Đà Lạt là một xứ sở có thể nói với tất cả những ai là người Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế đều biết đến và đã có ít nhất một lần ghé qua vùng đất có độ cao 1500m. Tất cả đến và đi đều mong có ngày trở lại với nhiều kỷ niệm thân thương của từng con đường hay góc phố. Thưởng thức một ly sữa đậu nành nóng trong tiết trời se lạnh cùng bạn bè hay người thân hay dạo chợ đêm với đủ chủng loại quà lưu niệm từ hàng thủ công mỹ nghệ đến các loại mứt, hoa quả rất tươi theo đúng nghĩa của nó.
Xin mời quý khách lần lượt chiêm ngưỡng từng điểm tham quan với mỗi cảm nhận khác nhau về Đà Lạt mộng mơ. Chúc quý khách vui khỏe trong suốt chuyến đi khám phá vùng cao nguyên của Việt Nam thân yêu!
Xem thêm: THUYẾT MINH VỀ NHÀ GA ĐÀ LẠT
1/. Thác Datanla
– Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5km nằm gần giữa đèo Prenn.
– Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Diệp Datanla được hình thành từ các từ K’ho ghép lại mà thành là đà- Tàm- Nha có nghĩa là “nước dưới lá”, do vậy có người đọc trại là Đatania.
– Dòng suối chảy qua Đatanla có liên hệ đến cuộc chiến đấu giữa người Chăm- Lat- Chil và lịch sử Đà Lạt, nhờ có nước mà người Lát đã chiến đấu và trụ lại ở Prenn trong khi người chăm không biết “dưới lá có nước” nên rút lui sau một thời gian đánh nhau với người Lat tại đèo Prenn, từ đó Đatanla là nguồn sức mạnh của các dân tộc bản địa.
– Cảnh vật quanh Đatanla buổi đầu hoang dã và có sức hấp dẫn kì lạ, từ trên ghềnh cao nước chảy xuống tạo thành dòng suối trắng xoá len lõi giữa các tầng đá để rồi mất hút vào rừng sâu, những tản đá bóng nhẵn rất đẹp và bằng phẳng là nơi ngày xưa các nàng tiên nữ của thượng giới hay xuống tắm mát. Tới đây bạn còn được thử sức mình với hệ thống máng trượt hiện đại đưa bạn xuống và lên thác với cảm giác thú vị và mới lạ mà bạn không thể bỏ qua nếu đã đến đây.
2/. Hồ Tuyền Lâm
– Nằm sát thiền viện Trúc Lâm.
– Với diện tích mặt nước khoảng 350 ha, được tạo thành bởi dòng suối Tía và thượng nguồn sông Đatam xuất phát từ núi voi đổ về.
– Tên hồ không biết có tự bao giờ và do ai đặt nhưng có lẽ cũng do xuất phát từ khung cảnh thiên nhiên kĩ vĩ nơi đây suối và rừng quấn chặt với nhau nên có tên là Tuyền Lâm.
3/. Thiền viện Trúc Lâm
– Từ quốc lộ 20 rẽ trái khoảng 1km chúng ta sẽ đến được thiền viện Trúc Lâm và hồ Tuyền Lâm theo con đường tráng nhựa ngoằn nghèo ôm sát núi.
– Khi đặt chân đến đỉnh phượng hoàng nơi tọa của thiền viện Trúc Lâm nơi đẹp nổi tiếng trong một khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng thơ mộng.
– Ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt, với chủ trương khôi phục dòng thiền đã được biết đến là sự dung hợp của thiền phái Thảo Đường, Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Lâm Tế… để tạo thành thiền tông Việt Nam.
– Thiền viện Trúc Lâm được xây dựng ngày 8/4/1993 với sự giúp đỡ của các tăng ni, phật tử trong cả nước và bên ngoài, chỉ trong vòng 10 tháng thi công đã hoàn tất và khánh thành 8/2/1994. Công trình được xây trên một khuôn viên bảo vệ rừng là 232ha trong đó diện tích xây dựng là khoảng 2ha. Thiền viện do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phác hoạ tổng thể, kiến trúc sư Huỳnh Ngọc Ẩn vẽ thiết kế chánh điện và cả khu nội viện.
– Thiền viện gồm ngôi chánh điện ở vị trí trung tâm còn có tham vân đường, lầu chuông, nhà trưng bày bên phải, gác trống, nhà khách tăng, thư viện, thiền thất viện trưởng và thiền đường bên trái.
