PHẦN CÂU HỎI KIẾN THỨC CHUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Câu 1: Bạn hãy cho biết diện tích đất liền, độ dài bờ biển và dân số của thành phố Đà Nẵng?
Gợi ý trả lời:
+ Diện tích đất liền: 1.255,53 km2
+ Độ dài bờ biển: Hơn 90 km (có tài liệu cho rằng chỉ dài hơn: 30 km)
+ Dân số: 777.216 (2005). Dự báo 2010: 795670
Câu 2: Bán đảo Sơn Trà có bao nhiêu loài động thực vật và có tầm quan trọng như thế nào đối
với Đà Nẵng? Tại sao Sơn Trà còn được gọi là Monkey Mountain?
Gợi ý trả lời: Nằm cách trung tâm thành phố 10 km về phía Đông Bắc, diện tích bán đảo Sơn
Trà rộng xấp xỉ 5km2, đường vòng quanh chân núi dài khoảng 25km. Bán đảo Sơn Trà với độ
cao 693 m so với mực nước biển; giống hình một cây nấm, đầu nấm là núi Sơn Trà và thân nấm
là bãi cát bồi, lắng đọng, tạo nên những bãi cát vàng đẹp đẽ, trong lành. Đây còn là một khu bảo
tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú, được bảo vệ theo chế độ rừng cấm quốc gia, nổi tiếng là
nơi có thảm thực vật đặc sắc với nhiều loại thú rừng quí hiếm như hươu, nai, khỉ, vượn, đười
ươi, voọc chà vá, gà mặt đỏ… cảnh vật thiên nhiên nơi đây rất quyến rũ; dân gian đồn rằng các
vị tiên từ trên trời thường chọn bãi cát nơi đây để giáng trần, ca múa, đánh cờ với nhau… nên
còn có tên là Tiên Sa.
Ở đây có trên 100 loài động vật với hàng chục loài quý hiếm. Đặc biệt là loài Vọc chà và (chỉ có
ở Pygathrix) và loài linh trưởng (chỉ có ở Việt Namvà Lào). Trên bán đảo Sơn Trà có gần 300
loài thực vật, thuộc 217 chi, 90 họ, có 64 loại gỗ lớn, 107cây thuốc quý và rất nhiều giống lan

rừng. Tất cả tạo nên một hệ sinh thái hết sức đa dạng và độc đáo. Sơn Trà là một đặc ân mà
thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Đà Nẵng. Đứng bất cứ ở đâu trên đất Đà Nẵng đều có thể
nhìn thấy ngọn núi này. Trong dáng nhoài người vươn ra biển, Sơn Trà là một bức bình phong
khổng lồ che chắn bão giông cho thành phố.
Địa danh Monkey Mountain: Du khách đến đây không chỉ tha hồ ngắm cảnh, tắm biển mà còn
say sưa ngây ngất trong cảnh chim kêu, vượn hú. Nhiều người dân địa phương vốn quen gọi đây
là…đảo khỉ! Khỉ nhiều vô kể! Chỉ cần bước tới bìa rừng là đã nhìn thấy khỉ! Những chú khỉ
thoăn thoắt chuyền từ cành này sang cành khác trông đến vui mắt.
Câu 3: Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có dân tộc ít người nào sinh sống? hiện sống ở
địa bàn nào?
Gợi ý trả lời: Dân tộc Cơ Tu. Huyện Hòa vang
+ Người Cơ Tu (còn gọi: người Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca-tang) là một sắc tộc nói ngôn ngữ
thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Sắc tộc này có dân số khoảng 37 nghìn người, cư
trú chủ yếu trên dãy núi Trường Sơn tại các huyện Đông Giang, Tây Giang, (Quảng Nam), A
Lưới, Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế).
+ Hòa Vang là một huyện nằm bao bọc quanh phía tây thành phố Đà Nẵng. Diện tích 737.5 km².
Dân số 106.746 – năm 2005. Huyện có diện tích bằng hơn 80% diện tích của thành phố Đà Nẵng
(không kể đảo Hoàng Sa).Hòa Vang giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế (phía bắc), quận Liên Chiểu
(đông bắc), quận Thanh Khê, quận Ngũ Hành Sơn (phía đông), tỉnh Quảng Nam (phía nam và
phía tây). Đây là địa phương có nhiều địa danh đẹp và thơ mộng như khu du lịch sinh thái rừng
Bà Nà, Suối Mơ, hồ thủy lợi Hòa Trung, hồ thủy lợi Đồng Nghệ, sông Cu Đê mang tôm cá vùng
biển lên với đồng bào thượng nguồn và sản vật vùng cao như gỗ, nông sản về đồng bằng.
Câu 4: Trong 36 phố phường của Hà Nội, có phố hàng Rượu không ?
Gợi ý đáp án: Không có
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.
Câu 5: Nơi nào ở Việt Nam được xem là Hạ Long trên cạn?
Gợi ý trả lời: Ninh Bình
Danh từ “Hạ Long trên cạn” không biết xuất phát từ khi nào, có lẽ trước cả khi mà chúa Trịnh
Sâm đến và đặt tên cho khu du lịch sinh thái Tam Cốc – Bích Động. Dựa trên cơ sở khoa học ta
thấy rằng sở dĩ Ninh Bình được mệnh danh là Hạ Long trên cạn vì 3 lẽ chủ yếu sau đây:

+ Thứ nhất, Ninh Bình và Hạ Long là 2 địa danh nằm tại 2 định cạnh đáy của tam giác đồng
bằng sông Hồng. Là điểm cuối của những dãy núi hùng vĩ đâm xuyên ra biển.
+ Thứ hai, địa hình Karst độc đáo với những kiến tạo địa chất hàng nghìn năm mà ở các nơi
khác của Việt Nam không có được
+ Thứ ba, nếu như ở Hạ Long, những dãy núi bị ngập chìm trong nước biển tạo ra hàng nghìn
hòn đảo thì ở Ninh Bình, chúng được phù sa bồi đắp tạo nên những vùng đất trũng với núi non
ngập nước tạo nên nét độc đáo riêng của một địa danh non nước hữu tình.
Về Hạ Long trên cạn, các bạn sẽ được thăm quan nhiều khu điểm, du lịch nhưng có lẽ nổi bật
hơn cả là 3 khu du lịch sau đây:
+ Tam Cốc – Bích Động: Khu du lịch chuyên đề của Việt Nam.
Đây là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam, từng được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị
động” tức động đẹp thứ nhì trời Nam. Thăm Tam Cốc, du khách sẽ đi thuyền trên dòng sông
Ngô Đồng để thưởng ngoạn những nét độc đáo mà thiên nhiên bạn tặng cho cố đô Ninh Bình
Việt Nam. Đến đây du khách còn được tìm hiểu thêm về lịch sử, văn hoá Việt Nam khi hành
hương tới đền Thái Vi, chùa Linh Cốc, động Thiên Hương, động Tiên, vườn chim, .v.v. Hiện tại
Tam Cốc có 6 tuyến tham quan và 17 điểm du lịch.
+ Hang động Tràng An – Vẻ đẹp cố đô:
Ngay cạnh cố đô Hoa Lư, Du khách xuống thuyền thăm Tràng An. Đây là khu du lịch được đầu
tư lớn ở Việt Nam bởi tầm quan trọng của nó hướng tới du lịch sinh thái và cội nguồn dân tộc
Việt. Tràng An có tới 100 hang động, các thung nước, hòn đảo thông nhau. Tại đây ngành khảo
cổ đã thu được nhiều cổ vật quý từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần, .v.v Tràng An đã làm sáng tỏ việc
định đô của vua Đinh Tiên Hoàng ở nơi đây. Ngày nay, Tràng An được biết đến là nét đẹp của
tinh hoa văn hoá dân tộc. Tương lai không xa nơi đây sẽ là di sản văn hóa thế giới.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long:
Nằm trên 7 xã, Vân Long có thiên nhiên hoang dã với đa dạng động thực vật và cảnh sắc thiên
nhiên. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất, độc đáo nhất Bắc Bộ. Không chỉ thế Vân Long
còn có nhiều khu giải trí mới như suối nước nóng Kênh Gà, động Vân Trình, đền vua Đinh,
động Hoa Lư, động Địch Lộng .v.v.
Về Ninh Bình, là trở về với cội nguồn dân tộc. Về với quê hương của người anh hùng Đinh Bộ
Lĩnh thế kỷ X. Những chuyến du lịch hẳn sẽ đưa du khách đến với Hạ Long trên cạn bằng thi tứ
của cảnh trí nước non, bằng tâm thức hướng về những ngày dựng nước và giữ nước để ta trân
trọng và tự hào. (www.ninhbinhtourism.com.vn )
Câu 6: Bạn hãy giới thiệu sơ lược về sự hình thành và phát triển áo dài của Việt Nam.
Gợi ý trả lời: Áo dài là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân người từ cổ đến
đầu gối hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội
trang trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học.
Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài
liệu ghi nhận. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống
đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà
áo xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết, “Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên
ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy
cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta
có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước
người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải”[1].

Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc
thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt
lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông
chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi
chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo
giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa
trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng
để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài
Việt Nam. Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố
định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương
(1739-1765). Vào thời này, các văn bản tại Việt Nam dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm[2], áo dài
viết bằng chữ Nôm là 襖長[cần chú thích].
Thời vua Minh Mạng
Cho đến thế kỷ 17 truyền thống mặc váy vẫn tồn tại ở Việt Nam như đã ghi trong sách Lê Triều
Thiên Chính đời vua Lê Huyền Tông, tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh nhắc nhở: “… áo đàn bà
con gái không có thắt lưng, quần không có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như thế…”.
Vậy có thể nói rằng bộ áo ngũ thân xuất hiện vào khoảng đời vua Gia Long (1802-1819). Sở dĩ
có sự ước đoán này, vì mặc áo ngũ thân thì phải mặc quần chớ không thể mặc váy. Năm Minh
Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai
ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao than vãn:
Tháng Tám có chiếu vua ra (Bản chép khác: Chiếu vua Minh Mạng ban ra)
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!
Áo dài Le Mur
Áo dài màu trắng, thường là màu áo đồng phục nữ sinh “Le Mur” chính là cách dịch sang tiếng
Pháp của tên Cát Tường, một họa sĩ vào thập niên 1930 đã thực hiện một cải cách quan trọng
trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ
nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may
ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để
tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai
rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người
thời đó cho là “lai căng” thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm
nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và
quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này đã bị một số dư luận khi đó tẩy chay và cho là
“đĩ thõa” (như được phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).
Áo dài Lê Phổ: Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của
áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo
vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này
quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây
áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay dù trải bao thăng
trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.
Áo dài với tay giác lăng: Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may
áo dài với cách ráp tay raglan (giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất
khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ
hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với
cách ráp tay raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo,
khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ
theo đánh giá của một số nhà thiết kế.
Áo dài miniraglan: Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản này, áo
dài tay raglan có tà chỉ dài tới gối, nhưng hai ống quần rộng lòa xòa phủ kín đôi chân. Hai đặc
điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương.
Một biểu trưng của Việt Nam
Áo dài trong một lễ ăn hỏi ở Việt Nam: Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn

Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ
này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang
phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà.
Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc
với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang
trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu,
hoặc một chiếc miện Tây phương tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục
truyền thống này
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai
vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ
người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao
bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa hở hang vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.
Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người,
dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người
đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới
hoàn thiện.
Vậy nếu nói đến quốc phục truyền thống thì chính chiếc áo dài nữ phục mới đậm nét hơn, được
quy định bởi những văn bản pháp quy (sắc dụ chúa Nguyễn Vũ Vương) và chuẩn mực ăn mặc
rõ ràng hơn (chiếu chỉ quy định của vua Minh Mạng về trang phục hoàn chỉnh cho áo dài nữ
phục). Do đó khi nói đến áo dài Việt Nam, người trong lẫn ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo
dài nữ phục.
Áo dài nam phục Việt Nam lại không có số phận may mắn như áo dài nữ phục. Ngày nay ta ít
có dịp bắt gặp hình ảnh một thanh niên, thậm chí một ông cụ già Việt Nam, vận chiếc áo dài
nam phục truyền thống. Áo dài nam phục chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét
truyền thống Việt Nam. Đặc biệt tại tuần lễ cấp cao APEC (2006) được tổ chức tại Việt Nam,
trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc trang phục
truyền thống của nước chủ nhà.
Câu 7: Du khách muốn tìm hiểu tiếng Việt. Bạn sẽ giới thiệu thế nào?
Gợi ý trả lời: Tiếng Việt hay Việt ngữ[2] là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn
ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với
gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn
ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay
mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành
chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số
người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày
nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam, và cũng là ngôn ngữ phổ thông đối với các dân
tộc thiểu số tại Việt Nam. Thêm vào đó, tiếng Việt được hơn 1 triệu người sử dụng tại Hoa Kỳ
(đứng thứ 7 toàn quốc, thứ 3 tại Texas, thứ 4 tại Arkansas và Louisiana, và thứ 5 tại California),
cũng như trên 100.000 người tại Canada và Úc (đứng thứ 6 toàn quốc).
Theo Ethnologue[5], tiếng Việt còn được nhiều người sử dụng tại Anh, Ba Lan, Campuchia,
Côte d’Ivoire, Đức, Hà Lan, Lào, Na Uy, Nouvelle-Calédonie, Phần Lan, Pháp, Philippines, Séc,
Sénégal, Thái Lan, Trung Quốc và Vanuatu. Tiếng Việt cũng còn được dùng bởi những người
Việt sống tại Đài Loan, Nga…

Câu 8: Nhã nhạc cung đình Huế được Unesco công nhận khi nào?Tại sao?
Gợi ý trả lời: Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được
biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm
của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công
nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Theo đánh giá của
UNESCO, “trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc

gia” [1]. “Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà nhà Nguyễn thì
Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất” [2]. Cùng với không gian văn
hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, đây là di sản phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO chính
thức công nhận. Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa,kể từ khi những dàn nhạc – trong
đó có mặt nhiều nhạc khí cung đình – xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê
cột chùa thời Lý, thế kỉ XI-XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều Nguyễn thoái vị vào giữa tk.
XX.
Câu hỏi 9: Anh Chị cho biết hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập năm nào? VN
trở thành thành viên của tổ chức này khi nào?
Gợi ý trả lời: Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam
Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc
gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines,
Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Vào năm 2004, dân số của cả khu vực lên đến 544 triệu
người, trong đó hơn 1/6 sống trên đảo Java (Indonesia).
Ngày 8 tháng 8 năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines thành lập. Từ khi Campuchia được chấp nhận
vào hiệp hội năm 1999, Đông Timor là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không ở trong khối
ASEAN. Hiệp hội này có mục tiêu thúc đẩy hợp tác giữa các cộng đồng Đông Nam Á. Khu vực
thương mại tự do ASEAN đã được thành lập nhằm đẩy mạnh hơn nữa thương mại bên trong các
thành viên ASEAN. ASEAN cũng là một khối có triển vọng thành công trong việc hội nhập ở
mức cao hơn nữa vào vùng Châu Á Thái Bình Dương thông qua Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu. Song cùng với thời gian, khái
niệm này ngày càng được hiểu một cách đầu đủ và chính xác hơn. Người Trung Quốc xưa kia
thường dùng từ “Nam Dương” để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía Nam.Người Nhật
gọi vùng này là “NanYo”. Người Arập xưa gọi vùng này là “Qumr”, rồi lại gọi là “Waq – Waq”
và sau này chỉ gọi là “Zabag”. Còn người Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là “Suvarnabhumi”
(đất vàng) hay “Suvarnadvipa” (đảo vàng). Tuy nhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, Đông
Nam Á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị và những sản phẩm
kì lạ khác, còn sinh sống ở đây là những con người thành thạo và can đảm. Tên gọi “Đông Nam
Á” được các nhà nghiên cứu chính trị và quân sự của Hà Lan, Anh, Mỹ đưa ra từ những năm
đầu khi nổ ra Thế chiến thứ hai, nhưng chính thức đi vào lịch sử với ý nghĩa là một khu vực địa
– chính trị, và quân sự được bắt đầu từ khi tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và thủ tướng
Anh Winston Churchill tại Hội nghị Québec lần thứ nhất vào tháng 8 năm 1943 nhất trí thành
lập Bộ chỉ huy tối cao quân Đồng Minh ở Đông Nam Á. Trước đó, để chỉ khu vực này, người ta
đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho những mục đích riêng biệt. Lúc bấy giờ cũng có sự khác
nhau về cách viết từ Đông Nam Á bằng tiếng Anh. Một số nhà nghiên cứa như Victo Pơxên
(Victor Purcell), Đôbi (E.G.H Dobby), dùng từ “Southest” thay cho “South East” hay “South-
East”, vốn được dùng từ lâu. Bộ tư lệnh tối cao Đông Nam Á (SEAC) vẫn dùng từ “Southeast”,
nhưng tướng Môngbattơn dùng South-East. Như thế có thể thấy rằng từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, từ “Đông Nam Á” mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới như một khu vực riêng
biệt và có tầm quan trọng đặc biệt. Song nếu như trước đây, người ta mới chỉ nhìn thấy tính khu
vực Đông Nam Á thể hiện ở vị trí địa lí – chính trị và quân sự của nó thì đến nay nhiều người đã
khẳng định rằng ít nhất cho đến thế kỉ 16, Đông Nam Á đã nổi lên như một trong những trung
tâm văn minh, một khu vực địa lí – lịch sử – văn hóa truớc khi trở thành một khu vực địa lí –
chính trị.
Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia được liệt kê theo ngày gia nhập:
• Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):
o Cộng hoà Indonesia
o Liên bang Malaysia
o Cộng hoà Philippines
o Cộng hòa Singapore
o Vương quốc Thái Lan

• Các quốc gia gia nhập sau:
o Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)
o Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)
o Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
o Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
o Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
Papua Tân Guinea và Đông Timor là các thành viên quan sát của ASEAN.
Câu 10: Theo quan niệm của UNESCO có hai loại di sản văn hoá:
Gợi ý trả lời:
+ Văn hóa vật thể: 5 (Hạ Long, Phong Nha, Huế, Hội An, Mỹ Sơn)
+ Văn hóa phi vật thể: 2 (Nhã nhạc – âm nhạc cung đình Việt Nam, Không gian văn hóa Cồng
chiêng Tây Nguyên)
Câu 11: Văn Miếu Hà Nội có công trình nào thuộc Nhà Nguyễn?
Gợi ý trả lời: Văn miếu (chữ Hán: 文廟), tại Trung Quốc còn được gọi là Khổng miếu (孔廟
), tên cũ là phu tử miếu (夫子廟; Phu tử miếu thường để chỉ Phu tử miếu Nam Kinh, còn Khổng
miếu thường để chỉ Khổng miếu Khúc Phụ), là đền thờ Khổng Tử tại các nước Á Đông như Việt
Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên…
Văn Miếu được xây dựng từ “tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý
Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn
mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.”.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu
– Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà
Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử
Câu 12: Theo nhật báo “Courrier du Viet Nam”, diện tích trồng café của Việt Nam là 50.000ha,
sản lượng chiếm 10% thị phần thế giới với 3 chủng loại: Arabica, Robusta, Moka. Loại café
nào của Việt Nam đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu?
Gợi ý trả lời: Cà phê Robusta
Sản lượng cà phê (nghìn bao): 1 bao = 60 kg
Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO)
Quốc gia
Niên vụ 2002
2003
2004
2005
Việt Nam
(R/A) T.10-T.9 11.555
(693,3 tấn) 15.230
(913,8 tấn) 13.844
(830,64 tấn) 11.000
(660 tấn)
Câu 13: Tham quan Hồ Lak xong, đi Đà Lạt bằng đường bộ, bạn hãy theo quốc lộ nào, nối
Buôn Ma Thuột – Đà Lạt
Gợi ý trả lời: Quốc lộ 27 đi Đà Lạt (193 km).
Quốc lộ 27 bắt đầu từ Buôn Ma Thuột đến ngã 3 Liên Khương bị so le một đọan bởi quốc lộ 20
đến ngã 3 Fimnôm rẽ phải tiếp tục quốc lộ 27 đi thị xã Phan Rang – Tháp Chàm.

