CHÙA KỲ VIÊN TRUNG NGHĨA – NHA TRANG

Tôi được nghe nói về chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa Nha Trang từ ở Hà Nội. Người kể chỉ nói vắn tắt “nếu ông muốn có đôi chút khái niệm về Phật Giáo Nam Trung Bộ, thì vào Nha Trang, nên đến viếng chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa”.
Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa hay thường gọi tắt là chùa Kỳ Viên tọa lạc ở số 132 (cũ) Ðường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh Nha Trang, Khánh Hòa. Lối vào chùa là một ngõ dốc nhỏ, nằm lẫn khuất giữa phố phường nhộn nhịp (Hình 1,2). Đi lên phía trên cuối dốc ngõ, sẽ gặp người trực. Người bảo vệ sau khi giúp bạn cất xe máy, sẽ bấm thang máy (sic) đưa bạn lên tầng 3.
Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa - Khánh Hòa - Trang Nhà Quảng Đức
Từ thang máy bước ra, là một không gian thoáng rộng, nhìn ra bốn phía Nha Trang. Trước mặt bạn là một ngôi chùa rất thanh tịnh, đẹp cổ kính ẩn sau một tàng cây dịu mát (Hình 3,4,5,6,7,8). Hóa ra, chùa Kỳ Viên tọa lạc trên đỉnh của một trong bốn ngọn đồi Tứ linh, nằm giữa lòng Nha Trang có tên là Bạch Tượng (Voi trắng).
Giới Thiệu Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa - Cửa Hàng Bảo Hộ Lao Động 20
Giới Thiệu Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa - Cửa Hàng Bảo Hộ Lao Động 20
Chánh điện chùa Kỳ Viên rộng rãi, được thiết kế rất trang nhã (Hình 9). Ở gian Chánh điện, chỉ có một bàn thờ chính thờ Phật Thích Ca. Trên bàn thờ hương hoa, lễ vật rất đơn giản. Mọi bài trí trong điện đều rất hài hòa, gọn gàng, rất thuận tiện cho việc hành lễ và người làm lễ. Bên ngoài Chánh điện có thông báo rõ ràng, đề nghị mỗi người đến viếng chùa chỉ thắp MỘT nén hương.
Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa
Chuông, khánh nhà chùa to vừa phải, ẩn ở hai bên cánh chánh điện. Hai bên cửa vào chánh điện là một hàng tủ sách đựng kinh bổn. Đặc biệt, trong gian Chánh điện, chỉ có một hòm công đức nhỏ bằng sắt, to hơn quyển sách 400 trang một chút, được treo cẩn thận trên tường cạnh tủ sách.
Chùa Kỳ Viên nguyên là miếu thờ các vị công thần nhà Nguyễn, có tên là miếu Tinh Trung (sau đổi là Sinh Trung) được xây dựng năm 1802 dưới triều Gia Long.
Trong những năm 1948 – 1950, bà Từ Cung Hoàng thái hậu (mẹ vua Bảo Đại) trong một chuyến đi kinh lý Khánh Hòa, lúc đến Nha Trang, đã ghé thăm ngôi miếu này. Thấy cảnh quan thích hợp cho một ngôi chùa, bà Từ Cung đã vận động làng Vạn Thạnh, hiến cúng ngôi miếu này cho Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa làm nơi thờ Phật (Hình 10).
Tổ đình Kỳ Viên Trung Nghĩa (TP.Nha Trang) tổ chức "Lễ hội tri ân" nhân mùa  Vu lan - Báo hiếu | Giác Ngộ Online
Qua thời gian tu chỉnh, Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa và các Phật tử đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Thiện Minh giữ chức Trụ trì. Khi nhận trách nhiệm Trụ trì, Hòa thượng đặt lại tên cho chùa là Linh Sơn Kỳ Viên Khuôn hội. Từ năm 1977, Hòa thượng Thích Trí Viên ( Phó Ban trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa) đảm nhận trụ trì.
Từ 1982, chùa bắt đầu đại trùng tu, đến năm 1992, chùa hoàn thành xây dựng trùng tu Chánh Điện, Hậu Tổ và được đổi tên là Kỳ Viên Trung Nghĩa. Khu tăng phòng và Hậu Tổ đều được xây cất hợp lý, tiện lợi (Hình 11,12,13).
Giới Thiệu Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa - Cửa Hàng Bảo Hộ Lao Động 20
Sáng 05/12 Đinh Dậu(21/01/2018), nhân tuần bách nhật cố Thích Trí Viên, Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa đã bổ nhiệm Thượng tọa Thích Huệ Giáo làm trụ trì chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa.
Hiện nay, chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa còn là nơi sinh hoạt và tu tập của Đạo tràng Pháp Hoa, một trong những đạo tràng được Hòa thượng Tôn sư Thích Trí Quảng hoằng pháp khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, chùa cũng là nơi tổ chức các khóa tu hè cho thanh thiếu niên và các khóa thi Phật pháp.
Ở chùa tôi không chỉ được tăng chúng, mà cả khá đông Phật tử tiếp đón thân thiện chu đáo. Một phong cách khá giống chùa Pháp Hoa Sài Gòn (đường Lê Văn Sỹ, cạnh kênh Nhiêu Lộc) mà tôi có dịp thăm viếng tháng 01/2019. Tôi xin phép giới thiệu Chương trình các lớp học tại chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa năm 2019 (Hình 14,15).
Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa - Khánh Hòa - Trang Nhà Quảng Đức
Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa
Nguồn: FB Tam Tran

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *