Tư liệu thuyết minh Nha Trang P1

THUYẾT MINH NHA TRANG
 TG: TÂY BANG ANH

LỜI NÓI ĐẦU

Tài liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn xuất bản từ năm 2008 tới nay cũng có chỉnh sửa và bổ sung nhiều lần tuy nhiên tài liệu chỉ là để tham khảo, các bạn cần phải đọc thật kỹ và sưu tầm thêm nhiều sách hơn nữa, tài liệu không chỉ có tuyến và điểm mà còn có những chuyên đề như: chuyên đề về cát, chuyên đề về yến xào, ẩm thực….Nếu thấy thiếu thì các bạn tự bổ sung thêm để tài liệu được hoàn thiện hơn. Trước khi đi tour cần phải lên kế hoạch thuyết minh cụ thể và chi tiết (tùy theo đối tượng khách). Note lại những điểm chính trong tài liệu vào sổ tay để không bị quên các bạn nhé!

NON NƯỚC KHÁNH HOÀ

Qua cầu Mỹ Thanh, chúng ta đi tới Khánh Hoà. Khánh Hoà (KH) nằm ở phần cong vươn xa nhất ra biển Đông.Mũi Đại Lãnh cùng với Tp Nha Trang và mũi Kê Gà ( BT) là 3 nơi ngắm bình minh sớm nhất VN.
Tỉnh có diện tích 6.626 km2, tỉnh lỵ là Tp biển Nha Trang và các huyện thị: Tx.Cam
Ranh,.Vạn Ninh,Ninh Hoà, Khánh Vĩnh, Diên Khánh,Khánh Sơn,Cam Lâm và huyện đảo
Trường Sa (1 số đảo của nó bị Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Malaisia chiếm
đóng).Phía bắc giáp Phú Yên,tây giáp Đăk Lăk,Lâm Đồng;nam giáp Ninh Thuận và
phía đông giáp biển. KH có 6 đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong,
Hòn Khói, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh- được xem là
cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á..

*Lịch sử:

Ở  Hòn Tre, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của
một nền nông nghiệp dùng cuốc. Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào
năm 1979 trong địa bàn cư trú của tộc người Raglai, cho thấy chủ nhân của bộ
đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên.

Sang thời đại đồ sắt, các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn
(Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa
có niên đại khoảng gần 4000 năm sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh.Nằm trong địa bàn phân
bố của văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có nhiều di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa
này như: Diên Sơn (huyện Diên Khánh), Bình Tân, Hòn Tre (Nha Trang), Ninh Thân
(huyện Ninh Hòa).

KH trong thời Chăm Pa là tiểu vương quốc Kauthara nơi sinh sống của bộ
tộc Cau – một trong hai thị tộc chính của vương quốc Chăm pa xưa. Khu tháp thờ
Bà mẹ xứ sở Ponagar (Nha Trang) đến nay vẫn còn, là nơi thể hiện một phong cách
kiến trúc tháp Chàm hoàn hảo và hùng tráng nhất. Ngoài Tháp Bà (Nha Trang), ở
KH còn có nhiều di tích văn hóa Chămpa như: Bia Võ Cạnh có niên đại khoảng cuối
thế kỷ thứ 2 đầu thế kỷ thứ 3, là tấm bia cổ vào bậc nhất Việt Nam và khu Đông
Nam Á, Thành Hời, miếu Ông Thạch, Am Chúa,…

Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau, đã thành lập nên một
tiểu quốc và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm, hay còn gọi là Panrãn hay
Panduranga (tiếng Chăm Cổ). Tiểu quốc này gồm hai xứ là Panduranga (ngày nay là
Phan Rang, Phan Thiết) và Kauthara (tức Khánh Hòa ngày nay). Đối địch với Tiểu
quốc Nam Chăm là Tiểu quốc Bắc Chăm ở khu vực thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định ngày nay.

Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa
được thành lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm. Đến
thế kỷ thứ 8, dưới sự ra đời của vương triều Panduranga (Hoàn Vương Quốc), vùng
Kauthara phát triển đến mức cực thịnh chỉ sau kinh đô với những khu đền tháp to
lớn và linh thiêng mà tiêu biểu là ngôi đền thánh Ponagar thờ vị nữ thần mẹ xứ
sở Yang Pô Y Na Gar.

Năm1653,
vua Chăm là Bà Tấm sai quân quấy nhiễu, giết dân Việt ở Phú Yên, xứ Đàng Trong
của Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần. Chúa sai cai cơ Hùng Lộc đem quân vào chống giữ,
nhân đêm tối đốt thành và tiến đánh đến tận sông Phiên Lang (Phan Rang). Thất
bại nặng nề, vua Chăm sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ vùng
Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa chấp thuận và đặt dinh Thái Khang chia làm 2
phủ Thái Khang và Diên Ninh gồm 5 huyện là Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương,
Tân Định và Quảng Phước đều giao cho Hùng Lộc trấn giữ. Từ đó, vùng đất này đã
trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam cho đến ngày nay.

Vào năm
1690, phủ Thái Khang được đổi thành phủ Bình Khang và vào năm 1742, phủ Diên
Ninh được đổi thành phủ Diên Khánh.Vào năm 1771, Tây Sơn dấy nghĩa binh đánh
Chúa Nguyễn. Chỉ ba năm sau, Chúa Nguyễn phải bỏ Phú Xuân chạy vào Gia Định.
Quân Tây Sơn đã kiểm soát vùng đất kéo dài từ Quy Nhơn đến Bình Thuận.

Sau đó, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hạp kéo quân ra đánh lấy lại được
Dinh Bình Thuận và Phủ Diên Khánh nhưng rồi lại bị Nguyễn Huệ đem quân đánh tan
lấy lại được hai vùng trên..