Câu 14: Kể tên một kênh đào rất quan trọng ở Châu Đốc, sát biên giới Việt Nam – Campuchia.
Ai là người đứng ra đào kênh? Vì sao kênh đào mang tên đó?
Gợi ý trả lời: Kênh Vĩnh Tế, là một con kênh đào nổi tiếng, nằm tại địa phận hai tỉnh An Giang
và Kiên Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Vào năm 1816, khi thành Châu Đốc được đắp xong, Trấn thủ Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường tâu
lên. vua Gia Long xem địa đồ miền đất này liền truyền: Xứ này nếu mở đường thủy thông với
Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi. Trong tương lai, dân đến ở làng đông, đất mở càng
rộng, sẽ thành một trấn to vậy.. Biết thế, nhưng vua chưa ra lệnh đào ngay vì ngại đây là vùng
đất mới mở, nhân dân còn cơ cực, nếu bắt làm xâu thêm khổ sở, lòng dân sẽ không yên.
Mãi đến tháng 9 năm Kỷ Mão (1819), vua Gia Long mới cho lệnh đào kênh, và công việc được
bắt đầu khởi công vào tháng chạp năm ấy, trải qua mấy giai đoạn trong suốt 5 năm, đến tháng 5
năm Nhâm Thân (1824), dưới triều vua Minh Mạng mới xong.
Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam – Campuchia, bắt đầu từ bờ Tây sông Châu
Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Dưới sự chỉ
huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu cùng với 2 ông là Chưởng cơ Nguyễn Văn
Tuyên (1763-1831), Điều Bát Nguyễn Văn Tồn (1763 – 1820). Sau có thêm Tổng trấn thành
Gia Định Lê Văn Duyệt (1764 – 1832), Phó Tổng trấn thành Gia Định Trần Văn Năng, Thống
chế Trần Công Lại góp sức.
Ngay trong đợt đầu đã có hơn 10.000 nhân công bao gồm: 5.000 quân dân trong vùng, 500 lính
thuộc đồn Uy Viễn, 5.000 dân là người Khmer.
Kênh phải qua nhiều đoạn đất cứng khó đào, lại có khi gặp phải thời tiết, khí hậu bất lợi nên có
lúc công việc phải gián đoạn hoặc chậm chạp.
Biết vậy, ngay khi lên ngôi (1820), vua Minh Mạng lập tức ra lệnh cho Tổng trấn thành Gia định
là Lê Văn Duyệt huy động thêm nhiều dân binh ở các đồn Uy Viễn, Vĩnh Thanh, Định Tường
hơn 39.000 người, trong số đó binh và dân người Khmer 16.000 người, chia làm 3 phiên, đào
đắp bằng tay với dụng cụ thô sơ hàng triệu mét khối đất đá…và có khi phải thay nhau thi công
suốt ngày đêm…
Kênh hoàn thành với chiều dài 205 dặm rưỡi (91km), rộng 7 trượng 5 thước (25m), sâu 6
thước(3m) và hiện nay nhờ nhiều lần nạo vét, nên đã sâu hơn nhiều.[1]. Ước tính, trong 5 năm,
các quan phụ trách đã phải huy động đến hơn 80.000 dân binh.
Bởi công việc ở chốn “đồng không mông quạnh”, nhiều “sơn lam chướng khí”; việc ăn uống,
thuốc men thảy đều thiếu thốn, khiến số người chết vì bệnh tật, kiệt sức, vì thú dữ như sấu, rắn
rít… quá cao.[2] Và số người bỏ trốn rồi bỏ mạng cũng lắm, mặc dù luật lệ ràng buộc, nhiều tai
ương, nhất là khi phải vượt qua sông Vàm Nao.
Cho nên khi tin vui về đến Huế, vua Minh Mạng rất đổi mãn nguyện vì nối được chí cha, liền
sắc khen thưởng, dựng bia ở Núi Sam và ở bờ kênh mới đào để ghi nhớ thành quả to lớn này[3] Vua cho phép Thoại Ngọc Hầu lấy tên vợ là Châu Thị Tế, dòng họ Châu Vĩnh, đặt tên cho núi
Sam là Vĩnh Tế Sơn và dòng kênh mới đào là Vĩnh Tế Hà.
Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà vua cho đúc Cửu đỉnh để làm quốc bảo và tượng trưng cho
sự miên viễn của hoàng gia, hình kênh Vĩnh Tế được chạm khắc vào Cao đỉnh.
Câu 15: Vệ tinh Vinasat của Việt Nam được phóng lên từ Guyane. Guyane là tỉnh hải ngoại của
quốc gia nào? Guyane có liên hệ như thế nào với lịch sử cách mạng cận đại của Việt Nam?
Gợi ý trả lời: Guyane là tỉnh hải ngoại của nước Pháp.
Nhiều nhà yêu nước trước khi bị đày đi Guyane đã từng bị giam tại Côn Đảo. Không phải chỉ
sau khởi nghĩa Yên Bái, chính quyền thuộc địa ở Đông Dương và Chính phủ Pháp mới đẩy
những người Việt yêu nước tới Guyane, mà từ trước đã có nhiều người Việt bị đày đến đó.
Năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại, 525 tù nhân Việt Nam bị bắt đày đi Côn Đảo,
sau đó bị đày biệt xứ sang Guyane thuộc Pháp và giam tại một trong những nhà lao ở Cayenne,
gọi là nhà lao An Nam. Gần 80 năm qua, sự kiện đó dường như ít còn được mấy ai nhắc đến
nữa.
Câu 16: Hội thi hướng dẫn viên Du lịch được tổ chức tại nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Bạn

thử giới thiệu vắn tắt về Nguyễn Hiển Dĩnh. Kể tên hai con đường ở Đà Nẵng mang tên những
nhân vật đã có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật tuồng cổ Việt Nam
Gợi ý trả lời: Tuồng, tức hát bộ, còn gọi là hát bội hay luông tuồng là một loại văn nghệ trình
diễn cổ truyền ở Việt Nam.
+ NGUYỄN HIỂN DĨNH: (tự: Tố Tâm; 1853 – 1926), soạn giả đồng thời là thầy dạy nghệ
thuật tuồng của Việt Nam. Quê: xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông đã
viết và soạn lại trên 20 vở tuồng, nội dung phản ánh chân thực xã hội nông thôn Việt Nam thời
thực dân phong kiến, lời văn bình dị, ít từ Hán Việt, sử dụng thuần thục tục ngữ ca dao, thể hiện
rõ tài năng châm biếm xã hội của tác giả. Người đương thời đánh giá Nguyễn Hiển Dĩnh là
người tạo dựng được phong cách nghệ thuật tuồng độc đáo, nhiều luận điểm về nghệ thuật tuồng
truyền thống của ông được các thế hệ làm nghề chấp nhận và phát huy. Tác phẩm: “Lý Mã
Hiền”, “Phong Ba Đình”, “Võ Hùng Vương”, “Lục Vân Tiên”, “Trương Đồ Nhục”, “Giáp kén
xã Nhộng”, …
Thời kì làm án sát tỉnh Quảng Trị, ông lập gánh hát. Sau khi từ quan, về quê lập trường dạy
nghề diễn tuồng đồng thời tổ chức biểu diễn và sáng tác. Đã đào tạo được nhiều diễn viên tuồng
xuất sắc: Nguyễn Nho Tuý (Đội Tảo), Nguyễn Lai, Chánh Đệ, Chánh Phẩm, Văn Phước Khôi…
Hai con đường ở Đà Nẵng mang tên những nhân vật đã có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật tuồng
cổ Việt Nam: Đào Tấn, Tống Phước Phổ
+ Đào Tấn: (sinh năm 1845 – mất 1907) là một nhà soạn tuồng nổi tiếng Việt Nam. Ông được
coi là ông tổ hát bội. Hiện có một ngôi đền thờ ông ở Bình Định. Ông sinh tại Tuy Phước, Bình
Định. Năm 1874, ông đư¬ợc bổ nhiệm tri phủ Quảng Trạch sau thăng chức lên Phủ doãn Thừa
Thiên năm 1878, thời vua Tự Đức ông vừa làm quan vừa soạn tuồng. ông cống hiến cả cuộc đời
cho nghệ thuật tuồng, hàng chục vở tuồng, những vở còn diễn đến ngày nay là Tam nữ đồ
vương, Sơn Hậu, Đào Phi Phụng…
+ Tống Phước Phổ: (1902 – 31 tháng 8 năm 1991) là nhà văn, soạn giả tuồng. Ông là một trong
những tác giả lớn nhất của sân khấu tuồng với gần 100 kịch bản. Ông được nhận giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996).
Ông sinh năm 1902 tại An Quán, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình nhà nho,
là cháu nhà viết tuồng trứ danh Nguyễn Hiển Dĩnh. Ông được cậu chọn làm thư kí riêng để ghi
chép, chỉnh lý các vở tuồng. Năm 18 tuổi, ông sáng tác vở đầu tay Lâm Sanh – Xuân Hương dựa
theo truyện Nôm.
Tống Phước Phổ là cây viết hàng đầu của sân khấu tuồng cách mạng. Ông đã viết tổng cộng gần
100 kịch bản tuồng, trong đó có hơn 20 vở tuồng đề tài cách mạng. Những vở tiêu biểu của ông
như Trưng Nữ Vương, Quán Thăng Long, Hội nghị Diên Hồng, Cờ giải phóng, Hùm Yên Thế,
Bùi Thị Cúc, Bốn nghìn năm họp mặt anh hùng (chuyển thể kịch thơ của Huy Cận), Đứng lên
Khuông Mánh, Tam gia Phước… Ngoài ra ông còn chỉnh lý nhiều vở tuồng cổ như Sơn Hậu,
Hường môn hội ẩm, Đào Phi Phụng, Tam nữ đồ vương, Lam Sơn khởi nghĩa, An Tư công chúa,
Ngọn lửa Hồng Sơn, Trưng Vương khởi nghĩa, Rừng khuôn mảng, Sao khuê trời Việt… Nhiều
học trò của ông cũng là những cây viết nổi tiếng như Nguyễn Tường Nhẫn, Nguyễn Kim Hùng,
Trần Hưng Quang, Võ Sĩ Thừa…
Năm 1996, ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Ông mất ngày
31 tháng 8 năm 1991 tại Đà Nẵng, thọ 89 tuổi.
Câu 17: Trong lịch sử chiến tranh hiện đại của Việt Nam, cụm từ “con đường buồn thiu” (Street
without joy) chỉ con đường thiên lý nào đã nối hai tỉnh ở Miền Trung Việt Nam. Cụm từ này bắt
nguồn từ đâu?
Gợi ý trả lời: “La Rue sans Joie” hay “Street without Joy” do ký giả Bernard Fall đặt. “Dãy phố
buồn hiu” [3] của thời chiến tranh Đông Dương (Pháp) khánh thành tên mới là “Đại lộ kinh
hoàng” vào dịp này. Quãng đường mươi km ngang Hải Lăng bị các chốt pháo từ trên núi cách
một vài cây số (tầm ngắn của Sơn pháo 75 ly, bích kích pháo) và các chốt bộ binh cách đường
chỉ có 50m, liên tục nã vào để chặn đường rút lui. Đoàn người di chuyển trên Quốc lộ 1 gồm
quân nhân miền Nam đã thất lạc đơn vị, mất chỉ huy và không còn đội hình, [4] có khi mang
theo cả gia quyến, lẫn vào với dân cư Đông Hà, Quảng Trị. Đoàn người này xuôi Nam hỗn loạn,

lớp lính, lớp dân, lớp dân trộn vào với lính, bằng đủ loại phương tiện, từ chạy bộ quang gánh
đến quân xa, thiết giáp, xe đò, xe lam, xe máy. Một số quân nhân còn khả năng tác chiến cá
nhân hay ở cấp đơn vị nhỏ, nói gọn là mạnh ai nấy đánh và mạnh ai nấy chạy nhưng không còn
khả năng hành quân nhổ chốt mở đường. Số tử vong trên đoạn đường ngắn ngủi này không ai
biết chính xác nhưng lên đến hàng ngàn, năm, mười hay mười lăm hai mươi, theo kiểu tính đổ
đồng mỗi mét 1, 2 người (ấy mà). Phần lớn nạn nhân, như trong mọi chiến tranh hiện đại, từ
Bosnia đến Iraq và như thường thấy trong cuộc chiến ở tại Việt Nam, phần lớn nạn nhân, là
thường dân chạy loạn.
Câu 18: Trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường nhắc đến ba loại
kiến trú điển hình. Kể tên và nêu chức năng ba loại kiến trúc đó. Cho ví dụ cụ thể về từng loại
kiến trúc ở địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Gợi ý trả lời: Có 3 cách trả lời
Cách 1
+ Kiến trúc cổ Việt Nam
Kiến trúc cổ truyền Việt Nam đa phần sử dụng kết cấu khung gỗ như nhà gỗ truyền thống Việt
Nam kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, ngói, đất, rơm, tre… Trong thể loại kiến
trúc này, thực sự không có sự khác biệt hoặc phân chia hoặc khác biệt nhiều về kết cấu của các
thể loại công trình khác nhau. Dựa trên đặc điểm cũng như tính chất của hệ kết cấu cũng như vật
liệu này, trong kiến trúc cổ truyền Việt Nam không thực sự tồn tại các công trình có kích thước
lớn như ở các quốc gia khác.
Trong suốt lịch sử, kiến trúc cổ truyền Việt Nam thực sự không có nhiều thay đổi hoặc có xuất
hiện những trường phái như ở châu Âu. Vì là một quốc gia phải liên tục chịu đựng chiến tranh
trải dài theo lịch sử, thời gian để hòa bình xây dựng rất ngắn, nên kiến trúc lớn hay bền vững tồn
tại không có nhiều.
+ Kiến trúc thuộc địa
Thể loại kiến trúc này được du nhập từ các nước phương Tây, cùng với sự xuất hiện của người
Pháp tại Việt Nam vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Loại hình kiến trúc này phát triển song song
với quá trình khai thác thuộc địa của người Pháp. Do đặc điểm của riêng của điều kiện địa lý,
khí hậu khác biệt nên các phong cách kiến trúc châu Âu đã phải có những chuyển biến nhất định
để hòa hợp với điều kiện Việt Nam.
Ví dụ: tòa thị chính Đà Nẵng
+ Kiến trúc đương đại
Cùng với sự phát triển của kinh tế cũng như quá trình mở của hội nhập quốc tế sau giai đoạn
Đổi mới và sự du nhập nhiều luồng kiến trúc khác nhau vào Việt Nam đã hình thành nên một
khuynh hướng kiến trúc mới. Vào giai đoạn của mở cửa, phong cách kiến trúc này phần nhiều
mang tính lai tạp sao chép các đặc điểm kiến trúc nước ngoài còn mang tính hỗn loạn. Hiện nay,
các kiến trúc sư Việt Nam vẫn đang lần tìm một con đường cho riêng họ.
Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay(2007) một số trào lưu kiến trúc mới theo phong cách hiện đại
đã được hình thành. Tuy chưa rõ nét nhưng đã một phần thể hiện được sự hội nhập với thế giới
của các kiến trúc sư Việt Nam. Bên cạnh các hình thức thường thấy ngoài đường phố, công năng
sử dụng cũng được nghiên cứu nghiêm túc hơn, tạo tiện nghi cho người sử dụng tốt hơn.
Cách 2: Từ cội nguồn, kiến trúc truyền thống chia thành 2 dòng:
Dòng kiến trúc dân gian với nhà ở nông thôn có qui mô nhỏ, gặp phổ biến trong các làng xã cổ
truyền ở các đô thị cổ Việt Nam. Loại kiến trúc dân gian này đến nay vẫn còn tồn tại ở nhiều
vùng với các sắc thái địa phương của nó. Một số ít còn lưu lại trong các khu phố cổ ở một số
thành phố, thị trấn…
Dòng kiến trúc chính thống bao gồm các thể loại: kiến trúc cung điện, dinh thự, kiến trúc lăng
mộ, thành trì, kiến trúc tôn giáo như chùa, đình làng… thường có qui mô lớn, có sự tập trung tài
năng, trí tuệ của các nghệ nhân, thợ cả của cả một vùng, một quốc gia.

Cách 3:
+ Kiến trúc quân sự – quốc phòng: Đây là loại hình kiến trúc bao gồm thành lũy, pháp đài, đồn,
cửa ô… Những kiến trúc quân sự quốc phòng cổ Việt nam có mặt bằng bố cục gồm các hình
như: hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác đều, hình tròn, hình ngôi sao và những hình đặc
biệt khác. Vật liệu xây dựng các loại hình kiến trúc này rất phong phú. Ở miền núi, người ta sử
dụng phiến đá xanh có đẽo gọt hoặc không; ở miền trung du, người ta sử dụng đá ong; ở miền
đồng bằng sử dụng đất hoặc gạch và vôi vữa xây thành.
+ Kiến trúc cung điện – dinh thự:
+ Kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng: Chùa – Tháp; Đền Miếu; Văn Miếu-Văn chỉ; Lăng mộ; Đình
làng; Tháp Chàm.
+ Kiến trúc dân gian:
Nhà ở dân gian
Các ngôi nhà ở dân gian đều qua một quá trình chuyển biến từ nhà sàn đến nhà nền đất. Nhà nền
đất vùng xuôi có kết cấu khung tre hay gỗ, thường làm vách và lợp bằng tranh, rạ hay lá dừa
nước; nếu là kết cấu khung gỗ loại tốt lại thường được lợp bằng ngói, tường bao quanh bằng
gạch hoặc tường gạch chịu lực (?) với vì kèo gỗ. Khuôn viên nhà bao gồm: nhà chính, nhà phụ
(nhà ngang), nhà bếp và chuồng gia súc cùng sân, vườn, ao, giếng hoặc bể nước và hàng rào,
tường vây quanh, cổng ngõ. Nhà chính có số gian lẻ (1, 3 hay 5) cùng với 1 hoặc 2 chái.
Kiến trúc công cộng dân gian
• Cầu: Có các loại như cầu tre, cầu gỗ, cầu đá, cầu gạch ngói…
• Quán điếm: Quán có thể là quán nghỉ của nông dân ở goài ruộng hoặc quán chợ trong các chợ
buôn bán. Điếm có thể là điếm tuần canh trong làng xóm, điếm canh đề phòng lũ lụt vỡ đê hay
điếm ở ngoài nghĩa trang… Quán điếm thường có cấu tạo đơn giản, được xây dựng bằng tranh,
tre, nứa, lá hoặc gạch, đá, gỗ ngói…
• Cổng làng: Làng xóm Việt Nam được bao bọc bới lũy tre và cổng làng chính là cửa ngõ của
làng xóm. Vật liệu xây dựng của cổng làng thường là gạch, gỗ, ngói, đá ong,…Những cổng làng
có quy mô thường có cửa đóng then cài và bảo vệ nghiêm ngặt, kết hợp với lũy tre làm thành
pháo đài kiên cố chống lại giặc dã, cướp bóc hay ngoại xâm.
+ Kiến trúc vườn cảnh: Vườn cảnh là nghệ thuật tạo hình mô phỏng thiên nhiên trong một
không gian giới hạn, làm nền tạo cảnh tôn cao giá trị công trình chính hoặc quần thể công trình.
Vườn cảnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng của vườn cảnh Á Đông, có nhiều nét tương tự vườn
cảnh Trung Quốc và Nhật Bản, thường gồm 3 thành phần: mặt nước, cây xanh và đá núi nhỏ.
(Đọc thêm) Để bảo vệ và phát huy được giá trị lịch sử cũng như bản sắc văn hoá, nghệ thuật của
các công trình như nhà ở, công sở, nhà thờ, các ngôi chùa, nhà thờ trên địa bàn Đà Nẵng, Sở
Xây dựng Đà Nẵng đã cùng với Phó giáo sư – Tiến sĩ, kiến trúc sư Phạm Đình Việt, giảng viên
trường Đại học Xây dựng Hà Nội thực hiện đề tài “Đáng giá các công trình Kiến trúc cũ có giá
trị của thành phố Đà Nẵng và đề ra các giải pháp bảo tồn, tu tạo và khai thác sử dụng”.
Qua khảo sát nghiên cứu 64 công trình nhà ở, 17 công trình công cộng và 33 công trình tôn giáo
và 5 công trình khác trên địa bàn thành phố. Thông qua việc thu thập dữ liệu các bản vẽ hiện
trạng, các ảnh chụp công trình và điều tra, phỏng vấn cho thấy, các công trình cũ có giá trị đều
tập trung ở khu vực trung tâm thành phố, chủ yếu trên địa bàn quận Hải Châu. Các công trình
kiến trúc được phân loại theo 3 dạng phong cách kiến trúc là phong cách Châu Âu, phong cách
cổ truyền, phong cách Đông Dương. Hiện nay các công trình này đang được sử dụng và có chất
lượng tương đối tốt nhưng cũng có một số công trình đang bị xuống cấp nguy hiểm mà tập trung
ở các công trình nhà ở của tư nhân nên cần có những giải pháp về tài chính để giúp cho người
dân có kinh phí sửa chữa, duy tu và bảo tồn.
Ban chủ nhiệm đề tài cũng đã đề xuất và kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cần
bảo tồn một số khu vực còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cũ như khu vực Ngũ Hành Sơn và
làng nghề, tượng Quan Âm ở chùa quang Minh – Hoà Minh, giữ nguyên hiện trạng khu vực phía
bắc là đường vòng Đống Đa gặp Bạch Đằng, phía Đông là đường Bạch Đằng và một đoạn ngắn

đường 2/9, phía Nam là Trưng Nữ Vương và Nguyễn Thiện Thuật, phía Tây là Hoàng Diệu,
Phan Châu Trinh và Lê Lợi vì đây là khu vực khởi thuỷ của thành phố nên có nhiều công trình
lâu đời ghi lại dấu ấn phát triển của thành phố Đà Nẵng, chỉ cho cải tạo, sửa chữa và không cho
phát triển nhà cao tầng trong khu vực này. Mặt khác để giúp cho việc tôn tạo và phát huy được
giá trị thương mại của khu vưc này thì cũng cần có biện pháp giãn dân ra các cùng lân cận, các
khu dân cư mới. Đối với các công trình công cộng cần khôi phục phía bên ngoài và giữ nguyên
hiện trạng đã có của công trình.
Đối với công trình tôn giáo tín ngưỡng cần xây dựng và phát triển không gian thoáng đãng, cảnh
quan tốt, phá bỏ những công trình cơi nới, dựa vào cộng đồng để huy động vốn để tu bổ tôn tạo
các công trình và có sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước khi tu bổ tôn tạo.
Hội đồng khoa học công nghệ thành phố đã đánh giá loại khá kết quả nghiên cứu của đề tài và
qua đó giúp cho Ủy ban nhân dân thành phố có được số liệu, dữ liệu cụ thể, chi tiết về hiện trạng
các công trình kiến trúc cũ có giá trị để có giải pháp tôn tạo, tu bổ, giữ gìn, khai thác hợp lý và
lưu giữ được giá trị lịch sử, dấu ấn phát triển thành phố qua các công trình này.
Câu 19: Bảo tàng lịch sử Hà Nội, Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng điêu khắc
Chăm, Bảo tàng Dân Tộc Học Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Cung Đình Huế. Trong năm bảo tàng
trên, bảo tàng nào được xây dựng gần đây nhất? Bạn giới thiệu trong vòng 5 phút về một trong
năm bảo tàng nêu trên.
Gợi ý trả lời: Bảo tàng dân tộc học Hà Nội
+ Bảo tàng dân tộc học Hà Nội: Loại hình bảo tàng dân tộc học rất quan trọng và có ý nghĩa to
lớn về nhiều phương diện trên qui mô quốc gia cũng như ở từng địa phương, bởi vì nước ta có
tới 54 dân tộc. Cho nên, ngay từ năm 1981, Nhà nước đã chủ trương hình thành một Bảo tàng
Dân tộc học đặt tại thủ đô Hà Nội. Công trình Bảo tàng Dân tộc học được chính thức phê duyệt
luận chứng kinh tế – kỹ thuật ngày 14-12-1987 và được Nhà nước cấp đất để xây dựng: năm
1987- 2.500m2, năm 1988- 9.500m2 và năm 1990 Thủ tướng Chính phủ có quyết định giao toàn
bộ 3,27 ha.
Suốt nhiều năm, Ban Quản lý công trình này và Phòng Bảo tàng là một bộ phận của Viện Dân
tộc học. Ngày 24-10-1995, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về việc thành lập Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam (trực thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia). Ngày 12
tháng 11 năm 1997, Bảo tàng khánh thành.
+ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Hà Nội : được thành lập ngày 3-9-1958 (trên cơ sở Bảo tàng
Lu-i Phi-nốt), đã nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm văn hoá của cả nước, lưu
giữ những di sản văn hoá quý báu của quốc gia, nghiên cứu và truyền bá khoa học lịch sử thông
qua những bộ sưu tập hiện vật quý hiếm, minh chứng của lịch sử văn hoá lâu đời, truyền thống
bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
+ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh : Bảo tàng được xây dựng năm 1929
với tên gọi là Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Trong thời Pháp thuộc trưng bày các hiện vật
mỹ thuật cổ châu Á. Trong thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, bảo tàng có tên gọi là Bảo tàng Quốc
gia Sài Gòn. Bảo tàng mở cửa tiếp đón công chúng lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 1 năm 1929.
Đầu tiên bảo tàng được đặt tên tiếng Pháp là Blanchard de la Brosse. Năm 1956, bảo tàng được
đổi tên thành Bảo tàng Quốc gia. Năm 1979, được đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử.
+ Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế[1] là một viện bảo tàng tại số 3, Lê Trực, Huế. Tòa nhà
chính của viện bảo tàng bằng gỗ, có 128 cây cột quý, trên các cột có hình chạm khắc tứ linh:
long – li – quy – phụng và hơn 1000 bài thơ bằng chữ Hán, là điện Long An xây năm 1845 dưới
thời vua nhà Nguyễn có niên hiệu là Thiệu Trị. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng
vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn. Bảo
tàng Mỹ thuật Cung đình Huế giúp người tham quan một cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung
đình Huế.
Nằm trong Thành Nội, đây là Bảo tàng được thành lập sớm nhất ở Huế vào năm 1923, với danh
xưng đầu tiên là Musee’ Khải Định. Sau đó, nó đã năm lần được thay đổi tên:
Tàng Cổ Viện Huế (từ năm 1947, dưới thời hội đồng chấp chính Trung Kỳ).
Viện bảo tàng Huế (dưới thời Ngô Đình Diệm).
Nhà trưng bày cổ vật (từ năm 1979).
Bảo tàng cổ vật Huế (từ năm 1992).
Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế (từ năm 1995).
Dù sao cũng đã có một thời, nhất là trước năm 1945, nó là một trong những bảo tàng sáng giá
nhất Đông Dương và được nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiều học hội trên thế giới biết đến.
Thật vậy, mãi đến giữa thế kỷ này, học giới trong nước và ngoại quốc vẫn cho rằng tại Việt
Nam, những bảo tàng nỗi tiếng nhất về lịch sử và mỹ thuật là bảo tàng Louis Finot (nay là bảo
tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội), bảo tàng Blanchard de la Brosse (nay là bảo tàng lịch sử
thành phố Hồ Chí Minh), bảo tàng Parmentier (nay là bảo tàng chàm ở Đà Nẵng) và Musee’
Khải Định. Đó là những bảo tàng vừa có giá trị quốc gia vừa có gíá trị quốc tế, được thành lập
từ những thập niên đầu thế kỷ XX.
Riêng Musee’ Khải Định là một tổ hợp động sản và bất động sản gắn liền với triều đại nhà
Nguyễn (1802-1945).
Khuôn viên bảo tàng rộng đến 6.330 m2, trong đó có tòa nhà chính ở giữa với diện tích mặt
bằng 1.185m2 và một số nhà phụ dùng làm kho tàng trữ cổ vật, sân vườn,…Tòa nhà chính vốn là
ngôi điện Long An nằm trong cung Bảo Định được xây dựng năm 1845 ở bờ Bắc Ngự Hà. Đó là
một biệt cung để vua Thiệu Trị (1841-1847) thỉnh thoảng đến tiêu khiển và làm chỗ nghỉ chân
hàng năm khi ra cày ruộng Tịch điền ở gần đó. Vào năm 1909, thời vua Duy Tân, triều đình cho
dời điện Long An đến vị trí hiện nay để làm thư viện của trường Quốc Tử Giám kề ngay đó.
Đến năm 1923, do đề nghị của hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieus Hue),
Nam Triều cho di chuyển toàn bộ tài liệu sách vở trong thư viện này qua một dãy nhà nằm bên
trái Di Luân Đường trong khuôn viên trường Quốc Tử Giám, rồi đặt cho nó cái tên mới là Bảo
Đại thư viện, còn tòa điện Long An cũ thì dùng làm Musee’ Khải Định.
Người xưa đã rất có lý khi dùng điện Long An làm bảo tàng. Đây là một công trình kiến trúc
tuyệt mỹ bằng gỗ lim, được xây dựng theo phong cách nghệ thuật kiến trúc cung điện độc đáo
của Huế. Ngôi điện được làm theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” với 128 cột. Trang trí nội ngoại
thất cực kỳ phong phú, giàu tính nghệ thuật và rất thanh nhã.
Cố họa sĩ Phạm Đăng Trí đã từng nhận xét: “Những lần tôi đến đây thường say sưa ngắm
những ô hộc chạm xương hay khảm xà cừ nằm trong liên ba thành vọng đủ cỡ vòng quanh mấy
hàng cột trông giống như những nghi môn có lớp cao lớp thấp. Càng ngắm tôi càng nhận thấy
phần trang trí trong kiến trúc thời Thiệu Trị là tinh vi hơn cả so với những thời khác tại Huế. Nó
vừa lộng lẫy lại vừa thanh nhã và khéo điểm sáng những chỗ chính, tô mờ những chỗ phụ, trang
sức trong những đoạn cần thiết mà thôi”.
Trên bờ nóc và bờ quyết thì trang trí hình “lưỡng long tranh châu” và hình “tứ linh: long lân
quy phụng”. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật đã đồng ý với nhau rằng đây là “tòa nhà nguy nga
tráng lệ vào hạng đẹp nhất của các cung điện Việt Nam”. Như vậy, riêng điện Long An đã là
một hiện vật bảo tàng qúy báu rồi.
Phần lớn các hiện vật trong bảo tàng này đã được sưu tập và tàng trữ từ năm 1913, khi hội Đô
Thành Hiếu Cổ bắt đầu thành lập và hoạt động, đến tháng 3 năm 1975, khi xảy ra cuộc đảo
chính Nhật hất cẳng Pháp tại Đông Dương, học hội ấy cũng bị tan rã. Bấy giờ, số hiện vật trưng
bay và tàng trữ ở đây đã lên đến gần 10.000 đơn vị. Chúng được chế tác bằng đủ loại nguyên
liệu như vàng, bạc, đồng, thủy tinh, đất nung, đá, gỗ, mây, tre vải, da, giấy, …Phần lớn là đồ ngự
dụng, quan dụng, đồ dùng của triều đình, hoàng gia, các tác phẩm mỹ thuật từng được trưng bày
trong các cung điện tại kinh triều Nguyễn.
Trải qua sự hủy hoại của thời gian và sự thất thoát do lòng tham của con người, số cổ vật ở đó
không còn nguyên vẹn như xưa. Nhưng, ngày nay khi đến đó, du khách vẫn còn chiêm ngưỡng
được hàng trăm hiện vật qúy hiếm như ngai vàng, kiệu vua, long sàn, ngự y, áo hoàng thái hậu,
hài hoàng hậu, sập gụ tủ chè, tranh thơ ngự chế, đồ sành đồ sứ, đồ bạc, đồ đồng, đồ pháp lam,
…được trưng bày trong điện này.
Phần lớn đó là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ do các “bàn tay vàng” một thời làm ra theo

lệnh của triều đình, hoặc để cung tiến cho vua. Chúng không phải là những mặt hàng sản xuất
hàng lọat, mà mỗi thứ chỉ có một bộ hoặc một chiếc duy nhất. Qúy hiếm và độc đáo là vậy.
Ngoài các hiện vật được trưng bày, bảo tàng còn cất giữ hàng ngàn hiện vật khác co triều đình
cho sản xuất tại chỗ, đặt làm, hoặc mua từ ngoại quốc, và do các phái bộ ngoại giao mang đến
biếu tặng. Nhiều nhất ở đây là dồ sứ men lam, thường được gọi là “Bleu de Hue’ “. Đây là “đồ
kiểu” được chế tác bằng kỹ thuật cao, do triều đình nhà Nguyễn đặt làm từ các lò sản xuất đồ
gốm nổi tiếng bên Trung Hoa, căn cứ theo sở thích, mẫu mã, kích cỡ mà vua quan Việt Nam nêu
ra trong “đơn đặt hàng”. Trong kho gốm men cũng có một số đồ sản xuất tại Pháp, Nhật, Anh,
Mỹ ….khoảng 100 bộ áo quần của các vua, hòang hậu, hòang tử, quan lại, lính tráng cũng đang
được lưu giữ ở kho đồ vải.
Trong khuôn viên bảo tàng này, còn có một nhà kho khác tàng trữ hơn 80 hiện vật Chàm được
sưu tầm tại vùng châu Ô, châu Lý ngày xưa, và mang ra từ Trà Kiệu trong những cuộc khai quật
khảo cổ học tại đó vào năm 1927. Riêng các hiện vật Chàm đã từng được những nhà nghiên cứu
đánh giá là những di sản văn hóa quy hiếm chẳng những của vùng Viễn Đông mà còn của thế
giới nữa. Nhìn chung, ngôi điện Long An cổ kính cũng như các hiện vật ở đây có một sức hấp
dẫn đặc biệt đối với du khách quốc nội và quốc tế, xưa nay, khi đến viếng cố đô.
+ Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng: là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô
nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng,
chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm
Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Hà Tĩnh tới
Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên.
Tọa lạc tại ngã gần ngã ba 2 tuyến phố đẹp nhất thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng được chính thức
khởi công xây dựng tháng 7 năm 1915 với sự giúp đỡ của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà
Nội. Năm 1936, công việc xây dựng được hoàn thành. Năm 2002, bảo tàng được cải tạo và mở
rộng thêm. Hiện nay, bảo tàng có tổng diện tích là 6.673 m², trong đó phần diện tích trưng bày là
2.000 m².
Câu 20: Anh Chị cho biết chức năng của Đàn Nam Giao.
Gợi ý trả lời: Đàn Nam Giao được xây dựng vào năm 1803, đặt tại làng An Ninh, thời vua Gia
Long. Năm 1806, đàn được dời về phía nam của kinh thành Huế, trên một quả đồi lớn thuộc
làng Dương Xuân, nay thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế.
Đàn gồm 3 tầng, xây chồng lên nhau, tượng trưng cho “tam tài”: thiên, địa, nhân; xung quanh là
các bó gạch xếp chắc chắn. Nền đàn có kích thước 340×265 mét.
• Tầng trên cùng: hình tròn – Viên Đàn – tượng trưng cho trời, xung quanh có lan can quét vôi
màu xanh. Đường kính 40,5 m cao 2,8 m. Trên nền Viên Đàn có lát những phiến đá Thanh được
khoét lỗ tròn. Đến kỳ tế lễ, những lỗ này được dùng để cắm cột dựng lều vải màu xanh hình
nón, gọi là Thanh Ốc.
• Tầng tiếp theo: hình vuông – Phương Đàn – tượng trưng cho đất, lan can quét vôi màu
vàng.Kích thước 83×83 m, cao 1 m. Khi tế, người ta dựng lều vải màu vàng, gọi là Hoàng Ốc.
• Tầng dưới cùng: hình vuông, lan can quét vôi màu đỏ, tượng trung cho con người. Có kích
thước 165×165 m, nền cao 0,85 m.
Cả ba tầng đều trổ cửa và bậc cấp ở 4 mặt Đông, Tây, Nam, Bắc. Xung quanh ba tầng đàn này
còn có các công trình như Trai Cung (dành cho vua vào nghỉ ngơi trai giới trước khi tế vài
ngày), Thần Trù (nhà bếp, nơi chuẩn bị các con vật cúng tế), Thần Khố (kho chứa đồ dùng cho
cuộc tế) và một số công trình phụ khác.
Theo quan niệm xưa “Vua là Thiên tử” (con trời) nên chỉ có vua mới được quyền cúng tế trời
đất (cha mẹ của vua), cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, tạ ơn trời đất. Lễ Tế Giao
đầu tiên dưới thời Nguyễn được tổ chức năm 1807 và từ đó trở đi được tổ chức vào mùa xuân
hàng năm cho đến thời Thành Thái, vào năm 1907, thì đổi lại 3 năm một lần.
• Chủ tế: nhà vua và các quan phải trai giới 3 ngày trước khi tế. (Dưới thời Bảo Đại, thời gian
trai giới rút xuống còn 1 ngày).
• Vật tế: Được gọi là những “con sinh”, đó là những con vật như trâu, heo, dê.

• Dọc đường từ Đại Nội đến Giao Đàn, nhân dân phải kết cổng chào, lập hương án đón đám
rước nhà vua đi qua.
Câu 21: Anh/Chị hãy cho biết chức năng của Điện Cần Chánh.
Gợi ý trả lời: Điện Cần Chánh trong Tử Cấm thành (Huế), là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ
bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn, hiện nay đã trở
thành phế tích do bị phá huỷ từ năm 1947.
Điện Cần Chánh được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần. Về
tổng thể, Điện Cần Chánh được bố trí trên trục chính (đường “Dũng đạo”) của Đại Nội – nằm
giữa điện Thái Hoà (nơi thiết triều chính) và điện Càn Thành (nơi ở của vua). Trước Điện Cần
Chánh có “Sân bái mạng”, là nơi tập hợp văn võ bá quan khi chầu vua, dâng biểu. Điện cùng với
nhà tả vu, hữu vu (phục vụ việc chuẩn bị nghi lễ và chiêu đãi khách) họp thành bố cục kiến trúc
hình chữ môn [1].
Điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm thành. Nền đài cao gần 1m, bó vỉa bằng gạch
vồ và đá thanh với diện tích mặt nền gần 1000m2. Chính điện có 5 gian, 2 chái kép; tiền điện 7
gian, 2 chái đơn, hai bên đông tây có 4 hồi lang mỗi bên 5 gian nối qua điện Văn Minh, Võ Hiển
và qua Tả Vu, Hữu Vu. Bộ khung gỗ gồm 80 chiếc cột bằng gỗ lim [2]. Phần lớn kết cấu bộ
khung bên trên ( như xuyên, trến, kèo, đòn tay, hệ thống con-xon, các liên ba…) đều được chạm
trổ trang trí rất tinh xảo, công phu.
Ngôi điện này đã phá hủy hoàn toàn vào đầu năm 1947. Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố
Đô Huế cùng với Đại học Waseda Nhật Bản đang triển khai thực hiện dự án phục nguyên điện
Cần Chánh bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, với tổng kinh phí
đầu tư hơn 10 triệu USD [3].
Điện Cần Chánh là nơi vua tổ chức lễ thiết triều vào các ngày mùng 5, 10, 20 và 25 âm lịch
hàng tháng. Ngoài ra điện còn là nơi vua Nguyễn tiếp đón các sứ bộ quan trọng, nơi tổ chức các
buổi tiệc tùng trong những dịp khánh hỷ. Trong điện, ở gian giữa của nhà chính đặt ngự tọa, hai
bên treo các bức tranh gương thể hiện cảnh đẹp Kinh đô và bản đồ các tỉnh trong nước lồng
trong khung kính. Điện Cần Chánh còn là nơi trưng bày nhiều báu vật của triều Nguyễn như các
đồ sứ quý hiếm của Trung Hoa, các hòm tượng ấn vàng, ấn ngọc của triều đại. (hết phần I)

II. LỊCH SỬ
Câu 1: Từ trước đến nay Đà Nẵng có bao nhiêu tên gọi, giải thích ý nghĩa của tên gọi qua các
thời kỳ?
Gợi ý trả lời:
+ Đà Nẵng: Có nhiều cách giải thích nhưng tựu trung theo ngôn ngữ Chăm thì Đà nẵng có
nghĩa là “ sông lớn” hay “cửa sông Cái”. Trong tập Đà Nẵng bước vào thế kỷ 21(NXB Văn
Nghệ TPHCM – 2000), nhà nghiên cứu Nguyễn Sinh Duy khi viết về vùng đất này đã lập luận
rằng: “Đây là ngã tư quốc tế của vùng cực Đông đồng thời là trọng điểm giao lưu văn hóa giữa
2 luồng văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, trong đó hệ thống địa danh là dấu ấn lâu đời giúp soi
sáng quá trình hình thành một xứ sở về mặt ngôn ngữ, địa lý, cơ cấu xã hội … qua các thời kỳ
lịch sử. Địa danh Đà Nẵng hình thành cũng không ngoài quy luật giao thoa các ngôn ngữ Ấn –
Hoa, trong đó từ nguyên, ngữ nghĩa Phạn – Hán không thể không xét đến. Dải đất nằm bên tả
ngạn sông Hàn đối diện với bán đảo Sơn Trà ngày nay, trong thời thịnh vượng của người Chăm
ngự trị châu Amaravâti, có tên là Hãng Danak. Hãng có nghĩa là dải đất do biển rút cạn để lộ ra;
Danak có nghĩa là cửa sông tiếp giáp biển
+ Hàn: nguyên là âm Hán Việt của Chăm ngữ “ Hãng” có nghĩa là dải đất do biển rút để lộ ra.
Sự giải thích này trở nên hữu lý khi ta nhớ rằng, mãi đế`những những năm cuối 80 của thế kỷ 19
, khâm sứ Pháp Baille đã mô tả: Đà nẵng cát là cát vẫn còn đó… và người ta đi qua đấy bị chôn
lún xuống cát đến nửa giờ, suốt chiều dài của đụn cát đấy, nung nấu dưới ánh mặt trời, thành
phố nhỏ bắt đầu khai sinh.
+ Cửa Hàn: Trong tập lịch sử thành phố Đà Nẵng ( Nhà xuất bản Đà Nẵng-2001) có cho biết :

địa danh Cửa Hàn không những được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, đồng thời cũng được
người châu Âu nhắc đến từ rất sơm. Cố đạo Buzomi đến Đàng Trong vào năm 1615 và dịp lễ
Pâques năm ấy ông lập một nhà thờ tại một nơi được ghi là Kean, địa danh này cũng được ghi
lại trên tấm bản đồ nổi tiếng của cố Alexandre de Rhodes vẽ năm 1666, nằm ở vị trí chân đèo
hải Vân.
+ Kean: tên gọi này bắt nguồn từ cách gọi khá phổ biến đương thời (theo lối ở Đàng Ngoài),
những nơi tập trung dân cư gọi là Kẻ (kẻ CChợ); Kean có nghĩa là Kẻ Hàn. Như vậy Kean là
hình thức diễn âm theo nghĩa của người ở đất Hàn.
+ Tourance: Như chúng ta đã biết, Đà Nẵng nằm trên tả ngạn sông Hàn kề bên cửa biển hiểm
yếu, vì vậy chức quan giữ cửa biển được gọi là Thủ – Hàn ta có thể hiểulà giám thủ cửa sông
Hàn. Từ thế kỷ 16 khi người châu Âu sang đây họ gọi Thủ Hàn là Touron và dần dần gọi trại
thành Tourane(?). Nhưng cũng có thuyết cho rằng, do khi sang đây thấy một cái tháp (tour) trên
cửa Hàn nên họ gọi Tourane(?) ; hoặc giả thuyết khác lại nói Tourane là do viết nhầm từ tên
làng Thạc Gián mà ra vì 2 chữ Tu và Thạc viết giống nhau, nên từ Tu Gián mà biến thành
Tourane(?); lại có người lập luận người miền Nam Trung Hoa đã phát âm Đà Nẵng là Tu Ran,
Turam, Tourane … (?) Trên tạp chí phổ thông số 87 (phát hành tại miền Nam trước năm 1975),
ông Japa Panrang khi bàn về “Việt mang âm hưởng Chàm” ngoài việc đồng ý cụm từ Hang
DaNak là nguồn gốc của địa danh Đà Nẵng, thì ông còn cho biết DaNak cũng có một cách viết
khác là Durak (có nghĩa là biển là chợ) và lập luận rằng: “ Danh xưng Hàn do tiếng Hang của
Chàm, Đà nẵng do tiếng Đanak và Tourane do tiếng Darak hay Durak mà ra. Nhìn chung tất cả
các sự giải thích trên vẫn chưa có sự thống nhất .
Câu 2: Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ? Nó còn
có những tên gọi nào? Năm nào được coi là mốc chính thức khai sinh con đường này?
Gợi ý trả lời: Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân
sự chiến lược chạy từ lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào tới lãnh thổ Việt Nam Cộng
hòa, đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào, và Campuchia. Hệ thống này cung cấp binh lực,
lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân
Việt Nam trong 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Binh đoàn Trường Sơn
(đoàn 559) Quân đội Nhân dân Việt Nam là đơn vị triển khai các đơn vị công binh, hậu cần, y
tế, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của hệ thống đường này. Đường Trường sơn
còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là tuyến lửa.
Ở Việt Nam, hệ thống đường này đặt tên là Đường Trường Sơn, lấy tên của dãy Trường Sơn –
dãy núi chạy dọc miền Trung Việt Nam, nơi hệ thống này đi qua. Về sau, hệ thống này có thêm
tên gọi Đường mòn Hồ Chí Minh, tên gọi này (Ho Chi Minh trail) có nguồn gốc từ Mỹ. [1] Trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đánh phá hệ
thống giao thông này bằng các chiến dịch bộ binh và không quân. Một hệ thống máy móc điện
tử, thường được gọi là Hàng rào Điện tử McNamara, đã được sử dụng để giúp hướng dẫn máy
bay ném bom. Ngoài ra, chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải
xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất
hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để phá đường.
Ngày nay, tuyến tây Trường Sơn (địa phận Lào) nhiều nơi đã thành vùng bỏ hoang, một vài
điểm được xây dựng trở thành di tích lịch sử. Năm 2000, Đường Hồ Chí Minh, con đường
xuyên Việt thứ hai sau Quốc lộ 1, bắt đầu được xây dựng trên tuyến đông Trường Sơn.
Một số phần của Đường Trường Sơn vốn đã tồn tại từ hàng thế kỷ dưới hình thức các con đường
mòn sơ khai dành cho việc giao thông buôn bán trong vùng. Khu vực mà hệ thống đi qua đã là
một trong những vùng đất địa hình hiểm trở nhất Đông Nam Á: núi cao, ít dân, rừng rậm nhiệt
đới. Trong những năm đầu của Chiến tranh Đông Dương, Việt Minh đã sử dụng hệ thống đường
mòn này làm đường nối liền Bắc Nam, một trong các tuyến đường đưa cán bộ di chuyển giữa
hai miền để tránh sự truy quét của quân Pháp. Tháng 5 năm 1958, các lực lượng thuộc Quân đội
Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Pathet Lào đã chiếm giữ các nút giao thông tại Sê-pôn
(Tchepone), trên đường 9 thuộc địa phận Lào.[2] Sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra đời, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, đã phủ nhận Hiệp

định Genève về Việt Nam năm 1954, chia cắt đất nước. Để tiếp tục chi viện cho những người
Cộng sản miền Nam, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định xây dựng những
con đường chiến lược. Trên cơ sở đó đã có 2 tuyến đường được xem xét là tuyến đường bộ qua
dãy Trường Sơn và tuyến đường biển trên biển Đông.
Năm 1959, khi xung đột quân sự lên cao giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
và chính phủ Ngô Đình Diệm, chính phủ Hà Nội gửi Đoàn 559 mới được thành lập vào tháng 9
vào Nam để xây dựng hệ thống đường Trường Sơn với lực lượng gồm một tiểu đoàn giao liên
D301 với 440 người. Đoàn trưởng là Thượng tá (sau là Thiếu tướng) Võ Bẩm. Đoàn có nhiệm
vụ vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân. Với phương châm “đi không dấu, nấu không khói,
nói không tiếng” để đảm bảo bí mật tối đa, toàn bộ vũ khí và hàng mang theo đều là các loại cũ
từ thời Pháp, thậm chí đoàn còn dùng ván gỗ để khi đi không để lại dấu vết trên đất rừng.
Sau đó, đoàn 559 chuyển các tuyến giao thông của mình sang sườn Tây của dãy Trường Sơn.[3] Một năm sau, đoàn 559 đã đạt được quân số 6.000 người với hai trung đoàn 70 và 71.[4] Con số
này không bao gồm các lực lượng chiến đấu với nhiệm vụ bảo vệ hay dân công Việt và Lào.
Trong những ngày đầu của cuộc xung đột, đường Trường Sơn chỉ được dùng để chuyển quân,
do khi đó việc vận chuyển súng đạn vào Nam qua đường biển có hiệu quả cao hơn.[5] Sau các
cố gắng của hải quân Mỹ nhằm ngăn chặn hoạt động này trên vùng biển ven bờ Chiến dịch
Market Time, đường Trường Sơn phải làm cả hai nhiệm vụ. Hàng chuyển vào từ miền Bắc được
lưu trong các kho tàng dọc theo biên giới mà sau được gọi là các “Khu căn cứ”, những nơi này
đến lượt nó lại trở thành các thánh địa cho các lực lượng Quân giải phóng và Quân đội Nhân
dân Việt Nam dưỡng quân và tái trang bị sau khi thực hiện các hoạt động quân sự bên trong lãnh
thổ Việt Nam Cộng hòa.
Có 5 khu căn cứ lớn trong vùng cán xoong của Lào (xem bản đồ). Căn cứ 604 là trung tâm hậu
cần chính; từ đó, quân và quân nhu được điều phối vào Vùng 1 chiến thuật của Việt Nam Cộng
hòa và các căn cứ khác xa hơn ở phía Nam. Căn cứ 611 hỗ trợ vận tải từ căn cứ 604 tới căn cứ
609; cung cấp xăng dầu và đạn dược cho căn cứ 607 và tới tận thung lũng A Sầu ở Thừa Thiên.
Căn cứ 612 được dành để hỗ trợ Mặt trận B3 tại Tây Nguyên. Căn cứ 614 nằm giữa Chavane
(Lào) và Khâm Đức (Nam Việt Nam) vận chuyển quân và hàng hóa vào Vùng 2 chiến thuật và
Mặt trận B3. Căn cứ 609 giữ vai trò quan trọng, do mạng lưới đường ở đây có thể dùng để vận
chuyển quân nhu trong mùa mưa.[6] Ban đầu, hàng hóa được vận chuyển bằng xe đạp thồ, xe
bò. Đến tháng 12 năm 1961, Đoàn vận tải 3 của Cục Hậu cần đã trở thành đơn vị vận tải cơ giới
đầu tiên của QĐNDVN phục vụ trên đường Trường Sơn. Từ đây, vận tải cơ giới tăng lên nhanh
chóng.[7] Các khu căn cứ trên lãnh thổ Lào
Có hai loại đơn vị thuộc Đoàn 559, các binh trạm và các đơn vị giao liên. Một binh trạm tương
đương với một trung tâm hậu cần cấp trung đoàn, có trách nhiệm bảo vệ một đoạn đường. Trong
khi các đơn vị độc lập chịu trách nhiệm an ninh, công binh, và các chức năng đánh tín hiệu, binh
trạm cung cấp các nhu yếu phẩm hậu cần. Các trạm giao liên thường đóng cách nhau một ngày
đường đi bộ, có trách nhiệm cung cấp lương thực, chỗ trú, y tế, và dẫn đường tới trạm tiếp theo.
Đến tháng 4 năm 1965, chỉ huy Đoàn 559 là Tướng Phan Trọng Tuệ, quân số gồm 24.000 người
trong 6 tiểu đoàn vận tải bằng xe tải, 2 tiểu đoàn vận tải xe đạp thồ, một tiểu đoàn vận tải đường
thủy, 8 tiểu đoàn công binh, và 45 trạm giao liên. Khẩu hiệu của Đoàn 559 khi đó là “Đánh địch
mà tiến, mở đường mà đi.”[8] Hệ thống đường Trường Sơn phát triển thành một mạng lưới phức tạp của các con đường đất
(một số nơi rải đá hoặc lót ván gỗ) rộng khoảng 5,5 m, đường cho người đi bộ và xe đạp thồ, bãi
đỗ xe tải. Còn có kho chứa, bãi chứa hàng, doanh trại, bệnh viện, và các cơ sở vật chất khác. Tất
cả được che dấu khỏi quan sát từ trên không bằng một hệ thống ngụy trang tự nhiên và nhân tạo
không ngừng được mở rộng và củng cố.
Thời tiết ở vùng Đông Nam Lào đóng vai trò quan trọng cả trong nỗ lực hậu cần và cả trong cố
gắng của Mỹ/Việt Nam Cộng hòa nhằm phá đường. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9,
trong thời gian này, trời luôn nhiều mây, mưa nhiều, nhiệt độ cao. Mùa khô kéo dài từ tháng 10
đến tháng 3, khí hậu tương đối khô hơn và nhiệt độ thấp hơn. Do mạng lưới đường chủ yếu là
đường đất, khối lượng vận chuyển chủ yếu (và các hoạt động quân sự mà nó hỗ trợ) được thực

hiện vào mùa khô. Về sau, hệ thống đường được bổ sung bởi vận tải đường sông, kiểu vận tải
này cho phép chuyển các khối lượng lớn quân nhu ngay cả trong mùa mưa.
Tổng kết:
Tính đến ngày Việt Nam thống nhất, đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6000 ngày đêm. Các lực
lượng công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn gồm khoảng 120.000
người đã làm nên mạng đường liên hoàn, vững chắc với 5 hệ thống đường trục dọc, 21 đường
trục ngang, nối Đông với Tây Trường Sơn, vươn tới các chiến trường, với tổng chiều dài gần 2
vạn km đường ô tô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140 km “đường kín” cho xe chạy ban
ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm.
Trong các chiến dịch đánh phá từ năm 1965 đến năm 1972, Mỹ đã huy động khoảng 733.000
chuyến máy bay, đánh phá khoảng 152.000 trận; ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần 4
triệu tấn bom đạn. Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã hy sinh;
hơn ba vạn người bị thương, khoảng 14.500 xe – máy các loại, hơn 700 khẩu súng pháo bị hư
hỏng; hơn 90.000 tấn hàng hoá bị đánh cháy…
Trong 16 năm, hệ thống hậu cần đường Trường Sơn đã chuyển được hơn một triệu tấn hàng, vũ
khí vào cho các chiến trường, bảo đảm chỉ huy hành quân cho hơn hai triệu lượt người vào chiến
trường hoặc từ chiến trường ra Bắc; vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống
90 đơn vị binh chủng kỹ thuật vào chiến trường.
Câu 3: Hãy giới thiệu hoàn cảnh ra đời và vai trò lịch sử của những bản tuyên ngôn độc lập
trong lịch sử Việt Nam.
Gợi ý trả lời: Sử học Việt Nam hiện nay coi là Việt Nam có cả thảy 3 bản tuyên ngôn độc lập:
1. Bài thơ Nam quốc sơn hà: tương truyền Lý Thường Kiệt ra lệnh cho quân sĩ giấu mình trong
đền thờ bên phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu), ngâm thơ vang vọng như lời sấm truyền
của thần linh, nhằm mục đích khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ ba quân tướng sĩ và uy
hiếp tinh thần giặc Tống.
2. Bình Ngô đại cáo: Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thay lời Bình Định vương Lê Lợi năm
Đinh Mùi (1427), tuyên bố bình định giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc. Về mặt văn
chương, tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ
hùng văn. Có nhiều ý kiến cho rằng: đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt
Nam (sau bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt và trước bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Hồ
Chí Minh).
3. Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội,
ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp,
phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 4: Hãy trình bày khái quát những mốc thời gian và sự kiện đáng nhớ trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975.
Gợi ý trả lời:
+ Hiệp định Giơnevơ(21/07/1954) bao gồm các văn bản : hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt
Nam, Lào, Campuchia; bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị và các phụ bản khác.
+ Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-
1957).
+ Cải tạo quan hệ sản xuất bước đầu phát triển kinh tế- xã hội (1958-1960).
+ Đấu tranh chống chế độ Mỹ – Diệm, gìn giữ và phát triển lực lượng CM (1954-1959)
+ Phong trào Đồng Khởi (1959-1960).
+ Đại hội đại biểu tòan quốc lần 3 của Đảng (tháng 9 -1960).
+ Miền Bắc thực hiện hế hoạch nhà nước 5 năm (1961-1965).
+ Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “ chiến tranh đặc biệt của Mỹ (1961-1965).
+ Chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965-1968).
+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
+ Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất chống chiến tranh phá hoại (1965-1968).