Trong chánh điện, giữa khoảng không cao rộng ngập tràn ánh sáng chỉ có một pho tượng là Đức Bổn sư cầm hoa sen đưa lên – đây là hình ảnh của đức Phật trong pháp hội Linh Sơn, một ấn tướng về “có mà như không, không mà như có” của đạo thiền. Thiền là pháp môn giúp chúng ta sống với sự tỉnh thức địa tâm trở về với trạng thái an bình. Thiền phái Trúc Lâm chú trọng sự tu tập nội tâm của bất kì ai, dù đó là tu sĩ, người xuất gia hay đang sống tại gia, đường lối tụ tập hướng nội dẫn đến thanh bình hoá bản thân khiến lòng không còn vướng bận và tư tánh biên lộ, đây là trạng thái thực sự an ổn trong chính mỗi người mà không phải tìm kiếm cực lạc. Viện trưởng đầu tiên là hòa thượng Thích Thanh Trì, ngoài 70t, thiền viện Trúc Lâm được coi như là thiền viện tu thiền lớn nhất Việt Nam.
4/. Núi Voi
– Cách thành phố Đà Lạt khoảng 24km về phía Tây Nam, giáp xã Tà Nung thuộc thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.
– Có tên gọi như vậy vì xa xưa voi rừng trên cao nguyên Lang Biang rất yêu thương đôi trai gái nọ…
(Phần còn lại được giữ nguyên định dạng với cách trình bày tương tự).
Bạn có thể tiếp tục áp dụng các tiêu đề tương tự cho các phần nội dung còn lại để tạo sự rõ ràng và thu hút khi đọc.
5/. Ga cáp treo đồi Rôbin
– Tuyến cáp treo dài 2.300m từ đỉnh đồi Rôbin đến Thiền viện Trúc Lâm, ở độ cao 1.600m so với mực nước biển.
– Hệ thống cáp treo Đà Lạt được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2002, khánh thành ngày 24/1/2003 và chính thức đưa vào hoạt động ngày 1/2/2003.
– Hệ thống này do Hãng Doppelmayr của Thụy Sĩ và Áo thiết kế, chế tạo và lắp đặt.
– Với 50 cabin tự động đủ màu sắc, có công suất vận chuyển tối đa 900 lượt/giờ, du khách có thể thưởng ngoạn rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ, toàn cảnh thành phố ngàn hoa và bay trên những rừng thông bạt ngàn, tận hưởng cái lành lạnh của trời Đà Lạt.
6/. Thành phố Đà Lạt
– Đà Lạt cách Biên Hòa (Đồng Nai) 278km, Hà Nội 1.481km, Tp. Hồ Chí Minh 293km, Nha Trang (Khánh Hòa) 205km.
– Về hàng không, Lâm Đồng có chuyến bay Đà Lạt – Tp. Hồ Chí Minh và ngược lại.
– Lâm Đồng có đường bộ chính là quốc lộ 20 chạy xuyên qua tỉnh từ Đà Lạt, Bảo Lộc, Di Linh, Ma Đa Gui tới Đồng Nai. Ngoài ra, tỉnh còn nằm trên trục đường quốc lộ 27: Thị xã Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận) – Lâm Đồng – Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột), trục đường 28: Bình Thuận – Lâm Đồng (Di Linh) – Đắk Nông.
– Từ Tp. Hồ Chí Minh, đi ô tô theo quốc lộ 20 chừng 300km là đến Đà Lạt.
7/. Núi Lang Biang
– Nằm ở phía Bắc thành phố, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 12km, thuộc địa bàn huyện Lạc Dương.
– Núi Langbiang là một trong những ngọn núi cao nhất của tỉnh Lâm Đồng. Đỉnh cao nhất là đỉnh Chưgianxin (2600m), bidup (2164m) và đỉnh Langbiang còn được gọi là núi Bà cao 2167m.
– Dưới chân núi là nơi định cư của các bản làng dân tộc Lat, Chil,…
8/. Phân viện Sinh học
– Phân Viện Sinh học nằm trên đỉnh đồi Tùng Lâm cao 1.548m, giữa khu rừng thông cách trung tâm thành phố Đà Lạt gần 10km trên đường đi Suối Vàng.
– Thật ra đây nguyên là Học viện dòng Chúa Cứu thế thuộc Giáo hội Công giáo, xây dựng từ năm 1950…
9/. Nhà thờ Domain De Marie
– Nằm trên đường Ngô Quyền, trên đồi Mai Anh cách trung tâm thành phố Đà Lạt 1 km về hướng Tây Nam.
– Nhà thờ được xây dựng từ năm 1940 đến năm 1944 do phu nhân toàn quyền Jean Decoux đứng ra quyên góp…
10/. Thác Cam Ly
– Cách trung tâm thành phố Đà Lạt chỉ 2km.
– Tên thác cũng là tên một dòng suối nhỏ từ Hồ Xuân Hương chảy đến thác ngày nay…