Đến tháng 7 năm 1793, Định Vương Nguyễn Phúc Ánh thân chinh thống lĩnh
đại binh thủy, bộ từ Gia Định kéo ra Nha Trang. Từ Nha Trang tấn công lên Diên
Khánh. Quân Tây Sơn không cầm cự nổi phải bỏ Diên Khánh và Bình Khang.

Vào năm 1802, Vua Gia Long lên ngôi, Dinh Bình Khang lại được đổi tên
thành Trấn Bình Hòa, phủ Bình Khang được đổi thành phủ Bình Hòa. Sau đó, phải
đến năm 1831 thì trấn Bình Hòa mới được đổi tên thành Khánh Hòa như ngày nay.

Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí kết hiệp ước Patenotre với thực dân
Pháp. Ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương kêu gọi nhân
dân và sĩ phu cả nước chống thực dân Pháp, giúp vua cứu nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi đó, vào ngày 14 tháng 12 năm 1885 nghĩa quân KH do
Trịnh Phong lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ của văn thân Phú Yên do Bùi Đáng chỉ
huy đã tiến công và chiếm tỉnh KH. Bộ phận quan lại ở đây nhanh chóng giao
thành cho nghĩa quân.Từ cuối

tháng 3 năm 1886, nghĩa quân đã ráo riết hoàn tất các công tác chuẩn bị
phòng thủ các đường thủy bộ, chờ đợi các cuộc tấn công trên quy mô lớn của
người Pháp.

Đầu năm
1886, quân Pháp đổ bộ lên Nha Trang, nghĩa binh do Trịnh Phong lãnh đạo chặn
đánh địch quyết liệt.Sau đó các lãnh tụ như Trịnh Phong, Trần Đường, Nguyễn
Khanh đều bị giết chết. Phong trào Cần Vương ở KH chấm dứt.Trong thời Pháp và
triều Nguyễn, tỉnh lỵ được đóng tại thành Diên Khánh, nhưng được chuyển đến thị
xã Nha Trang vào năm 1945.

Năm 1941, Nhật đem quân đến đóng tại Nha
Trang.19-8-1945, Việt Nam độc lập đồng minh hội (Việt Minh) cướp chính quyền từ
tay Nhật.Nhưng chỉ được hai tháng thì Pháp đổ bộ lên Nha Trang và đánh lấy lại
KH.

Năm 1955, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, KH cũng được tổ chức lại trên mọi
phương diện. Các phủ huyện đổi thành quận. Các làng đổi thành xã.Tháng 5 năm
1959, hai tổng Krang Ying và Krang Hinh thuộc tỉnh Đăk Lăk được sát nhập vào
tỉnh Khánh Hòa và lập thành quận Khánh Dương.

Tháng 4 năm 1960, 12 thôn Thượng thuộc quận Cam Lâm
được trích ra khỏi Khánh Hòa để nhập vào quận Du Long tỉnh Ninh Thuận.Tháng 10
năm 1965, một phần đất quận Cam Lâm ở phía Nam bị cắt để thiết lập Thị Xã Cam
Ranh.

Ngày 1,2,3 tháng 4 năm 1975 Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh lần lượt
được giải phóng. Năm 1975 ,hợp nhất hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa thành tỉnh
Phú Khánh. Năm 1977, Tx. Nha Trang được nâng cấp thành Tp.Nha Trang.Quốc hội
quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phú Khánh vào năm 1982. Năm 1989, chia
tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và KH.

Tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh nhờ có bờ biển dài, khí hậu ôn hòa và
nhiều di tích lịch sử của vương quốc Champa: Tháp Bà Ponagar,. Thành Hời ,miếu
Ông Thạch ,Am Chúa ,Bia Võ Cạnh ,Vịnh Nha Trang (một trong 29 vịnh biển đẹp
nhất thế giới); Hòn Nội (Đảo Yến) ,Hòn Miễu (Thuỷ cung Trí Nguyên) ,Hòn Tre
(Vinperl land) ,Hòn Tằm, Hòn Mun (Khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam) ,Hòn
Lao (Đảo Khỉ), Hòn Thị (Suối Hoa Lan) , biển Nha Trang ,biệt thự Bảo Đại
,chùaLong Sơn ,tượng Kim Thân Phật Tổ. Suối khoáng Tháp Bà,Viện Hải dương học
Nha Trang, Thành cổ Diên Khánh,Vịnh Vân Phong ,Vịnh Cam Ranh ,Suối nước nóng
Dục Mỹ (Ninh Hòa) ,Đầm Nha Phu ,Thác Yangbay, Dốc Lết,Khu tưởng niệm bác sĩ
Alexandre Yersin, Mộ Yersin (Suối Dầu) .

Khánh Hòa có diện tích 5257 km2, dân số khoảng 1031262 người(1/4/1999).
Tỉnh lỵ là Nha Trang, cách Sài Gòn 448 km. Gồm 7 huyện: Cam Ranh, Khánh Sơn,
Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Vạn Ninh và 1 huyện đảo Trường Sa. Địa hình
Khánh Hòa thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng núi đồi, đồng bằng, ven biển
với hải đảo. Hai sông lớn nhất chảy qua tỉnh lị là sông Cái và sông Dinh.

Địa hình có dạng nghiêng từ Tây sang Đông. Đi dọc theo đường Thiên Lý
Bắc Nam, chúng ta sẽ thấy những dãy núi đồi liên tiếp, nhiều nơi tách ra và
trườn dài tận ra biển tạo nên những địa thế cao khúc khuỷu và hiểm trở như đèo
Cả, Rù Rì, Rọ Tượng, dãy Hòn Khói, Bán đảo Cam Ranh… Khánh Hòa có 2 sông chính
sông Dinh và sông Cái ( sông Nha Trang ). Bờ biển Khánh Hòa dài 200 km với trên
200 đảo lớn nhỏ. Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới
gió mùa vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ
trung bình là 26,50C. Lượng mưa trung bình là 1200mm. Nằm bên trục giao thông
quan trọng quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt nối Khánh Hòa với các tỉnh miền Nam
và miền Bắc, quốc lộ 26 nối Khánh Hòa với Daclak và các tỉnh Tây Nguyên.

