Trong quá trình phát triển của một quốc gia, một vùng miền hay một dân tộc còn trải qua sự giao lưu văn hóa trên lĩnh vực ngôn ngữ há lý thú.

 

Chẳng hạn như món kẹo đậu phộng thường thấy trong dịp xuân về, tết đến ở miền Nam với tên gọi thèo lèo. Thật ra cách gọi như vậy là giao lưu văn hóa với người Hoa gốc Triều Châu ở miền Nam bởi vì người Hoa gọi kẹo đậu phộng là món ăn để uống trà mà họ gọi tắt là “trà liệu”. Hai từ “trà liệu” qua phát âm của người Hoa là “thì liều” và người Việt đã đọc thành “thèo lèo”.
Trong hình ảnh có thể có: món ăn
Món phô mai khá quen thuộc với mọi người, chẳng hạn “Phô mai con bò cười”. Hai từ “phô mai” vốn phiên âm từ chữ “fromage” trong tiếng Pháp. Món ăn “Promage” do người Pháp mang đến Việt Nam trong thời gian đô hộ Việt Nam và người Vie65gt đã tiếp thu, gọi luôn tên của món ăn theo tiếng Pháp thành “phô mai”.
Trong hình ảnh có thể có: món ăn
Hamburger là loại bánh mì kẹp thịt, rau do người Mỹ đã mang đến Việt Nam trong 10 năm đổ quân vào các tỉnh phía Nam Việt Nam. Người Việt Nam đã gọi luôn theo cách gọi của người Mỹ là bánh “hăm bơ gơ”.
Trò chơi “Oẳn Tù Tì” của trẻ con ở Sài Gòn và cả miền Nam vốn tiếp thu từ trò chơi của lính Anh đổ bộ vào Sài Gòn để giải giáp vũ khí của Nhật sau khi đầu hàng đồng minh năm 1945. Người Sài Gòn thấy lính Anh chơi trò chơi này và hô”One – Two – Three” thế là họ đã phiên âm sang tiếng Việt thành “Oẳn Tù Tì” và gọi đến ngày nay.
Người Việt gọi vùng đất nổi lên giữa sông là Cồn, ví dụ: Cồn Phụng (Bến Tre). Tuy nhiên, bên cạnh đó, người Việt thấy ngưới Malaysia gọi ‘cồn’ là “Pulao”, thế là từ này đã bị Việt hóa thành “Cù Lao”, ví dụ: cù lao Chàm (Hội An, Quảng Nam).
Có thể nói rằng thông qua ngôn ngữ, người ta có thể lật lại được những trang sử phát triển của một đất nước, một địa phương hay một tộc người vậy.
Theo Fb Văn Hoá Việt Nam