Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi
Hướng Dẫn Tham Quan Địa Đạo Củ Chi
- Khi đến Địa đạo Củ Chi, cả nhà mình để hành lý và áo khoác trên xe. Chỉ mang theo:
- Tiền
- Điện thoại
- Máy ảnh
- Chai nước
- Đội nón
- Chúng ta sẽ đi vệ sinh và chụp hình tập thể trước khi vào địa đạo.
- Khi đến cổng địa đạo, cả nhà mình cùng xếp hàng đôi để làm thủ tục vào cổng, mỗi người sẽ được dán một logo địa đạo lên áo.
- Sau đó chúng ta sẽ di chuyển về bên trái để vào Phòng chiếu phim, cùng xem phim giới thiệu về địa đạo Củ Chi trong chiến tranh khoảng 10 phút.
- Sau khi xem phim xong, cả nhà mình sẽ cùng chui địa đạo. Lưu ý: Những ai bị bệnh tim hay huyết áp thì không được chui địa đạo.
- Tiếp tục cả nhà ta sẽ di chuyển qua các nhà may, làm dép, quân y, bếp Hoàng Cầm. Tại đây chúng ta sẽ được thưởng thức khoai mì luộc chấm muối mè.
- Tiếp tục chúng ta di chuyển qua khu bán đồ lưu niệm và cổng ra. Tại cổng ra, chúng ta sẽ tập trung điểm danh.
- Khi đã đủ người, chúng ta sẽ cùng di chuyển sang Đền Bến Dược.
Giới Thiệu Về Địa Đạo Củ Chi
Lịch Sử
- Vị trí: Là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, 70 km phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng: Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Chiến tranh Việt Nam.
- Một cơ quan tại địa đạo Củ Chi.
- Cấu trúc:
- Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất.
- Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây.
- Đặc điểm địa hình:
- Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép”, nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh.
- Sử dụng trong chiến tranh:
- Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công Sài Gòn.
Sự Hình Thành Và Phát Triển
- Khởi đầu:
- Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí.
- Cũng có ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân cư khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948.
- Phát triển:
- Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh.
- Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp.
- Về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.
- Giai đoạn 1961–1965:
- Các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là “xương sống”.
- Sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng.
- Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo.
- Lúc này địa đạo chiến đấu cũng được đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách.
- Ngoài ra, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông… được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu.
- Đến năm 1965:
- Có khoảng 200 km địa đạo đã được đào.
- Quy mô:
- Hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau:
- Tầng trên: Cách mặt đất khoảng 3 m.
- Tầng giữa: Cách mặt đất khoảng 6 m.
- Tầng dưới cùng: Sâu hơn 12 m.
- Hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau:
- Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí…
Đặc Điểm
- Địa hình:
- Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở.
- Khả năng chịu lực:
- Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ.
- Thông hơi:
- Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi.
- An toàn:
- Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần (bị hơi ngạt, bơm nước).
Cuộc Sống Dưới Địa Đạo
- Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt và nóng bức.
- Điều kiện vệ sinh kém nên hầu như đa số những người sống ở địa đạo đều bị ký sinh trùng, bạc da và các bệnh về xương.
- Thiếu thốn lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất của cư dân địa đạo.
Sự Tấn Công Của Quân Đội Mỹ Và Đồng Minh Vào Địa Đạo
- Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã liên tục tấn công vào hệ thống địa đạo bằng đủ phương tiện: bom, bơm nước vào địa đạo, hơi ngạt…
- Tuy nhiên, do hệ thống địa đạo được thiết kế có thể cô lập từng phần nên bị hư hại không nhiều.
- Quân đội Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp để phát hiện các cửa vào (được ngụy trang) và phát hiện các cửa thông gió (thường được đặt giữa các bụi cây).
- Biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng chó nghiệp vụ.
- Ban đầu có một số cửa vào và lỗ thông gió bị chó nghiệp vụ phát hiện do chó ngửi được hơi người.
- Tuy nhiên, sau đó, những người ở dưới địa đạo đã dùng xà phòng của Mỹ đặt ở cửa hầm và cửa thông gió nên chó nghiệp vụ không thể phát hiện ra.
- Một vài kiểu bẫy của du kích Củ Chi – Chông cánh cửa.
Địa Đạo Củ Chi Ngày Nay
- Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Du khách, đặc biệt là cựu chiến binh, thường chọn điểm tham quan này khi đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Du khách được trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo như những cư dân thực thụ trước đây (được thăm quan, ăn uống những món ăn của cư dân địa đạo trước đây).
- Khu địa đạo Củ Chi (thuộc xã Phú Mỹ Hưng – huyện Củ Chi) đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa).
- Hệ thống địa đạo Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức – căn cứ của Huyện ủy Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến) cũng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin).
Địa Đạo Củ Chi Có Hai Điểm
- Địa đạo Bến Dược: Căn cứ Khu ủy & Quân khu Sài Gòn – Gia Định được bảo tồn tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa đạo Bến Đình: Căn cứ Huyện ủy huyện Củ Chi được bảo tồn tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đến Thành phố Hồ Chí Minh, bạn hãy đến thăm Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, để hiểu thế nào là cuộc chiến đấu trường kỳ gian khổ, bạn sẽ được mắt thấy – tay sờ một kỳ tích mà hôm nay là yêu hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc…
“Ngôi Trường Đặc Biệt Của Việt Nam”
- Ngôi trường đó với giáo trình, giáo cụ trực quan đẳng cấp quốc tế, nổi tiếng năm châu bốn biển, cách TPHCM 70 km về phía Tây Bắc.
- “Sinh viên” cũng là những người nổi tiếng:
- Nhà báo Australia Bớc Sếch
- Chủ tịch Fidel Castro Cuba
- Thành viên Quốc hội Pháp, Thụy Điển, Quốc hội Liên bang Nga
- Công chúa, hoàng tử Thái Lan
- Nhà văn Mỹ…
- Nhà tỷ phú Mỹ Rockfeller
- Và triệu triệu lượt thanh thiếu niên thế hệ trẻ Việt Nam đã đến tham quan, nghiên cứu và học tập.
- Đó chính là địa đạo Củ Chi và Đền Bến Dược từ lâu được xem như một trường đại học thực sự.
- Đây là một kiến trúc độc đáo có một hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện dài hơn 200 km, có đủ nơi ăn ở, học tập và chiến đấu, không kể 50 km giao thông hào lộ thiên trên mặt đất.
- Hiện nay ngôi trường đó bắt đầu mở rộng thêm trên mặt đất rộng đến 50 hecta để tái tạo Vùng giải phóng và bảo tồn nguyên vẹn địa đạo cũ có sẵn trong lòng đất.
- Từ lâu địa đạo và trên đó là Đền Bến Dược một cõi thiêng đã trở thành Khu di tích lịch sử cách mạng – một trường đại học nổi tiếng năm châu bốn biển.
- Hầu hết các vị lãnh đạo của Việt Nam đã về thăm di tích.
- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN Nông Đức Mạnh đánh giá: “Đó là kỳ tích của trí thông minh”.
- Một chính khách quốc tế nhận xét: “Công trình quân sự ngoài sức tưởng tượng”.
- Vùng giải phóng được tái hiện như thật, từ giao thông hào, hầm chông đến nhà cửa và cả ấp chiến lược do Mỹ xây dựng… và cảnh chợ búa mua bán thật, cả chợ đêm và văn công giải phóng phục vụ từ bài Chòi, Lý con sáo đến “Người ơi người ở đừng về” cho du khách ở đêm như đã từng phục vụ miễn phí cho đồng bào Vùng giải phóng, mà đồng bào bây giờ chính là du khách.
- Có nhiều nhà dân không vào ấp chiến lược “một tấc không đi, một ly không rời” cũng sẽ được tái dựng như nguyên trạng, có dân thật sự (cũng là nhân chứng sống thời đó) trực tiếp giao lưu với du khách, còn ngôi nhà này chính là nhà của khu ủy Sài Gòn – Gia Định đã ăn ở và làm việc vừa tái tạo nguyên vẹn như 30 năm trước.
- Trường đại học ấy sẽ bắt đầu mở rộng như dự án với giáo trình đẳng cấp quốc tế từ những nông dân thà “đốt sạch Trường Sơn đánh Mỹ” chứ không chịu nô lệ, mất nước.
- Giáo trình, giáo cụ là vật chứng như:
- Chiếc xe Jeep
- Cỗ xe tăng đang nằm phơi xác ở Bến Đình
- Xe ủi đất và máy bay trực thăng rơi
- Bom pháo lép, mảnh bom dày đặc
- Đến quân trang vung vãi do địch tháo chạy bỏ lại sẽ được tái tạo.
- Đặc biệt: Một khu rừng chết “cỏ cây cũng căm giận, rừng núi cũng oán hờn” được tái tại bởi bom B52 rải thảm, cây cối chết đứng, rừng trơ xương trụi lá vì chất độc hóa học như đe doạ thách thức giữa màu xanh bao la của Củ Chi đã hồi sinh hôm nay.
- Mỗi du khách đến đây vừa chơi lại vừa học, được làm diễn viên trong cuốn phim hoành tráng hào hùng đầy sử thi, hòa mình vào “huyền thoại” như lời một chính khách phương Tây: “Giá mà tôi có thể đổi lấy bất cứ điều gì để được có mặt cùng những người cộng sản ở Củ Chi…”.
- Chủ tịch nước Cuba: “Thật kiêu hãnh và vinh quang cho những ai thực hiện công trình này…”.
- Được biết để mở rộng công trình “tái hiện Vùng giải phóng” và “thi công giai đoạn 2 Đền Bến Dược” vốn của khu di tích mới có phân nửa.
- Nửa kia chắc chắn TP sẽ không đến nỗi đắn đo để một “trường đại học” nổi tiếng như vậy thu nhận và lần lượt sinh viên hóa toàn bộ thế hệ trẻ Việt Nam đến trường.
- Riêng “sinh viên” ngoại quốc như chúng ta đã biết, là những nhà chính trị, quân sự, danh nhân, tỷ phú nổi tiếng vượt cả vòng trái đất đã và tiếp tục đến.
- Trường đại học đặc biệt này, như bà Tania Maceira – Đại sứ Cuba phát biểu: “Những bài học mà kẻ xâm lược tìm thấy ở địa điểm lịch sử này sẽ kiềm chế chúng trước những cuộc phiêu lưu mới…”.
Đền Bến Dược
Hướng Dẫn Tham Quan Đền Bến Dược
- Khi đến Đền Bến Dược, cả nhà mình sẽ cùng chụp hình tập thể trước cổng đền.
- Sau đó, chúng ta sẽ cùng di chuyển vào Đền.
- Chúng ta sẽ để giày dép trước cổng Đền, nón cầm tay, vào bên trong Đền, chúng ta cùng làm nghi lễ dâng hương và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
- Nếu có tổ chức lễ kết nạp Đoàn hay Đội thì sẽ thực hiện sau nghi lễ dâng hương.
Tên Gọi
- Trước đây, nơi đây là địa điểm vượt qua sông Sài Gòn để đi qua các tỉnh Đông Nam Bộ khác.
- Nhưng do người ở đây là người Nam bộ nên từ “Bến Vượt” đã bị nói trại đi thành “Bến Dược” (Bến Dược ở đây không là bến, hay trung tâm, cung cấp thuốc).
Sự Hình Thành Và Phát Triển
- Sau ngày thống nhất đất nước (1976) Thành ủy và Bộ tư lệnh TP. Hồ Chí Minh, huyện ủy huyện Củ Chi chủ trương giữ gìn, bảo quản 2 khu di tích địa đạo là:
- Cụm căn cứ cơ bản của Khu ủy và Bộ tư lệnh quân khu Sài Gòn – Gia Định: Ấp Phú Hiệp – xã Phú Mỹ Hưng – Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh.
- Căn cứ Huyện ủy và Huyện đội Củ Chi: Ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Mục đích:
- Giữ gìn di sản quý của nhân dân Củ Chi.
- Hệ thống “Địa đạo chiến” một di sản được kết tinh bằng tinh thần, sức lực, ý chí, trí thông minh sáng tạo và cả xương máu của quân dân Củ Chi cũng như con em mọi miền đất nước đã cùng sống, chiến đấu hy sinh suốt 30 năm trên chiến trường ác liệt này.
- Góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam và khách ngoại quốc đến tham quan, nghiên cứu.
- Phát triển du lịch:
- Từ năm 1990 đến nay, lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan địa đạo ngày càng tăng, trung bình mỗi năm có khoảng 1 triệu lượt khách.
- Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về địa đạo và cuộc sống lao động, chiến đấu, tính sáng tạo của nhân dân trong giai đoạn chiến tranh thế nào để đánh thắng đội quân xâm lược hùng mạnh và tàn bạo như Mỹ, Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi đã được nâng cấp gia cố.
- Những công trình cũ được giữ nguyên trạng vốn có.
- Đồng thời phát triển, mở rộng Khu tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi đất thép thành đồng qua các thời điểm chiến tranh (1961-1972) qua năm không gian tái hiện lại 2 chiến lược chiến tranh là: chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ của Mỹ trên đất Củ Chi; 9 không gian tầng hầm và biểu tượng “hồn thiêng đất nước”.
- Hiện nay, Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi được phân bổ và tổ chức như sau:
- Cụm Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Bến Dược:
- Căn cứ Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Gia Định ở ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, cách trung tâm thành phố 75 km về phía tây bắc theo đường bộ.