Khánh Hòa
là tỉnh có cơ sở hạ tầng khá hơn nhiều địa phương trong vùng Nam Trung

Bộ. Trong những năm 90 kinh tế
Khánh Hòa có tốc độ phát triển nhanh. Sản xuất công, nông

nghiệp phát triển tương đối toàn
diện, trong phong trào nuôi tôm phát triển mạnh cùng với

đánh bắt cá. Có nhiều tài nguyên
trong đó chủ yếu là lâm sản ( gỗ, trầm…) và hải sản ( cá,

yến sào…). Dọc bờ biển Khánh Hòa
có 5 suối nước nóng: Tu Bông, Vạn Giã, Ninh Hòa, (M’

Dung), Đảnh Thạnh, Cam Ranh. Nơi
nào cũng có thể xây dựng được trại điều dưỡng

Tìm hiểu nguồn gốc địa danh “Cam
Ranh” 1.1.1.1. Trước nay có rất nhiều tài liệu viết về địa

danh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa),
trong đó không thấy các tác giả giải thích vì sao có tên

gọi Cam Ranh; hoặc chỉ giải thích
sơ sài, hoặc chỉ đề cập đến tên gọi Cam Ranh về mặt địa lí

hoặc truyền thuyết, nêu lên nhiều
giả thuyết, tựu trung có 2 ý chính là: a) Cam Ranh là tên

mới, bắt nguồn từ tên cũ Cam
Linh. b) Cam Ranh còn có tên gọi khác là Cam Danh. Trong

bài viết này chúng tôi bước đầu
tìm hiểu nguồn gốc của địa danh Cam Ranh. 2.2.2.2. Về mặt

địa lý, Cam Ranh là tên gọi chung
của cả 3 địa điểm sau: “(1) Vịnh biển kín ở phía nam tỉnh

Khánh Hoà, một trong các vịnh
biển đẹp nhất thế giới, thông ra biển Đông qua cửa Lớn. Phía

bắc vịnh có bán đảo Thủy Triều,
trong đó có cảng Cam Ranh, một cảng quan trọng của miền

Nam Trung Bộ. Tên Cam Ranh từ
tiếng Việt cũ là Cam Linh mà ra. (2) Tên khác của bán

đảo Thủy Triều ở phía Bắc của
vịnh biển cùng tên. (3) Thị xã thuộc tỉnh Khánh Hòa, được

thành lập 07/07/2000 trên cơ sở
diện tích, dân số của huyện Cam Ranh (cũ). Diện tích:

684,3km2. Thị xã Cam Ranh đông
giáp biển Đông, tây giáp huyện Khánh Sơn, nam giáp

tỉnh Ninh Thuận, bắc giáp thành
phố Nha Trang và huyện Diên Khánh.” [2,48] “Người địa

phương truyền tụng rằng: trong
cuộc chiến tranh với (quân) Tây Sơn, một hôm chúa Nguyễn

Ánh đem thuỷ quân từ Gia Định ra
đánh Quy Nhơn, chẳng may gặp bão lớn, một số chiến

thuyền bị đắm, Vương bèn ra lệnh
cho quân sĩ lái thuyền trực chỉ vùng một doi đất (Cam

Ranh hiện nay) để tránh bão. Tới
đây, đoàn chiến thuyền được yên ổn, nhưng lại gặp một trở

ngại lớn là thiếu nước ngọt. Sau
mấy ngày tìm kiếm không ra, Vương bèn lập đàn tế cáo trời

đất, rồi sai quân đào sâu dưới
cát tìm nước. Chẳng bao lâu, một mạch nước hiện ra, Vương

quỳ xuống uống thử, thì đó là
nước ngọt. Nỗi vui mừng của Vương và ba quân không kể

xiết. Do sự việc trên, Vương bèn
đặt tên cho doi đất này là Cam Linh, ngụ ý là nhờ có sự linh

ứng (linh) nên mới có nước ngọt (cam). Danh từ Cam
Linh có từ đó. Cam Linh còn có tên gọi là Cam Danh, về sau người Pháp phiên âm
trẹ ra là Cam Ranh. Sau khi thắng được Tây Sơn, Vương bèn ra lệnh xây dựng một
ngôi miếu tại nơi tìm ra nước ngọt, cắt người thường xuyên nhang đèn để tỏ lòng
tri ân đấng thiêng liêng đã cứu giúp mình trong cơn hoạn nạn. Ngày nay, ngôi cổ
miếu hãy còn, dân chúng địa phương vẫn năng lui tới cúng vái.” [7, 113-114] Ngoài ra còn một số bài thơ do các tác giả đương thời viết về Cam Ranh, hoặc
trong bài có nhắc đến địa danh Cam Ranh, Cam Linh. Trong giai đoạn này, hai tên
gọi Cam Linh và Cam Ranh cùng tồn tại và được sử dụng đồng thời với nhau
VỊNH CAM RANH

Đoạn quốc lộ 1 Nha Trang – Cam Ranh dài 60 km là 1 trong những đoạn
đường nhựa tốt nhất của đường thiên lý Bắc Nam.

Vịnh Cam Ranh là một trong những quân cảng của
Khánh Hòa. Hải cảng quân sự Cam Ranh tốt vào hàng thứ 2 trên thế giới sau hải
cảng Sidney ( Úc ). Vịnh được khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía Bắc chạy
phủ kín cả phía Đông, Tây và Nam. Vịnh là đất liền, chỉ mở ra ở cửa lớn về phía
Nam – Đông Nam có 3 km. Diện tích Vịnh ước chừng

10.000 ha. Sâu từ 10 – 25m chổ rộng nhất ăn sâu vào đất liền khoảng 6
km, chiều dài độ 15 km.

