Quốc gia đó chính là Đài thờ Trà Kiệu. Bốn mặt của đài thờ với vô số hình người được chạm
khắc tinh xảo.
Hiện có nhiều ý kiến xoay quanh ý nghĩa của đài thờ này. Năm 1930, Jean Przyluski cho rằng
những trang trí trên bốn mặt của đài thờ minh hoạ truyền thuyết việc thành lập nước Phù
Nam. Một năm sau đó, George Coedes đã bác bỏ giả thuyết này, và cho rằng các cảnh của đài
thờ thể hiện những giai đoạn khác nhau của cuộc đời thần Krishna như được kể trong
Bhagavata Puruna. Hơn năm mươi năm sau ( năm 1983) Trần Kỳ Phương “đọc lại đài thờ Trà
Kiệu” không tán thành cách giải thích của Coedes, và đưa ra cách đọc các chạm khắc trên đài
thờ theo một câu chuyện kể về Rama và Sita trong trường ca Ramayana.
Hiện nay có nhiều bạn hdv vẫn chưa rõ về nội dung của câu chuyện này nên mình đăng để
cho các bạn tham khảo thuyết minh cho du khách khi đến Bảo tàng.
* Chuyện kể rằng, tại vương quốc Videha, vua Janak làm lễ kén chồng cho công chúa Sita.
Nhà vua có cây cung nặng và cứng, đến thần linh cũng khó mà giương nổi. Nhà vua tuyên bố
bất kỳ vị vương tôn nào giương nổi cây cung thần sẽ được tuyển chọn làm phò mã. Rama là
hoàng tử của vua Dasaratha xứ Ayodhya, đã đến để ướm thử cây cung thần; sức mạnh của
Rama đã khiến cây cung bị gãy làm đôi. Ai nấy đều kính phục trước sức mạnh thần thánh của
Rama và lễ cưới bắt đầu được sửa soạn. Một đoàn sứ giả được cử tới Ayodhya để báo tin
mừng. Vua Dasaratha lập tức hạ lệnh mang vàng bạc châu báu, chuẩn bị voi ngựa, cùng một
số quan đại thần tới vương quốc Videha dự lễ cưới của Rama và Sita. Cũng trong ngày này
vua Janak còn gả các công nương khác cho ba người em trai của Rama…
Nguồn : Võ Văn Thắng (GĐ BTC)
Mặt A ( mặt hướng đông) : nhân vật số 1,2 là 2 vũ công cõi trời đang nhảy múa dâng hoa
chúc mừng. Các nhân vật 3,4,5,6 là đạo sư Rama đi cùng đạo sư Visvamitra và các em trai
của Rama. Các nhân vật số 7,8,9,10,11 đang mang cây cung thần trong kho ra để thử tài
Rama. Nhân vật số 12 là người hầu cầm phất trần. số 13 là hoàng tử Rama đang bẻ gãy cây
cung thần trước sự chứng kiến của Vua janak (số 14).
Mặt B (hướng Nam) mô tả việc các sứ giả mang tin chiến thắng của Rama đến vua Dasaratha
(gồm 8 nhân vật từ 17-24) Sau đó vua Dasaratha lên đường đến kinh thành Mithila dự lễ cưới
(gồm các nhân vật từ 25-32)
Mặt C ( hướng Tây) : tả cảnh sửa soạn lễ cưới và đám cưới của anh em hoàng tử Rama. Cảnh
này có 18 nhân vật, chia làm 3 phân cảnh lần lượt từ phải qua trái.
Phân cảnh C1 gồm 6 nhân vật từ 33-38, tả cảnh hoàng thân Yudhaajit (em của hoàng hậu
Kaikeyi) đến chào vua Dasaratha trong ngày sửa soạn lễ cưới cho Rama cùng lễ cưới của ba
người em của Rama. Nhân vật số 36 là vua Dasaratha trong tư thế cúi xuống để nghe lời chúc
mừng và nhận lễ vật từ hoàng thân Yudhaajit đang ngồi, hai tay vòng trước ngực, ngẩn đầu
nhìn Vua Dasaratha trong cử điệu thành kính. Bốn nhân vật còn lại là Rama và 3 người em.
Phân cảnh C2 gồm 6 nhân vật từ 39-44, miêu tả cảnh vua Janak làm lễ gả công chúa Sita cho
Rama. Nhân vật số 44 là vua Janak đang đặt công chúa Sita trước mặt Rama. Nhân vật 43 là
công chúa Sita đang cúi mình chào Rama. Nhân vật 42 là hoàng tử Rama đang cúi mình đỡ
lấy công chúa Sita. Các nhân vật 39,40,41 là ba người em trai của Rama.
Phân cảnh C3 gồm 6 nhân vật từ 45-50, đây là các công chúa, hoàng tử và các đạo sĩ trong lễ
cưới.
Mặt D (hướng bắc) miêu tả cảnh các vũ nữ Apsara nhảy múa, ca hát mừng lễ cưới của các đôi tân hôn.