- Tổng diện tích 89 hecta. Trong đó:
- Khu tham quan địa đạo gồm 2 căn cứ rộng 15 hecta.
- Khu Đền tưởng niệm liệt sĩ 7 hecta.
- Khu Tái hiện Vùng Giải phóng 50 hecta.
- Khu trường bắn súng thể thao quốc phòng 3 hecta.
- Nhà hàng và nhà nghỉ 0,5 hecta.
- Khu Di tích Địa đạo Bến Đình:
- Căn cứ Huyện ủy và Huyện đội huyện Củ Chi ở ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức.
- Tổng diện tích 6 hecta. Trong đó:
- Khu điều hành, hội trường thuyết minh, dịch vụ 1 hecta.
- Khu thể thao, vườn cây ăn quả, nhà nghỉ 1 hecta.
- Căn cứ tham quan địa đạo 3 hecta.
- Trường bắn thể thao quốc phòng, tái hiện các dịch vụ lịch sử 1 hecta, 10 hecta rừng sinh thái.
- Cụm Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Bến Dược:
Hệ Thống Tổ Chức Biên Chế
- Hệ thống tổ chức: Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự TP. Hồ Chí Minh, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động hàng năm và thường xuyên.
Chức Năng Nhiệm Vụ Khu Di Tích Lịch Sử Địa Đạo Củ Chi
- Bảo tồn:
- Xây dựng, bảo tồn, phục chế và giữ gìn các công trình Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.
- Phục vụ tốt công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ cũng như yêu cầu của các đoàn khách tham ngoại quốc du lịch đến tham quan địa đạo.
- Hoạt động dịch vụ:
- Được tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi của khách du lịch tham quan khu địa đạo.
- Góp phần tăng thêm nguồn vốn để đầu tư bảo quản, nâng cấp các công trình thuộc khu di tích lịch sử.
- Huy động nguồn lực:
- Được vận động và tiếp nhận nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý tài sản:
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản, vật tư, vốn quỹ của đơn vị.
- Bảo đảm mọi hoạt động của đơn vị theo đúng quy chế chính sách quy định của Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố.
Bài Văn Bia
Đời đời ghi nhớ
“Vùng đất sáng ở Miền Nam Tổ quốc, nửa tiếp Trường Sơn, nửa nối đồng bằng. Chống xâm lăng từ Trương Định, Trương Quyền, máu dũng sĩ chảy tràn sông suối.
Thuở đất nước đắm chìm trong tăm tối, Nguyễn Tất Thành tím ruột xót non sông, tìm hướng tương lai, khói phủ Bến Nhà Rồng.
Tiếng máy chém đầu văng trong ánh thép, nhân dân quằn quại dưới xiềng gông, đạn bom rơi xác ngã chất chồng, người chết không yên, tan mồ nát mả. Giặc quyết đẩy dân ta lùi về thời đồ đá. Tiếng Bác Hồ: “Dù đốt cháy dãy Trường Sơn…” Muôn triệu trái tim sôi sục căm hờn. Đôi tay yếu mẹ đẩy lùi máy chém, tấm thân gầy mẹ cản xích xe tăng. Nước mắt chảy vào tim mẹ tiễn con ra trận. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” lớp lớp lên đường.
Tuổi trẻ! Tuổi anh hùng như đại bàng vỗ cánh “Đâu có giặc là ta cứ đi!” Thành phố Sài Gòn, vì sao lấp lánh: Thề chết đứng chẳng sống quỳ. Những đoàn quân đẹp tợ thiên thần, đạp đỉnh Trường Sơn, vượt sông Cửu Long tiến về Thành phố.
Đêm lãnh lót tiếng ca quan họ, nghe ngọt ngào điệu hát cải lương, hò mái đẩy ngân nga dìu dặt, giọng bài tha thiết nhớ thương. Mừng họp mặt bốn phương dũng sĩ, quê hương ta ra ngõ gặp anh hùng.
Lính chủ lực về quê mình làm du kích. Cả nước vì Sài Gòn vì cả nước quyết hy sinh.
Moi ruột đất ẩn sâu vào lòng đất, trái tim thành chiến hào, ánh mắt hóa vì sao, bàn tay thành lưỡi kiếm.
Vũ khí thô sơ ngựa trời, mìn gạt, địa đạo dài theo thế trận lòng dân, du kích lập vành đai diệt Mỹ, bắn tỉa ngày đêm xuất quỷ nhập thần. Biệt động Thành đánh giữa Sài Gòn, tàu chiến sân bay, kho xăng bốc nổ – lòng dân lửa dậy, ngày xuống đường, đêm không ngủ, đạp rào gai, che họng súng, liều thân mình cho Tổ quốc tồn sinh. Lũ giặc nước kinh tâm, bom tấn, pháo bầy, thần sấm, con ma, B52 rải thảm. Thần, người căm giận. Ầm, ầm chiến dịch Hồ Chí Minh. Như bão gầm, như thác lũ, dũng tướng, tinh binh, bạt núi, san đèo, tiến về Thành phố.
“Rạp trời cờ đỏ
Trúc chẻ ngói tan
Quét sạch hung tàn
Quê hương giải phóng
Chiến thắng lớn từ hy sinh to lớn. Ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? Con của mẹ ra đi không bao giờ trở lại, mẹ khóc mỗi hoàng hôn…chim bay về núi tối rồi.
Máu hồng tỏa hương chính khí
Nhân kiệt làm nên địa linh.
Đất nước lớn vì nhân dân anh hùng,
Nhân dân lớn vì tấm lòng yêu nước.
Người đang sống nhớ thương người đã khuất,
Khắc đá làm bia dựng giữa đất trời.
Những anh liệt như ngàn sao tỏa sáng,
Đời đời sau chiếu mãi giữa tim người.”
Viễn Phương
Công Viên Nước Củ Chi: Điểm Đến Lý Tưởng Của Dã Ngoại
- Khu Du Lịch Công Viên Nước Củ Chi là khu du lịch dã ngoại lý tưởng dành cho quý khách và các em học sinh sau những ngày làm việc và học tập căng thẳng.
- Ở đây, quý khách được thưởng thức những món ăn dân dã mang đậm nét đồng quê của nhà hàng Bến Hồ và làn gió trong lành thoáng mát của khách sạn Rõng Cầu Hồ mang lại cho quý khách cảm giác như đang sống ở một vùng quê yên bình nhưng với chất lượng sống cao.
- Ngoài ra, quý khách còn được tham gia những trò chơi vui nhộn hấp dẫn của Công Viên Nước như:
- Hồ bơi
- Hồ tạo sóng
- Máng trượt ba làn
- Đu dây tử thần…
- Bên cạnh đó, quý khách còn được phục vụ bởi các dịch vụ:
- Tennis
- Du thuyền
- Câu cá giải trí
- Cưỡi voi du ngoạn
- Cà phê bar-sân vườn
- Vườn thú…
- Dưới sự phục vụ của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Huyện Củ Chi
Tổng Quan
- Vị trí: Là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đặc điểm địa lý: Huyện có Sông Sài Gòn chảy qua.
Hành Chính
- Huyện gồm có 1 thị trấn Củ Chi và 20 xã:
- Phú Hoà Đông
- Tân Thạnh Đông
- Tân Thạnh Tây
- Trung An
- Phước Vĩnh An
- Hoà Phú
- Tân An Hội
- Tân Thông Hội
- Tân Phú Trung
- Thái Mỹ
- Phước Thạnh
- An Nhơn Tây
- Trung Lập Thượng
- Phú Mỹ Hưng
- An Phú
- Nhuận Đức
- Phạm Văn Cội
- Bình Mỹ
- Phước Hiệp
- Trung Lập Hạ
Di Tích, Đền Đài
- Huyện Củ Chi có địa đạo Củ Chi nổi tiếng trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
- Củ Chi cũng có Đền tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi.
- Hiện nay địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực:
- Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng)
- Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức)
Kinh Tế
- Vùng đất Củ Chi phát triển về cả nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
- Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước với tỷ lệ thuê đất đạt 98% tương đương 137 hecta.
- Huyện có Đường Xuyên Á nối với Campuchia qua Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh nên giao thương phát triển.
Lịch Sử
- Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Củ Chi được coi là vùng “đất thép”, là căn cứ quan trọng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
- Mỹ đã trút xuống đây 240.000 tấn bom đạn, tổ chức trên 5.000 trận hành quân, bố ráp.
Thay Đổi Hành Chính
- Sau năm 1975, huyện Củ Chi được thành lập trên cơ sở sáp nhập quận Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa cũ và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương cũ.
- Quận Củ Chi trước đây thuộc tỉnh Gia Định.
- Năm 1956 chuyển sang tỉnh Bình Dương, gồm có 3 tổng là Long Tuy Hạ, Long Tuy Trung, Long Tuy Thượng; quận lị: Tân An Hội.
- Đến năm 1963 chuyển sang tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập.
- Quận Phú Hòa thành lập ngày 18/12/1963, quận lị đặt tại Bến Cỏ, xã Phú Hòa Đông, đến ngày 18/5/1968 dời về xã Tân Hòa.
Theo Đna Thích