+ Chiến đấu chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh, Đông Dương hóa chiến tranh của
Mỹ” (1969-1971).
+ Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
+ Đấu tranh đòi Mỹ xuống thang chiến tranhvà thương lương ở hội nghị Paris (1965-1969).
+ Ký hiệp định Paris 1973.
+ Cuộc tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975.
Câu 5: Triều đại nhà Hồ kéo dài bao lâu? Theo bạn điều gì là đáng ghi nhận nhất trong khoảng
thời gian tồn tại ngắn ngủi của Vương triều này?
Gợi ý trả lời: Nhà Hồ là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Hồ Quý
Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi vua Hồ
Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407 – tổng cộng là 7 năm. Quốc hiệu Đại Việt đã đổi
thành Đại Ngu năm 1400.
Công cuộc cải cách của nhà Hồ thực hiện chỉ được trong thời gian quá ngắn ngủi. Cũng như
nhiều cuộc cải cách khác trong lịch sử, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly vấp phải sự phản đối trong
nước, nhưng không phải vì vậy mà nhìn nhận cuộc cải cách hoàn toàn tiêu cực. Như trường hợp
“Biến pháp Thương Ưởng” đời Chiến quốc ở nước Tần trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ đầu
cũng gây sốc mạnh trong xã hội nước Tần, nhưng sau đó vẫn được duy trì và nhờ vậy mà nước
Tần trở thành một nước hùng mạnh, tạo tiền đề cho sự thống nhất toàn quốc. Sự phản ứng của
dân chúng nước Tần cũng lắng dần theo thời gian. Vấn đề của cuộc cải cách nhà Hồ là nó chưa
đủ thời gian để phát huy tác dụng. Mặt khác, các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng các chính
sách cải cách đó chủ yếu phục vụ cho lợi ích chiến tranh; hơn thế nữa cuộc cải cách được thực
hiện dồn dập trong thời gian ngắn: dùng chữ Nôm để đề cao ý thức dân tộc, dùng tiền giấy tuy
tiết kiệm nhưng dân chúng chưa thích nghi thói quen tiêu dùng mới, hạn điền và hạn nô làm
giảm lợi ích của địa chủ, quý tộc cũ… Cuộc cải cách gây xáo trộn lớn trong tâm lý mọi người và
sự bất bình, chia rẽ sâu sắc trong xã hội. Sự bất bình còn chưa kịp lắng xuống thì đã có bàn tay
lớn thò vào cùng tiếng hô hào “lật đổ” khiến số đông người trong nước Đại Ngu đồng tình.
Tiền giấy được phát hành lần đầu tiên năm 1396 dưới thời vua Trần Thuận Tông, tuy nhiên
người quyết định khi đó có lẽ là Hồ Quý Ly. Sau này, trong thời đại của mình, nhà Hồ đã có một
số cải cách về hành chính, kinh tế, xã hội như: làm sổ hộ tịch, hạn chế gia nô, lập kho dự trữ
thóc gạo, định lại quan chế và hình luật, thuế và tô ruộng, di dân khẩn hoang, lập cơ quan chăm
sóc y tế v.v Tuy nhiên, các cải cách của nhà Hồ hầu như không giành được thành công, do
những thủ đoạn mà Hồ Quý Ly đã làm để lên ngôi khiến dân chúng xa lánh nhà Hồ.
Hành chính
Dưới triều Hồ Hán Thương, năm 1401 đã cho làm sổ hộ tịch trong cả nước, lập phép hạn chế gia
nô. Năm 1403, di dân không có ruộng đến Thăng Hoa (vùng đất mới thu được sau khi Chiêm
Thành dâng nộp năm 1402, gồm 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa tức là đất các huyện Thăng
Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay, huyện Bình Sơn, Sơn
Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay). Cùng năm đặt Quảng tế
(cơ quan coi về mặt y tế).
Luật pháp
Cuối năm 1401, định quan chế và hình luật nhà nước Đại Ngu. Sử sách không nói rõ là nhà Hồ
đã sửa đổi như thế nào so với thời trước của nhà Trần.
Kinh tế
Năm 1396, tháng 4, bắt đầu phát tiền giấy Thông bảo hội sao. Cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy 1
quan 2 tiền giấy. Cấm tuyệt tiền đồng, không được chứa lén, tiêu vụng, tất cả thu hết về kho
Ngao Trì ở kinh thành và trị sở các xứ. Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội như làm tiền giả.
Thể thức tiền giấy: tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ
3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng. Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài
sản tịch thu.
Về việc này, nhiều sử gia có những đánh giá rất khác nhau. Có người cho rằng Hồ Quý Ly cần
thu đồng để đúc vũ khí. Cũng có người đánh giá cao cải cách tiền giấy của Hồ Quý Ly tuy rằng
nó đã thất bại. Sau này, Hồ Nguyên Trừng là một chuyên gia rất giỏi trong đúc súng thần công.
Việc đổi tiền được thực hiện trước khi nhà Hồ được chính thức thành lập (1400). Về mặt phân

loại theo thời gian, sự việc này đáng lẽ viết tại lịch sử nhà Trần, nhưng nó được chép lại ở đây là
do nó có lẽ là một trong các cải cách của Hồ Quý Ly.
Năm 1400, đánh thuế thuyền buôn, định 3 mức thượng, trung, hạ. Mức thượng đánh thuế mỗi
thuyền 5 quan, mức trung 4 quan, mức hạ 3 quan. Năm 1402 định lại các lệ thuế và tô ruộng.
Trước đây, mỗi mẫu thu 3 thăng thóc, nay thu 5 thăng. Bãi dâu, trước thu mỗi mẫu 9 quan hoặc
7 quan tiền, nay thu hạng thượng đẳng mỗi mẫu 5 quan tiền giấy, hạng trung đẳng mỗi mẫu 4
quan tiền giấy, hạng hạ đẳng 3 quan tiền giấy. Tiền nộp hằng năm của đinh nam trước thu 3
quan, nay chiếu theo số ruộng, người nào chỉ có 5 sào ruộng thì thu 5 tiền giấy; từ 6 sào đến 1
mẫu thì thu 1 quan; 1,1 mẫu đến 2 mẫu thu 2 quan; từ 2,1 mẫu đến 2,5 mẫu thu 2 quan 6 tiền; từ
2,6 mẫu trở lên thu 3 quan. Đinh nam không có ruộng hay trẻ mồ côi, đàn bà góa thì dẫu có
ruộng cũng không thu.
Như vậy, có thể thấy việc đánh thuế của nhà Hồ có sự phân biệt, phân loại rõ ràng hơn so với
trước đây.
Năm 1401, lập kho thường bình dự trữ thóc để ổn định kinh tế.
Năm 1403, ban hành cân, thước, thưng, đấu, định giá tiền giấy, cho dân mua bán với nhau.
Ngoại giao
Quan hệ của nhà Hồ với nhà Minh ở Trung Quốc và Chiêm Thành lúc bấy giờ khá phức tạp.
Nhà Minh sau khi thống nhất Trung Quốc năm 1368 bắt đầu có ý định nhòm ngó xuống phương
nam. Trên mặt trận này, nhà Hồ đã phải nhún nhường hết mức, thậm chí năm 1405 đã phải cắt
59 thôn ở Lộc Châu (tỉnh Lạng Sơn ngày nay) để mong tránh được họa binh đao nhưng cuối
cùng cũng không tránh khỏi họa xâm lăng của nhà Minh năm 1406. Đối với Chiêm Thành, quan
hệ vẫn là giữa nước lớn (Đại Ngu) và nước nhỏ (Chiêm Thành). Trong suốt thời kỳ đầu (1400-
1403) nhà Hồ liên tục đem quân tấn công Chiêm Thành và đã mở mang được lãnh thổ tới tận
tỉnh Quảng Ngãi ngày nay.
Hệ thống thi cử
Năm 1404, Hồ Hán Thương định thể thức thi chọn nhân tài: Cứ tháng 8 năm trước thi hương, ai
đỗ thì được miễn tuyển bổ; lại tháng 8 năm sau thi hội, ai đỗ thì thi bổ thái học sinh. Rồi năm
sau nữa lại bắt đầu thi hương như hai năm trước. Phép thi phỏng theo lối văn tự ba trường của
nhà Nguyên nhưng chia làm 4 kỳ, lại có kỳ thi viết chữ và thi toán, thành ra 5 kỳ. Quan nhân,
người làm trò, kẻ phạm tội đều không được dự bổ.
Việc thi cử
Đầu hổ bằng gốm dùng để trang trí trong thời nhà Hồ.
Tháng 8 năm 1400, Hồ Quý Ly mở khoa thi thái học sinh. Lấy đỗ Lưu Thúc Kiệm, Nguyễn
Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Hoàng Hiến, Nguyễn Thành v.v gồm 20 người. Tháng 8
năm 1405, Hồ Hán Thương sai bộ Lễ thi chọn nhân tài, đỗ được 170 người. Lấy Hồ Ngạn, Lê
Củng Thần sung làm thái học sinh lý hành; Cù Xương Triều và 5 người khác sung làm Tư Thiện
đường học sinh.
Tôn giáo
Nhà Hồ không tôn sùng đạo Phật như trước mà tôn trọng Nho giáo hơn. Cho nên năm 1396,
theo lời Hồ Quý Ly, vua Trần Thuận Tông đã xuống chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến 50 tuổi
trở xuống, bắt phải hoàn tục. Lại thi những người thông hiểu kinh giáo, ai đỗ thì cho làm Đường
đầu thủ (Tăng đường đầu mục), tri cung, tri quán, tri tự, còn thì cho làm kẻ hầu của người tu
hành.
Câu 6: Bạn hãy giới thiệu ba vị tướng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam theo chủ quan của bạn.
Hãy giải thích sự lựa chọn của mình.
Gợi ý trả lời:
+ Trần Thủ Độ (chữ Hán: 陳守度; 1194-1264), là thái sư đầu triều nhà Trần, người có công
sáng lập và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng
gần 40 năm, từ 1226 đến 1264. Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái
Bình, Việt Nam[1].
Theo gia phả họ Trần, thủy tổ Trần Quốc Kinh dời đến ở hương Tức Mạc (Nam Định – Thái

Bình), lấy vợ sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp sinh ra Trần Lý và Trần Hoằng Nghi. Trần Lý sinh ra
Trần Thừa, Trần Tự Khánh còn Trần Hoằng Nghi sinh được ba người con trai: Trần An Quốc,
Trần An Bang và Trần Thủ Độ. Như vậy Trần Thủ Độ là cháu của Trần Lý, em họ của Trần
Thừa và Trần Tự Khánh.
Trần Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài lược hơn người, không chỉ là quyền thần nhà Lý
mà là quyền thần của ngay nhà Trần. Tuy nhiên, công bằng xem xét, những việc làm của Trần
Thủ Độ với nhà Trần chỉ mang lại đau khổ cho chính những người trong thân tộc họ Trần –
trong đó có cả người được ông đặt ngồi trên ngai vàng – còn đối với nhân dân Đại Việt nói
chung, ông không gây đau thương cho họ. Đối với toàn cục của quốc gia Đại Việt lúc đó và sau
này, việc làm của ông đóng vai trò tích cực. Ông giúp nhà Trần bình phục được giặc giã trong
nước, làm cho Đại Việt bấy giờ được cường thịnh trở lại sau hồi suy yếu cuối thời Lý, và đó
chính là cơ sở để đủ sức lực và tinh thần chống cự được với Mông Cổ. Nhiều nhà nghiên cứu đã
thống nhất rằng sự thay thế của nhà Trần đối với nhà Lý trong thời điểm đó – mà sự thay thế và
xây dựng ban đầu không thể không nói tới Trần Thủ Độ – có vai trò quyết định sự tồn vong của
Đại Việt trước nguy cơ ào tới của vó ngựa Mông mà Trung Hoa lớn mạnh ở phương Bắc cũng
không trụ nổi.
Sử chép: “Thái Tông lấy được thiên hạ đều là mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải
nhờ cậy, quyền hơn cả vua.”[6].
Vì Trần Thủ Độ giết vua Lý Huệ Tông rồi lại lấy vợ vua (Thiên Cực công chúa hay Linh Từ
Quốc Mẫu) nên ông bị các nhà sử học phong kiến chê trách.
Câu nói nổi tiếng của Trần Thủ Độ: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” trong cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ nhất 1258.
+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (陳興道) là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh
tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông
là tác giả của bộ Binh thư yếu lược (hay Binh gia diệu lý yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền
thư (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức
thánh Trần.
Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi
vua Trần Thái Tông bằng chú, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh
của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230, hay
1232[cần dẫn nguồn].
Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên – Mông tấn
công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống
Nguyên – Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo
quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm
Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên – Mông ra khỏi nước.
Sau khi kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 3 thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của
mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách.
Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 9 năm 1300), thọ khoảng 70 tuổi.
Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.
+ Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân
dân Việt Nam, người đã chỉ huy quân đội thắng Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Ông được xem
như một người có tài khi dẫn dắt một quân đội nhỏ đánh bại một cường quốc.[1] Chiến thắng
của quân Việt Minh tại Điện Biên Phủ đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân, đập tan huyền thoại bất
khả chiến bại của phương Tây và thúc giục tinh thần của các lực lượng chống thực dân trên toàn
thế giới.[2] Ở Việt Nam, ông được gọi là người anh cả của Quân đội nhân dân[3] Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một
gia đình nhà nho nghèo, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân). [4] Võ Quang
Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù.
Ông Giáp đã xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành
một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. ông đã lãnh đạo quân đội tốt trong cả hai cuộc

chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong trận Điện
Biên Phủ
Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh quân đội, ông
có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong quân đội nhân dân Việt Nam.
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Times Asia) đã ra số đặc biệt
giới thiệu các “Anh hùng châu Á”, gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những
thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,…[12] Ông là một nhà vận dụng tài giỏi chiến thuật chiến tranh du kích. Ông cũng là người lập kế
hoạch và trực tiếp chỉ huy trận đánh Điện Biên Phủ và thắng Pháp năm 1954.
Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là tư lệnh chiến dịch, Bí Thư Đảng Ủy trong kháng
chiến chống Pháp:
• Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
• Chiến dịch Biên giới (tháng 9-10 năm 1950)
• Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
• Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
• Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
• Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 ăm 1951)
• Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
• Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
• Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3-5 năm 1954)
Chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm dấu ấn của ông trong việc tạo thế, tổ
chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp Định Genève về Đông Dương được
ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.
Câu 7: Du khách hỏi bạn: Tại sao lịch sử Việt Nam lại gắn liền với những cuộc chiến tranh?
Người Việt có hiếu chiến quá không? Bạn hãy giải thích và chứng minh một sự thật ngược lại.
Gợi ý trả lời: Lịch sử loài người là lịch sử của các cuộc chiến tranh, và lịch sử Việt Nam cũng
không ngoại lệ. Con người trong quá trình phát triển đều muốn đem lại lợi ích cho bản thân và
cộng đồng, song điều đó lại xâm phạm đến lợi ích của một cộng đồng khác; Con người với
những ý thức hệ khác nhau sẽ dẫn đến mâu thuẫn và để giải quyết triệt để mâu thuẫn là làm
những cuộc chiến tranh.
Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên khoáng sản, rừng vàng biển bạc nên các
cường quốc trên thế giới luôn “dòm ngó” muốn chiếm được để mở rộng ảnh hưởng. Quả vậy
thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ, Nga và Trung Quốc đều coi Việt Nam là nơi khẳng định vị trí của
mình ở Đông Nam Á nói riêng và ở Châu Á nói chung.
Người Việt Nam hoàn toàn không phải là một dân tộc hiếu chiến mà vì lý do lịch sử như trên đã
trình bày nên bắt buộc người Việt phải chiến đấu bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền được sống,
được mưu cầu hạnh phúc. Đó là chiến tranh vệ quốc, chiến tranh chính nghĩa chiến đấu vì chân
lý “không có gì quý hơn độc lập tự do” như Bác Hồ vô vàn kính yêu đã từng nói.
Câu 8: Hệ thống phòng thủ có vẻ đơn sơ này thật ra đã góp phần vào việc ngăn chặn bước tiến
của Liên quân Pháp – Tây Ban Nha từ năm 1858 đến 1859 tại Đà Nẵng. Anh/ Chị cho biết đoạn
văn trên nói đến hệ thống phòng thủ nào?
Gợi ý trả lời: thành Điện Hải
Thành Điện Hải là nơi để lại dấu tích hào hùng về một thời chống thực dân Pháp của nhân dân
Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần
đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 – 1860. Một tượng đài
uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn
lịch sử hào hùng của thành phố.
Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà
Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò

đất cao. Đồn được xây bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15) đồn đổi tên là thành Điện
Hải.
Năm 1840, Tham tri Bộ công Nguyễn Công Trứ vào xem xét hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng,
sau đó có đề nghị tăng cường phòng thủ các thành Điện Hải, An Hải.
Năm 1847 (Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, thành cao hơn 5m,
chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở
về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc
súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu
Vauban, hình vuông.
Hiện nay, di tích thành Điện Hải tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Tường thành
phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn. Cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc
đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng.
Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà
Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Đây cũng
là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những
năm 1858 – 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại
đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.
Thành Điện Hải đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia ngày
16.11.1988, được gắn bia di tích ngày 25.8.1998.
Câu 9: Một số thành tựu của các học trò đất Quảng được gắn liền với danh xưng tôn quý do
nhân dân tỉnh nhà vinh danh trong tinh thần khuyến học. Đó là các danh xưng: Ngũ Phụng Tề
Phi, Tứ Hùng, Tứ Kiệt, Tứ Hổ, Tứ Tuyệt. Anh/Chị cho biết họ và tên của những học trò dược
vinh danh Ngũ Phụng Tề Phi
Gợi ý trả lời:
+ Ngũ phụng tề phi: có nghĩa là năm con phượng cùng bay lên là danh hiệu do vua Tự Đức
phong tặng cho năm vị đại khoa cùng đỗ trong một khoa thi năm 1898, và cùng thuộc tỉnh
Quảng Nam, đó là một điều hiếm có trong một tỉnh. Năm vị ấy là:
• Tiến sĩ Phạm Liệu (Trường Giang, huyện Điện Bàn)
• Tiến sĩ Phan Quang (Phúc Sơn, huyện Quế Sơn)
• Tiến sĩ Phạm Tuấn (Xuân Đài, huyện Điện Bàn)
• Phó bảng Ngô Lý còn gọi là Ngô Chuân (Cẩm Sa, huyện Điện Bàn)
• Phó bảng Dương Hiển Tiến (Cẩm Lậu, huyện Điện Bàn)
Thật ra, đất Quảng Nam xưa còn có Thập Ngũ Phụng Tề Phi trong một khoa thi hương năm
1900 (Canh Tý) có 32 thí sinh đỗ cử nhân trong đó, người Quảng Nam chiếm hết 15 người mà
thủ khoa là Huỳnh Thúc Kháng.
+ Tứ Hùng:
+ Tứ Kiệt:
+ Tứ Hổ: Sau thành công của Ngũ Phụng Tề Phi, đến năm thứ 13 đời vua Thành Thái, khoa thi
Tân Sửu (1901), Quảng Nam cũng có bốn vị đỗ đạt lớn được mệnh danh là Tứ hổ Trung Kỳ
gồm: Nguyễn Đình Hiến, Võ Vỹ, Nguyễn Mậu Hoán và Phan Châu Trinh.
+ Tứ Tuyệt:
Câu 10: Các nguồn này hợp lưu với nhau – Hội thuỷ- để trước khi ra biển cả qua Cửa Đại ( Đại
Chiêm Hải Khẩu). Hội An nằm trên con sông hợp lưu – hội thuỷ đó. Anh/Chị cho biết đó là
những con sông nào?
Gợi ý trả lời: sông Chợ Củi – Thu Bồn (phía Tây); sông Cổ Cò (phía Bắc); sông Trường Giang
– Chợ Được (phía Nam) hội thủy tại Hội An chảy qua Cửa Đại trước khi chảy ra biển Đông.
(Đọc thêm) Sông Thu Bồn là một dòng sông ở tỉnh Quảng Nam Việt Nam: Sông bắt nguồn từ
khối núi Ngọc Linh (Nam Quảng Nam-Bắc Kon Tum); phần thượng lưu này được gọi là Đak
Di. Sông chảy ngược lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam như Nam Trà
My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức. Khi đi qua đây, sông nhận thêm nhiều chi lưu là các
sông, suối nhỏ. Đoạn chảy qua Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh. Bắt đầu khi đi

qua địa phận Quế Sơn, Duy Xuyên, sông mới bắt đầu được gọi là Thu Bồn. Ở Quế Sơn, sông
đổi sang hướng Tây Nam-Đông Bắc. Khi chảy qua ranh giới giữa Duy Xuyên và Đại Lộc, Thu
Bồn nhận chi lưu lớn nhất ở tả ngạn, đó là sông Vu Gia. Sông đổ ra biển Đông ở cửa Đại. Cách
cửa Đại không xa ngoài khơi là cù lao Chàm. Trước khi ra biển, sông tạo ra một số phân lưu như
sông Ba Chươm, sông Cổ Cò, sông Đình, sông Đò, sông Hội An.
Bên sông Thu Bồn có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chăm Pa cổ xưa, như thánh địa Mỹ
Sơn (Duy Xuyên), Trà Kiệu (kinh đô cổ của Chăm Pa), cảng thị cổ Hội An (tả ngạn sông Thu
Bồn, cách cửa Đại 4 km).
Vùng cửa sông Thu Bồn là một vùng đất ngập nước, có nhiều cồn, với hai hệ sinh thái là rừng
nhiệt đới và cỏ biển. Hiện chính quyền tỉnh Quảng Nam đang làm các thủ tục đề nghị UNESCO
công nhận vùng hạ lưu sông Thu Bồn, khu phố cổ Hội An và Khu Bảo tồn biển cù lao Chàm là
khu dự trữ sinh quyển quốc tế.
Lưu vực sông Thu Bồn phần thượng lưu là nơi được cho là có nhiều vàng sa khoáng. Việc khai
thác vàng thủ công, khai thác sỏi và cát ở đây đã làm ô nhiễm nước sông và gây xói mòn đất.[1] Trên thượng nguồn sông Thu Bồn có hai công trình thủy điện đã và đang được xây dựng, đó là
Sông Tranh 1 và Sông Tranh 2.
Hạ lưu sông Thu Bồn là vùng đất ngập nước rộng lớn, nhất là khu vực xã Cẩm Thanh, Cẩm Kim
và vùng lân cận với hơn 500ha diện tích mặt nước. Các nhánh sông Ba Chươm, sông Cổ Cò,
sông Đình, sông Đò nối với sông Thu Bồn tạo ra nhiều cồn, gò như Thuận Tình, cồn Tiến, cồn 3
xã, gò Hí, gò Già…, với các hệ sinh thái (HST) điển hình vùng nhiệt đới, như rừng ngập mặn và
cỏ biển. Trong đó, đáng chú ý là rừng dừa nước dọc bờ các kênh rạch, quanh năm xanh tốt, tạo
cho khu vực đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn một sinh cảnh rất đặc biệt cho miền Trung –
Hội An mà ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thể tìm gặp ở miền Tây Nam Bộ. Trên các cồn gò và
các vực nước chung quanh các dãy dừa nước từ vùng triều thấp trở xuống còn có hệ sinh thái cỏ
biển (seagrass ecosystem)- hệ sinh thái đặc thù trong vùng đất ngập nước, chỉ có ở vùng nhiệt
đới và ôn đới ấm. Chúng là những loài thực vật bậc cao, sống chìm trong môi trường nước, tồn
tại và phát triển quanh năm, thích nghi trong môi trường luôn có dòng chảy, sóng gió nhờ hệ
thống thân ngầm vùi sâu trong trầm tích.
Theo nhiều người dân địa phương, trước thập niên 1980, diện tích dừa nước ở vùng Cửa Đại lên
đến hàng trăm héc ta, trong đó có rừng dừa Bảy Mẫu trải rộng trên địa bàn các thôn 1, 2, 3 và 8
của xã Cẩm Thanh, gắn liền với các sự kiện lịch sử hào hùng của quân và dân Hội An trong
những năm kháng chiến cứu nước. Đáng tiếc là sau này, diện tích rừng dừa nước bị thu hẹp dần,
nay chỉ còn gần 70ha.
Dọc triền sông phía ngoài dừa nước, trên các cồn gò ở gần khu vực Cửa Đại, chúng ta còn gặp
hệ sinh thái cỏ biển với sự ưu thế tuyệt đối của loài cỏ lươn (Zostera japonica) có lá khá dài đến
40-50cm, phân bố trên 30ha, bao phủ gần hết các vùng triều thấp ven triền sông của xã Cẩm
Thanh, làm thành tấm thảm màu xanh khi triều xuống. Một loài cỏ xoan khác là Halophila
beccarii làm thành các thảm mịn ven bờ và phát triển lên đến vùng nước lợ dọc các kênh rạch. Ở
vài nơi, hai loại cỏ này đan xen vào nhau rất lý thú, như ở thôn 2, Cẩm Thanh.
Về phương diện sinh vật, các hệ sinh thái nêu trên có sự đa dạng sinh học rất cao, là nơi cư trú,
sinh sống của nhiều loài động vật biển có giá trị, nhất là các loài tôm, cua, ghẹ và động vật thân
mềm. Các thảm cỏ biển là nơi sinh sống và bắt mồi, ẩn nấp của ấu thể nhiều loài hải sản.
Vùng biển cù lao Chàm và lưu vực Thu Bồn – Cửa Đại có mối giao lưu thủy vực trực tiếp
thường xuyên qua chế độ thủy triều, sóng gió và dòng chảy; đồng thời cù lao Chàm chịu tác
động rất mạnh của nước và phù sa sông Thu Bồn trong mùa mưa lũ. Vì vậy, về phương diện
sinh vật và môi trường, có thể nói lưu vực sông Thu Bồn – Cửa Đại và cù lao Chàm có mối liên
quan mật thiết với nhau. Trước hết, các hệ sinh thái ngập mặn đóng vai trò như một máy lọc
sinh học, nó tích tụ và phân hủy chất thải, lắng đọng trầm tích, làm trong sạch nguồn nước trước
khi về với biển. Nhờ vậy, các rạn san hô và đa dạng sinh học cù lao Chàm được bảo vệ, tránh sự
xâm nhập của trầm tích lắng đọng gây chết, giảm độ phủ của trầm tích bùn nhuyễn và các tác
động có hại từ nguồn nước sông Thu Bồn. Cạnh đó, trứng và con non các loài thủy sinh vật có
giá trị kinh tế cao từ Khu Bảo tồn biển cù lao Chàm, theo các quy luật sinh thái tự nhiên, chúng
tiếp cận ngay vào hệ sinh thái ngập mặn để bổ sung cho đa dạng sinh học vùng hạ lưu Thu Bồn –
Cửa Đại, kể cả các loài di cư xa như cá chình, cá mòi lên tận thượng nguồn Vu Gia – Thu Bồn.

Ngược lại, hệ sinh thái dừa nước, đặc biệt là các thảm cỏ biển với độ bao phủ thường xuyên từ
50 – 100% (kết quả khảo sát tháng 7, 8-2007) là nơi cư trú sinh vật có tính đa dạng sinh học cao,
nơi nuôi dưỡng ấu thể, nguồn giống các loài sinh vật biển có giá trị.
Câu 11:
Tháng bảy có chiếu Vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang
Câu ca dao này xuất hiện vào thời vua nào? Nêu lý do lịch sử của vấn đề này.
Gợi ý trả lời: Bài ca dao nầy có liên quan đến một sắc chỉ của vua Minh Mạng triều nhà
Nguyễn về việc cải cách y phục cho nhất thống từ Bắc chí Nam. Ngoại trừ một vài khác biệt
không đáng kể về một số chữ không quan trọng trong bài, điểm khác biệt quan trọng trong các
bài được sưu tập, đó là thời gian xuất hiện của “Chiếu vua” : Tháng Ba? Tháng Sáu? Tháng
Tám? Tháng Chín? Hay tháng Chạp?
Như ta đã biết, vua Minh Mạng đã 2 lần hạ chiếu cải dịch y phục :
* Lần thứ nhất là vào tháng Mười năm Mậu Tý (1828), Minh Mạng thứ 9.
* Lần thứ hai là vào tháng Chín năm Đinh Dậu (1837), Minh Mạng thứ 18. Lần nầy, như trong
Đại Nam Thực Lục đã ghi, ta thấy lệnh có vẻ gay gắt hơn nhiều và bắt buộc các quan đầu tỉnh từ
Tổng Đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát phải theo dõi việc thực hiện.
(Đọc thêm) Cái váy của người đàn bà đất Bắc không biết xuất hiện từ bao giờ, nhưng đến khi
nhà Minh xâm lăng Việt Nam vào năm 1414, thì ngay sau đó “bọn Hoàng Phúc muốn bắt dân ta
đồng hóa với người Tàu, cấm con trai con gái không được cắt tóc, đàn bà con gái phải mặc áo
ngắn quần dài theo kiểu người Tàu, nghĩa là không được mặc váy như trước . . .” (ĐLQT,
tr.206).
Váy là đồ mặc che nửa thân người phía dưới của người đàn bà xứ Bắc ngày xưa. Nó có hình
thức gần giống như cái skirt (Mỹ) hay cái jupe (Pháp) của người phụ nữ Tây phương thường
mặc. Và đúng như người bình dân của ta đã mô tả trong một câu đố như sau:
Vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu,
Bên ta thì có, bên Tàu thì không.
Đến năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) đời vua Lê Huyền Tông (1663-1671), nhà vua lại ra sắc dụ cấm
đàn bà con gái mặc quần theo kiểu Tàu mà trở lại mặc váy theo y phục truyền thống của dân tộc.
Vậy là, sau 250 năm, người đàn bà xứ Bắc lại mặc váy như trước thời kỳ bị quân Minh xâm
lược bắt phải đồng hóa theo kiểu ăn mặc của đàn bà Tàu. Đó là tình trạng ở đất Bắc tức từ
Thanh Hóa trở ra. Tình trạng ở phía nam đèo Ngang tức từ Quảng Bình trở vào lại khác.
Số là, vào năm 1558, Nguyễn Hoàng được vua Lê cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa rồi sau đó
cho kiêm nhiệm trấn thủ đất Quảng Nam. Nguyễn Hoàng lúc đầu còn phải ra vào đất Bắc để
phục vụ cho vua Lê, nhưng đến năm 1559 cuối đời vua Lê Thế Tông (1573-1599), Trịnh Tùng
xưng vương hiệu là Bình An Vương lập nên phủ Chúa và vua Lê chỉ còn hư vị thì ngay năm sau
(1600), Nguyễn Hoàng cũng lo củng cố và xây dựng đất Thuận Hóa rồi sau đó là đất Quảng
Nam để đối đầu với chúa Trịnh ở đất Bắc. Đến khi Nguyễn Hoàng mất (1613), con là Nguyễn
Phúc Nguyên (1613-1635) lên thay, Nguyễn Phúc Nguyên tự bổ nhiệm quan lại để cai trị đất
Đàng Trong, không còn nhận quan lại của vua Lê và chúa Trịnh gởi vào nữa. Tuy nhiên, đến đời
chúaNguyễn Phúc Trú (1725-1738) các chúa Nguyễn vẫn chỉ xưng quận công hay quốc công và
vẫn tuân theo một số luật lệ và phong tục của đất Bắc. Đến đời Nguyễn Phúc Khoát (1738-
1765), Khoát mới xưng vương gọi là Võ Vương (1744) đúc ấn quốc vương, định triều nghi và
đưa ra một số cải cách để chứng tỏ sự tách biệt hoàn toàn với đất Đường Ngoài, chẳng hạn:
“Vào khoảng năm 1744 chúa Võ Vương ở phương Nam bắt dân gian cải cách y phục. Theo giáo
sĩ Koffler thì chúa bắt bỏ lối quần áo thô bỉ của người đường ngoài, mà châm chước theo lối

quần áo của người Tàu. Có lẽ từ bấy giờ, người đàn bà đường trong bắt đầu mặc áo gài khuy và
mặc quần, mà không mặc áo thắt vạt và mặc váy như người đường ngoài nữa.” (VNVHSC,
tr.173)
Vậy có thể nói, từ đời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát trở về sau, cách ăn mặc của người Đàng
Trong lại giống như cách ăn mặc của người Đàng Ngoài thời kỳ trước khi vua Lê Huyền Tông
ra lệnh bỏ lối phục sức theo kiểu nhà Minh, hay nói một cách khác, trong lúc phụ nữ Đàng
Trong dưới quyền chúa Nguyễn mặc quần dài 2 ống thì người phụ nữ Đàng Ngoài dưới quyền
vua Lê chúa Trịnh lại mặc váy.
Đến khi nhà Nguyễn dựng đế nghiệp (1802), để thống nhất việc ăn mặc cho cả nước, vua Minh
Mạng (1820-1840) đã hai lần ra sắc dụ bắt dân chúng Đàng Ngoài phải thay đổi cách ăn mặc
theo người Đàng Trong. Việc cải đổi y phục của vua Minh Mạng đã gặp phải sức kháng cự của
người dân Đàng Ngoài bằng hành động bất tuân phục và đặt ra những bài hò vè để chế diễu
phản đối.
Trong tác phẩm Đất Lề Quê Thói, tác giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu đã viết về vấn đề này như
sau:
“Người xứ Bắc vốn không qui phục nhà Nguyễn . . . lại gặp phải chính sự hà khắc cấm đoán cả
về y phục, trái với lẽ thường, dân mất váy lần này có câu ca rằng:
Tháng chín có chiếu vua ra:
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi ra bóc lột quần chồng sao đang.
Có quần ra quán bán hàng,
Không quần đứng nấp đầu làng trông quan ”
(Đất Lề Quê Thói, tr. 207-208)
Bài ca dao ở trên có nhiều dị bản.
* Trong Văn Học Bình Dân, Nguyễn Trúc Phượng cũng sao lục giống như bài trên nhưng câu
đầu hoàn toàn khác:
Chiếu vua mồng sáu tháng ba
* Trong Tục Ngữ Phong Dao (tập 2) cuả Nguyễn Văn Ngọc và Thi Ca Bình Dân Việt Nam (tập
2) của Nguyễn Tấn Long và Phan Canh , bài ca dao nầy được ghi lại như sau :
Tháng sáu có chiếu vua ra,
Cấm quần, cấm áo đôi ta ngặt ngùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi ra bóc lột quần chồng mà mang.
* Trong Xã Hội Việt Nam của Lương Đức Thiệp, bài ca dao được sao lục gần giống như của Vũ
Văn Khiếu trong Đất lề Quê Thói nhưng “tháng Chín” được đổi ra “tháng Tám”:
Tháng Tám có chiếu vua ra . . .
* Trong Chuyện Cà Kê, Lãng Nhân Phùng Tất Đắc cũngsao lục giống như bài của Vũ Văn
Khiếu trong Đất Lề Quê Thói.
• Trong một bài biên khảo nhan đề “Thi Ca Trào Phúng Việt Nam” đăng trong Thằng Mõ Nam
Cali, giai phẩm Xuân Giáp Thân, 2004, tác giả Vọng Đông lại chép là “tháng Chạp” :
Tháng Chạp có chiếu vua ra . . .
Như vậy là, trong câu đầu của bài ca dao nói về thời gian ban hành lệnh cấm mặc váy đã có
những sai biệt như sau:
* Chiếu vua mồng sáu tháng Ba ( theo Nguyễn Trúc Phượng)
* Tháng Sáu có chiếu vua ra (theo Nguyễn Văn Ngọc , Nguyễn Tấn Long)
* Tháng Tám có chiếu vua ra (theo Lương Đức Thiệp)
* Tháng Chín có chiếu vua ra (theo Phùng Tất Đắc và Vũ Văn Khiếu)
* Tháng Chạp có chiếu vua ra (theo Vọng Đông)
Bài ca dao nầy có liên quan đến một sắc chỉ của vua Minh Mạng triều nhà Nguyễn về việc cải
cách y phục cho nhất thống từ Bắc chí Nam. Ngoại trừ một vài khác biệt không đáng kể về một

số chữ không quan trọng trong bài, điểm khác biệt quan trọng trong các bài được sưu tập, đó là
thời gian xuất hiện của “Chiếu vua” : Tháng Ba? Tháng Sáu? Tháng Tám? Tháng Chín? Hay
tháng Chạp?
Chúng ta thử lần theo các trang sử để tìm ra sự thật.
Theo Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu :
Năm Mậu Tý (1828) Minh Mạng thứ 9 “Tháng 10, truyền đổi cách ăn mặc từ sông Gianh trở ra
Bắc”. (quyển 3, trang 74)
Năm Đinh Dậu (1837), Minh mang thứ 18, “Tháng 9 . . . thân dụ dân tự Hà Tĩnh trở ra phải đổi
cách ăn mặc” (quyển 3, trang 112)
Theo Biên Niên Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam (Từ đầu đến giữa thế kỷ XIX) của Viện Sử
Học Hà Nội, sự kiện nầy đã được ghi như sau :
1828 (Mậu Tý) : “Tháng 10 Âm Lịch, Nhà nước ra lệnh cho nhân dân Bắc Thành từ Thanh
Nghệ trở ra Bắc phải thay đổi y phục cho phù hợp với y phục của nhân dân từ sông Gianh trở
vào Nam. Lại ấn định, từ Mùa Xuân 1829 y phục của nhân dân phải thay đổi đồng loạt trong cả
nước.” (trang 436).
1837 (Đinh Dậu) : “Tháng 9 âm lịch . . . . Ra lệnh cho nhân dân từ Hà Tĩnh trở ra phải đổi trang
phục nữ mặc quần không được mặc váy. Lệnh nầy đã được ban hành từ năm 1827 (?), sau 10
năm nhân dân chưa thi hành, nên lệnh nầy được nhắc lại.”
Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 184 ghi lại chiếu dụ của vua Minh Mệnh
ban hành vào năm Minh Mệnh thứ 18, năm Đinh Dậu (1837) như sau:
“Từ sông Gianh ra Bắc, trước đây vẫn còn ăn mặc theo hủ tục. Trẫm đã ra lệnh đổi y phục như
từ Quảng Bình trở vào để phong tục thuần nhất. Lại ban hạn rộng rãi để ai nấy có thì giờ khâu
may. Nhưng đến nay, kể đã ngoài 10 năm, mà ở Đàng Ngoài bọn ngu phu, ngu phụ vẫn cứ chần
chừ chưa chịu đổi thay. Từ Quảng Bình trở vào Nam, hết thảy đã ăn mặc theo lối nhà Hán, nhà
Minh, mũ mãng, áo quần đều chỉnh tề, tươm tất. Dân Bắc Kỳ cứ ăn mặc theo lối cũ. Đàn ông,
con trai đóng khố, đàn bà, con gái mặc áo vạt khép vào nhau, dưới thì mặc váy. Như vậy đẹp
xấu ra sao, mọi sự đã rõ. Một số nơi đã theo thói hay. Nhưng nhiều nơi vẫn duy trì hủ tục, phải
chăng cố ý trái lệnh của Trẫm. Nay truyền cho các viên tổng đốc, tuần phủ, bố chánh, án sát các
tỉnh phải giải thích, khuyên nhủ cho dân biết rõ ý của Trẫm. Lại ban hạn trong năm nay tất cả
phải thay đổi quần áo. Nếu năm tới còn có kẻ nào ngoan cố áo quần, phải trị tội thật nặng”(chép
theo Hoàng Hải Thủy)
Trong tác phẩm Xã Hội Việt Nam, tác giả Lương Đức Thiệp đã nhắc đến vấn đề này như sau:
“Dưới triều vua Tự Đức cũng có lệnh cấm đàn bà đường ngoài mặc váy. Câu ca dao sau đây đã
đánh dấu việc cải cách y phục này:
Tháng tám có chiếu vua ra
Cấm quần, cấm áo người ta ngại ngùng
Không đi thì chợ không đông
Đi ra bóc lột quần chồng mà mang
Có quần thì ra đứng đàng
Không chồng (?) ta đứng đầu làng nghé quan”
(XHVN, tr.252)
Như đã được trình bày ở trên, sự kiện thay đổi y phục xảy ra vào thời vua Minh Mạng (1820-
1840) chứ không phải dưới thời vua Tự Đức (1848-1883) như Lương Đức Thiệp đã nói đến
trong tác phẩm Xã Hội Việt Nam của ông.
Trong Chuyện Cà Kê, Lãng Nhân Phùng Tất Đắc ghi “ . . . (1828) Minh Mệnh thứ 9, trong
tháng 9 có chiếu cấm dân Bắc mặc váy . . .”. Như trên đã dẫn, chiếu cấm mặc váy được ban ra
vào tháng 10 năm Mậu Tý, Minh Mệnh thứ 9 chứ không phải tháng 9 như Lãng Nhân đã ghi.
Như vậy, bước đầu ta có thể kết luận: thời gian “mồng sáu, tháng Ba”, “tháng Sáu”, “tháng
Tám” hay “tháng Chạp” là không phù hợp với lịch sử. Chỉ còn lại tháng Chín hay tháng Mười
mới đúng.
Đến đây, có một điều chúng ta cần bàn.
Như ta đã biết, vua Minh Mạng đã 2 lần hạ chiếu cải dịch y phục :
* Lần thứ nhất là vào tháng Mười năm Mậu Tý (1828), Minh Mạng thứ 9.

* Lần thứ hai là vào tháng Chín năm Đinh Dậu (1837), Minh Mạng thứ 18. Lần nầy, như trong
Đại Nam Thực Lục đã ghi, ta thấy lệnh có vẻ gay gắt hơn nhiều và bắt buộc các quan đầu tỉnh từ
Tổng Đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát phải theo dõi việc thực hiện.
Nay ta thử xét về âm vận của thể thơ đã được dùng trong bài ca dao. Đây là một bài ca dao làm
theo thể thơ lục bát. Trong âm luật thơ lục bát, chữ thứ 2 của câu lục (câu 6 chữ) phải là âm
bằng, trừ trường hợp câu lục được ngắt nhịp ở chữ thứ 3 thì chữ thứ 2 của câu lục thường phải là
âm trắc. Thí dụ: Mai cốt cách, tuyết tinh thần – Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười ; Đau
đớn thay phận đàn bà – Lời rằng bạc mênh cũng là lời chung . . . (Kiều – Nguyễn Du).
Nếu xét theo âm luật như trên thì câu lục phải là : “Tháng Mười có chiếu vua ra . . .” nghe vừa
xuôi tai lại vừa hợp với sự kiện lịch sử như vừa được dẫn ở trên. Vậy thì tại sao trong tất cả các
bản được sưu tập xưa nay lại không có bản nào ghi lại là “Tháng Mười có chiếu vua ra”? Như
vậy, theo tôi, có thể là câu ca dao trên chỉ xuất hiện sau khi vua Minh Mạng thấy rằng sắc lệnh
lần trước (tháng Mười năm Mậu Tý,1828) không được thi hành đúng mức, vậy nên, 10 năm sau
nhà vua đã phải ra lệnh gắt gao hơn (tức lệnh vào tháng Chín năm Đinh Dậu – 1837) lệnh lại bắt
buộc các quan đầu tỉnh theo dõi sát nên trong dân chúng mới có sự phản ứng bằng bài ca dao
như trên. Cái hiện tượng các quan phải theo dõi việc thi hành đã bị dân chúng vạch trần trong
câu cuối : Không quần ra đứng đầu làng trông quan!
Và như vậy, bài ca dao trên chỉ có thể xuất hiện sau khi vua Minh Mệnh ban chiếu Cải dịch y
phục cho dân Đàøng Ngoài lần thứ hai vào tháng 9 năm Đinh Dậu (1837) và câu ca dao đúng
phải là :
“Tháng Chín có chiếu vua ra . . .”
Dân chúng Bắc Thành , nhất là từ Thanh Nghệ trở ra, xưa mặc váy chứ không mặc quần (hai
ống) như dân chúng Nam Hà thời các chúa Nguyễn. Đến thời Minh Mạng nhà vua bắt dân
chúng Bắc Hà mặc quần 2 ống, tức không cho mặc váy, nên bị dân chúng phản ứng bằng bài ca
dao mỉa mai nói trên.
Đồng thời với bài ca dao trên đây, ở vùng Thanh Nghệ còn lưu truyền bài vè sau đây:
Bước sang năm mới bình yên,
Chiếu vua hạ truyền:
Cải dịch y phục,
Quan huyện đã giục,
Lý trưởng, mục, tiên,
Lệnh vua đã truyền,
Bắt dân mặc cả.
. . . . .
Mai phiên chợ Trai,
Phải mượn quần chồng.
Đã cực trong lòng,
Lại thêm xấu hổ.
Không đời mô chộ
Ăn mặc ra ri.
Anh bước chân ra đi,
Không quần mà có áo.
Bắt từ ông lão,
Cho đến gái thanh tân,
Thân lại lập thân
Một người hai bộ.
. . . . .
Như ở trên ta đã thấy, đối với dân gian, viết sử không phải chỉ là ghi lại sự kiện : “Tháng Chín
có chiếu vua ra: Cấm quần không đáy” mà phần quan trọng chính là phần phê phán, phần nói
lên cảm tưởng, thái độ của dân gian đối với sự kiện : “người ta hãi hùng”, “Có quần ra quán bán
hàng, Không quần ra đứng đầu làng trông quan!”. Chính cái phần phê phán, cái phần cảm tưởng
này mới giúp ích nhiều cho các nhà xã hội học, các nhà sử học về sau.
(Trích trong Tản Mạn Về Ca Dao Lịch Sử)

ĐÀO ĐỨC NHUẬN
Câu 12: Năm 1883 triều đình Huế ký hoà ước Quý Mùi với thực dân Pháp, công nhận quyền
bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Xin bạn cho biết Pháp ký dưới triều vua nào?
Gợi ý trả lời: Ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (1883), Tự Ðức mất, trị vì được 36 năm, thọ 55
tuổi, miếu hiệu là Ðức Tôn Anh Hoàng đế. Triều đình Huế phải ký hoà ước Quý Mùi (1883) rồi
hoà ước Patơnốt (1885), đất nước bị chia làm ba kỳ dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp.
Câu 13: Từ năm 939 đến khi kết thúc chế độ phong kiến Việt Nam 1945, có bao nhiêu triều
đại? Cho biết tên 2 triều đại đánh dấu sự phát triển rực rỡ của Phật giáo?
Gợi ý trả lời: 10 triều đại. 2 triều đại đánh dấu sự phát triển rực rỡ của Phật giáo: Nhà Lý và
nhà Trần
Bước đầu nền độc lập tự chủ – Khúc – Ngô – Đinh – Lê
Họ Khúc đặt nền móng tự trị
Các nhà Ngô – Đinh – Lê
Tình hình kinh tế, văn hóa thời Ngô – Đinh – Lê
Di sản văn hóa tiêu biểu
Nhà Lý (1010 – 1225)
Lý Bát Đế
Chính quyền nhà Lý
Phát triển kinh tế
Phát triển văn hóa xã hội
Nhân vật tiêu biểu
Di sản văn hóa tiêu biểu
Nhà Trần (1225 – 1400)
Giai đoạn hưng thịnh của nhà Trần
Giai đoạn suy vong
Kinh tế – xã hội dưới thời Trần
Phát triển văn hóa
Nhân vật – di tích tiêu biểu
Nhà Hồ – Giai đoạn thuộc Minh (1400 – 1428)
Nhà Hồ
Giai đoạn thuộc Minh

Cuộc kháng chiến chống Minh
Nhà Hậu Lê (1428 – 1527)
Chính trị – xã hội Đại Việt dưới đời các vua Lê
Kinh tế
Phát triển văn hóa
Nhân vật tiêu biểu
Di sản văn hóa tiêu biểu
Nhà Mạc – Nam Bắc Triều (1527 – 1592)
Nhà Mạc được thành lập
Cuộc nổi dậy của nhóm Phù Lê
Thế cuộc Nam Bắc Triều
Đại Việt – thời kỳ phân liệt Trịnh Nguyễn (1600 – 1777)
Quá trình phân ly hai Đàng
Các vấn đề chính trị – kinh tế
Các vấn đề xã hội – văn hóa
Di tích, danh thắng tiêu biểu
Nhà Tây Sơn (1771 – 1802)
Tình hình Đại Việt trong ba thập niên cuối thế kỷ XVIII
Triều đại Quang Trung
Cuộc đối đầu Tây Sơn – Nguyễn ánh
Di tích tiêu biểu
Nhà Nguyễn (1802 – 1858)
Chính quyền nhà Nguyễn
Phát triển kinh tế xã hội
Các vấn đề tư tưởng – văn hóa
Di tích tiêu biểu

Câu 14: Kể tên 3 vị vua yêu nước dưới triều Nguyễn ( 1802 – 1945) đã bị thực dân Pháp lưu
đày.
Gợi ý trả lời:
• Vua Hàm Nghi sinh năm 1872, mất năm 1943, là cháu gọi vua Tự Đức là chú (có cùng cha với
vua Đồng Khánh nhưng vua Đồng Khánh là con nuôi của vua Tự Đức), lên ngôi năm 1884
nhưng bị Pháp truất phế 1 năm sau đó vì mưu lược chống họ, có 1 con trai và 2 con gái. Sau khi
bị truất phế vua Hàm Nghi tiếp tục việc chống Pháp nhưng bị bắt vào năm 1888 và bị Pháp đày
sang Algérie.
• Vua Thành Thái sinh năm 1879, mất năm 1955, là con trai thứ bảy của vua Dục Đức (người
làm vua chỉ trong 3 ngày), lên ngôi năm 1889 nhưng bị Pháp truất phế vào năm 1907 vì chống
lại họ, có 16 con trai và nhiều con gái. Vào năm 1916 vua Thành Thái (cùng con là vua Duy
Tân) bị Pháp đày sang đảo Réunion, nhưng được đón trở lại Việt Nam vào năm 1947.
• Vua Duy Tân sinh năm 1899, mất năm 1945, là con trai thứ năm của vua Thành Thái, lên ngôi
năm 1907 nhưng chỉ lo việc chống Pháp nên bị họ truất phế và đày sang đảo Réunion (cùng với
cha là vua Thành Thái) vào năm 1916, có 3 con trai và 1 con gái.
Câu 15: Năm 2008 đánh dấu 150 năm ngày quân và dân Đà Nẵng kháng Pháp (1858-2008), bạn
có thể nêu tên một đoạn thành lũy cũ chứng tích của công cuộc kháng chiến chống Pháp hào
hùng đó tại thành phố Đà Nẵng.
Gợi ý trả lời: Thành Điện Hải, một di tích lịch sử quan trọng của thành phố Đà Nẵng, đã từng là
tiền đồn chống thực dân Pháp ngay từ bước đầu khi chúng đặt chân lên đất nước chúng ta.
Thành Điện Hải nằm ở tả ngạn sông Hàn, về phía tây, tại vùng Trẹm thuộc phường Thạch
Thang, được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Gia Long, sau đó xây lại và dời đến địa điểm hiện
còn ngày nay.
Vào mùa xuân năm Quí Dậu, niên hiệu Gia Long thứ 12 (1813), vua cho đắp đài Điện Hải và
bảo An Hải, đài ở bên tả cửa biển Đà Nẵng, bảo ở bên hữu, sau khi đài xây xong, đến tháng
5/1813 vua Gia Long tuần du Quảng Nam, đến Đà Nẵng xem xét việc bố phòng đài Điện Hải,
vua còn ra lệnh cho vét sông Hà Thân (sông Hàn), cử Nguyễn Văn Như làm Án thủ cửa biển Đà
Nẵng và sai quân đóng 35 chiếc thuyền tam bản để phòng thủ.
Vua Gia long phải vất vả xa giá vào Đà Nẵng chỉ với mục đích xem thành Điện Hải và tổ chức
lực lượng thuỷ quân để phòng thủ, chứng tỏ nhà vua rất quan tâm đến hải cảng này. Sở dĩ như
vậy bởi vì trước đây, trong những ngày còn bôn ba dựng nghiệp vua đã thấy được vị trí chiến
lược quan trọng của Đà Nẵng, chính vua đã ra lệnh cho Nguyễn Văn Trương điều quân chiếm
Quảng Nam, Đà Nẵng làm bàn đạp để tiến chiếm Phú Xuân. Tháng 4 năm Tân Dậu (1801) khi
thuyền vua vừa mới đến Cù lao Chàm, Gia Long lập tức chỉ dụ cho Nguyễn Văn Trương đem
quân đến Đà Nẵng chờ lệnh rồi thuyền của vua cũng đến ngay Đà Nẵng để hội quân cùng các
tướng lãnh bàn kế hoạch đánh Tây Sơn. Gia Long nắm rất rõ vị trí Đà Nẵng từ Vũng Thùng cho
đến phòng tuyến Cu Đê, vì vậy khi lên ngôi, nhà vua chủ trương tăng cường phòng thủ duyên
hải đặc biệt là Đà Nẵng, cho đắp đài Điện Hải và bảo An Hải để trấn giữ và chọn một vị tướng
tài ba giao nhiệm vụ quan trọng này, người đó là Nguyễn Văn Thành.
Ba năm đánh Đà Nẵng từ 1858-1860 với tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân ta, thực
dân Pháp chẳng những đã không thực hiện được kế sách “đánh nhanh thắng nhanh” chiếm Đà
Nẵng nhằm mở đường ra Huế mà còn bị hao tổn lực lượng, quân lính phần chết trận, phần chết
dịch rất nhiều, cuối cùng phải rút khỏi Đà Nẵng ngày 23/3/1860 để lại trên bán đảo Sơn Trà một
nghĩa trang với ngót một nghìn ngôi mộ.
Sau khi quân địch rút khỏi Đà Nẵng, vua Tự Đức đã ra lệnh sửa lại thành Điện Hải và đổi tên là
Đồn Điện Hải.
Hơn một trăm năm đã trôi qua, thành Điện Hải vẫn tồn tại với thời gian, vẫn im lìm nằm bên
đường Trần Phú như một chứng tích lịch sử thầm nhắc nhở mọi người hãy nhớ về những năm
tháng đau thương nhưng anh dũng của nhân dân thành phố Đà Nẵng trong cuộc chiến chống
xâm lược bảo vệ quê hương, đất nước.
Hiện nay, thành Điện Hải đã được công nhận là di tích lịch sử-văn hoá quốc gia và đang được
trùng tu phục chế.

(Đọc thêm) Mảnh đất phía đông sông Hàn này đã một thời được các vua nhà Nguyễn cho xây
dựng thành trì – gọi là thành An Hải, cùng với thành Điện Hải ở phía tây giữ nhiệm vụ bảo vệ
cảng biển Đà Nẵng. Sau đợt tấn công của liên quân Pháp – Tây Ban Nha vào rạng sáng ngày
1/09/1858 vào Đà Nẵng, thành An Hải và Điện Hải đã bị hư hại nặng. Đến nay, mặc dù dấu vết
thành An Hải hầu như không còn nữa, nhưng dấu ấn của cuộc kháng chiến hào hùng ngày xưa
vẫn còn lưu giữ trong lòng người dân bao thế hệ qua câu chuyện truyền khẩu.
Câu 16: Dọc theo tả ngạn sông Hàn thuộc thành phố Đà Nẵng ngày nay, trước thời kỳ Pháp
thuộc có 5 xứ. bạn hãy kể tên cụ thể của 5 xứ đó.
Gợi ý trả lời: 5 xứ đó là Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương, Nại Hiên Tây
Ðứng bên ni sông, ngó qua bên kia sông
Thấy nước xanh như tàu lá,
Ðứng bên ni Hà Thân, ngó qua Hàn
Thấy phố xá nghinh ngang
Kể từ ngày Tây lại đất Hàn,
Ðào sông Cù Nhĩ, tìm vàng Bồng Miêu.
Dặn tấm lòng, ai dỗ cũng đừng xiêu,
Ở nuôi thầy mẹ, sớm chiều cũng có anh
(Đọc thêm) Bến đò Hà Thân xưa thuộc địa phận làng An Hải, nay là phường An Hải Tây, quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Ngày trước, qua lại các bến đò có nhiều loại ghe thuyền, dân gian
gọi là đò. Đò con có hai mái do một người chèo, lớn hơn một chút do hai người chèo – chèo lái
và chèo mũi. Đò trung thì ba mái chèo gồm chèo lái, chèo khoang và chèo mũi. Đò lớn phải đến
bốn người chèo, hơn thuyền trung một chèo dốc.
Sông Hàn, tức Hàn Giang, là tên gọi một đoạn sông chảy trong nội thành thành phố Đà Nẵng, từ
ngã ba sông giữa huyện Hòa Vang, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại
chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Sông có dòng chảy từ Nam lên Bắc. Có 6
cây cầu qua sông Hàn tại nội thành Đà Nẵng, trong đó nổi bật nhất là cầu Tuyên Phước, cầu
Sông Hàn. Hai bên bờ sông Hàn có hai tuyến đường Bạch Đằng Đông và Bạch Đằng Tây được
xem là hai tuyến phố đẹp nhất thành phố này. Cửa sông Hàn là nơi có cảng Tiên Sa.
Đoạn từ ngã ba sông nói trên ngược về phía thượng nguồn tới chỗ cầu Đỏ, được gọi là sông Mỹ
Lệ. Đoạn tiếp theo về phía thượng nguồn gọi là sông Cầu Đỏ. Sông Cầu Đỏ do hai sông Yên và
sông Túy Loan (còn gọi là sông Thủy Loan) hợp lại mà thành ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang.
Sông Yên là một phân lưu của sông Vu Gia chảy từ bên huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam
sang. Còn sông Túy Loan bắt nguồn từ phía Tây huyện Hòa Vang, chảy về phía Đông; đến xã
Hòa Phong thì nhận hai chi lưu là sông Lỗ Đông ở hữu ngạn từ phía Tây Nam Hòa Vang chảy
tới và một sông nhỏ bên tả ngạn.
Câu 17: Vào triều đại nào trong lịch sử Việt Nam, Phật giáo được phát triển hưng thịnh nhất?
Gợi ý trả lời: Nhà Lý. Trong suốt chặng đường hai ngàn năm hiện hữu trên đất Việt, đạo Phật
đã hoà chung cùng bước thăng trầm lịch sử dân tộc. Tinh thần phóng khoáng, siêu việt giáo lý
Phật được các bậc Tổ đức Thiền Sư kết hợp với bản sắc văn hoá cổ truyền yêu cuộc sống quê
hương đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong trang sử vàng đó phải kể đến thời kỳ “hoàng
kim” Phật giáo thời Lý.
Dưới triều đại Lý, cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075-1077) đã kết thúc thắng lợi.
Nho giáo đang có những tác động cố vươn lên chiếm địa vị tư tưởng quần chúng, nhưng uy tín
của Phật giáo không vì thế mà kém sút, ngược lại đã phát triển tới đỉnh cao bởi lòng sùng kính
của các vị Vua anh minh với sự đóng góp trí tuệ vào công cuộc xây dựng đất nước của các
Thiền Sư, Quốc Sư.
Các Vua Nhà Lý Sùng Kính Phật Giáo
1. Lý Thái Tổ (974-1028)
Vua tên húy Công Uẩn miếu hiệu Thái Tổ, sinh ngày 12/02 Giáp Tuất (08/03/974) mất ngày
03/03 Mậu Thìn (31/03/1028) thọ 55 tuổi, vốn xuất thân từ chốn Thiền môn, được Quốc Sư Vạn
Hạnh giúp đỡ làm quan triều Lê tới chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Ông là người thông
minh nhân ái, có chí lớn lập được nhiều chiến công, năm 35 tuổi (15/03/1009) được tôn là Vua
khai sinh vương triều Lý, đổi niên hiệu Thuận Thiên, dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Ngay
khi lên ngôi đã có chính sách rất trọng đãi Phật giáo: ban phẩm phục cho Tăng Ni, xây dựng 8
ngôi Chùa mới: Chùa Hưng Thiên Ngự, Vạn Tuế, Thắng Nghiêm, Thiên Vương Cẩm Y, Long
Hưng, Thánh Thọ, Thiên Quang, Thiên Đức.
Năm 1014, Tăng thống Thẩm Văn Uyển lập giới đàn ở Chùa Vạn Tuế.
Năm 1016, độ một ngàn dân kinh đô Thăng Long xuất gia
Năm 1019, lại một lần nữa độ dân làm Tăng sĩ, cũng năm này sai sứ thần Phạm Hạc và Đạo
Thanh qua Trung Quốc thỉnh Đại tạng.
Năm 1024, lập Chùa Chân Giáo.
Năm 1026, Vua sắc lệnh đúc chuông Chùa Hưng Thiên, Đại Giáo, Thắng Nghiêm.
2. Lý Thái Tôn (1000-1054)
Vua húy Phật Mã, còn có tên là Đức Chính, con trưởng Thái Tổ, sinh 26/06 Canh Tý
(29/07/1000), mất 01/10 Giáp Ngọ (03/11/1054) thọ 55 tuổi, được đăng quang nối ngôi Thái Tổ
từ 1028-1054, làm Vua 27 năm, trị vì trong giai đoạn thịnh trị; là người nhân từ, sùng kính đạo
Phật, chú ý đến đời sống nhân dân, coi trọng việc mở mang kinh tế. Khi Thái Tổ lên ngôi, được
phong là “Khai Thiên Đại Vương.” Dưới thời Vua soạn bộ “Kinh thư” làm nền tảng pháp luật
triều đình, thơ “Truy tán Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi”, bài kệ “Thị chư Thiền Lão tham vấn
Thiền Thiền chỉ.”
Tháng 8 Thiên Thành thứ 4 (1031), chiến thắng Chiêm Thành, sắc lập dựng 95 ngôi Chùa để tạ
ân, miễn thuế cho dân một năm.
Năm 1034, đổi niên hiệu Thông Thuỵ, dựng thêm tàng Kinh Trùng Hưng, thỉnh Đại Tạng Kinh
(lần thứ 3 nước Việt thỉnh Đại tạng ở Trung Hoa)
Năm 1036, chép sao Đại tạng để ở kho Trùng Hưng.
Năm 1049, sắc dựng Chùa Diên Hựu và Nhất Trụ theo thế hoa sen. Vua Thái Tông là đệ tử đắc
pháp của Thiền Lão (đời thứ 7 phái Vô Ngôn Thông)
3. Lý Thánh Tông (1023-1072)
Vua húy Nhật Tôn, là con trưởng Thái Tông, sinh ngày 25/02 Quý Hợi (19/03/1023), mất ngày
Canh Dần Tháng giêng năm Nhâm Tý (tháng 02/1072), thọ 50 tuổi, làm Vua 18 năm; là Vua
thông minh nhân từ, chủ trương khoan giảm luật hình, coi nhẹ nghề nông, mở mang việc học, là
người đầu tiên xây dựng văn miếu, mở khoa thi, sùng kính đạo Phật. Bài “Cố Động Thiên công
chúa, vị ngục lại” (nhìn công chúa Động Thiên, bảo lính ngục) và bài “gặp tiết đại hàn bảo các
quan tả hữu” là những bản chiếu chỉ mang tính nhân đức từ bi của Vua.
Năm 1056, lập Chùa Sùng Khánh, xây “Tư Thiên Báo Thắng Tháp” gọi tắt là Tháp Báo Thiên,
12 tầng (1 trong 4 kỳ quan Phật giáo nhà Lý): Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, tượng
Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh.
Năm 1057, tạc tượng Di Đà ở Tiên Du.
Năm 1058, xây Tháp Tường Long ở Đồ Sơn, Hải Phòng.
Năm 1069, tôn vinh Thiền Sư Thảo Đường làm Quốc Sư, lập Thiền phái Thảo Đường ở Việt
Nam tại Chùa Khai Quốc (Trấn Quốc). Vua là thế hệ thứ 2 dòng Thiền này.
Năm 1070, lập văn miếu ở Thăng Long, dựng Chùa Nhị Thiên Vương.
Năm 1071, viết chữ “Phật” ở núi Tiên Du cao 1 trượng 6 thước.
4. Lý Nhân Tông (1066-1128)
Vua húy Càn Đức, con trưởng Thánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan, sinh 25/01 Bính Ngọ
(23/02/1066), mất tháng 12 Đinh Mùi (từ 4 đến 31/01/1027), thọ 62 tuổi, tức vị 56 năm (1072-
1128). Ông là vị Vua kiệm ước, nhân ái và có tài. Lê Quý Đôn viết về Vua: “xứng đáng là vị
anh quân đời Lý”; được các bề tôi giúp đỡ, nhân dân ủng hộ, dẹp tan âm mưu xâm lược của
quân Tống, quan tâm đến công việc nhà nông, xuống chiếu cấm giết trâu bò; đối với văn học lập
Quốc Tử Giám, mở khoa thi Tam trường. Vua rất sùng kính Phật giáo, là tác giả bài truy tán
Thiền Sư Vạn Hạnh; truy tán Thiền Sư Sùng Phạm, tán Giác Hải Thiền Sư, Thông Huyền đạo
nhân. Trước lúc băng hà Vua để lại “Lâm chung di chiếu” mang tính nhân từ, kiệm ước, khiêm
cung của một hoàng đế Phật tử.
Năm 1081, sai sứ Lương Dụng Luật qua Tống thỉnh Kinh.
Năm 1086, dựng Chùa Lâm Sơn, xây dựng Tháp đá tại Quế Dương (Bắc Ninh)

Năm 1098, sai sứ nguyễn Văn Tính qua Tống thỉnh Kinh.
Năm 1105, dựng 3 Tháp đá ở Chùa Lâm Sơn.
Năm 1112, khánh thành Tháp Sùng Thiện Diên Linh ở Đại Sơn (Hà Nam)
Năm 1114, dựng lầu Thiên Phật.
Năm 1118, Vua Chiêm Thành và Chân Lạp sai sứ mang lễ vật đến triều cống, Vua mở hội lễ
Phật lớn.
Ngoài 4 vị tiên đế, các vị Vua sau như Thần Tôn, Anh Tôn, Cao Tôn, Huệ Tôn cũng rất sùng
kính Phật. Vua Lý Huệ Tôn năm 1224 truyền ngôi cho công chúa Chiêu Thánh, xuất gia tại
Chùa Chân Giáo với pháp danh Huệ Quang Đại Sư.
Chính Trị, Văn Hoá, Thẩm Mỹ, Chùa Chiền, Kinh Điển, Phật Giáo Thời Lý
Các Thiền Sư Vạn Hạnh, Thiền Sư Tăng Thống Huệ Sinh, Đạo Hạnh, Quốc Sư Minh Không,
Chân Không, Viên Thông thuộc phái Tỳ Ni Đà Lưu Chi; Quốc Sư Thông Biện, Mãn Giác, Ngộ
Ân, Không Lộ, phái Vô Ngôn Thông là những người tham gia đóng góp vào việc chính trị, cố
vấn cho Vua trong việc yên xã tắc, an dân.
Văn Hoá
Các Thiền Sư là những người có Nho học, giỏi Giáo lý, thông suốt Y, Toán, nên đã mở trường
dạy học không những đào tạo Tăng tài mà cả dạy cư sĩ và đào tạo nhân tài cho đất nước, như
Vạn Hạnh Thiền Sư đào tạo nên Lý Công Uẩn, Trí Thiền Sư đào tạo nên Thái úy Tô Hiến
Thành, Ngô Nghĩa Hoà.
Các Thiền Sư sáng tác nhiều thi ca, kệ. Di ý các ngài còn lưu dấu tại nhiều văn bia:
Bia Sùng Nghiêm Diên Thánh ở làng Duy Tĩnh, dựng năm 1110, do Thiền Sư Pháp Bảo (Hải
Chiếu) soạn.
Bia Tháp Sùng Thiện Diên Linh, núi Long Đội, dựng năm 1121 do Mai Bật soạn.
Bia Chùa Hương Nghiêm, núi Càn Nê, làng Phủ Lý, dựng năm 1124, không biết ai soạn.
Bia Chùa Linh Xứng, núi Ngưỡng Sơn, làng Thọ Xá, dựng năm 1126, do Thiền Sư Pháp Bảo
(Hải Chiếu) soạn.
Bài minh quả chuông Chùa Thiền Phúc trên núi Phật Tích do Thiền Sư Huệ Hưng soạn năm
1109.
Bài minh trên bia Tháp Hội Thánh ở núi Ngạc Già, do Thiền Sư Lê Kim soạn năm 1092.
Bài văn bia Tháp Lăng Già do Thiền Sư Lê Kim soạn năm 1092.
Bài minh quả chuông và bài văn bia của Chùa Viên Quan, do Thiền Sư Dĩnh Đạt soạn năm
1122.
Bài văn bia Chùa Diên Phúc, thôn Cổ Việt, do Nguyễn Diệm soạn năm 1121.
Mỹ Thuật
Phật giáo nhà lý kiến tạo nhiều công trình mỹ thuật, trở thành danh thắng nổi tiếng:
Năm 1049, dựng Chùa Một Cột.
Năm 1056, dựng Chùa Sùng Khánh. Tháp Bảo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng
Quỳnh Lâm (An Lam Tứ đại khí) 4 kỳ quan của nước Nam.
Năm 1057, dựng Tháp Tường Long (Đồ Sơn, Hải Phòng).
Tăng Sĩ, Tự Viện, Kinh Điển, Ruộng Đất.
Nhà Lý nhiều lần độ dân xuất gia làm Tăng.
Năm 1014, Tăng thống Thẩm Văn Uyển lập giới đàn ở Chùa Vạn Thọ
Năm 1016, có 1000 người ở kinh đô xuất gia.
Năm 1019, lại lập giới đàn.
Năm 1034, độ dân làm Sư Tăng.
Năm 1179, Vua khảo hạch Tăng quan.
Nhà Lý vẫn giữ hệ thống quan chức Phật giáo nhà Đinh Lê: Tăng thống, Tăng lục, nhưng lại
chia tả nhai Tăng thống, hữu nhai Tăng thống; tả, hữu nhai Tăng lục.
Triều Lý xây dựng nhiều Chùa, chia 3 loại: đại danh lam, trung và tiểu danh lam.
Kinh điển: Triều Lý lần cho 3 sứ sang Trung Hoa thỉnh đại tạng; 2 lần sao chép Đại tạng (1023
và 1027).
Năm 1020, Nguyễn Đạo Thành, Phạm Hạc qua Trung Hoa thỉnh Kinh Vua sai, Sư Phổ Trí đi
đón.
Năm 1081, Vua sai Lương Dụng Luật sang Tống thỉnh Đại tạng.

Năm 1098, lại thỉnh thêm Đại tạng.
Ruộng đất, tài sản: Chùa nhiều ruộng do Vua quan tiến cúng như Chùa Long Đọi (Hà Nam), có
hàng ngàn mẫu ruộng ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Trong Chùa có “điền nô” hoặc phát canh thu
tô.
Hiệu Đính Hành Trạng Quốc Sư Minh Không Và Thiền Sư Không Lộ
Thiền Sư Không Lộ: Sư họ Dương húy Minh Nghiêm, đạo hiệu Không Lộ, sinh 14/09 Bính
Thìn niên hiệu Thuận Thiên thứ 7 (1016) tại Vĩnh Lại, Hải Dương (quê ngoại), mẹ họ Nguyễn;
trước theo gia đình làm nghề chài lưới, sau xuất gia kết huynh đệ với Thiền Sư Từ Đạo Hạnh và
Giác Hải. Sư tạo nên “An nam tứ đại khí”, trụ trì Chùa Nghiêm Quang huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định, tịch ngày 03/06 Giáp Tuất niên hiệu Hội Phong thứ 3 (1094) triều Lý Nhân Tông, Sư
thọ 79 tuổi.
Quốc Sư Minh Không họ Nguyễn húy Chí Thành, đạo hiệu Minh Không, sinh ngày 14/08 Bính
Ngọ (1066) niên hiệu Long Chương Thiên Tự thứ nhất (1016) triều Thánh Tông, tại làng Điếm
Xá phủ Trường Yên (nay là Điềm Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), đệ tử đắc pháp của
Thiền Sư Từ Đạo Hạnh thuộc đời thứ 12 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
Năm 1136, chữa cho Vua khỏi bệnh, thần Tông phong ngài chức Quốc Sư. Ngài tịch 01/08 Tân
Dậu niên hiệu Đại Định thứ 2 triều Anh Tông (1141), thọ 76 tuổi. Tháp tại Chùa Diên Phúc,
Giao Thủy Nam Định. Sở dĩ nhiều nhà sử học gọi thời kỳ này là “Hoàng kim Phật giáo” vì có
các Vua hiền ủng hộ Phật giáo nhiều cao Tăng xuất hiện có học vấn uyên thâm về nội và ngoại
điển. Nhiều Thiền Sư học rộng, hiểu nhiều, bài bác những tín ngưỡng và pháp thuật dị đoan,
đóng góp lớn lao trong phạm vi học thuật, văn hoá và xã hội.
(Đọc thêm) Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ và Trung
Quốc vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo
nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới.
Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Số lượng tín đồ Phật tử xuất gia
khoảng 3 triệu người, số thường xuyên đến chùa và tham gia các Phật sự khoảng 10 triệu người,
số người chịu ảnh hưởng của Phật giáo lên đến vài chục triệu người.
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên với truyện cổ tích
Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận
Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật
và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong
khoảng các năm 168-189[1] Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp
thành Bụt[1], từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy
mang màu sắc của Tiểu thừa[1], Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng
phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ
Bụt bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành
Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát
triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến
đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến
đầu thế kỷ 18, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất
sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình
Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các
đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu [2] Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
• từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp;
• thời Đại Việt là giai đoạn cực thịnh;
• từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái;
• từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng.
Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông.
Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến
Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo

đã cùng sinh tồn cùng dân tộc. Điểm này chúng ta dễ dàng nhận thấy những thời đại hưng thịnh
của đất nước như Đinh, Lê, Lý Trần đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và
các vị thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Dù được bản địa hóa để quyện mình
vào lòng dân tộc nhưng tam tạng kinh điển Phật giáo Việt Nam vẫn được truyền thừa trong suốt
hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam. [2] Câu 18: Thánh mẫu nào được thờ tại Điện Hòn Chén? Tại sao?
Gợi ý trả lời: Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, xã Hương Hồ,
huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau
mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó có
liên quan đến giai thoại về vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc.
Trong quần thể di tích cố đô Huế, có lẽ điện Hòn Chén gắn với nhiều giai thoại nhất. Dân gian
còn lưu truyền rằng điện Hòn Chén xưa có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa “trả lại chén ngọc”, vì
vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng sông Hương,
tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm
chén ngọc trả lại cho nhà vua. Song, trong các văn bằng sắc phong chính thức của các vua
Nguyễn, thì ngôi điện vẫn xuất hiện với tên chính thức “Ngọc Trản Sơn Từ” (đền thờ ở núi
Ngọc Trản). Đến thời Đồng Khánh (1886-1888), ngôi điện mới được đổi tên là Huệ Nam Điện
(ý là mang lại ân huệ cho vua nước Nam) và cũng gắn với nhiều giai thoại khác nữa. Qua bao
nhiêu năm tháng gắn với bao truyền thuyết , dân gian vẫn gọi điện là Điện Hòn Chén hay Điện
Hoàn Chén đều đúng .
Ðiện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chàm thờ nữ thần PoNagar, sau đó người Việt theo
Thiên Tiên Thánh Giáo tiếp tục thờ bà dưới xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Điện Hòn Chén nguyên là ngôi đền thờ nữ thần PoNagar (Nữ Thần Mẹ xứ sở) của người Chăm.
Theo truyền thuyết dân gian Chăm, nữ thần PoNagar là con của Ngọc hoàng Thượng đế được
sai xuống trần gian, bà có công lao tạo ra trái đất và các loại gỗ trầm, lúa gạo. Hương mộc và kỳ
nam là thứ gỗ tượng trưng cho sự linh hiển của Nữ thần. Bà còn làm tỏa hương gạo ngọt ngào,
cổ vũ dân trồng cây bồ đề.
Tiếp nhận từ người Chăm một di tích tôn giáo độc đáo như điện Hòn Chén, người Việt dễ dàng
dung hợp được cả một tín ngưỡng thần linh mang sắc thái riêng của người Chăm. Có lẽ vị Nữ
thần của dân tộc Chăm xét trên bình diện tâm linh có nét tương đồng với các Nữ thần của người
Việt. Đây được xem là sự hòa nhập về tôn giáo hay còn gọi là bản địa hóa . Để ký âm cho danh
từ PoNagar bằng Hán văn, các Nho sĩ ngày xưa đã phải tạo ra một âm hưởng hao hao và mang
một ý nghĩa tương đương nhất định bằng bốn chữ Hán: Thiên Y A Na. Tên gọi Thiên Y A Na
là tên gọi của người Việt hay còn gọi là mẹ Xứ Sở theo tín ngưỡng của các vùng khác như Nha
Trang – Khánh Hòa , v..v..
Từ năm 1954, Liễu Hạnh Công Chúa, tức là Vân Hương Thánh Mẫu cũng được đưa vào thờ ở
đây. Ngoài ra, tại điện Hòn Chén, người ta còn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị
thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên. Vua Ðồng Khánh cũng là một
trong những đồ đệ ấy. Điện Hòn Chén được vua Minh Mạng cho tu sửa và mở rộng vào tháng
3/1832. Sau đó hai năm, đền lại được trùng tu. Như vậy , xét về mặt tín ngưỡng , điện Hòn Chén
bối cục thờ không theo nguyên tắc , mà phối thờ nhiều tín ngưỡng khác nhau .
Câu 19: Từ “ Đà Nẵng” trong ngôn ngữ Chăm có nghĩa là gì?
Gợi ý trả lời: Đà Nẵng: Có nhiều cách giải thích nhưng tựu trung theo ngôn ngữ Chăm thì Đà
nẵng có nghĩa là “ sông lớn” hay “cửa sông Cái”. Trong tập Đà Nẵng bước vào thế kỷ 21(NXB
Văn Nghệ TPHCM – 2000), nhà nghiên cứu Nguyễn Sinh Duy khi viết về vùng đất này đã lập
luận rằng: “Đây là ngã tư quốc tế của vùng cực Đông đồng thời là trọng điểm giao lưu văn hóa
giữa 2 luồng văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, trong đó hệ thống địa danh là dấu ấn lâu đời giúp
soi sáng quá trình hình thành một xứ sở về mặt ngôn ngữ, địa lý, cơ cấu xã hội … qua các thời
kỳ lịch sử. Địa danh Đà Nẵng hình thành cũng không ngoài quy luật giao thoa các ngôn ngữ Ấn
– Hoa, trong đó từ nguyên, ngữ nghĩa Phạn – Hán không thể không xét đến. Dải đất nằm bên tả
ngạn sông Hàn đối diện với bán đảo Sơn Trà ngày nay, trong thời thịnh vượng của người Chăm
ngự trị châu Amaravâti, có tên là Hãng Danak. Hãng có nghĩa là dải đất do biển rút cạn để lộ ra;
Danak có nghĩa là cửa sông tiếp giáp biển.
Câu 20: Theo Kinh dịch, Vua phải quay về hướng nào để cai trị thiên hạ?
Gợi ý trả lời:
Thánh nhân Nam diện
Nhi thính thiên hạ
Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng 14
(1833). Ngọ Môn có nghĩa đen là Cổng giữa trưa hay Cổng xoay về hướng Ngọ, là cổng lớn
nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Về mặt từ nguyên, Ngọ Môn có nghĩa là chiếc
cổng xoay mặt về hướng Ngọ, cũng là hướng Nam, theo Dịch học là hướng dành cho bậc vua
Chúa.
Câu 21: Lễ thoái vị của Vua Bảo Đại diễn ra tại đâu và vào ngày tháng năm nào?
Gợi ý trả lời: Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 25 tháng 8, Chính phủ lâm
thời Hồ Chí Minh buộc Bảo Đại phải thoái vị. Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở
Ngọ Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm
ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần
Huy Liệu. Ông trở thành “công dân Vĩnh Thụy”. Trong dịp này, ông có câu nói nổi tiếng “Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”
Tháng 9 năm 1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội nhận
chức “Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam” ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 16 tháng 3 năm 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng
Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước, mà về Côn Minh rồi Hương Cảng.
Tại Côn Minh, ông đã tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ. Đại Tướng
Marshall, đại diện Hoa Kỳ, đã đem bản giao ước với Bảo Đại về trình Tổng thống Truman. Bảo
Đại bèn viết thư về nước xin từ chức “Cố vấn tối cao”trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộnghòa.
Câu “Trẫm ưng làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ” và câu “Trẫm lấy làm
vui được làm dân một nước độc lập” được Bảo Đại tập đọc và đọc tại buổi lễ thoái vị; và câu
“làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ” được Bảo Đại viết trong chiếu gửi cho
hoàng tộc. Hai chiếu trên Bảo Đại đã nhờ ông Phạm Khắc Hòe soạn hộ và Bảo Đại ký tên, đóng
ấn tín vào và ra lệnh dán “chiếu thoái vị” tại Phu Văn Lâu, một chiếu gửi cho hoàng tộc. Theo hồi ký Phạm Khắc Hòe, phần trích lại tại trang 126, 153, 154 cuốn “Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn”, tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, Nhà xuất bản văn nghệ,
2006.
Năm 1996, khi các bác sĩ người Pháp giải phẫu mắt cho ông, nhiều đoàn thể và tổ chức chính trị
đến chúc mừng và mời ông tham dự với tư cách lãnh tụ, ông khoát tay và nói như van nài: “S’ ilvous plaît, laissez- moi vivre et mourir en paix”;. Xem Tư liệu (kỳ 9): Hỏi chuyện tình bà “thứphi” Mộng Điệp với cựu hoàng Bảo Đại của Nguyễn Đắc Xuân, bài được đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay, số 527, tháng 3 năm 2005. (hết phần II)