Sông La Ngà chảy qua huyện Định Quán thuộc tỉnh Thủ Biên thời 9 năm chống Pháp, nay trở
thành địa danh lịch sử tỉnh Đồng Nai. Những ai đi theo đường 20 lên Đà Lạt sẽ thấy nơi đây
sừng sững tượng đài chiến thắng La Ngà trên đỉnh đồi cao, soi bóng xuống dòng sông. tại đây,
trận phục kích giao thông của Chi đội 10 Biên Hoà trên quãng đường dài gần 10 km, đã phá huỷ
59 xe quân sự của giặc Pháp, diệt và bắt hàng trăm tù binh.
Từ La Ngà đi ngược lên 10km là gặp khu Đá Ba Chồng (những tảng đá lớn chồng lên nhau) tạo
nên vẻ đẹp kỳ thú cho du khách. Ai lên thành phố hoa Đà Lạt lại không chiêm ngưỡng cổng Đá
Ba Chồng. Khu Đá Ba Chồng này thời chống Mỹ thuộc Định Quán. Trên những hòn đá khổng lồ
cao nhất có ổ đề kháng cả địch với hoả lực mạnh sẵn sàng nhả đạn khống chế Định Quán-La Ngà
nếu ta tấn công. Cứ điểm Đá Ba Chồng là điểm tranh chấp giữa ta và địch. Trước chiến dịch Hồ
Chí Minh, Sư đoàn 7 Miền đã xoá sổ cứ điểm này vào ngày 16-3-1975, cũng là ngày Định Quán
hoàn toàn giải phóng.
Từ Đá Ba Chồng ngược lên 20km nữa là Căng Tà Lài, một trại giam biêt lập thời Pháp là chốn
rừng thiền nước độc. Giáo sư Trần Văn Giàu và Thiếu tướng Tô Ký từng bị thực dân Pháp giam
giữ tại đây. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940), chi bộ nhà tù tổ chức cho 2 đồng chí Tô
Ký, Trần Văn Giàu và 9 đồng chí khác vượt ngục, Vùng Tà Lài xứ sở của đồng bào Stiêng đã
ủng hộ lương thực cho các đồng chí trốn thoát trở về tham gia cách mạng ở Sài Gòn và Nam Bộ.
Ai lên Định Quán, La Ngà
Đá Ba Chồng đó, căng Tà Lài đây.
Câu thơ đã khắc hoạ nên địa danh vùng đất lịch sử này.
Định Quán xưa đã định hình 3 dân tộc đồng bào ít người ở đây. Người Stiêng ở bắc huyện, người
Châu Mạ ở thị trấn, người Châu Ro ở nam La Ngà. Ngoài 3 dân tộc thổ địa lâu đời, người Kinh
không có bao nhiều. Sau ngày miền Nam giải phóng, dân tứ xứ kéo về đây sinh sống, chủ yếu là
dân “tứ Quảng” (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và dân “ngũ Hà” (Hà Nội,
Hà Giang, Hà Tây, Hà Nam, Hà Bắc) làm cho Định Quán thêm sắc tộc: người Tày, người Nùng.
Con gái Châu Ro, Châu Mạ xưa ở trần. Ngày nay trai gái các dân tộc này sinh hoạt theo nhịp
sống văn minh của cộng đồng, khó mà nhận ra họ. Trước kia họ đi làm rẫy là chính, nay tham
gia cả thị trường kinh doanh buôn bán, công tác xã hội với người Kinh, nói tiếng Kinh thông làu.
Các xã đều có điện từ mạng lưới quốc gia dẫn về; riêng làn nổi Định Quán dùng điện xạc bình,
ban đêm cũng sáng trưng như thành phố trên sông, họ có cả ti vi, tủ lạnh, xe máy…
Ngày nay Định Quán-La Ngà có 3 khu du lịch hấp dẫn. Đó là Thác Mơ, vì ở đấy có nhiều cây
mai và mạch nước nóng; thác ba Giọt hùng vĩ nên thơ; Đá Ba Chồng kỳ thú và tượng đài vươn
cao giữa không gian bao La Ngà… Bàn tay con người đang đánh thức tiềm năng say ngủ hàng
bao năm nay trên vùng đất này.
thành địa danh lịch sử tỉnh Đồng Nai. Những ai đi theo đường 20 lên Đà Lạt sẽ thấy nơi đây
sừng sững tượng đài chiến thắng La Ngà trên đỉnh đồi cao, soi bóng xuống dòng sông. tại đây,
trận phục kích giao thông của Chi đội 10 Biên Hoà trên quãng đường dài gần 10 km, đã phá huỷ
59 xe quân sự của giặc Pháp, diệt và bắt hàng trăm tù binh.
Từ La Ngà đi ngược lên 10km là gặp khu Đá Ba Chồng (những tảng đá lớn chồng lên nhau) tạo
nên vẻ đẹp kỳ thú cho du khách. Ai lên thành phố hoa Đà Lạt lại không chiêm ngưỡng cổng Đá
Ba Chồng. Khu Đá Ba Chồng này thời chống Mỹ thuộc Định Quán. Trên những hòn đá khổng lồ
cao nhất có ổ đề kháng cả địch với hoả lực mạnh sẵn sàng nhả đạn khống chế Định Quán-La Ngà
nếu ta tấn công. Cứ điểm Đá Ba Chồng là điểm tranh chấp giữa ta và địch. Trước chiến dịch Hồ
Chí Minh, Sư đoàn 7 Miền đã xoá sổ cứ điểm này vào ngày 16-3-1975, cũng là ngày Định Quán
hoàn toàn giải phóng.
Từ Đá Ba Chồng ngược lên 20km nữa là Căng Tà Lài, một trại giam biêt lập thời Pháp là chốn
rừng thiền nước độc. Giáo sư Trần Văn Giàu và Thiếu tướng Tô Ký từng bị thực dân Pháp giam
giữ tại đây. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940), chi bộ nhà tù tổ chức cho 2 đồng chí Tô
Ký, Trần Văn Giàu và 9 đồng chí khác vượt ngục, Vùng Tà Lài xứ sở của đồng bào Stiêng đã
ủng hộ lương thực cho các đồng chí trốn thoát trở về tham gia cách mạng ở Sài Gòn và Nam Bộ.
Ai lên Định Quán, La Ngà
Đá Ba Chồng đó, căng Tà Lài đây.
Câu thơ đã khắc hoạ nên địa danh vùng đất lịch sử này.
Định Quán xưa đã định hình 3 dân tộc đồng bào ít người ở đây. Người Stiêng ở bắc huyện, người
Châu Mạ ở thị trấn, người Châu Ro ở nam La Ngà. Ngoài 3 dân tộc thổ địa lâu đời, người Kinh
không có bao nhiều. Sau ngày miền Nam giải phóng, dân tứ xứ kéo về đây sinh sống, chủ yếu là
dân “tứ Quảng” (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và dân “ngũ Hà” (Hà Nội,
Hà Giang, Hà Tây, Hà Nam, Hà Bắc) làm cho Định Quán thêm sắc tộc: người Tày, người Nùng.
Con gái Châu Ro, Châu Mạ xưa ở trần. Ngày nay trai gái các dân tộc này sinh hoạt theo nhịp
sống văn minh của cộng đồng, khó mà nhận ra họ. Trước kia họ đi làm rẫy là chính, nay tham
gia cả thị trường kinh doanh buôn bán, công tác xã hội với người Kinh, nói tiếng Kinh thông làu.
Các xã đều có điện từ mạng lưới quốc gia dẫn về; riêng làn nổi Định Quán dùng điện xạc bình,
ban đêm cũng sáng trưng như thành phố trên sông, họ có cả ti vi, tủ lạnh, xe máy…
Ngày nay Định Quán-La Ngà có 3 khu du lịch hấp dẫn. Đó là Thác Mơ, vì ở đấy có nhiều cây
mai và mạch nước nóng; thác ba Giọt hùng vĩ nên thơ; Đá Ba Chồng kỳ thú và tượng đài vươn
cao giữa không gian bao La Ngà… Bàn tay con người đang đánh thức tiềm năng say ngủ hàng
bao năm nay trên vùng đất này.