VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM VỚI VĂN HÓA ÓC EO VÀ CÁC VẾT TÍCH VĂN HÓA (THẾ KỶ I_VI)
_Vào đầu Công nguyên, Vương quốc Phù Nam (Fou – Nan) hình thành ở miền Nam Đông Dương, quản lý cả một vùng rộng lớn gồm nước Campuchia, miền Nam Thái Lan, một phần nước Lào, hết Nam Bộ và tới đèo Cả hiện nay. Cư dân Phù Nam gồm nhiều bộ tộc thuộc giống người Indonesian, ngữ hệ Nam Á – Nam đảo, theo đạo Hindu – Ấn Độ giáo. Kinh đô đóng ở Ba Phnom có tên phạn ngữ là Vyadhapura, nay thuộc tỉnh Preyven (Đông Nam Campuchia), mở thương hải cảng ở Óc Eo gần núi Ba Thê thuộc tỉnh An Giang ngày nay(1).
_Trong những thế kỷ qua những vết tích của Vương quốc Phù Nam hầu như bị quên lãng, mãi đến những năm 40 của thế kỷ XX, sau cuộc khai quật khảo cổ lớn tại khu di tích Óc Eo (Thoại Sơn – An Giang) mới được các giới khoa học quan tâm nghiên cứu. Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (E.F.E.O) coi những sản phẩm vật chất ở di tích Óc Eo là của văn minh Phù Nam và gọi là nền văn hóa Óc Eo. Đến nay, hàng trăm di tích lớn đã được khai quật nghiên cứu ở miền Tây Nam bộ. Trong đó, các di tích ven biển được quan niệm là “Phù Nam biển” (Fou Nan maritime), các di tích trong vùng sâu, vùng cao thuộc hạ lưu sông MeKong được coi là vùng đất “Phù Nam nội địa” (Fou Nan continental). Bấy giờ, quan niệm những vết tích văn hóa Phù Nam chỉ phân bố ở miền Tây sông Hậu.
_Những di tích được khai quật nghiên cứu thường thuộc loại hình di chỉ cư trú, di chỉ kiến trúc đền đài, di chỉ kiến trúc được quan niệm là mộ hỏa táng… có khung niên đại từ thế kỷ I đến VI sau Công nguyên. Trong các di tích còn thu thập một khối lượng lớn cổ vật mang đặc trưng phát triển các ngành nghề sản xuất thủ công nghiệp như: nghề làm gốm, luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc và nghề kim hoàn với nghệ thuật khắc mịn trên đá, ngọc rất tinh tế; nghệ thuật tạc tượng cũng khá tinh xảo. Đặc biệt trong các di tích phân bố gần bờ biển cổ phía Tây – Nam như di tích Óc Eo (An Giang), Nền Chùa, Cạnh Đền (Kiên Giang) và nhiều cổ vật liên hệ đến hoạt động giao lưu thương mại quốc tế như những đồng tiền vàng La Mã; những con dấu – vật đeo chạm hoa văn mang truyền thống nghệ thuật Ba Tư, Ấn Độ; những gương đồng thời Tam Quốc; những pho tượng Phật bằng đồng thời Bắc Ngụy (Trung Hoa). Ngoài ra còn có số lượng lớn các loại hạt chuỗi, vật đeo bằng đá quý, thủy tinh, mã não thật, mã não giả, vàng, thiếc…. Đáng chú ý là tìm thấy những bản bia đá, những bản minh văn, những hiện vật nhỏ như con dấu, đồ trang sức, bùa đeo bằng đồng, thiếc, vàng, mã não khắc nhiều thứ chữ Hán, Mã Lai, La Tinh, Phạn. Trong đó chữ Phạn (Sanskrit) chiếm đa số với văn tự được dùng ở Ấn Độ từ thế kỷ II – V sau Công nguyên.
