GIỚI THIỆU
Cây cao su là cây thân gỗ thuộc họ Đại kích, cao thẳng, chiều cao của nó trung bình từ 15 mét đến 30 mét, đường kính thân cây khoảng 50 cm. Cây có rễ cọc cắm sâu vào lòng đất và có nhiều dễ nhánh để hút chất dinh dưỡng. Lá cây cao su là lá kép có màu xanh đậm, mỗi năm lá rụng một lần. Có hoa nhưng không mọc thành chùm mà là hoa đơn và thụ phấn chéo. Quả cao su hình bầu dục hoặc hình cầu, màu xanh, một quả chứa rất nhiều dầu có thể dùng để pha sơn trong kỹ nghệ. Cây cao su thường sống và phát triển tốt ở các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ thấp và mưa nhiều, nhưng khi úng nước và có gió , cây dễ dàng chết hoặc bị gãy đổ. Ngoài ra cây cao su là một loaị cây khá độc có thể là ô nhiễm nguồn nước ở khu vực xung quanh và sức khỏe của những người trồng cao su cũng bị ảnh hưởng.
Cây cao su là một trong loại cây công nghiệp lâu năm rất quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam, nhất là các khu vực như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, trung tâm phía Bắc, duyên hải miền Trung… Người ta trồng cao su nhằm mục đích lấy nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên, lốp cao su,..Bên cạnh đó , gỗ cao su cũng được sử dụng trong mỹ nghệ vì gỗ của nó có màu sắc đẹp, độ co ít, nó được đánh giá là loại gỗ thân thiện với môi trường vì người ta chỉ thu thập gỗ cao su sau khi hết thời kì lấy nhựa mủ. Lượng dầu trong quả cao su có thể làm nguyên liệu để chiết xuất ra sơn trong mỹ nghệ. Cây cao su được công nhận là cây công nghiệp thu lại lợi nhuận kinh tế rất cao, cải thiện nâng cao đời sống con người, phát triển kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh quốc phòng….
NGUỒN GỐC
Cây Cao Su có tên khoa học là Havea Brasiliensis. Cao Su xuất xứ từ cây rừng hoang dại nhiệt đới, có lá kép, mọc thành chùm tụ tán, cây cao trên 30m. Cây thuộc họ thân gỗ, tán lá rộng có nguồn gốc từ Châu Mỹ La tinh.
Vào năm 1743, trong chuyến du khảo đến những kinh vĩ tuyến ở Guyanes, hai hải quân người Pháp là Fresnau F. và De la Condamine C đã thấy một loài cây rất kỳ lạ, sống tại miền Nam sông Amazone. Họ bắt gặp được thổ dân người Maina ở đây thường dùng thứ mủ trắng, có độ mềm dẻo và đàn hồi rất cao. Loại mủ này được lấy từ thân của chính cây đó để làm nhựa bẫy chim và nắn thành những vật dụng dùng hàng ngày như chén, chậu, đồ chơi, tượng thần để thờ cúng…
Hai ông Fresnau F. và De la Condamine C lần đầu tiên thấy loài cây lạ và những giá trị thiết thực của nó đem lại cho thổ dân. Vì vậy đã vẽ hình cây này với đầy đủ chi tiết về hoa, lá, quả, hạt… và gửi về Pháp để giới thiệu với Viện hàn lâm khoa học. Đấy là những hình ảnh và kiến thức đầu tiên về Cây Cao Su.
Nhờ những thông tin hữu ích của hai người lính hải quan này mà Cây Cao Su được mang trồng thí nghiệm ở nhiều nơi khác nhau. Trong đó có các vùng thuộc địa da đen, da vàng. Lúc này những người da trắng đã biết làm ra những chiếc áo không thấm nước từ mủ Cây Cao Su.
Cây Cao Su chỉ thực sự được chú ý nhiều hơn vào năm 1846. Khi Charles Goodyear và Thomas Hancook tìm ra phương pháp Cao Su lưu hóa. Phát minh này đã đưaMủ Cao Su vào phục vụ chính thức cho nhu cầu không thể thiếu của con người. Bắt đầu từ áo, quần, giầy, dép … Cho đến giữa thế kỷ XIX, Cao Su cất cánh với chiếc xe đạp và chiếc ô tô.
Từ đó, nhận thấy được những lợi ích kinh tế vô cùng lớn của Cây Cao Su, nhiều nước tư bản như Anh, Pháp, Mỹ…đã nhân rộng mô hình trồng Cây Cao Su tại các nước thuộc địa nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất, khí hậu, con người.
Việt Nam là một trong những nước thuộc địa của Pháp. Do vậy, không tránh khỏi việc nhiều người dân Việt nam đã phải tham gia làm việc vất vả trong những trang trại Cao Su của Pháp. Cho nên, người dân Việt Nam thời bấy giờ thường tuyên truyền câu nói: “Cao Su đi dễ khó về. Khi đi trai tráng khi về bủng beo” là vậy.
ĐẶC ĐIỂM
Đặc điểm hình thái:
Thân, tán , lá: Thân gỗ to, có thể cao tới 30m. Vỏ cây có các mạch nhựa mủ màu trắng hay vàng, chủ yếu là bên ngoài libe. Lá kép có 3 lá chét.
Hoa, quả, hạt: Hoa nhỏ màu vàng, đơn tính đồng chu và khó tự thụ. Quả có 3 mảnh vỏ chứa 3 hạt, quả tự khai. Hạt khá lớn, có kích thước khoảng 2 cm, chứa nhiều dầu.
Các bộ phận cây cao su |
Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: nhanh.
Phù hợp với: vùng nhiệt đới ẩm, cần mưa nhiều nhưng không chịu được sự úng nước và gió, chịu được nắng hạn. Thích hợp đất đỏ sẫm ở vùng Đông Nam Bộ.
Chất lỏng chiết ra từ nhựa cây của nó (gọi là Mủ) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất Cao Su Tự Nhiên. Thường được sản xuất thành các sản phẩm như vỏ, ruột xe, các chi tiết trong xe hơi, dụng cụ y tế, găng tay, nệm, đồ chơi, giày dép…
Gỗ Cây Cao Su được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ, được đánh giá là loại gỗ thân thiện với môi trường, do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.
Những điều cần biết về cây cao su
Cao su là cây công nghiệp dài ngày và là loài cây chủ lực của ngành trồng trọt. Tính từ lúc mới trồng và sau thời gian chăm sóc từ khoảng 5 đến 7 năm tùy vào điều kiện chăm sóc, cao su sẽ cho thu hoạch mủ và thu hoạch liên tục trong nhiều năm liền. Càng những cây già thì càng cho nhiều nhựa, mủ hơn. Cây sẽ ngừng cung cấp mủ, nhựa trong độ tuổi từ 26 – 30 năm.
Thu hoạch mủ cao su đúng kỹ thuật
Cây cao su cho phép người trồng thu hoạch liên tục. Song song với đó là sự đầu tư chăm sóc cho cây như: tưới tiêu nước, phân bón, làm cỏ. Do thời gian thu hoạch mủ kéo dài, liên tục từ 8-10 tháng/ năm và trong nhiều năm nên việc thu hoạch mủ đúng kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao và bền vững trong nhiều năm. Nhờ việc thu hoạch đúng kỹ thuật mà cây cao su sẽ được hạn chế tối đa nhất những tổn thương trên cây. Đồng thời sẽ kéo dài tối đa tuổi thọ cho cây.
Bên cạnh đó, thu hoạch mủ đúng kỹ thuật cũng mang lại năng suất và chất lượng cho mủ. Nhờ vậy, giá thành cũng tăng lên, đem đến lợi nhuận cho bà con nông dân. Chính vì thế, vì lợi ích lâu dài, bà con nên bỏ thời gian để chăm sóc và thu hoạch đúng kỹ thuật.
Cây cao su được trồng ở những cánh rừng ít gió. Thường cây cao su được 4 đến 5 năm tuổi , người ta bắt đầu thu hoạch mủ cao su. Thời gian thu hoạch chỉ trong 9 tháng, trong 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây đang rụng lá, nếu thu hoạch sẽ làm cây chết. Người ta thu hoạch mủ hay còn gọi là những cao su bằng cách rạch các đường trên thân cây cao su. Các vết rạch vuông góc với mạch nhựa, rạch từ trái sang phải, độ sâu phù hợp để nhựa chảy vào xô sao cho không cạo phải tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái tạo và gây tổn hải cho sự phát triển của cây. Thời gian để thu nhựa mủ vào trước 7 giờ sáng là thích hợp nhất. Thèo người công nhân trên những đồi cao su thì những cây càng già càng cho ra nhiều nhựa và chất lượng nhựa cũng rất tốt.
Tiêu chuẩn của cây cao su đến thời điểm thu hoạch
Ngoài những tiêu chí về thời gian chăm sóc, cao su được cho là đủ tiêu chuẩn mở cạo là khi bề vòng thân cây đạt từ 50cm trở lên, đo cách mặt đất 1m, độ dày của vỏ từ trên 6mm. Cần tránh việc cạo cây quá nhỏ (dưới 40cm) vì khi bắt đầu mở cạo, sinh trưởng của cây bị chậm lại, cây chậm lớn để cho năng suất lâu dài về sau.
Tiêu chuẩn của cây cao su đến thời điểm thu hoạch
Vì áp lực kinh tế, nhiều hộ gia đình đã rút ngắn thời gian thu hoạch mủ. Điều này quả thật không đảm bảo. Bởi không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng mủ mà còn gián tiếp làm hại đến cây cao su.
Ngoài ra, tùy từng vùng đất, bà con cũng có thể tự rút ra kinh nghiệm cho mình để có thời gian thu hoạch phù hợp. Nhưng tốt nhất, không nên rút ngắn thời gian thu hoạch của cây quá nhiều.
Thời điểm thu hoạch mủ cao su tốt nhất và vệ sinh cho cây
Thời gian thu hoạch mủ cao su liên tục trong năm. Đối với những cây mới chỉ bắt đầu cạo vào các tháng 3 – 4 (trước mùa mưa) và cuối tháng 10 (sau mùa mưa). Đối với các vườn cây đã khai thác cho nghỉ cạo lúc cây cao su ra lá mới, (thường vào tháng 1 hay tháng 2). Cây được cạo lại khi đã có tầng lá đã ổn định (vào tháng 3 – 4). Chi bắt đầu cạo khi thấy rõ đường cạo. Vào mùa mưa không nên cạo khi vỏ cây bị ướt. Phải chờ đến khi ráo nước mới cạo.
Ngày nay, để kích thích cho cây cao su cho mủ nhiều hơn người dân thường bôi thêm chất “ kích thích” vào phần thân cây vừa bị cạo. Để đảm bảo cho cây cao su luôn khỏe mạnh thì cần phải thường xuyên làm vệ sinh cho cây cạo, vệ sinh dụng cụ, sửa lại miệng cạo, bôi thuốc mỡ cho các vết cạo phạm, bôi phòng bệnh mặt cạo vào mùa mưa và tuyệt đối không đốt lá khô trong vườn cao su.
Ngoài ra, gỗ cây cao su là nguồn nguyên liệu quý giá cho ngành công nghiệp gỗ. Cây cao su sau khi đã già cỗi hoặc hết khả năng cho mủ thì được khai thác lấy gỗ. Gỗ cao su có thớ dày, ít co, màu sắc khá đẹp vì thế nó được đánh giá cao và “ thân thiện môi trường”.
Theo Đna Thích