Ngoài giá trị quân sự, vịnh còn rất quan trọng đối với ngành hải vận
Đông Nam Á, vì nó nằm trên đường hải vận đi Singapore, Hương Cảng, Thượng Hải,
Yokohama. Trên bán đảo Cam Ranh còn có ưu thế thiên nhiên rất lớn đó là trữ
lượng nước ngọt trong lòng đất. Mặc dù ba bên là biển bao bọc, nhưng đều có
nước ngọt với lưu lượng lớn, và rất ít khi bị nhiễm mặn. Khi đến vịnh vào mùa
xuân ta sẽ nhìn thấy những rừng mai vàng bạc ngàn, những rừng dừa Cam Thịnh với
nước dừa hương vị đậm đà.

Năm 1905 Nga Hoàng phái hạm đội Ban Tích do đô đốc
Rogieti chỉ huy sang thay thế hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga bị hải
quân Nhật Hoàng đánh bại ở cửa biển Lữ Thuận. Khi đến biển Đông thì gặp bão
lớn, cả hạm đội bao gồm 45 chiếc đã vào vịnh Cam Ranh an toàn mấy tháng trời.

Trong thời kỳ Mỹ, đã đưa Cam Ranh thành 1 cụm quân
sự khổng lồ. 1955 đơn vị đầu tiên quân đội Mỹ đổ bộ cảng. Tại cảng Mỹ tập trung
đầy đủ các loại máy bay hiện đại nhất có sân bay phản lựa và vận tải loại lớn,
nhiều kho nhiên liệu, kho đạn, xưởng sửa chửa, hệ thống ra đa hiện đại, một hệ
thống thông tin liên lạc bằng cáp ngầm xuyên đại dương liên lạc trực tiếp với
Thái Lan, Philipine và Mỹ.

Qua khỏi vịnh Cam Ranh ta sẽ thấy xuất hiện dãy núi
cát trắng xóa dài hơn 10 km, trên diện tích khoảng 7 km2. Khu vực này có tên là
Thủy Triều nên các ở đây được gọi là cát trắng thủy triều, 1 nguồn khoáng sản
có giá trị của Khánh Hòa.

Theo phân tích của các kỷ sư ngành thủy tinh thì
cát trắng Thủy Triều tốt vào hàng bậc nhất trên thế giới, chứa hàm lượng thủy
tinh rất cao 98%. 1935, Pháp bắt đầu cho công ty

SIFA khai
thác. Cuộc khai thác này kéo dài đến 1939, thế chiến nổ ra mới dừng lại. Đến

1941, Sở Hỏa Xa Đông Dương mới
tiếp tục khai thác, và đến năm 1945, Pháp bị đánh bại ở

Điện Biên Phủ việc này bị giải
thể việc khai thác ngừng lại. Mãi đến 1953 nó mới được khai

thác trở lại cho đến năm 1975.
Nhưng trong thời gian ấy thường bị gián đoạn & khối lượng

cao nhất cũng chỉ có đến 100.000
tấn/ năm. Từ năm 1975 đến nay cát trắng Thủy Triều được

khai thác xuất khẩu và đưa thành
phố phục vụ cho công nghiệp thủy tinh. Trước năm 1975,

cát này được xuất khẩu chủ yếu
sang Nhật và rất được các công ty của Nhật ưa chuộng. Có

nhiều cát trắng dùng làm thủy
tinh, đoạn này thấy xuất hiện dãy núi cát trắng dài hơn 10 km

trên một diện tích khoảng 7 km2,
trữ lượng hơn 100 triệu tấn. Khu vực này có tên gọi là

Thủy Triều nên gọi là cát trắng
Thủy Triều, nguồn khoáng sản có giá trị của tỉnh Khánh Hòa.

CHÙA TỪ VÂN

Qua khỏi cầu Mỹ Thanh hiện xe chúng ta đang thuộc tỉnh Khánh Hoà,xã đầu
tiên là xã Cam Thịnh Đông .Khi đến thị trấn Ba Ngòi ,huyện Cam Ranh ngay ngã ba
bưu điện chúng ta sẽ rẽ phải rồi rẽ trái theo đường ¾ là đến nơi .Chùa Từ Vân
là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo ,toàn bộ ngôi chùa được trang
trí bằng vỏ hải sản như ốc ,sò,san hô …. Khi

vào chùa quý khách có thể tận mắt trông thấy công
trình độc đáo đó .Ngoài ra bên cạnh chùa còn có vườn địa đàng một hệ thống tầng
hầm địa ngục sâu dưới lòng đất theo hình xoắn ốc .

Đây là một công trình mà theo triết lý nhà Phật –thuyết nhân quả,muốn
dạy người đời sống lương thiện không gây điều ác. Khi sống trên trần gian làm
nhiều điều không phải sẽ bị đoạ vào 1 trong 18 tầng địa ngục ,vào đây quý khách
có cảm giác bị mất phương hướng và sợ sệt vì trong này rất tối ,ẩm thấp chỉ vừa
một người đi .Bên trong mỗi tầng địa ngục được mô tả những hình phạt bằng hình
vẽ .Bây giờ xin mời quý khách vào tham quan 45 phút ,sau đó xin mời tất cả ra
xe chúng ta tiếp tục chuyến đi về TP.HỒ CHÍ MINH.
CHUYÊN ĐỀ VỀ CÁT:

Cát là vật liệu dạng hạt nguồn
gốc tự nhiên bao gồm các hạt đá và khoáng vật nhỏ và mịn.