_Dọc theo bờ biển phía Nam, khảo cổ học cũng tìm thấy những loại đồ trang sức tương tự ở di tích Arikamedu (Đông Nam Ấn Độ), Man Tai (Srilanka), Khuan Lak Pat, Khuan Phun Pin, Phu Khao Thong, Yarang, U Thông, Chan Sen, Pathom (Nam Thái Lan), Kuala Selingsing (Bắc Malaysia)…. Những di tích đều có niên đại khoảng thế kỷ I – VI sau Công nguyên. Chúng được xem là nơi vừa sản xuất, vừa trao đổi sản phẩm và cùng với cảng thị Óc Eo hợp thành con đường thương cảng trên biển từ Ấn Độ đến Nam Trung Hoa. Đồng thời là đầu cầu giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng sâu trong đất liền của các đồng bằng châu thổ sông Menam Chao Phrya (Thái Lan), Inrawaddy (Myanmar), sông Cửu Long (Nam bộ Việt Nam) và Tonle Sáp (Kampuchia).
_Vùng đất phía Đông – Bắc đồng bằng Nam bộ thuộc hạ lưu sông Đồng Nai được xem thuộc “Phù Nam nội địa” vào những năm 80 của thế kỷ XX, Malleret phát hiện một địa điểm có tên Bàu Thành hoặc Bàu Tượng (Mare aux Eléphants) thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thu thập hai con lăn bằng đá và nhiều mảnh gốm gần gũi với gốm Óc Eo. Trên một quả đồi ở phía Tây Bãi Dứa (Vũng Tàu) cũng phát hiện một kho đồ trang sức bằng vàng, bạc gồm 58 loại có bông tai, vàng nhẫn, hạt chuỗi, móc đeo, mảnh vàng dập hình ốc và các hạt đá quý dùng gắn vào đồ trang sức. Đây là những sản phẩm của văn hóa Óc Eo.
_Trong những thế kỷ qua những vết tích của Vương quốc Phù Nam hầu như bị quên lãng, mãi đến những năm 40 của thế kỷ XX, sau cuộc khai quật khảo cổ lớn tại khu di tích Óc Eo (Thoại Sơn – An Giang) mới được các giới khoa học quan tâm nghiên cứu. Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (E.F.E.O) coi những sản phẩm vật chất ở di tích Óc Eo là của văn minh Phù Nam và gọi là nền văn hóa Óc Eo. Đến nay, hàng trăm di tích lớn đã được khai quật nghiên cứu ở miền Tây Nam bộ. Trong đó, các di tích ven biển được quan niệm là “Phù Nam biển” (Fou Nan maritime), các di tích trong vùng sâu, vùng cao thuộc hạ lưu sông MeKong được coi là vùng đất “Phù Nam nội địa” (Fou Nan continental). Bấy giờ, quan niệm những vết tích văn hóa Phù Nam chỉ phân bố ở miền Tây sông Hậu.
_Những di tích được khai quật nghiên cứu thường thuộc loại hình di chỉ cư trú, di chỉ kiến trúc đền đài, di chỉ kiến trúc được quan niệm là mộ hỏa táng… có khung niên đại từ thế kỷ I đến VI sau Công nguyên. Trong các di tích còn thu thập một khối lượng lớn cổ vật mang đặc trưng phát triển các ngành nghề sản xuất thủ công nghiệp như: nghề làm gốm, luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc và nghề kim hoàn với nghệ thuật khắc mịn trên đá, ngọc rất tinh tế; nghệ thuật tạc tượng cũng khá tinh xảo. Đặc biệt trong các di tích phân bố gần bờ biển cổ phía Tây – Nam như di tích Óc Eo (An Giang), Nền Chùa, Cạnh Đền (Kiên Giang) và nhiều cổ vật liên hệ đến hoạt động giao lưu thương mại quốc tế như những đồng tiền vàng La Mã; những con dấu – vật đeo chạm hoa văn mang truyền thống nghệ thuật Ba Tư, Ấn Độ; những gương đồng thời Tam Quốc; những pho tượng Phật bằng đồng thời Bắc Ngụy (Trung Hoa). Ngoài ra còn có số lượng lớn các loại hạt chuỗi, vật đeo bằng đá quý, thủy tinh, mã não thật, mã não giả, vàng, thiếc…. Đáng chú ý là tìm thấy những bản bia đá, những bản minh văn, những hiện vật nhỏ như con dấu, đồ trang sức, bùa đeo bằng đồng, thiếc, vàng, mã não khắc nhiều thứ chữ Hán, Mã Lai, La Tinh, Phạn. Trong đó chữ Phạn (Sanskrit) chiếm đa số với văn tự được dùng ở Ấn Độ từ thế kỷ II – V sau Công nguyên.
_Dọc theo bờ biển phía Nam, khảo cổ học cũng tìm thấy những loại đồ trang sức tương tự ở di tích Arikamedu (Đông Nam Ấn Độ), Man Tai (Srilanka), Khuan Lak Pat, Khuan Phun Pin, Phu Khao Thong, Yarang, U Thông, Chan Sen, Pathom (Nam Thái Lan), Kuala Selingsing (Bắc Malaysia)…. Những di tích đều có niên đại khoảng thế kỷ I – VI sau Công nguyên. Chúng được xem là nơi vừa sản xuất, vừa trao đổi sản phẩm và cùng với cảng thị Óc Eo hợp thành con đường thương cảng trên biển từ Ấn Độ đến Nam Trung Hoa. Đồng thời là đầu cầu giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng sâu trong đất liền của các đồng bằng châu thổ sông Menam Chao Phrya (Thái Lan), Inrawaddy (Myanmar), sông Cửu Long (Nam bộ Việt Nam) và Tonle Sáp (Kampuchia).
_Vùng đất phía Đông – Bắc đồng bằng Nam bộ thuộc hạ lưu sông Đồng Nai được xem thuộc “Phù Nam nội địa” vào những năm 80 của thế kỷ XX, Malleret phát hiện một địa điểm có tên Bàu Thành hoặc Bàu Tượng (Mare aux Eléphants) thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thu thập hai con lăn bằng đá và nhiều mảnh gốm gần gũi với gốm Óc Eo. Trên một quả đồi ở phía Tây Bãi Dứa (Vũng Tàu) cũng phát hiện một kho đồ trang sức bằng vàng, bạc gồm 58 loại có bông tai, vàng nhẫn, hạt chuỗi, móc đeo, mảnh vàng dập hình ốc và các hạt đá quý dùng gắn vào đồ trang sức. Đây là những sản phẩm của văn hóa Óc Eo.
Ở Đồng Nai có bốn di tích được xem là tiền thân văn hóa Óc Eo.
_Trên nền đất phù sa cổ thuộc xã Long Phước, huyện Long Thành phát hiện hai di tích kiến trúc Gò Chiêu Liêu, Gò Ông Tùng nằm theo hướng đông – tây, cách nhau khoảng 100 m. Hai di tích được xây dựng gần giống nhau, có bình đồ hình chữ nhật, xung quanh xây vách gạch, trung tâm là một huyệt thờ hình vuông. Trên vách và nền gạch tìm thấy nhiều lỗ cột hình tròn đục xuyên qua gạch sau khi kiến trúc được xây xong. Niên đại phóng xạ C14 cho kết quả 1900 ± 70 năm cách ngày nay, tức vào khoảng thế kỷ I – II sau Công nguyên.
_Trong khu vực lòng hồ Trị An thuộc xã Cây Gáo, huyện Vĩnh Cửu phát hiện hai di tích kiến trúc Cây Gáo I và II nằm cách nhau khoảng 60m theo hướng bắc – nam, bên bờ tả ngạn sông Đồng Nai. Hai di tích đều có bình đồ kiến trúc hình chữ nhật, xung quanh là vách tường dầy, trung tâm là huyệt thờ hình vuông, trên vách tìm thấy những lỗ chân cột hình tròn đục xuyên qua gạch. Niên đại phóng xạ C14 cho kết quả 1700 ± 45 năm cách ngày nay, tức vào khoảng thế kỷ III sau Công nguyên.
_Di vật tìm thấy trong các di tích kiến trúc không nhiều ngoài những mảnh gốm thô, mịn của nhiều tiêu bản đồ đựng có chất liệu hình dáng tương đồng với gốm truyền thống văn hóa Óc Eo.
_Những di tích kiến trúc ở Đồng Nai đều xây dựng bằng gạch mộc (gạch phơi khô hoặc nung qua lửa), có dạng đền thờ của đạo Hindu – Ấn Độ giáo. Trên kiến trúc gạch là một kiến trúc khác bằng vật liệu nhẹ (gỗ – tre – lá) làm mái che. Những ngôi đền đạo Hindu ở Ấn Độ đã từ lâu được xây dựng bằng đá, đục trong núi hoặc xây bằng gạch mộc chứ không dùng vật liệu nhẹ như ở Đồng Nai và Nam bộ.
_Những di tích kiến trúc dạng đền thờ đạo Hindu – Ấn Độ giáo ở Đồng Nai có niên đại khá sớm so với các di tích cùng thời ở Nam bộ, kết cấu vật liệu xây dựng bằng gạch – gỗ, có khả năng là vết tích văn hóa Óc Eo mở đầu ở Nam bộ trước khi hình thành cảng thị Óc Eo. Theo cổ thư Ấn Độ – Trung Hoa thì hoạt động giao thương, trao đổi văn hóa giữa cư dân Thiên Trúc – Ấn Độ và cư dân vùng Đông Nam Á diễn ra khá sớm mà khảo cổ học phát hiện nhiều địa điểm nằm dọc theo duyên hải và cả trong nội địa Đông Nam Á những sản phẩm giao thương có niên đại sớm nhất vào khoảng thế kỷ IV – III trước Công nguyên. Lúc ấy, cảng thị Cần Giờ là đầu cầu giao lưu kinh tế – văn hóa quan trọng trong vùng Đồng Nai. Có lẽ kiến trúc dạng đền thờ đạo Hindu – Ấn Độ giáo được đầu tiên du nhập vào đây, sau đó chuyển về miền tây Nam bộ khi cảng thị Óc Eo hình thành. Vật liệu xây dựng kiến trúc bằng gạch – gỗ là sản phẩm sáng tạo tại chỗ, kết hợp hai truyền thống bản địa và ngoại nhập.
_Truyền thống bản địa có nguồn gốc từ kiến trúc nhà sàn, loại kiến trúc này còn lưu lại nhiều dấu vết ở trạng thái nguyên thủy tại nhiều địa điểm trong vùng đầm lầy, thấp trũng, ngập nước xưa ven sông, ven bờ biển cổ trong các di chỉ thuộc thời đại kim khí trước đó và liên tục kế thừa nhiều thế kỷ sau Công nguyên. Đây là một bộ phận quan trọng trong các dạng kiến trúc đền thờ của cư dân văn hóa Óc Eo. Sự phổ biến rộng rãi và tồn tại lâu dài kiến trúc nhà sàn ở vùng duyên hải và châu thổ sông Cửu Long cho thấy sức sống mạnh mẽ và vị thế của nó trong buổi đầu tiếp nhận và thực thi kiến trúc ngoại nhập.
_Truyền thống kỹ thuật làm gạch mộc hẳn được nhập từ Ấn Độ vào cùng thời với những sản phẩm có xuất xứ từ Ấn Độ qua giao thương được tìm thấy khá phổ biến trong các di tích trong vùng. Nhưng mãi đến khi vương quốc Phù Nam hình thành, đạo Hindu được truyền bá nghề làm gạch mới được phát triển mạnh để đáp ứng những nhu cầu tôn giáo.
_Những sản phẩm Ấn Độ có thể được vận chuyển trên biển, khởi phát từ Nam Ấn tại thương cảng Arikamedu là một trung tâm sản xuất và xuất khẩu các loại hạt chuỗi (ngày nay có tên là Pondichery), đi thuyền ngang qua vịnh Băng Gan, dừng ở Perak (nơi có di tích Kuala Selinsing). Từ Perak vượt qua bán đảo Malaysia bằng đường bộ, xuống thuyền đi ven vịnh Thái Lan (nơi có di tích Ban Don Ta Phet) rồi vào biển Đông. Từ đây đi dọc theo bờ biển châu thổ sông Cửu Long (bấy giờ còn lầy lội) đến Vũng Tàu vào vùng cửa sông Đồng Nai – Soài Rạp.
_Di tích kiến trúc Gò Chiêu Liêu, Gò Ông Tùng, Cây Gáo I và Cây Gáo II được xây dựng theo kiểu đền đài của đạo Hindu – Ấn Độ giáo có niên đại vào khoảng thế kỷ I – II sau Công nguyên. Đây là những chứng tích về “Ấn Độ hóa” sớm nhất trên vùng đồng bằng Nam bộ Việt Nam. Những ngôi đền này đã một thời là nơi truyền bá đạo Hindu và văn minh Ấn Độ đến cộng đồng cư dân trong vùng. Các di tích kiến trúc này không phải là những công trình sao chép nguyên bản của Ấn Độ mà nó được xây dựng bằng sự kết hợp hai truyền thống văn hóa bản địa và văn hóa Hindu. Trên thực tế chúng là những ngôi đền Hindu giáo đã được bản địa hóa thích nghi với môi trường tự nhiên và nhân văn trên đất Đồng Nai.
