản trị của khâm mạng (Nguyễn Đệ nhận chức vụ ấy) nhưng mọi quyết định đều do Khâm sứ Trung kỳ chuẩn phê. Dụ này cũng xác định Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ và cao nguyên miền Nam. Mấy tháng sau, Bảo Đại bổ nhiệm đại tá Didelot làm đại diện cho quốc trưởng tại các tỉnh sơn cước Tây Nguyên: Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Kon Tum, Pleiku, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng và gọi là “Hoàng triều cương thổ”, tức đất của nhà vua. Như vậy, Hoàng triều cương thổ trải dài trên khắp các tỉnh Tây Nguyên.
Hoàng triều cương thổ có: Thủ đô: Đà Lạt, Tôn giáo: Tín ngưỡng cổ truyền, Chính thể:Tự trị, Tiền tệ: Đồng. Tại Hoàng triều cương thổ này thì Bảo Đại, ngoài danh nghĩa Quốc trưởng ra vẫn giữ vai trò Hoàng đế.
Không có mô tả ảnh.

 

Lúc đó, Xứ Thượng Nam Đông Dương (tiếng Pháp: Pays Montagnard du Sud Indochinois, viết tắt là PMSI) là một đơn vị hành chính tự trị của Liên bang Đông Dương tại khu vực Tây Nguyên ngày nay, gồm 5 tỉnh là: Đồng Nai Thượng, Lang Biang,Pleiku, Darlac, Kontum.. Đơn vị hành chính này tồn tại từ 27 tháng 5 năm 1946 đến 1950 thì sát nhập vào Hoàng triều Cương thổ theo Dụ số 6 của Quốc trưởng Bảo Đại. Qua Dụ số 6 ngày 15 tháng 4, 1950.
Ngoài ra Dụ số 6 còn ấn định một khu vực khác ở Bắc phần gồm các tỉnh sau đây cũng thuộc Hoàng triều cương thổ: 1. Hòa Bình (Khu Tự trị Mường), 2. Phong Thổ (Khu tự trị Thái), 3. Lai Châu (Khu tự trị Thái), 4. Sơn La (Khu tự trị Thái), 5. Lào Kay (Khu Tự trị Mèo), 6. Hà Giang (Khu Tự trị Mèo), 7. Bắc Kạn (Khu Tự trị Thổ), 8. Cao Bằng (Khu Tự trị Thổ), 9. Lạng Sơn (Khu Tự trị Thổ), 10. Hải Ninh (Khu tự trị Nùng), 11. Móng Cái (Khu tự trị Nùng). Tuy nhiên, khu vực phía bắc này không được thực hiện vì nằm ngoài tầm kiểm soát của Quốc gia Việt Nam.
Trong hình ảnh có thể có: cây, thực vật, cỏ, ngoài trời và thiên nhiên
Ngày 24-3-1955, đại diện quốc trưởng Bảo Đại đã đọc tuyên bố chấm dứt chế độ “Hoàng triều cương thổ” tại buổi lễ tổ chức trước Tòa hành chánh Kon Tum, với sự hiện diện của hàng ngàn đồng bào Thượng (dân tộc thiểu số). Như vậy, Hoàng triều cương thổ vỏn vẹn chỉ tồn tại có 4 năm 11 tháng.
Theo Fb Văn Hoá Việt Nam