Hoa Giun (gọi theo miền bắc), hay Sử Quân tử (gọi theo miền nam)
Hoa sử quân tử, hay còn có tên dân gian là cây dây giun, quả giun, cây trang leo, trang dây, là loài cây leo thân gỗ có nguồn gốc ban đầu từ Châu Á và Châu Phi nhiệt đới. Loại cây này thường mọc tựa vào cây khác hoặc hàng rào, leo bằng các cành non mềm mảnh, phân cành nhánh nhiều, lá xanh đậm và bóng, sờ vào thấy thô ráp.
Đặc biệt nhất và cũng là điều khiến cho sử quân tử được nhiều chị em “mê mẩn” đó là hoa sử quân tử. Cây cực kỳ sai hoa, hoa cánh nhỏ xinh, màu hồng phơn phớt trắng, khi có đủ nắng sẽ chuyển sang màu đỏ tươi, mọc thành từng chùm khoe sắc trong nắng sớm, rung rinh xòe các cánh hình ngôi sao khi cơn gió thổi nhẹ qua. Hoa sử quân tử nở liên tục nhiều nhất vào mùa hè thu, mùa đông cây lụi đi, trước khi tàn là lúc hoa cho vẻ đẹp rực rỡ nhất.
Hoa sử quân tử, hay còn có tên dân gian là cây dây giun, quả giun, cây trang leo, trang dây, là loài cây leo thân gỗ có nguồn gốc ban đầu từ Châu Á và Châu Phi nhiệt đới. Loại cây này thường mọc tựa vào cây khác hoặc hàng rào, leo bằng các cành non mềm mảnh, phân cành nhánh nhiều, lá xanh đậm và bóng, sờ vào thấy thô ráp.
Đặc biệt nhất và cũng là điều khiến cho sử quân tử được nhiều chị em “mê mẩn” đó là hoa sử quân tử. Cây cực kỳ sai hoa, hoa cánh nhỏ xinh, màu hồng phơn phớt trắng, khi có đủ nắng sẽ chuyển sang màu đỏ tươi, mọc thành từng chùm khoe sắc trong nắng sớm, rung rinh xòe các cánh hình ngôi sao khi cơn gió thổi nhẹ qua. Hoa sử quân tử nở liên tục nhiều nhất vào mùa hè thu, mùa đông cây lụi đi, trước khi tàn là lúc hoa cho vẻ đẹp rực rỡ nhất.
Hoa sử quân tử |
Trồng hoa sử quân tử có tác dụng gì?
Những bông hoa nhỏ xinh tô điểm cùng nhau trên nền lá xanh non, hương hoa thơm nồng nàn quyến rũ, toát lên vẻ đẹp giản dị, nhẹ nhàng, níu giữ trái tim của bất kỳ ai đi ngang qua, chính vì vậy sử quân tử thường được trồng trước sân, hàng rào, giàn leo vòm, cổng nhà,… để trang trí.
Ngoài được trồng để trang trí nhà, người ta còn biết đến hoa sử quân tử là một vị thuốc được dùng từ lâu đời. Sử quân tử có vị ngọt, tính ôn, không có độc, dùng để chữa tiểu tiện đụcm sát trùng và chữa khỏi chứng tả lỵ hay bệnh lở, ngứa ở trẻ em. Sử quân tử còn được sử dụng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa giun đũa với liều dùng hợp lý không quá 20g, chữa đau nhức răng, sưng phù,…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa sử quân tử
Hiện nay, ở Việt Nam đang trồng phổ biến 2 loại là sử quân tử cánh đơn có nguồn gốc Việt Nam và cánh kép xuất xứ Thái Lan. Cây có sắc hoa nổi bật, tươi tắn, hoa thơm, chị em có thể trồng sử quân tử trên ban công, sân thượng hay leo tường nhà đều hợp lý.
Sử quân tử là cây gì
Còn có tên gọi khác là quả giun, dây giun, sử quân, qảu nấc, mạy lăng cường, mác giáo thun. Tên hán việt là Đông quân tử, Ngũ lăng tử,.. tên khoa học là Fructus Quisqualis Indica L., thuộc họ Bàng (Combretaceae).
Là một cây thuốc quý, mọc loại dây leo. Lá mọc đối, đơn, nguyên. Hoa có hình ống, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc ngọn cành. Hoa có màu trắng lúc mới nở, sau chuyển thành màu đỏ phớt tím.
Quả hình trái xoan, đầu trên nhọn và đầu dưới hơi tròn, khi chín có màu nâu sẫm. Mặt cắt hình sao 5 cánh, giữa có khoang tròn đựng 1 hạt. Hạt hình thoi, vỏ màu nâu sẫm, mỏng, nhăn nheo, dễ bóc và có mùi thơm, vị bùi.
Mô tả dược liệu: có hình bầu dục, có 5 đường cạnh dọc, 2 đầu nhọn hình thoi, đường kính 1,5-2cm. Vỏ ngoài màu nâu đen, cứng, khó bẻ gãy, vết cắt hình ngôi sao 5 cánh. Bên trong có 1 nhân. Nhân hình bầu dục , dài 2cm, măt ngoài có nhiều vết nhăn dọc , ngoài bọc 1 lớp màng màu nâu đen dễ bóc. Thịt nhân màu trắng vàng, mềm, không mùi có vị ngọt.
Phân bố và thu hái sử quân tử
Cây có nguồn gốc từ châu Á và châu Phi nhiệt đới, và mọc hoang chủ yếu ở khu vực miền Bắc và miền Trung nước ta, còn được trồng làm cảnh ở các thành phố lớn.
Cây ra hoa vào tháng 3-6, ra quả vào tháng 7-9. Quả được thu hái vào tháng 9-10, hái quả già. Chọn quả có màu nâu đen, nhân trắng, có nhiều dầu , không vụn, không thối.
Bào chế: Sau khi hái về thường bỏ vỏ lấy nhân sao thơm hoặc để cả vỏ giã nát. Cách khác là nhân ngâm nước qua đêm, sao vàng, bỏ lớp màng. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
Thành phần hóa học của sử quân tử
Có chứa 20-27% chất dầu béo màu xanh lục nhạt, sền sệt, vị nhạt. Ngoài ra còn có chất gôm, chất hữu cơ như oleic, stearic,linoleic,… chất đường 19-20% axit citric, kali quisqualat.
Trong đông y, sử quân tử có vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng sát khuẩn, tiêu tích, diệt trừ giun sán.
Tác dụng của cây sử quân tử
1. Trị giun đũa, giun kim
Lấy 6-12g hạt sử quân tử bóc vỏ rang ăn hoặc đun lấy nước uống trước khi đi ngủ.
2. Chữa trẻ tiêu hóa kém do nhiễm giun
Lấy 40g sử quân tử bóc vỏ và 10g thóc ngâm nảy mầm, cả hai đem sao vàng, tán bột mịn trộn với mật ong hoặc đường, cho trẻ ăn 1-2 thìa sau khi ăn no.
3. Chữa đau nhức răng
Lấy 10 quả sử quân tử dập nát, đun với 2 00ml nước trong 15 phút, và dùng nước nay để ngậm. Ngày ngậm nhiều lần.
4. Trị trẻ nhỏ bi cam tích, bụng đầy, đi phân lỏng
Lấy 12g sử quân tử, 12g kha tử đều, 8g hậu phác, 6g trần bì, 4g cam thảo. Cho tất cả sắc lấy nước uống.
5. Chữa lở ngứa ở đầu, mặt
Lấy nhân sử quân tử ngâm với 1 ít dầu thơm 3-5 ngày, uống dầu thơm đó trước khi đi ngủ.