_Như vậy, từ khi Phù Nam lập quốc, xây dựng nền văn hóa Óc Eo từ thế kỷ I – VI sau Công nguyên mà phát triển cực thịnh vào thế kỷ III – IV ở Đông Nam Á. Vùng Đồng Nai từ một trung tâm văn hóa lớn thời tiền sử, mở đầu cho sự xâm nhập văn minh Ấn Độ và dần mất đi vị thế chiến lược của nó để nhường chỗ cho sự ra đời một trung tâm kinh tế – văn hóa mới ở vùng châu thổ sông Cửu Long – miền tây sông Hậu với các di tích Cảng thị Óc Eo (An Giang), Cạnh Đền (Kiên Giang) có qui mô rộng lớn. Bởi vậy, những di tích văn hóa Óc Eo và những sản phẩm văn hóa đặc trưng của nó trên vùng Đồng Nai không dày đặc và phong phú như ở vùng châu thổ sông Cửu Long.
_Trong khu vực lòng hồ Trị An thuộc xã Cây Gáo, huyện Vĩnh Cửu phát hiện hai di tích kiến trúc Cây Gáo I và II nằm cách nhau khoảng 60m theo hướng bắc – nam, bên bờ tả ngạn sông Đồng Nai. Hai di tích đều có bình đồ kiến trúc hình chữ nhật, xung quanh là vách tường dầy, trung tâm là huyệt thờ hình vuông, trên vách tìm thấy những lỗ chân cột hình tròn đục xuyên qua gạch. Niên đại phóng xạ C14 cho kết quả 1700 ± 45 năm cách ngày nay, tức vào khoảng thế kỷ III sau Công nguyên.
_Di vật tìm thấy trong các di tích kiến trúc không nhiều ngoài những mảnh gốm thô, mịn của nhiều tiêu bản đồ đựng có chất liệu hình dáng tương đồng với gốm truyền thống văn hóa Óc Eo.
_Những di tích kiến trúc ở Đồng Nai đều xây dựng bằng gạch mộc (gạch phơi khô hoặc nung qua lửa), có dạng đền thờ của đạo Hindu – Ấn Độ giáo. Trên kiến trúc gạch là một kiến trúc khác bằng vật liệu nhẹ (gỗ – tre – lá) làm mái che. Những ngôi đền đạo Hindu ở Ấn Độ đã từ lâu được xây dựng bằng đá, đục trong núi hoặc xây bằng gạch mộc chứ không dùng vật liệu nhẹ như ở Đồng Nai và Nam bộ.
_Những di tích kiến trúc dạng đền thờ đạo Hindu – Ấn Độ giáo ở Đồng Nai có niên đại khá sớm so với các di tích cùng thời ở Nam bộ, kết cấu vật liệu xây dựng bằng gạch – gỗ, có khả năng là vết tích văn hóa Óc Eo mở đầu ở Nam bộ trước khi hình thành cảng thị Óc Eo. Theo cổ thư Ấn Độ – Trung Hoa thì hoạt động giao thương, trao đổi văn hóa giữa cư dân Thiên Trúc – Ấn Độ và cư dân vùng Đông Nam Á diễn ra khá sớm mà khảo cổ học phát hiện nhiều địa điểm nằm dọc theo duyên hải và cả trong nội địa Đông Nam Á những sản phẩm giao thương có niên đại sớm nhất vào khoảng thế kỷ IV – III trước Công nguyên. Lúc ấy, cảng thị Cần Giờ là đầu cầu giao lưu kinh tế – văn hóa quan trọng trong vùng Đồng Nai. Có lẽ kiến trúc dạng đền thờ đạo Hindu – Ấn Độ giáo được đầu tiên du nhập vào đây, sau đó chuyển về miền tây Nam bộ khi cảng thị Óc Eo hình thành. Vật liệu xây dựng kiến trúc bằng gạch – gỗ là sản phẩm sáng tạo tại chỗ, kết hợp hai truyền thống bản địa và ngoại nhập.
_Truyền thống bản địa có nguồn gốc từ kiến trúc nhà sàn, loại kiến trúc này còn lưu lại nhiều dấu vết ở trạng thái nguyên thủy tại nhiều địa điểm trong vùng đầm lầy, thấp trũng, ngập nước xưa ven sông, ven bờ biển cổ trong các di chỉ thuộc thời đại kim khí trước đó và liên tục kế thừa nhiều thế kỷ sau Công nguyên. Đây là một bộ phận quan trọng trong các dạng kiến trúc đền thờ của cư dân văn hóa Óc Eo. Sự phổ biến rộng rãi và tồn tại lâu dài kiến trúc nhà sàn ở vùng duyên hải và châu thổ sông Cửu Long cho thấy sức sống mạnh mẽ và vị thế của nó trong buổi đầu tiếp nhận và thực thi kiến trúc ngoại nhập.
_Truyền thống kỹ thuật làm gạch mộc hẳn được nhập từ Ấn Độ vào cùng thời với những sản phẩm có xuất xứ từ Ấn Độ qua giao thương được tìm thấy khá phổ biến trong các di tích trong vùng. Nhưng mãi đến khi vương quốc Phù Nam hình thành, đạo Hindu được truyền bá nghề làm gạch mới được phát triển mạnh để đáp ứng những nhu cầu tôn giáo.
_Những sản phẩm Ấn Độ có thể được vận chuyển trên biển, khởi phát từ Nam Ấn tại thương cảng Arikamedu là một trung tâm sản xuất và xuất khẩu các loại hạt chuỗi (ngày nay có tên là Pondichery), đi thuyền ngang qua vịnh Băng Gan, dừng ở Perak (nơi có di tích Kuala Selinsing). Từ Perak vượt qua bán đảo Malaysia bằng đường bộ, xuống thuyền đi ven vịnh Thái Lan (nơi có di tích Ban Don Ta Phet) rồi vào biển Đông. Từ đây đi dọc theo bờ biển châu thổ sông Cửu Long (bấy giờ còn lầy lội) đến Vũng Tàu vào vùng cửa sông Đồng Nai – Soài Rạp.
_Di tích kiến trúc Gò Chiêu Liêu, Gò Ông Tùng, Cây Gáo I và Cây Gáo II được xây dựng theo kiểu đền đài của đạo Hindu – Ấn Độ giáo có niên đại vào khoảng thế kỷ I – II sau Công nguyên. Đây là những chứng tích về “Ấn Độ hóa” sớm nhất trên vùng đồng bằng Nam bộ Việt Nam. Những ngôi đền này đã một thời là nơi truyền bá đạo Hindu và văn minh Ấn Độ đến cộng đồng cư dân trong vùng. Các di tích kiến trúc này không phải là những công trình sao chép nguyên bản của Ấn Độ mà nó được xây dựng bằng sự kết hợp hai truyền thống văn hóa bản địa và văn hóa Hindu. Trên thực tế chúng là những ngôi đền Hindu giáo đã được bản địa hóa thích nghi với môi trường tự nhiên và nhân văn trên đất Đồng Nai.
_Như vậy, từ khi Phù Nam lập quốc, xây dựng nền văn hóa Óc Eo từ thế kỷ I – VI sau Công nguyên mà phát triển cực thịnh vào thế kỷ III – IV ở Đông Nam Á. Vùng Đồng Nai từ một trung tâm văn hóa lớn thời tiền sử, mở đầu cho sự xâm nhập văn minh Ấn Độ và dần mất đi vị thế chiến lược của nó để nhường chỗ cho sự ra đời một trung tâm kinh tế – văn hóa mới ở vùng châu thổ sông Cửu Long – miền tây sông Hậu với các di tích Cảng thị Óc Eo (An Giang), Cạnh Đền (Kiên Giang) có qui mô rộng lớn. Bởi vậy, những di tích văn hóa Óc Eo và những sản phẩm văn hóa đặc trưng của nó trên vùng Đồng Nai không dày đặc và phong phú như ở vùng châu thổ sông Cửu Long.
Theo Đna Thích