Người ta nói ở vùng miền tây, thì hễ 100km là có đến 15km sông ngòi, nó thể hiện sự dày đặc chằn chịt của kênh rạch, bởi thế hình ãnh con sông cái nước đã ăn đậm vào đời sống của người miền tây sông nước. Do được nhiên thiên ưu ái, dòng phù sa của sông Cửu long đã nuôi sống biết bao thế hệ con cháu, người ta nói là trên cơm dưới cá thì tại sao? Bởi 1 số người miền tây nói không cần đi chợ, chỉ cần mỗi ngày sách cái cần câu ra đồng là có 1 bữa cơm ngon. Đúng là vậy, và hôm nay em sẽ các anh chị đi tìm hiểu về cuộc sống của người dân nơi đây, và 1 đặc sản nổi tiếng và duy nhất có đc ở miền tây này, thì đối với các anh chị nào ở tại miền tây chắc sẽ rất quen thuộc, còn đối với các anh chị mình ở ngoài bắc vào, thì em tin chắc đây sẽ là 1 trải nghiệm thú vị dành cho các anh chị. Tháng 7 âm lịch khi con nước nhảy khỏi bờ, mang phù sa bồi đắp cho ruộng vườn tươi tốt, thì cũng là mùa mưu sinh của biết bao gia đình sống bằng nghề hạ bạc. Thì là người miền tây, em cũng còn nhớ như in những dòng nước cuốn đục ngầu, những mẻ cá linh tươi roi rối. Ai từng sinh ra lớn lên ở nơi đây thì có lẽ sẽ không bao giờ quên mùa nước nổi trắng đồng, con nước về cùng với bao sản vật tôm cá, trog đó có 1 loài cá đặc sản mà người dân ai cũng mong đợi, đó là cá linh. Cá linh đẻ trứng ở biển hồ Campucha rồi theo dòng Mekong đổ về các huyện của sông Tiền và sông Hậu, trên dặm đường trôi dạt ấy, chúng cứ lớn dần rồi men theo sông rạch để vào ao đầm và lên ruộng. Đầu mùa nước cá linh còn nhỏ cở bằng ngón tay út trẻ con nên bà con hay gọi là mùa cá linh non. Lúc này, người dân nơi đây dành nhiều thời gian tất bật chuẩn bị cho mùa mưu sinh theo con nước. Ai cũng vui mừng khấp khởi chào đón mùa cá linh non. Mùa cá linh non bắt đầu từ tháng 7 người ta gọi là mùa nước nổi đổ về, đến khi bước vào tháng 10 âm lịch nước kém người ta gọi là mùa cá ra. Lúc này người dân ở hạ nguồn trốn lũ nô nức bơi xuồng ra đón đàn cá linh già từ trên đồng rút xuống túa đi khắp các nẻo kênh mương để về lại đầu nguồn. Các cụ già cao niên kể rằng thường khi gió bấc bắt đầu nặng ngọn, cây cải trời mọc lên xanh mướt, cũng là lúc người dân vùng trốn lũ thức dậy thật sớm và không khí đánh bắt cá ở cửa sông vô cùng nhộn nhịp. Từ những mẻ cá nặng trĩa được kéo lên người ta dễ dàng nhận ra rất nhiều loại cá linh khác nhau như cá linh rìa, cá linh ống, cá linh cám thân to tròn mập mạp được phũ kín bằng lớp vải màu trắng vàng óng ánh. Có thể nói chưa nơi nào mà trữ lượng cá linh nhiều như ở sông Hậu và sông Tiền, và cũng chưa có loài thủy sản nào giữ vai trò quan trọng đối với người dân vùng lũ như loài cá này. Những năm lũ lớn, số lượng đánh bắt nhiều mà không chợ nào tiêu thụ hết nên chỉ còn biết làm mắm và ủ nước mắm. Có lẽ từ thời khai khẩn vùng đất này, do tính chất tự cung tự cấp mà người xưa biết dùng cá linh để làm nước mắm để ăn quanh năm, thế là cái chuyện làm nước mắm cá linh được truyền từ đời này sang đời khác, có lẽ quen dần mà người dân nơi đây ít xài nước mắm biển, mà chỉ ưa dùng nước mắm cá linh mà thôi. Ở đây dù