19 tháng 12 năm 1997 bộ phim «Titanic» ra mắt. Số tiền đầu tư vào bộ phim 200 triệu đô là kỷ lục của thời đó. Một kỷ lục khác là phim đã thu về số tiền lớn nhất trong lịch sử là 1,8 tỷ đô. Mãi sau 12 năm mới có bộ phim «Avatar» vượt qua kỷ lục đó.
Bạn có muốn tìm hiểu về hậu trường để biết các cảnh quay quen thuộc được quay như thế nào không? Hôm nay bạn có cơ hội đó!
Xem thêm:
3 nguyên nhân của vụ chìm tàu Titanic
|
1. Đầu năm 1996 trên bờ biển Rosarito Beach ở bang Baja California (Mexico) bắt đầu xây dựng trường quay khổng lồ của hãng phim 20th Century Fox, đa số cảnh quay được quay tại đây. Người ta dùng 5 tấn thuốc nổ để tạo ra cái bể chứa nước khổng lồ với thể tích 4 triệu lít, đặt mô hình lớn nhất trong lịch sử điện ảnh. |
|
2. Họa sĩ của phim Peter Lamont đã kiếm được các bản vẽ từ Harland & Wolff. Nhờ chúng và nhật kí của Thomas Andrews, nhà thiết kế chính của con tàu, người ta đã xây dựng lại mô hình gần giống bản gốc của «Titanic». Mô hình hoàn thành có độ dài 231m, trong khi tàu thật chỉ dài hơn 34m thôi. Trên «con tàu» này họ đã quay hầu như toàn bộ phim. «Nhờ quay trên con tàu mô hình nên số lượng các kỹ xảo cũng bớt đi gần 1000 đoạn quay», — nhà sản xuất Jon Landau cho biết. |
|
3. Theo Rob Legato, nhờ kỹ thuật quay và thiết bị hiện đại với công nghệ nắm bắt chuyển động nên các cảnh quay trong giống y như thật. |
|
4. «Chúng tôi sử dụng kĩ thuật nắm bắt chuyển động để quay mọi chuyển động của nhân vật, cách đi, đứng, ngồi, — ông nhớ lại. — Sau đó chúng tôi scan lại vào máy tính và đặt diễn viên lên các mô hình số». |
|
5. Trong thời gian quay, các diễn viên mặt những bộ quần áo treo đầy cảm biến chuyển động. Các chuyển động hoàn toàn tự nhiên. Họ bắt tay, giới thiệu nhau. Họ uống trà, vẫy tay đều rất tự nhiên. Tại Digital Domain họ đã tạo ra cả 1 thư viện các chuyển động bằng kĩ thuật số để sử dụng trong bộ phim. |
|
6. «Người chịu trách nhiệm về mảng chuyển động nhớ lại: «3 người hãy đứng vào kia, bắt tay nhau. Sau đó 3 người khác lại gần và đứng sau». Nói chung thì quy trình cũng giống như những cảnh quay bình thường. Sau đó họ lấy hình ảnh quần áo và khuôn mặt của diễn viên để ghép vào các mô hình số. Ngoài ra chúng tôi chú ý tới ánh sáng. Khi các diễn biên di chuyển thì có chỗ sáng, chỗ tối để cảnh quay đạt được ánh sáng tự nhiên nhất». |
|
7. Khi quay các cảnh với công nghệ nắm bắt chuyển động, chúng tôi đã dùng tới 40 người đóng thế. Ở những đoạn hoảng loạn khi tàu sắp chìm có hàng nghìn người đóng 1 lúc.
Rob Legato: «Jimm lẽ ra có thể thuê thêm 1 nghìn người nữa, nhưng vậy thì phải lo vận chuyển, ăn uống. Tôi thì theo nguyên tắc riêng của tôi: nếu cảnh nào có thể quay bằng camera bình thường thì cứ thế mà quay thôi. Khi không thể quay được thì mới nhờ đến máy tính. Các đoạn hành khách rơi xuống nước là chúng tôi phải thả các vật rơi tự do từ độ cao để tạo hiệu ứng bắn nước. Theo dự kiến mất 3 tuần để tạo được hiệu ứng đó trên máy tính nhưng cuối cùng chúng tôi chỉ mất 1 tiếng». |
|
8. Sau khi đã làm được trên máy tính các cảnh người rơi xuống nước thì các chuyên gia của Digital Domain đã tăng độ cao từ 6m lên 21m. Họ đã tạo mặt nước bằng kỹ xảo nên khi va chạm với mặt nước mọi thứ nhìn thật hơn và tự nhiên hơn. Vì ngay cả những người đóng thế giỏi nhất thì khi gần chạm nước sẽ co người lại và trông sẽ mất tự nhiên. |
|
9. «Các mái vòm thủy tình trong phim đã làm tiêu hao 500 nghìn đô trong ngân sách của phim» |
|
10. Ngoài các hành khách 3D và mặt nước, thì họ còn sử dụng các mô hình thu nhỏ với độ chi tiết cao. Hãng tạo ra chúng là Digital Domain (DD) và Donald Pennington Inc (DPI). |
|
11. «Để quay cảnh này họ dùng mô hình «Titanic» với tỷ lệ 1:20. Sau đó họ đặt các “hành khách kỹ thuật số” lên tàu. Phải khen ngợi Digital Domain vì có thể thấy rõ là tất cả hành khách đều đứng sau lan can của tàu. BFTR cũng tham gia vào đoạn này: thân tàu được phủ 1 lớp gỉ và màu sơn bị nhạt vì phơi nắng. Nhờ các phần mềm của ElectricImage và Adobe After Effects, hãng BFTR họ đã “sơn lại” tàu trên máy tính». |
|
12. Ngoài ra có hãng Vision Crew tham gia việc làm mô hình cho Digital Domain: họ làm các chi tiết như xuồng cứu hộ, các cần cẩu, cánh quạt, và khoảng 2000 cửa sổ! Còn nội thất của «Titanic» thì có riêng hãng khác làm. |
|
13. Công cụ chính của Digital Domain khi tạo ra mặt nước là các phần mềm của công ty Arete nhờ phân tích các cảnh quay chuyển động của các tài từ vệ tinh. Theo Legato, các nhà sản xuất nghiên cứu các chuyển động của sóng sau khi tàu đi qua, tác động của gió, ánh sáng phản chiếu trên mặt nước. Digital Domain thêm tính nắng quay ở khoảng cách xa và các quỹ đạo của camera, lựa chọn độ cao, góc quay, phản chiếu của bầu trời và ánh nắng trên mặt nước. |
|
14. Các hãng đã làm các mô hình thu nhỏ sau: 7,5m (tỷ lệ 1:35, DD), 13m (tỷ lệ 1:20, DD) và 18m (tỷ lệ 1:14,5, DPI), ngoài ra là 44m (tỷ lệ 1:6, DPI) sau đó bị gãy làm đôi (DPI), 7,5m phần đầu (DD), 7m và 15m đuôi (DPI) của tàu. Cả 2 hãng đều từng tham gia xây dựng tàu ngầm thật «Mir». |