Khi được dùng như là một thuật ngữ trong lĩnh vực địa chất học, kích
thước cát hạt cát theo đường kính trung bình nằm trong khoảng từ 0,0625 mm tới
2 mm (thang Wentworth sử dụng tại Hoa Kỳ) hay từ 0,05 mm tới 1 mm (thang
Kachinskii sử dụng tại Nga và Việt Nam hiện nay). Một hạt vật liệu tự nhiên nếu
có kích thước nằm trong các khoảng này được gọi là hạt cát. Lớp kích thước hạt
nhỏ hơn kế tiếp trong địa chất học gọi là đất bùn (Mỹ) với các hạt có đường
kính nhỏ hơn 0,0625 mm cho tới 0,004 mm hoặc bụi (Nga) với các hạt có đường
kính nhỏ hơn 0,05 mm cho tới 0,001 mm. Lớp kích thước hạt lớn hơn kế tiếp là
sỏi/cuội với đường kính hạt nằm trong khoảng từ 2 mm tới 64 mm (Mỹ) hay từ 1
tới 3 mm (Nga). Xem thêm bài kích thước hạt để biết thêm về các tiêu chuẩn được
sử dụng. Khi cọ xát giữa các ngón tay thì cát tạo ra cảm giác sàn sạn (chứ
không như đất bùn tạo cảm giác trơn như bột).

1. Phân
loại theo kích thước

Dựa trên kích thước hạt, cát được
phân chia tiếp thành các lớp phụ.

Kích thước (*) 0,0625 – 0,125 0,125 – 0,25 0,25 –
0,5 0,5 – 1 1 – 2 Thang đo Wentworth cát rất mịn cát mịn cát trung bình cát thô
cát rất thô Thang đo Kachinskii 0,05 ≤ cát mịn ≤ 0,25 cát trung bình cát thô –

(*): đơn vị tính mm

Các kích thước này dựa trên thang
đo kích thước trầm tích Φ, trong đó kích thước tính theo

Φ  = -log cơ số 2 của kích thước tính bằng mm. Trong thang đo Wentworth,
giá trị của Φ cho cát nằm trong khoảng từ -1 tới +4, với sự phân chia các lớp
phụ nằm tại các số nguyên.

2. Thành phần

Thành phần phổ biến nhất của cát tại các môi trường
đất liền trong lục địa và các môi trường không phải duyên hải khu vực nhiệt đới
là silica (điôxít silic hay SiO2), thường ở dạng thạch anh, là chất với độ trơ
về mặt hóa học cũng như do có độ cứng đáng kể, nên có khả năng chống phong hóa
khá tốt.

Tuy
nhiên, thành phần hợp thành của cát có sự biến động lớn, phụ thuộc vào các
nguồn đá và các điều kiện khác tại khu vực. Các loại cát trắng tìm thấy ở các
vùng duyên hải nhiệt đới và cận nhiệt đới là đá vôi bị xói mòn và có thể chứa
các mảnh vụn từ san hô hay mai (vỏ) của động vật cùng các vật liệu hữu cơ hay
có nguồn gốc hữu cơ khác.[1] Các đụn cát thạch cao ở Di tích quốc gia White
Sands tại bang New Mexico (Hoa Kỳ) nổi tiếng vì màu trắng chói của nó. Acco
(arkose) là cát hay sa thạch với hàm lượng fenspat đáng kể, có nguồn gốc từ quá
trình phong hóa và xói mòn của đá granit (thường là cận kề). Một vài loại cát
còn chứa manhêtit, chlorit, glauconit hay thạch cao. Cát giàu manhêtit có màu
từ sẫm tới đen, giống như cát có nguồn gốc từ đá bazan núi lửa và opxidian
(obsidian). Cát chứa chlorit-glauconit thông thường có màu xanh lục (còn được
gọi là cát lục), như cát có nguồn gốc từ bazan (dung nham) với hàm lượng olivin
lớn . Nhiều loại cát, đặc biệt cát ở Nam Âu, chứa các tạp chất sắt trong các
tinh thể thạch anh của cát, tạo ra cát có màu vàng sẫm. Cát trầm lắng tại một
số khu vực chứa ngọc hồng lựu và một số khoáng vật có sức kháng phong hóa tốt,
bao gồm một lượng nhỏ các loại đá quý.

Cát được gió và nước vận chuyển đi và trầm lắng thành các dạng bãi biển,
bãi sông, cồn cát, đụn cát, bãi cát ngầm v.v.

3. Nghiên cứu cát

Nghiên cứu các hạt cát riêng lẻ
có thể giúp phát hiện nhiều thông tin lịch sử như nguồn gốc

và hình thức vận chuyển hạt cát.
Cát thạch anh mới bị phong hóa gần đây từ các tinh thể

thạch anh trong đá granit hay
gơnai thường sắc nhọn và góc cạnh. Nó thường được sử dụng

trong vật liệu xây dựng để sản
xuất bê tông hay trong làm vườn với vai trò của vật liệu bổ

sung vào đất để làm xốp các lớp
đất sét. Cát bị vận chuyển đi xa nhờ gió và/hoặc nước sẽ

thuôn hơn, với các kiểu mài mòn đặc trưng trên bề mặt hạt cát. Cát sa
mạc thường là thuôn tròn.

Những người thích sưu tập cát như một thú tiêu khiển có thể có nhiều
thông tin bổ ích từ trang web http://www.arenophile.com.

4. Sử dụng

Khu vực sàng lọc cát sỏi.

Cát được sử dụng trong xây dựng và làm đường giao thông như là vật liệu
tạo nền móng và vật liệu xây dựng trong dạng vữa (cùng vôi tôi hay xi măng).

Một vài loại cát (như cát vàng)
là một trong các thành phần chủ yếu trong sản xuất bê tông.

Cát tạo khuôn là cát được làm ẩm bằng nước hay dầu và sau đó tạo hình
thành khuôn để đúc khuôn cát. Loại cát này phải chịu được nhiệt độ và áp suất
cao, đủ xốp để thoát khí và có kích thước hạt nhỏ, mịn, đồng nhất, không phản
ứng với kim loại nóng chảy.

Là một trong các thành phần chủ
yếu để sản xuất thủy tinh.

Cát đã
phân loại bằng sàng lọc cũng được dùng như là một vật liệu mài mòn trong đánh
bóng bề mặt bằng phun cát áp lực cao hay trong các thiết bị lọc nước.

Các xí nghiệp sản xuất gạch ngói có thể dùng cát làm phụ gia để trộn lẫn
với đất sét và các vật liệu khác trong sản xuất gạch.

Cát đôi khi dược trộn lẫn với sơn để tạo ra bề mặt ráp cho tường và trần
cũng như sàn chống trượt trong xây dựng.

Các loại đất cát thích hợp cho một số loại cây trồng như dưa hấu, đào,
lạc cũng như là vật liệu được ưa thích trong việc tạo nền móng cho các trang
trại chăn nuôi bò sữa vì khả năng thoát nước tốt của nó.

Cát được sử dụng trong việc tạo cảnh quan như tạo ra các ngọn đồi và núi
nhỏ, chẳng hạn trong xây dựng các sân golf.

Cát được dùng để cải tạo các bãi
tắm.[2]

Các bao cát được dùng để phòng
chống lũ lụt và chống đạn.

Xây dựng lâu đài cát cũng là một hoạt động khá phổ biến. Có nhiều cuộc
thi về nghệ thuật xây dựng các lâu đài cát.

Hoạt hình cát là một kiểu nghệ thuật biểu diễn và là công cụ kỹ thuật để
sản xuất phim hoạt hình.

Các bể nuôi sinh vật cảnh đôi khi
cũng dùng cát và sỏi.

Trong giao thông đường bộ và đường sắt người ta đôi khi sử dụng cát để
cải thiện khả năng bám đường của bánh xe trong một số điều kiện thời tiết khắc
nghiệt.
5. Nguy hiểm

Bão cát tại Iraq.

Cát nói chung là không gây độc
cho sức khỏe, nhưng người ta vẫn phải cẩn thận trong một

số hoạt động có sử dụng cát,
chẳng hạn như trong việc đánh bóng bề mặt bằng phun cát áp

lực cao. Những người làm việc với
cát trong hoạt động như vậy cần đeo kính bảo hộ và khẩu

trang để tránh cát bắn vào mắt
hay hít thở phải bụi cát. Những người bị phơi nhiễm dài hạn

trước bụi silica có thể bị mắc
bệnh bụi phổi, một loại bệnh phổi do hít thở phải các hạt silica

mịn. Các MSDS cho silica đều
thông báo rằng “hít thở quá mức silica kết tinh gây ra các e

ngại nghiêm trọng về sức
khỏe”.

Cát thể tạo thành cát lún trong các khu vực dư thừa nước với áp suất
căng lớn, do nó bị chảy nhão ra. Khi khô đi nó tạo thành các vật cản đối với
các sinh vật bị nhốt trong đó, thường làm cho chúng bị chết.

XOÀI CAM RANH:

Cam Ranh là vùng đất được hưởng nhiều ưu đãi của
thiên nhiên ở tỉnh Khánh Hòa: Nhiều trại tôm giống, diện tích mía đường nhiều
nhất tỉnh, có mỏ cát trắng làm thủy tinh tự nhiên và đặc biệt là xoài với hơn
4.000 ha cho sản lượng hàng năm lên tới gần 200.000 tấn.

Tôm và
mía đường chỉ mới có mặt ở Cam Ranh từ hơn chục năm trở lại đây, còn cây xoài
thì đã có mặt ở Cam Ranh từ lâu lắm rồi, giống như một thứ đặc sản trời cho. Ở
các xã Cam Hải, Cam Đức… có những vườn xoài cổ thụ, gốc cây hai người ôm mới
trọn.

Ngày trước, người dân trồng xoài
nơi đây cứ đợi mưa trời nuôi cây, tới mùa ra trái, năng suất

cây vì thế không cao, chất lượng
trái kém dẫn đến giống xoài bán không được giá. Năm năm

trở lại đây, trước sự cạnh tranh
khốc liệt của thị trường, các hộ làm vườn nơi đây đã thay

giống xoài mủ địa phương sang
xoài cát Hòa Lộc, xoài Thanh Ca, xoài Thái Lan… Năng suất

cây trồng nhờ đó tăng lên, giảm
sâu bệnh, lại cho quả có vị ngọt, thơm hơn. Xoài Cam Ranh

dần được trồng đại trà, trở thành
cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất

miền biển này. Có hai lý do khiến
xoài Cam Ranh nổi tiếng, được nhiều người ưa chuộng:

xoài có vị vừa chua vừa ngọt trộn
lẫn đậm đà, giá xoài lại không cao so với xoài phương

Nam. Vì thế, người trong Nam mỗi
khi ra Bắc đều không quên mua cho mình những túi xoài

Cam Ranh làm quà…

Mùa xoài
ở Cam Ranh kéo dài từ tháng 4 cho đến tháng 7 hàng năm. Đó cũng là thời điểm
chợ xoài xuất hiện. Gọi là chợ xoài bởi vì dọc theo con đường dài 4 km từ Cam
Đức đến Cam Hải Tây trên Quốc lộ 1A (đoạn qua Cam Ranh), hàng bày bán ven đường
chỉ có xoài và xoài. Những vựa xoài thành hình với từng “núi” xoài
vun lên là địa chỉ cho các xe tải Nam – Bắc ghé vào chở xoài ra Bắc. Cả một lực
lượng lao động chịu trách nhiệm đóng xoài vào thùng để vận chuyển đường dài…
Cuộc hành trình của trái xoài bắt đầu từ Cam Ranh đi Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh
Hóa, Hải Phòng, Hà Nội…

Đóng xoài là một nghệ thuật. Người ta xếp xoài “có đầu có đuôi” vào
thùng, lót giấy báo cũ quanh từng lớp xoài. Giấy báo cũ ngoài tác dụng chống va
chạm, còn ủ nhiệt để xoài kịp chín khi tới nơi tiêu thụ. Chọn xoài đóng hàng
cũng đòi hỏi phải lựa chọn thật kỹ càng: trái xoài già, không non quá và cũng
chưa bắt đầu chín.