nhà giàu hay nghèo, thì mỗi người đều sắm 1 cái khạp da bò dùng để ủ nước mắm, cá linh non còn tươi chỉ cần rửa sạch đổ vào khạp rắc muối hột với tỷ lệ chừng 4kg muối với 40kg cá, người ta đậy nắp kín lại để phơi nắng phơi sương ngoài sân chừng 3 4 tháng sau thì cá phân hủy và có thể nấu nước mắm được rồi. Cá ủ để cả năm cũng được, thời gian ủ cá càng lâu thì nước mắm càng them đậm đà hương vị. Vì nước mắm chỉ ăn trong gia đình nên khi cần người ta mới nấu, mỗi lần chỉ nấu 1 khạp cá ủ mà thôi, hết thì mới nấu tiếp. Thường thì 1 khạp cá ủ lấy chừng 30 lít nước cốt, thắng lấy nước cốt xong người ta lại nấu lấy nước nhì dùng để kho cá cho ngon chứ ít ai làm nước chấm. Đa phần phụ nữ nơi đây ai cũng thành thạo nấu nước mắm cá linh, ai mà khôgn biết thì bị bên chồng với xóm giềng chê trách. Nước mắm cốt có màu đỏ tươi, mùi vị thơm ngon không thua gì nước mắm cá cơm Phú Quốc. Sau khi nước mắm nấu xong để nguội, dô chai và phơi nắng chừng 2 ngày để giữ được màu sắc đặc trưng của nước mắm vùng lũ. Ngoài đem ủ làm mắm, hay làm nước mắm thì những người nhậu sành điệu còn lựa con to nhất đem đi nướng tươi vì chúng nhiều mỡ bụng béo ngậy, thịt thơm và day thậm chí nhiều con còn có cặp trứng no tròn. Ngoài ra người ta còn chiên xù cá linh, làm cho bộ vải của chúng cộm lên rất giòn và thơm, khi ăn phải chấm nước mắm me hoặc muối ớt cục thì mới đúng là món khoái khẩu của dân miền tây. Sau 1 ngày tất bậc đánh cá, người dân quê thường thư giản tụ tập bên nhau thưởng thức món đặc sản cá linh nướng mọi, lay ray vài ly rượu đế, nghe bạn nhậu ngân nga câu vọng cổ thì không gì sướng bằng. Đó là những món ăn chơi, người dân miền tây họ còn làm món để dành ăn với cơm, thì đây được coi như là đặc sản của miền tây. Cá Linh kho lạc, và khi nhắc đến cá linh kho lạc thì người ta sẽ nghĩ đến 1 loại hoa ăn kèm với loại cá này rất hợp đó chính là hoa điên điển. Khi vào mùa thì hoa điên điển sẽ mọc vàng cả 1 mé sông và ngta sẽ hái về để ăn kèm với món cá linh kho lạc này. Để làm món này, thì phải chọn cá linh vừa cỡ, không qá nhỏ hay qá to, phải chọn con cá thật tươi vì đa phần độ tươi của con cá sẽ ãnh hưởng rất nhiều đến chất lượng món ăn. Sau đó nấu nước dùng bằng nước dừa, những món khác thì ngta nấu nước dùng bằng xương óng còn với món cá linh thì phải nấu bằng nước dừa thôi. Thêm vào 1 ít me sống ớt và hành vào, đây là 1 đặc trưng của món kho lạc, phải có vị chua chua mới đúng. Nấu khoảng 10’ là có thể dùng ngay. Mấy năm liền, lũ đổ về thượng nguồn ít dần khiến cá linh ngày càng thưa thớt, những cánh đồng mênh mong biển nước như hồi xưa cũng dần thu hẹp vì có đê bao để làm lúa tăng vụ Cá Linh, mùa cá ra ngày nay tuy không còn nhiều nữa nhưng ký ức chế biến món ăn từ cá linh non hay cá linh già tháng 10 luôn là niềm tự hào của người miền tây sông nước. mùa cá linh có lẽ chẳng bao lâu sẽ chỉ còn là hoài niệm, thì là 1 người con sông nước, em hy vọng rằng sau này sẽ có cách giải quyết được vấn đề khó khăn này, để bảo tồn loại hình văn hóa đậm bản sắc dân tộc của người dân miền tây sông nước.