6. Trị giun sán, giun kim, táo bón
Lấy 8g sử quân tử nhục, 8g đại hoàng, 8g hoàng cầm, 16g tân lang, 16g thạch lựu bì và 4g cam thảo. Tất cả đem tán bột, mỗi lần uống 12g với nước đun sôi để nguội, đối với trẻ thì giảm liều theo độ tuổi.
7. Trị giun chui ống mật, bụng trên đau quặn
Lấy 12g sử quân tử, 12g chỉ xác, 12g tân lang, 12g khổ luyện bì, 8g quảng mộc hương và 4g ô mai. Tất cả sắc lấy nước uống trong ngày.
8. Chữa trẻ em hư thũng, mặt phù nề
Lấy 40g sử quân tử, đập bỏ vỏ lấy nhân tẩm mật sao thơm, tán bột, mỗi lần cho trẻ uống 4g hòa với nước cơm hoặc nước cháo.
9. Chữa suy dinh dưỡng, tiêu chảy do giun
Lấy 80g sử quân tử, 80g sơn dược, 8g đậu ván trắng, 80g thần khúc, 4g hoàng liên, 40g sơn tra, 40g bạch đậu khấu, 20g binh lang, 6g ngân sài hồ, 6g mạch nha và 5g lô hội. Tất cả tán nhỏ, vê thành viên, mỗi lần uống 4-8g.
10. Trị trùng roi đường ruột
Lấy sử quân tử sao vàng, tán bột. Đối với trẻ dưới 1 tuổi ngày uống 3g chai thành 1-2 lần uống và trẻ từ 1-3 tuổi uống 5g một ngày. Người lớn ngày uống 15g, uống liên tục 3-5 ngày.
11. Chữa cam tích ở trẻ nhỏ do tỳ hư
Lấy 20g sử quân tử, 20g nhục đậu khấu, 20g mạch nha, 400g hoàng liên, 400g thần khúc, 80g mộc hương, 20 quả tân lang, tất cả đem tán bột, vê thành viên, mỗi lần uống 4g với nước ấm. Ngày uống 2 lần, đối với trẻ dưới 1 tuổi thì giảm liều lượng.
Lưu ý khi sử dụng sử quân tử
Sử quân tử cũng như nhiều vị thuốc khác đều có những điều cần lưu ý khi sử dụng. Nó là loài cây lành tính và không độc hại. Nhưng khi sử dụng bạn nên lưu ý sử quân tử không được dùng vớ trà nóng. Nó rất kỵ với đồ nóng. Nếu như bạn sử dụng ó với trà nóng bạn sẽ bị tiêu chảy. Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều sẽ bị nấc. Nếu dùng liều quá cao sẽ dẫn đến nôn mửa, khó chịu, chóng mặt.
Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh trước khi áp dụng nên hỏi ý kiến của thấy thuốc.
Ý nghĩa của sử quân tử
Sử quân tử là loại cây cảnh có nhiều màu sắc sắc. Các màu đỏ, hồng và trắng xen kẽ nhau tạo nên cảm giác rất hài hòa và dịu mắt. Thêm với mùi hương thơm nồng nàn quyến rũ. Chính bởi vậy mà nó được nhiều lựa chọn để trông trong không gian sống.
Cây sử quân tử nở hoa quanh năm và không tốn công chăm sóc. Gia chủ có thể trồng thành giàn hoặc trồng leo trước của nhà. Nó có thể giúp cho ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn vào mùa hè. Còn khi vào đông cây sẽ tàn lụi dần và đi vào trạng tháy ngủ. Chỉ đến mùa xuân cây mới lại đâm chồi nảy lộc.
Sử quân tử có ý nghĩa của sự tiến lên dù trong bất kỳ hoàn nào. Ý nghĩa này đã được gửi gắm qua cái tên và sức sống mãnh liệt của nó. Ngoài ra nó còn là loài cây tượng trưng cho tình yêu đôi lứa.
Sử quân tử không chỉ là loài cây cảnh được yêu thích. Mà nó còn là bài thuốc quý cho sức khỏe con người.
Theo Lê Hùng Cường