Đó là chợ xoài đóng hàng đi. Một loại chợ xoài khác là chợ xoài du lịch.
Người bán xoài phân loại giống xoài lớn nhỏ khác nhau, xoài chín, xoài xanh để
riêng. Những chiếc lều che tạm, những “núi” xoài cứ trải dài… Giống
như ở hầu hết các chợ du lịch khác, người bán hàng cũng nói “giá trên
trời” cho khách mặc cả, có khi gấp đôi, gấp ba. Chợ xoài bán 24/24 giờ.
Buổi tối, cả dãy đèn néon thắp sáng đợi khách. Khách dừng chân mua mỗi người
vài cân. Xoài Cam Ranh cứ thế mà đi ra tận Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng…

BÁN ĐẢO BÌNH BA

Nằm cách bờ khoảng 8 hải lý về phía Đông, cái tên
Bình Ba đúng nghĩa với vị trí nơi hòn đảo tọa lạc, “thủ phủ” nguyên sơ này được
ví như bức tường chắn sóng, gió cho toàn khu vực eo vịnh Cam Ranh.

Từ thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, ôm theo con đường hoa đang mùa
khoe sắc dọc đại lộ Nguyễn Tất Thành, sau điểm dừng chân ở cầu cảng Ba Ngòi
(Cam Ranh) và trải qua hơn một giờ ngồi tàu thủy, du khách đã có mặt trên vùng
đất được mệnh danh là “hòn đảo tôm hùm” – Bình Ba.

Đất lành chim đậu

Theo các cụ hào lão trên đảo Bình Ba kể lại: “Dưới thời Tây Sơn, Nguyễn
Huệ đã giao cho Trần Quang Diệu trấn nhiệm hải cảng Cam Ranh, vì đây là địa
yếu, nhằm ngăn cản quân Nguyễn Ánh mượn sức gió nồm căng buồm thẳng ra kinh
thành Phú Xuân…”. Có thông tin khác cho rằng: Khoảng năm 1723, đảo Bình Ba đã
có người ở và câu chuyện ly kỳ kể về ba người làm nghề chài lưới ở tỉnh Bình
Định, trong lúc đánh cá trên biển đã bị sóng to, gió lớn đẩy dạt vào đảo. Khi
lên bờ, ba ngư dân thấy đảo tuy nhỏ nhưng có nhiều lợi thế cho việc làm ăn,
sinh sống nên quyết định đưa anh em, bà con cùng quê hương ra đảo, rồi từ đó
dần dần dựng làng, lập ấp…

Làng đảo Bình Ba nằm yên ả ở phía Nam, dưới chân ba ngọn núi Ma Du, Hòn
Cò và Mũi Nam chụm lại. Đây là những dãy núi che chắn phong ba, bão táp cho
vịnh Cam Ranh.

Hiện nay, làng đảo Bình Ba đang lưu giữ nhiều giai
thoại khó quên như: Nguồn gốc của ba vị Tiền Hiền có tên là Nguyễn Phụng,
Nguyễn Hơn và Nguyễn Tùng, tên gọi đầy bí ẩn của các ngọn núi cho đến ý nghĩa
chính cái tên làng đảo Bình Ba.

Truyền thuyết được ngư dân kể lại: Tên gọi Bình Ba, chữ ”
Bình” có thể là “bình yên”, cũng có thể là “Bình Định”
vì họ cho rằng cha ông của họ được di cư từ đất Bình Định vào đây sinh sống,
lập nghiệp từ khoảng cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, từ xưa
đến nay, tên gọi và sự tôn trọng giá trị lịch sử của nó vẫn không hề thay đổi.

Kiến trúc
di tích nghệ thuật

Đảo Bình Ba hiện nay có nhiều
công trình kiến trúc được xếp vào loại hình di tích nghệ

thuật, đặc biệt kể đến là lăng Nam Hải Bình Ba và
đình Bình Ba. Đây là những di tích có lối kiến trúc phong nhã, mang đậm nét văn
hóa thuần Việt, có những họa tiết hoa văn sinh động với “Lưỡng Long”,
“Rồng chầu- Phượng múa”… Đặc biệt, trên các bờ nóc, bờ dải có những
hoa văn đặc thù của lăng Ông – nơi thờ cúng Cá Voi của ngư dân ven biển Miền
Trung.

Lễ hội cầu ngư được diễn ra tại Bình Ba với các nghi lễ: hò Bá trạo,
cúng mở cửa lăng, cúng Ông nhỏ, cúng Cô nhập… Lễ hội tổ chức trong không khí
trang nghiêm, đậm đà bản sắc văn hóa vùng, miền. Đặc biệt hơn, cứ 3 năm lại đáo
lễ Hát Bội một lần để phục vụ bà con nhân dân thưởng thức sau những ngày lao
động vất vả. Đây cũng là dịp để dân làng gặp gỡ những người con xa quê hương
trở về tụ họp, chung vui trong ngày hội làng và để mọi người thắp nén nhang tỏ
lòng thành kính “Uống nước nhớ nguồn” đối với Thần Nam Hải, Thành
hoàng, Tiền hiền và Hậu hiền – những vị thần hay người có công trạng bảo vệ dân
làng, phù hộ ngư dân làm ăn sinh sống.

Bình Ba- xứ đảo tôm hùm

Với diện tích toàn đảo hơn 300ha và trên 700 hộ dân sinh sống, những bãi
cát trắng trải dài và làn nước luôn trong xanh, thơ mộng, Bình Ba là hòn đảo
tập trung chủ yếu vào ngành nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản đa dạng
như: Sò điệp, trai, ốc hương, cua, ghẹ và các loại cá…đặc biệt là tôm hùm.
Một thú vui không thể thiếu trong chuyến đi thăm đảo Bình Ba là lên ngắm lồng
bè nuôi tôm hùm. Có thể nói nghề này là nguồn thu nhập chính của những ngư dân
nơi đây.
TIỂU SỬ ALEXANDER JOHN EMILE
YERSIN

Alexandre
Émile Jean Yersin (22 tháng 9 năm 1863 tại Lavaux, bang Vaud, Thụy Sĩ


1 tháng 3, 1943 tại Nha Trang,
Việt Nam) là một bác sĩ và nhà vi khuẩn học người Pháp. Ông sinh ra ở Thụy Sĩ
trong một gia đình người Pháp gốc Cevennes-Languedoc, lúc trước đã di cư sang
Vaud trong thời vua Henri IV của Pháp. Lúc ấy bang Vaud còn thuộc lãnh thổ
Savoie, sau giành được độc lập ngày 24 tháng 1 năm 1798 và gia nhập Thụy Sĩ
ngày 14 tháng 4 năm 1803.

Ông Yersin đã khám phá ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, sau này được
đặt theo tên ông (Yersinia pestis).

Từ năm 1883 đến 1884, ông Yersin theo học y khoa tại Lausanne, Thụy Sĩ;
sau đó tại Marburg, Đức và Paris, Pháp (1884-1886). Năm 1886, ông gia nhập viện
nghiên cứu của Louis Pasteur tại Trường Sư phạm Paris (École Normale
Supérieure) do lời mời của Émile Roux, và đã tham gia việc phát triển huyết
thanh ngừa bệnh dại. Năm 1888 ông nhận bằng tiến sĩ với luận án Étude sur le
Développement du Tubercule Expérimental (Nghiên cứu về

sự phát triển của bệnh lao bằng thực nghiệm) và cộng tác với Robert Koch
trong hai tháng tại Đức. Ông gia nhập Viện Pasteur ở Paris mới được thành lập
vào năm 1889 làm người cộng tác với Roux và hai người đã cùng khám phá ra độc
tố bạch hầu (do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae tạo ra).

Để hành nghề y tại Pháp, ông
Yersin đã xin lại và nhận được quốc tịch Pháp vào năm 1888.

Sau đó (1890), ông rời Pháp đến
Đông Dương (lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp) để làm bác

sĩ trong công ty Messageries
Maritimes (Vận tải Hàng hải) trên tuyến đường Sài Gòn-Manila

và sau đó tuyến đường Sài Gòn-Hải
Phòng. Năm 1894 Yersin được chính phủ Pháp và Viện

Pasteur mời đến Hồng Kông để điều
tra đợt bùng phát của bệnh dịch hạch. Tại đây ông đã

khám phá ra nguyên nhân của bệnh
này. Ông cũng là người lần đầu tiên chứng minh rằng

trực khuẩn hiện diện ở chuột bệnh
và người bệnh là một, vì thế đưa ra cách giải thích phương

thức truyền bệnh. Cùng năm đó,
khám phá này được cộng tác viên Émile Duclaux gửi đến

Viện Hàn lâm Khoa học Pháp trong
bài báo nhan đề La Peste Bubonique de Hong-Kong

(Bệnh dịch hạch ở Hồng Kông).

Từ năm 1895 đến 1897, ông Yersin đã nghiên cứu thêm về bệnh dịch hạch.
Năm 1895 ông trở về Viện Pasteur tại Paris và cùng với Émile Roux, Albert
Calmette và Armand Borrel đã điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu
tiên. Cùng năm đó, ông trở về Đông Dương và lập một phòng thí nghiệm nhỏ tại
Nha Trang để sản xuất huyết thanh (năm 1905 viện này trở thành một chi nhánh
của Viện Pasteur). Yersin đã thử nghiệm huyết thanh nhận được từ Paris tại
Quảng Châu và Áo Môn vào năm 1896 và tại Bombay (Mumbai), Ấn Độ vào năm 1897
nhưng huyết thanh không có hiệu quả. Ông quyết định sống tại Việt Nam, và đã
hoạt động tích cực để thành lập trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1902 và là hiệu
trưởng đầu tiên cho đến 1904. [1]. [2].

Yersin cũng tham gia lĩnh vực
nông nghiệp, là một người mở đầu trong việc nhập cây cao su

từ Brasil vào trồng tại Việt Nam.
Vì lý do này ông đã xin phép Toàn quyền thành lập một

nông trại ở Suối Dầu. Ông cũng mở
một trại ở Hòn Bà năm 1915, nơi ông đã gây dựng

những đồn điền canh ki na đầu
tiên ở Việt Nam (nhập từ Nam Mỹ) để sản xuất ký ninh chữa

bệnh sốt rét.

Nhà riêng của Yersin tại Nha
Trang, nay là vị trí Nhà nghỉ Bộ Công An.

Năm 1934 ông được đề cử làm giám đốc danh dự của Viện Pasteur, Paris và
là ủy viên Ban quản trị. Ông qua đời trong thời gian diễn ra Đệ nhị thế chiến
tại nhà ở Nha Trang năm 1943. Trong di chúc ông muốn được chôn tại Suối Dầu,
đám tang giản dị, không điếu văn. Mặc dù vậy, rất đông người đã đưa tiễn ông về
nơi an nghỉ cuối cùng.

Ông để
lại nhiều ký ức sâu đậm tại Việt Nam, nơi những người gần gũi ông gọi ông là
Ông Năm. Ông là người đề nghị xây dựng một thành phố tại Tây Nguyên, nay là Đà
Lạt. Sau hai lần đổi chế độ, tên của các con đường được đặt theo tên ông vẫn
không thay đổi. Cạnh mộ ông tại Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km) có một miếu thờ
được nhiều người viếng. Nhà ông tại Nha Trang tuy không còn nhưng vẫn có một
viện bảo tàng của riêng ông đặt tại Viện

Pasteur Nha Trang; ở Hà Nội và
một số nơi khác có trường học mang tên ông. Gần đây, tại thành phố cao nguyên
nơi ông đã đã có công trong việc xây dựng nên, thành phố Đà Lạt, đã hình thành
một trường Đại Học mang tên ông, Trường Đại học Dân lập Yersin – Đà Lạt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *