⚡Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, đồng thời cũng là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch quan trọng của Việt Nam. Hà Nội là thủ đô lâu đời của Việt Nam và tính đến tháng 10 năm 2010 Hà Nội kỉ niệm 1000 năm.
Hà Nội nằm ở bờ phải của con sông Hồng, cách thành phố Hồ Chí Minh 1760 km. Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, giáp với 6 tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía tây.
Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Việt Nam sau ngày Bắc Nam thống nhất 2 tháng 7 năm 1976.
Hà Nội còn có nhiều các tên gọi không chính thức khác, chủ yếu xuất hiện trong văn thơ và dân gian: Trường An hay Tràng An (lấy theo tên gọi của kinh đô của Trung Quốc thời kỳ nhà Hán và nhà Đường); Phượng Thành hay Phụng Thành (trong bài phú của Nguyễn Giản Thanh); Long Thành, Long Biên, Kẻ Chợ (trong dân gian); Thượng Kinh, Kinh Kỳ, Hà Thành, Hoàng Diệu, ngay sau Cách mạng tháng Tám – 1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử dụng tên này để chỉ Hà Nội.
Vùng đất quanh Hà Nội hiện đại hiện nay được biết đến ít nhất 3000 TCN. Một trong những điều đầu tiên được biết đến là thành Cổ Loa được tìm thấy khoảng 200 TCN.
Hệ thống giao thông Hà Nội rất đa dạng, bao gồm giao thông công cộng như xe buýt, taxi, giao thông cá nhân như xe máy (đa số), ô tô. Đặc biệt ở Hà Nội có loại hinh xích lô thường dùng để phục vụ du lịch. Ngoài ra Hà Nội cũng là đầu mối đường sắt và đường hàng không lớn nhất miền Bắc.
Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn, đặc biệt có sông Hồng chảy giữa thành phố, thuận lợi cho việc vận tải bằng đường sông. Trong vài năm trở lại đây đã xuất hiện thêm cả loại hình du lịch bằng tàu trên sông Hồng.
Hà Nội là một trong hai trung tâm văn hóa – giải trí lớn nhất của Việt Nam (cùng với Thành phố Hồ Chí Minh).
Hà Nội từ xưa đã được coi là một trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam. Rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật lớn đã ra đời trên địa bàn thành phố, cũng như rất nhiều danh nhân văn hóa của Việt Nam đã có thời gian hoạt động ở Hà Nội. Nhiều môn nghệ thuật từ thời phong kiến vẫn còn tồn tại đến ngày nay trên địa bàn thủ đô như ca trù, múa rối nước, tạo nên nét độc đáo riêng cho văn hóa Hà Nội. Một điểm đặc biệt của văn hóa Hà Nội là đã có rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật được sáng tác với chủ đề về chính Hà Nội và con người Hà Nội.
Tham quan và giải trí
Đền Ngọc Sơn và Cầu Thê Húc, Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ trước là vườn bách thú, Vườn Bách Thảo, Công viên Tuổi Trẻ, Công viên nước Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Hồ Thiền Quang, Hồ Trúc Bạch, Phủ Chủ Tịch, Lăng Hồ Chí Minh, Thành cổ Hà Nội, Thành Cổ Loa, Thăng long tứ trấn, Phủ Tây Hồ, Văn miếu, Chùa Một Cột, Chùa Quán Sứ, Khu phố cổ Hà Nội .
Ẩm thực Hà Nội
Bánh cuốn Thanh Trì, Phở Hà Nội, chả cá Lã Vọng, bánh cốm, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây, nem tai…
Khách sạn
Có nhiều khách sạn sang trọng ở Hà nội: đó là Sofitel Metropole, Hilton Hanoi Opera. Sofitel Metropole là khách sạn có từ thời kỳ là thuộc địa của Pháp. Khách sạn được bình chọn là khách sạn đẹp đứng thứ 2 ở châu Á bởi tạp chí du lịch Condé Nast nhờ vào vẻ đẹp cổ của nó (2007)
Từ thành phố Hồ Chí Minh bay ra Hà Nội, chúng ta sẽ đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài.
✨Sân Bay Quốc tế Nội Bài
Sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không quốc tế ở miền Bắc. Sân bay này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn thứ hai của Việt Nam hiện nay, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 45 km về phía Tây Bắc. Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (tiếng Anh: Noi Bai International Airport). Sân bay này do Cụm cảng hàng không miền Bắc (NAA), một cơ quan của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, quản lý.
Sân bay quốc tế Nội Bài, nguyên là một căn cứ không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam, đã được cải tạo để phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự.
✨Cầu Thăng Long
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300 trên quốc lộ Nam Thăng Long, con đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.
Chiều dài: 3.500m. Cầu đường bộ và đường sắt đi chung, gồm 2 tầng. Cầu có 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp cầu đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ.
Phường Nhật Tân
cách trung tâm thủ đô Hà Nội 7Km về phía tây bắc, Phường nằm ven Hồ Tây, có đường Âu Cơ đi Chèm (Thụy Phương) và đường Lạc Long Quân, thuộc quân Tây Hồ thành phố Hà Nội. Phía đông giáp phường Tứ Liên, phía đông nam giáp phường Quảng An, phía tây nam giáp phường Xuân La, phía tây và tây bắc giáp phường Phú Thượng, đông bắc giáp với sông Hồng và bên bờ bắc là xã Tàm Xá huyện Đông Anh.
Phường Nhật Tân trải dài hai bên bờ phía đông bắc và phía tây Hồ Tây. Bên bờ phía đông bắc Sông Hồng có thôn Bắc ở phía ngoài bãi và thôn Đông, bên bờ phía tây của Hồ Tây có thôn Tây và thôn Nam. Xã Nhật Tân trước năm 1945 có diện tích tự nhiên 341,2 Ha với khoảng trên 2000 nhân khẩu nhưng chỉ có 141,7 Ha đất canh tác. Phường Nhật Tân hiện nay với 365,2 Ha diện tích 341,2 Ha đất canh tác với trên 8000 người.
Tương truyền nghề trồng đào có ở Nhật Tân từ xuân Kỷ Dậu năm 1789. Lúc đó vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh đã sai người đến Nhật Chiêu (Nhật Tân ngày nay) lấy một cành đào đưa hỏa tốc đến Phú Xuân tặng Ngọc Hân công chúa báo tin thắng trận. Làng đào từ đó phát triển dần và định hình ở đây. Đến đầu thế kỷ XX Nhật Tân bắt đầu trồng loại hoa đào mới, hoa đào bích. Kỹ thuật trồng hoa đào ở Nhật Tân đạt đến trình độ điêu luyện không nơi nào theo kịp.
✨Sông Hồng
Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km.
Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà hay sông Cái. Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang , đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang. Đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì gọi là Sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà.
Sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chủ yếu nó chảy theo hướng tây bắc-đông nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái, Di, Cáp Nê, ở Việt Nam gọi là người Hà Nhì) trước khi sang Việt Nam ở thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc), giáp giới với thành phố Lào Cai của Việt Nam, rồi chảy qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định).
Ở Lào Cai sông Hồng cao hơn mực nước biển 73 m. Đến Yên Bái cách Lào Cai 145 km thì sông chỉ còn ở cao độ 55 m. Giữa hai thị trấn đó là 26 ghềnh thác, nước chảy xiết. Đến Việt Trì thì triền dốc sông không còn mấy nên lưu lượng chậm hẳn lại. Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu con sông này.
Các sông nhánh chính của sông Hồng có thể kể đến là sông Đà, sông Lô (với phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm). Sông Hồng có phân lưu phía tả ngạn là sông Đuống chảy từ Hà Nội đến Phả Lại thuộc Hải Dương và sông Luộc chảy từ Hưng Yên đến huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Hai sông này nối sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình. Phân lưu phía hữu ngạn là sông Đáy và sông Đài (còn gọi là Lạch Giang hay Ninh Cơ), nối sông Hồng và sông Đáy là hai sông Phủ Lý và sông Nam Định. Ở Trung Quốc, các sông như sông Lý Tiên (tức sông Đà), sông Đăng Điều (tức sông Nậm Na), sông Bàn Long (tức sông Lô) và sông Phổ Mai (tức sông Nho Quế) cùng một số sông nhỏ khác như sông Mễ Phúc, sông Nam Khê chảy qua biên giới hai nước vào Việt Nam.
Nước sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước.
✨Cầu Long Biên
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902) và đặt tên là cầu Doumer, đọc như Đu-me (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer). Dân gian còn gọi là cầu sông Cái. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ “1899 -1902 – Daydé & Pillé – Paris”.
Chiều dài toàn cầu 1.862 m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.
Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam của không lực Hoa Kỳ (1965-1972) cầu Long Biên bị ném bom 14 lần. Để bảo vệ cầu, bộ đội công binh và phòng không Việt Nam xây dựng hai trận địa pháo phòng không cao 11,5 m trên bãi cát nổi giữa sông Hồng (còn gọi là bãi giữa), để vẫn có thể bắn máy bay Hoa Kỳ khi có lũ cao nhất.
Lịch sử sử dụng cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến tranh.
Sang thời bình, do giao thông ngày một tăng trong thập kỷ 90, cầu Long Biên được sử dụng chỉ cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Việt Nam xây dựng thêm cầu Chương Dương nằm trong mục tiêu đáp ứng nhu cầu đi lại và để phát triển kinh tế, xã hội đô thị ở hai bờ sông Hồng Hà Nội. Cuối năm 2005 xe máy được phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương.
✨Cầu Chương Dương
Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, địa phận Hà Nội. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác.
Đây là cây cầu nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội.
Cầu được xây năm 1983, đưa vào sử dụng năm 1986.
Từ 2002 cầu được sửa chữa, gia cố. Cầu có chiều dài: 1.230m. Gồm 21 nhịp: 11 nhịp thép; 10 nhịp bê tông trong đó 7 nhịp ở phía Hà Nội và phía Gia Lâm có 3 nhịp.
✨Chùa Trấn Quốc
Chùa tọa lạc phía Nam hồ Tây, đường Thanh Niên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) giới thiệu chùa nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý Nam Đế (541-547) tại thôn Yên Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa được tiếp tục trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1637 về công việc tôn tạo này. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1824, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc từ đời Vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.,Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây từ thời Lý Nam Đế (541-547) ở gần sông Hồng, đến năm 1615, được dời vào vị trí ngày nay. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Chùa là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo phía đông của Hồ Tây, nên thuộc đất làng Yên Phụ, nơi có ngôi đình thờ thánh. Vào mùa xuân hằng năm dân làng tổ chức đám rước từ đình sang chùa rồi từ chùa về làng bằng cả một đoàn thuyền nối nhau cờ reo trống thúc tưng bừng.
✨Hồ Tây
Hồ Tây – hay còn có tên hồ Mù Sương (Dâm Đàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), Đầm Xác Cáo – là một hồ lớn nhất ở nội thành Hà Nội (với diện tích hơn 500 ha). Con đường đi vòng quanh hồ dài tới 17 km. Hồ nằm ở phía tây bắc Hà Nội. Có giả thuyết cho rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại sau khi sông đã đổi dòng.
Theo truyện “Hồ Tinh” thì hồ có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo vì truyện kể là có con cáo chín đuôi ẩn nấp ở đây làm hại dân. Long Quân dâng nước lên phá hang cáo, cáo chết nôn ra nước thành hồ tây bây giờ.
Theo truyện “Khổng Lồ đúc chuông” thì hồ lại có tên là Trâu Vàng. Truyện kể rằng ông Khổng Lồ có tài thu hết đồng đen của phương Bắc đem đúc thành chuông. Chuông đánh lên tiếng vang sang bên Bắc. Vì đồng đen là mẹ vàng nên con trâu vàng phương Bắc nghe tiếng chuông liền chạy đi tìm mẹ. Tới đây nó quần thảo mãi khiến chân bị chảy máu thành hồ tây
Theo sách xưa ghi chép thì thế kỷ 11, hồ này mang tên hồ Dâm Đàm (đầm Mù Sương). Tới thế kỷ 18 thì đã gọi là Tây Hồ.
Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh nổi tiếng. Từ thời Lý-Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thuý Hoa đời nhà Lý, tức điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường Chu Văn An.
✨Đền Quán Thánh
Nằm trên góc đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) và phố Quán Thánh (trông ra Hồ Tây), đền Quan Thánh là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – thần trấn cửa Bắc thành Thăng Long.
Đền Quán Thánh còn gọi là Trấn Vũ Quán là nơi thờ thánh Trấn Vũ tại Hà Nội. Tên đền có khi bị gọi nhầm là Quan Thánh.
Cứ như ba chữ tạc trên nóc cổng ra vào thì đây là Trấn Vũ Quán. Thực ra cái tên Đền Quán Thánh này mới có từ năm 1980. Trước kia tên gọi chính là Trấn Vũ Quán, và dân chúng gọi nôm na là Đền Quán Thánh. Quán là Đạo Quán và là nơi thờ tự của Đạo Giáo, cũng như chùa là của Phật Giáo. Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc (Thánh coi giữ phương Bắc).
Tương truyền đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Nhưng diện mạo đã được tu sửa vào năm 1838. Kiến trúc đền thuộc loại đẹp. Các mảng chạm, khắc trên gỗ có giá trị nghệ thuật rất cao. Bố cục không gian rất thoáng và hài hòa. Hồ Tây trước mặt tạo cho đền luôn có không khí mát mẻ quanh năm.
Trong đền có bức tượng Trấn Vũ đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng có hình dáng một người ngồi, y phục gọn gàng nhưng tóc lại bỏ xõa, chân không mang giày, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm thần có rắn quấn quanh và chống lên lưng rùa. Đó là một Đạo sĩ. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ.
✨Khu Phố Cổ Hà Nội
Khu Phố cổ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ 36 phố phường có bề dày gần một ngàn năm lịch sử của một khu đô thị buôn bán sầm uất.
Khu phố mang đậm trong mình những dấu vết lịch sử. Các phố mang tên các mặt hàng được sản xuất hoặc bày bán ở đó: phố Hàng Bông, phố Hàng Gai, phố Lò Rèn, phố Hàng Đường, …
Mạng lưới đô thị phản ánh cơ cấu tổ chức thành thị cổ xưa gồm 36 phường nghề . Cơ cấu này về mặt không gian và xã hội là hiện thân của một di sản phi vật chất đặc biệt, duy trì các nghề cổ và giới thiệu nhiều hoạt động mang tính chất truyền thống tại các khu phố.
Không những vậy, vẫn còn một di sản giàu kiến trúc đang tồn tại. Nhiều ngôi nhà cổ như những ngôi nhà ở có nhiều giá trị, đình, đền thờ và nhiều ngôi chùa đã minh chứng cho điều đó. Kiến trúc của khu phố cổ được thể hiện đặc biệt qua 3 phong cách: cách xây dựng theo kiểu truyền thống của Việt Nam hoặc Trung Quốc, kiến trúc thuộc địa kiểu Pháp và phong cách nghệ thuật trang trí.
Ngày nay, khu Phố cổ đang tận dụng cơ hội phát triển kinh tế và đón nhận một lượng khách du lịch rất lớn : các quán cà-phê, nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm thủ công và các khách sạn nhỏ đã lần lượt ra đời. Một số nghề như nghề thủ công lụa tơ tằm và buôn bán kim hoàn đã có những bước phát triển vượt bậc.
Để bảo tồn di sản của khu phố cổ, Bộ xây dựng Việt Nam ngay từ năm 1995 đã ra quyết định về nguyên tắc bảo tồn và trùng tu khu Phố cổ.
Bộ văn hoá và thông tin Việt Nam đã xếp hạng Khu phố cổ danh hiệu Di sản lịch sử của quốc gia ngày 5 tháng 4 năm 2004.
✨Rối Nước Thăng Long
Trong nhiều loại hình nghệ thuật cổ truyền ở nước ta, múa rối nước là một trong những môn nghệ thuật được mời biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới, được khán giả các nước hoan nghênh nhiệt liệt. Báo chí nước ngoài đã có nhiều bài viết về môn nghệ thuật độc đáo này với nhận định “Múa rối nước đã trả cho nhân loại một di sản văn hoá vinh quang mà trước đây nó bị nằm trong quên lãng”. Hiện nay, múa rối nước Việt Nam đang được đề nghị công nhận là di sản văn hoá của nhân loại.
Theo sử liệu cũ, múa rối nước ở nước ta có từ lâu đời. Nghệ thuật múa rối nước là sản phẩm đặc sắc của vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam với nền văn minh lúa nước. Mỗi phường múa rối nước đều có những đặc điểm, thế mạnh riêng, nhưng nhìn chung, các tích trò đều gắn với truyền thuyết lâu đời từ thời dựng nước, phản ánh sinh hoạt và lao động của người nông dân trên đồng ruộng với bao lo toan vất vả trước thiên tai, địch hoạ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời.
Múa rối nước cũng như các loại hình nghệ thuật dân gian khác không phải tất cả đều sinh ra từ Thăng Long – Hà Nội, nhưng khi được trình diến ở đất Kinh kỳ – nơi hội tụ, kết tinh, toả sáng và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc – bộ môn nghệ thuật đó dần được nâng cao cả về nội dung và hình thức. Chất bác học hoà quyện với chất dân gian làm cho nghệ thuật Thăng Long – Hà Nội có nhựa sống dồi dào, khắc phục những thô sơ, thô thiển của buổi sơ khai để vươn tới hoàn thiện.
✨Hồ Gươm
Hồ Gươm với Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn… đi vào lòng người xa xứ, vào trái tim du khách, in đậm trong tim những người chưa một lần đến thủ đô như một biểu tượng đẹp nhất.
Hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm là một hồ nước ngọt nằm giữa thủ đô Hà Nội. Tên hồ cũng được đặt cho một quận của Hà Nội, quận Hoàn Kiếm.
Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi.
Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa
Hồ Hoàn Kiếm được du khách cho là một thắng cảnh của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu,… bên cạnh những công trình kiến trúc hiện đại. Toà nhà Bưu điện với tháp đồng hồ cổ kính in bóng hồ Gươm đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội.
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp.
✨Đền Ngọc Sơn
Trên đất kinh kỳ Thǎng Long – Đông Đô – Hà Nội, nghìn nǎm vǎn hiến thì sự dung hợp về tôn giáo được thể hiện khá rõ nét tại đền Ngọc Sơn. Cùng với Hồ Gươm và Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn đã tạo nên một quần thể hoàn chỉnh, đẹp đẽ. Quần thể này đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng nhất cho Hà Nội ngày nay.
Sự hỗn dung của Đạo giáo, Đạo Phật, Đạo Nho (hay còn gọi: Tam giáo đồng nguyên), không chỉ ở hiện trạng bây giờ, mà nó còn được thể hiện trong lịch sử xây dựng đền Ngọc Sơn. Trước hết là sự thể hiện tinh thần Nho giáo một cách sâu sắc ở Tháp Bút và Đài Nghiên. Cạnh đó, Đài Nghiên được đặt trên cửa cuốn. Đài Nghiên được tạc bằng đá hình nửa quả đào có ba con ếch đội. Tháp Bút, Đài Nghiên biểu trưng cho quan điểm trọng vǎn chương, anh tài của Nho giáo. Qua cửa cuốn là cầu Thê Húc dẫn đến Đắc Nguyệt Lầu (lầu được trǎng). Cả cầu Thê Húc lẫn Đắc Nguyệt Lầu mang đậm mầu sắc Đạo giáo.
Khu vực chính của đền Ngọc Sơn có ba phần: phía trước là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng); giữa là điện thờ chính, sau cùng là Hậu Cung. Điện thờ chính là nơi thờ Vǎn Xương Đế Quân cùng chư vị Thần Tiên, ở đây mầu sắc Đạo giáo rõ rệt. Phần Hậu Cung là nơi thờ trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, tượng Đức Thánh Trần với bàn thờ ở giữa, còn một bên là bàn thờ Phật với tượng Quan Âm Bồ Tát và Thiện Tài Đồng Tử, bên kia là bàn thờ Thần linh, sơn Thần, Thổ địa. Bức tường trước Hậu Cung thì lại có sự dung hòa giữa Đạo giáo và Nho giáo, giữa hai chữ Trung – Nghĩa là hình Bát quái.
Đền Ngọc Sơn vẫn đứng đó, Tháp Bút vẫn đang viết lên trời xanh, tất cả không chỉ là một quần thể đẹp đẽ giữa lòng Hà Nội, đó còn là thế giới tâm linh, khẩu khí của con người Việt Nam xưa và nay.
✨Quảng Trường Ba Đình
Hà Nội là trái tim của nước Việt Nam, Quảng trường Ba Đình là trái tim của Hà Nội. Tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và cả nước. Ngày trước, đây vốn là khu vực cửa tây của thành Hà Nội cổ. Thực dân Pháp phá thành làm một vườn hoa nhỏ gọi là điểm tròn Puy-gi-ni-nơ. Năm 1945 mới có tên là vườn hoa Ba Đình. Chữ Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba Đình ở tỉnh Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9 -1886 đến tháng 1-1887.
Quảng trường là nơi chứng kiến hàng trăm nghìn người về dự lễ Độc lập ngày 2-9-1945. Ngày 9-9-1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, tại Quảng trường này, đồng bào thủ đô và các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới đây dự lễ truy điệu trọng thể vị Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất.
Ngày nay, mặt chính của quảng trường là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước lăng là khoảng không gian rộng lớn với 320m chiều dài và 100m chiều rộng, đủ chỗ cho 200 nghìn người dự mít tinh. Quảng trường có 168 ô cỏ bốn mùa xanh tươi. Chính giữa là cột cờ. Quảng trường Ba Đình đã trở thành không gian thiêng liêng của thủ đô Hà Nội.
✨Lăng Hồ Chí Minh
Lăng Hồ Chí Minh, hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: “Chủ tịch Hồ-Chí-Minh” bằng đá hồng màu mận chín. Lăng được xây theo kiểu kiến trúc hiện thực xã hội chủ nghĩa, lấy nguyên bản của Lăng Lenin.
Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh qua đời. Nghĩ tới lúc thống nhất đồng bào còn được thấy ông, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức khởi công xây lăng vào 2 tháng 9 năm 1973.
Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh. Lăng Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng.
Lăng Hồ Chí Minh hoạt động 5 ngày một tuần (trừ thứ hai và thứ sáu), mỗi năm có hai lần đóng cửa vào tháng 11 hoặc tháng 12 để trùng tu và bảo quản thi hài.
✨Văn Miếu-Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi.
Văn Miếu được xây dựng từ “tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.”.
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử).Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.
Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau.
Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.
✨Chùa Một Cột
Tên thường gọi là chùa Một Cột, nằm trong quần thể chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi thọ). Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình – Hà Nội, ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Theo Đại Việt ký sự toàn thư, chùa được xây dựng vào nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1409) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toà Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.
Theo vǎn bia dựng nǎm Cảnh Trị 3 do hoà thượng Lê Tất Đạt ghi, chùa được dựng từ thời thuộc Đường: “Nǎm đầu niên hiệu Hàm Thông thời Đường…, dựng một cột đá ở giữa hồ, trên cột xây một toà lầu ngọc trong đó đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng. Khí đất chung đúc anh linh, cầu gì được nấy. Đến khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, nên càng linh thiêng. Khi Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó Hoàng hậu có mang hoàng tử. Vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng…”
Đời Lý Nhân Tông, nǎm Anh Vũ Chiêu Thánh 5 (1080) vua cho đúc chuông lớn để treo ở chùa gọi là “Giác Thế chung” (chuông thức tỉnh người đời) và một toà phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng, nhưng vì chuông quá nặng không sao treo lên được, phải để dưới đất nên đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở, được gọi là ruộng Quy Điền và quả chuông cũng được gọi là chuông Quy Điền. Khi quân Minh bị bao vây ở Đông Quan, hết quân khí, Vương Thông đã cho phá quả chuông này để đúc súng đạn.
Quy mô chùa Một Cột vào thế kỷ 12 to lớn lộng lẫy hơn như hiện nay rất nhiều. Vǎn bia Tháp sùng Thiện Diên Linh chùa Long Đọi (Nam Hà) dựng nǎm 1121, mười sáu nǎm sau khi chùa mới hoàn thành, cung cấp cho ta hình ảnh chân thực nhất về một ngôi chùa Một Cột thời Lý
Toà đài sen (Liên Hoa Đài), ta quen gọi là chùa Một Cột có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá.
Chùa Một cột đã được Bộ Vǎn hoá xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật ngày 28-4-1962.
✨Nhà Sàn Bác Hồ
Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời.
Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.
Nhân dân từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng. Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngân hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê…
✨Khu Di Tích Phủ Chủ Tịch
Phủ Chủ tịch là toà nhà bốn tầng nhìn ra đường Hùng Vương, được xây dựng năm 1901. Thời Pháp thuộc, đây là nơi ở và làm việc của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (có tên là Phủ Toàn quyền). Hiện nay, địa điểm này là nơi các vị đứng đầu Nhà nước ta tiếp đón các đoàn khách quan trọng nước ngoài và là nơi để các đại sứ các nước đến trình quốc thư. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì nhiều cuộc họp Hội đồng Chính phủ…
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, đồng thời cũng là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch quan trọng của Việt Nam. Hà Nội là thủ đô lâu đời của Việt Nam và tính đến tháng 10 năm 2010 Hà Nội kỉ niệm 1000 năm.
Hà Nội nằm ở bờ phải của con sông Hồng, cách thành phố Hồ Chí Minh 1760 km. Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, giáp với 6 tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía tây.
Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Việt Nam sau ngày Bắc Nam thống nhất 2 tháng 7 năm 1976.
Hà Nội còn có nhiều các tên gọi không chính thức khác, chủ yếu xuất hiện trong văn thơ và dân gian: Trường An hay Tràng An (lấy theo tên gọi của kinh đô của Trung Quốc thời kỳ nhà Hán và nhà Đường); Phượng Thành hay Phụng Thành (trong bài phú của Nguyễn Giản Thanh); Long Thành, Long Biên, Kẻ Chợ (trong dân gian); Thượng Kinh, Kinh Kỳ, Hà Thành, Hoàng Diệu, ngay sau Cách mạng tháng Tám – 1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử dụng tên này để chỉ Hà Nội.
Vùng đất quanh Hà Nội hiện đại hiện nay được biết đến ít nhất 3000 TCN. Một trong những điều đầu tiên được biết đến là thành Cổ Loa được tìm thấy khoảng 200 TCN.
Hệ thống giao thông Hà Nội rất đa dạng, bao gồm giao thông công cộng như xe buýt, taxi, giao thông cá nhân như xe máy (đa số), ô tô. Đặc biệt ở Hà Nội có loại hinh xích lô thường dùng để phục vụ du lịch. Ngoài ra Hà Nội cũng là đầu mối đường sắt và đường hàng không lớn nhất miền Bắc.
Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn, đặc biệt có sông Hồng chảy giữa thành phố, thuận lợi cho việc vận tải bằng đường sông. Trong vài năm trở lại đây đã xuất hiện thêm cả loại hình du lịch bằng tàu trên sông Hồng.
Hà Nội là một trong hai trung tâm văn hóa – giải trí lớn nhất của Việt Nam (cùng với Thành phố Hồ Chí Minh).
Hà Nội từ xưa đã được coi là một trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam. Rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật lớn đã ra đời trên địa bàn thành phố, cũng như rất nhiều danh nhân văn hóa của Việt Nam đã có thời gian hoạt động ở Hà Nội. Nhiều môn nghệ thuật từ thời phong kiến vẫn còn tồn tại đến ngày nay trên địa bàn thủ đô như ca trù, múa rối nước, tạo nên nét độc đáo riêng cho văn hóa Hà Nội. Một điểm đặc biệt của văn hóa Hà Nội là đã có rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật được sáng tác với chủ đề về chính Hà Nội và con người Hà Nội.
Tham quan và giải trí
Đền Ngọc Sơn và Cầu Thê Húc, Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ trước là vườn bách thú, Vườn Bách Thảo, Công viên Tuổi Trẻ, Công viên nước Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Hồ Thiền Quang, Hồ Trúc Bạch, Phủ Chủ Tịch, Lăng Hồ Chí Minh, Thành cổ Hà Nội, Thành Cổ Loa, Thăng long tứ trấn, Phủ Tây Hồ, Văn miếu, Chùa Một Cột, Chùa Quán Sứ, Khu phố cổ Hà Nội .
Ẩm thực Hà Nội
Bánh cuốn Thanh Trì, Phở Hà Nội, chả cá Lã Vọng, bánh cốm, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây, nem tai…
Khách sạn
Có nhiều khách sạn sang trọng ở Hà nội: đó là Sofitel Metropole, Hilton Hanoi Opera. Sofitel Metropole là khách sạn có từ thời kỳ là thuộc địa của Pháp. Khách sạn được bình chọn là khách sạn đẹp đứng thứ 2 ở châu Á bởi tạp chí du lịch Condé Nast nhờ vào vẻ đẹp cổ của nó (2007)
Từ thành phố Hồ Chí Minh bay ra Hà Nội, chúng ta sẽ đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài.
✨Sân Bay Quốc tế Nội Bài
Sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không quốc tế ở miền Bắc. Sân bay này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn thứ hai của Việt Nam hiện nay, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 45 km về phía Tây Bắc. Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (tiếng Anh: Noi Bai International Airport). Sân bay này do Cụm cảng hàng không miền Bắc (NAA), một cơ quan của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, quản lý.
Sân bay quốc tế Nội Bài, nguyên là một căn cứ không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam, đã được cải tạo để phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự.
✨Cầu Thăng Long
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300 trên quốc lộ Nam Thăng Long, con đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.
Chiều dài: 3.500m. Cầu đường bộ và đường sắt đi chung, gồm 2 tầng. Cầu có 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp cầu đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ.
Phường Nhật Tân
cách trung tâm thủ đô Hà Nội 7Km về phía tây bắc, Phường nằm ven Hồ Tây, có đường Âu Cơ đi Chèm (Thụy Phương) và đường Lạc Long Quân, thuộc quân Tây Hồ thành phố Hà Nội. Phía đông giáp phường Tứ Liên, phía đông nam giáp phường Quảng An, phía tây nam giáp phường Xuân La, phía tây và tây bắc giáp phường Phú Thượng, đông bắc giáp với sông Hồng và bên bờ bắc là xã Tàm Xá huyện Đông Anh.
Phường Nhật Tân trải dài hai bên bờ phía đông bắc và phía tây Hồ Tây. Bên bờ phía đông bắc Sông Hồng có thôn Bắc ở phía ngoài bãi và thôn Đông, bên bờ phía tây của Hồ Tây có thôn Tây và thôn Nam. Xã Nhật Tân trước năm 1945 có diện tích tự nhiên 341,2 Ha với khoảng trên 2000 nhân khẩu nhưng chỉ có 141,7 Ha đất canh tác. Phường Nhật Tân hiện nay với 365,2 Ha diện tích 341,2 Ha đất canh tác với trên 8000 người.
Tương truyền nghề trồng đào có ở Nhật Tân từ xuân Kỷ Dậu năm 1789. Lúc đó vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh đã sai người đến Nhật Chiêu (Nhật Tân ngày nay) lấy một cành đào đưa hỏa tốc đến Phú Xuân tặng Ngọc Hân công chúa báo tin thắng trận. Làng đào từ đó phát triển dần và định hình ở đây. Đến đầu thế kỷ XX Nhật Tân bắt đầu trồng loại hoa đào mới, hoa đào bích. Kỹ thuật trồng hoa đào ở Nhật Tân đạt đến trình độ điêu luyện không nơi nào theo kịp.
✨Sông Hồng
Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km.
Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà hay sông Cái. Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang , đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang. Đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì gọi là Sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà.
Sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chủ yếu nó chảy theo hướng tây bắc-đông nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái, Di, Cáp Nê, ở Việt Nam gọi là người Hà Nhì) trước khi sang Việt Nam ở thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc), giáp giới với thành phố Lào Cai của Việt Nam, rồi chảy qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định).
Ở Lào Cai sông Hồng cao hơn mực nước biển 73 m. Đến Yên Bái cách Lào Cai 145 km thì sông chỉ còn ở cao độ 55 m. Giữa hai thị trấn đó là 26 ghềnh thác, nước chảy xiết. Đến Việt Trì thì triền dốc sông không còn mấy nên lưu lượng chậm hẳn lại. Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu con sông này.
Các sông nhánh chính của sông Hồng có thể kể đến là sông Đà, sông Lô (với phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm). Sông Hồng có phân lưu phía tả ngạn là sông Đuống chảy từ Hà Nội đến Phả Lại thuộc Hải Dương và sông Luộc chảy từ Hưng Yên đến huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Hai sông này nối sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình. Phân lưu phía hữu ngạn là sông Đáy và sông Đài (còn gọi là Lạch Giang hay Ninh Cơ), nối sông Hồng và sông Đáy là hai sông Phủ Lý và sông Nam Định. Ở Trung Quốc, các sông như sông Lý Tiên (tức sông Đà), sông Đăng Điều (tức sông Nậm Na), sông Bàn Long (tức sông Lô) và sông Phổ Mai (tức sông Nho Quế) cùng một số sông nhỏ khác như sông Mễ Phúc, sông Nam Khê chảy qua biên giới hai nước vào Việt Nam.
Nước sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước.
✨Cầu Long Biên
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902) và đặt tên là cầu Doumer, đọc như Đu-me (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer). Dân gian còn gọi là cầu sông Cái. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ “1899 -1902 – Daydé & Pillé – Paris”.
Chiều dài toàn cầu 1.862 m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.
Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam của không lực Hoa Kỳ (1965-1972) cầu Long Biên bị ném bom 14 lần. Để bảo vệ cầu, bộ đội công binh và phòng không Việt Nam xây dựng hai trận địa pháo phòng không cao 11,5 m trên bãi cát nổi giữa sông Hồng (còn gọi là bãi giữa), để vẫn có thể bắn máy bay Hoa Kỳ khi có lũ cao nhất.
Lịch sử sử dụng cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến tranh.
Sang thời bình, do giao thông ngày một tăng trong thập kỷ 90, cầu Long Biên được sử dụng chỉ cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Việt Nam xây dựng thêm cầu Chương Dương nằm trong mục tiêu đáp ứng nhu cầu đi lại và để phát triển kinh tế, xã hội đô thị ở hai bờ sông Hồng Hà Nội. Cuối năm 2005 xe máy được phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương.
✨Cầu Chương Dương
Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, địa phận Hà Nội. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác.
Đây là cây cầu nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội.
Cầu được xây năm 1983, đưa vào sử dụng năm 1986.
Từ 2002 cầu được sửa chữa, gia cố. Cầu có chiều dài: 1.230m. Gồm 21 nhịp: 11 nhịp thép; 10 nhịp bê tông trong đó 7 nhịp ở phía Hà Nội và phía Gia Lâm có 3 nhịp.
✨Chùa Trấn Quốc
Chùa tọa lạc phía Nam hồ Tây, đường Thanh Niên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) giới thiệu chùa nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý Nam Đế (541-547) tại thôn Yên Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa được tiếp tục trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1637 về công việc tôn tạo này. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1824, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc từ đời Vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.,Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây từ thời Lý Nam Đế (541-547) ở gần sông Hồng, đến năm 1615, được dời vào vị trí ngày nay. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Chùa là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo phía đông của Hồ Tây, nên thuộc đất làng Yên Phụ, nơi có ngôi đình thờ thánh. Vào mùa xuân hằng năm dân làng tổ chức đám rước từ đình sang chùa rồi từ chùa về làng bằng cả một đoàn thuyền nối nhau cờ reo trống thúc tưng bừng.
✨Hồ Tây
Hồ Tây – hay còn có tên hồ Mù Sương (Dâm Đàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), Đầm Xác Cáo – là một hồ lớn nhất ở nội thành Hà Nội (với diện tích hơn 500 ha). Con đường đi vòng quanh hồ dài tới 17 km. Hồ nằm ở phía tây bắc Hà Nội. Có giả thuyết cho rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại sau khi sông đã đổi dòng.
Theo truyện “Hồ Tinh” thì hồ có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo vì truyện kể là có con cáo chín đuôi ẩn nấp ở đây làm hại dân. Long Quân dâng nước lên phá hang cáo, cáo chết nôn ra nước thành hồ tây bây giờ.
Theo truyện “Khổng Lồ đúc chuông” thì hồ lại có tên là Trâu Vàng. Truyện kể rằng ông Khổng Lồ có tài thu hết đồng đen của phương Bắc đem đúc thành chuông. Chuông đánh lên tiếng vang sang bên Bắc. Vì đồng đen là mẹ vàng nên con trâu vàng phương Bắc nghe tiếng chuông liền chạy đi tìm mẹ. Tới đây nó quần thảo mãi khiến chân bị chảy máu thành hồ tây
Theo sách xưa ghi chép thì thế kỷ 11, hồ này mang tên hồ Dâm Đàm (đầm Mù Sương). Tới thế kỷ 18 thì đã gọi là Tây Hồ.
Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh nổi tiếng. Từ thời Lý-Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thuý Hoa đời nhà Lý, tức điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường Chu Văn An.
✨Đền Quán Thánh
Nằm trên góc đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) và phố Quán Thánh (trông ra Hồ Tây), đền Quan Thánh là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – thần trấn cửa Bắc thành Thăng Long.
Đền Quán Thánh còn gọi là Trấn Vũ Quán là nơi thờ thánh Trấn Vũ tại Hà Nội. Tên đền có khi bị gọi nhầm là Quan Thánh.
Cứ như ba chữ tạc trên nóc cổng ra vào thì đây là Trấn Vũ Quán. Thực ra cái tên Đền Quán Thánh này mới có từ năm 1980. Trước kia tên gọi chính là Trấn Vũ Quán, và dân chúng gọi nôm na là Đền Quán Thánh. Quán là Đạo Quán và là nơi thờ tự của Đạo Giáo, cũng như chùa là của Phật Giáo. Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc (Thánh coi giữ phương Bắc).
Tương truyền đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Nhưng diện mạo đã được tu sửa vào năm 1838. Kiến trúc đền thuộc loại đẹp. Các mảng chạm, khắc trên gỗ có giá trị nghệ thuật rất cao. Bố cục không gian rất thoáng và hài hòa. Hồ Tây trước mặt tạo cho đền luôn có không khí mát mẻ quanh năm.
Trong đền có bức tượng Trấn Vũ đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng có hình dáng một người ngồi, y phục gọn gàng nhưng tóc lại bỏ xõa, chân không mang giày, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm thần có rắn quấn quanh và chống lên lưng rùa. Đó là một Đạo sĩ. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ.
✨Khu Phố Cổ Hà Nội
Khu Phố cổ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ 36 phố phường có bề dày gần một ngàn năm lịch sử của một khu đô thị buôn bán sầm uất.
Khu phố mang đậm trong mình những dấu vết lịch sử. Các phố mang tên các mặt hàng được sản xuất hoặc bày bán ở đó: phố Hàng Bông, phố Hàng Gai, phố Lò Rèn, phố Hàng Đường, …
Mạng lưới đô thị phản ánh cơ cấu tổ chức thành thị cổ xưa gồm 36 phường nghề . Cơ cấu này về mặt không gian và xã hội là hiện thân của một di sản phi vật chất đặc biệt, duy trì các nghề cổ và giới thiệu nhiều hoạt động mang tính chất truyền thống tại các khu phố.
Không những vậy, vẫn còn một di sản giàu kiến trúc đang tồn tại. Nhiều ngôi nhà cổ như những ngôi nhà ở có nhiều giá trị, đình, đền thờ và nhiều ngôi chùa đã minh chứng cho điều đó. Kiến trúc của khu phố cổ được thể hiện đặc biệt qua 3 phong cách: cách xây dựng theo kiểu truyền thống của Việt Nam hoặc Trung Quốc, kiến trúc thuộc địa kiểu Pháp và phong cách nghệ thuật trang trí.
Ngày nay, khu Phố cổ đang tận dụng cơ hội phát triển kinh tế và đón nhận một lượng khách du lịch rất lớn : các quán cà-phê, nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm thủ công và các khách sạn nhỏ đã lần lượt ra đời. Một số nghề như nghề thủ công lụa tơ tằm và buôn bán kim hoàn đã có những bước phát triển vượt bậc.
Để bảo tồn di sản của khu phố cổ, Bộ xây dựng Việt Nam ngay từ năm 1995 đã ra quyết định về nguyên tắc bảo tồn và trùng tu khu Phố cổ.
Bộ văn hoá và thông tin Việt Nam đã xếp hạng Khu phố cổ danh hiệu Di sản lịch sử của quốc gia ngày 5 tháng 4 năm 2004.
✨Rối Nước Thăng Long
Trong nhiều loại hình nghệ thuật cổ truyền ở nước ta, múa rối nước là một trong những môn nghệ thuật được mời biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới, được khán giả các nước hoan nghênh nhiệt liệt. Báo chí nước ngoài đã có nhiều bài viết về môn nghệ thuật độc đáo này với nhận định “Múa rối nước đã trả cho nhân loại một di sản văn hoá vinh quang mà trước đây nó bị nằm trong quên lãng”. Hiện nay, múa rối nước Việt Nam đang được đề nghị công nhận là di sản văn hoá của nhân loại.
Theo sử liệu cũ, múa rối nước ở nước ta có từ lâu đời. Nghệ thuật múa rối nước là sản phẩm đặc sắc của vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam với nền văn minh lúa nước. Mỗi phường múa rối nước đều có những đặc điểm, thế mạnh riêng, nhưng nhìn chung, các tích trò đều gắn với truyền thuyết lâu đời từ thời dựng nước, phản ánh sinh hoạt và lao động của người nông dân trên đồng ruộng với bao lo toan vất vả trước thiên tai, địch hoạ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời.
Múa rối nước cũng như các loại hình nghệ thuật dân gian khác không phải tất cả đều sinh ra từ Thăng Long – Hà Nội, nhưng khi được trình diến ở đất Kinh kỳ – nơi hội tụ, kết tinh, toả sáng và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc – bộ môn nghệ thuật đó dần được nâng cao cả về nội dung và hình thức. Chất bác học hoà quyện với chất dân gian làm cho nghệ thuật Thăng Long – Hà Nội có nhựa sống dồi dào, khắc phục những thô sơ, thô thiển của buổi sơ khai để vươn tới hoàn thiện.
✨Hồ Gươm
Hồ Gươm với Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn… đi vào lòng người xa xứ, vào trái tim du khách, in đậm trong tim những người chưa một lần đến thủ đô như một biểu tượng đẹp nhất.
Hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm là một hồ nước ngọt nằm giữa thủ đô Hà Nội. Tên hồ cũng được đặt cho một quận của Hà Nội, quận Hoàn Kiếm.
Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi.
Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa
Hồ Hoàn Kiếm được du khách cho là một thắng cảnh của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu,… bên cạnh những công trình kiến trúc hiện đại. Toà nhà Bưu điện với tháp đồng hồ cổ kính in bóng hồ Gươm đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội.
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp.
✨Đền Ngọc Sơn
Trên đất kinh kỳ Thǎng Long – Đông Đô – Hà Nội, nghìn nǎm vǎn hiến thì sự dung hợp về tôn giáo được thể hiện khá rõ nét tại đền Ngọc Sơn. Cùng với Hồ Gươm và Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn đã tạo nên một quần thể hoàn chỉnh, đẹp đẽ. Quần thể này đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng nhất cho Hà Nội ngày nay.
Sự hỗn dung của Đạo giáo, Đạo Phật, Đạo Nho (hay còn gọi: Tam giáo đồng nguyên), không chỉ ở hiện trạng bây giờ, mà nó còn được thể hiện trong lịch sử xây dựng đền Ngọc Sơn. Trước hết là sự thể hiện tinh thần Nho giáo một cách sâu sắc ở Tháp Bút và Đài Nghiên. Cạnh đó, Đài Nghiên được đặt trên cửa cuốn. Đài Nghiên được tạc bằng đá hình nửa quả đào có ba con ếch đội. Tháp Bút, Đài Nghiên biểu trưng cho quan điểm trọng vǎn chương, anh tài của Nho giáo. Qua cửa cuốn là cầu Thê Húc dẫn đến Đắc Nguyệt Lầu (lầu được trǎng). Cả cầu Thê Húc lẫn Đắc Nguyệt Lầu mang đậm mầu sắc Đạo giáo.
Khu vực chính của đền Ngọc Sơn có ba phần: phía trước là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng); giữa là điện thờ chính, sau cùng là Hậu Cung. Điện thờ chính là nơi thờ Vǎn Xương Đế Quân cùng chư vị Thần Tiên, ở đây mầu sắc Đạo giáo rõ rệt. Phần Hậu Cung là nơi thờ trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, tượng Đức Thánh Trần với bàn thờ ở giữa, còn một bên là bàn thờ Phật với tượng Quan Âm Bồ Tát và Thiện Tài Đồng Tử, bên kia là bàn thờ Thần linh, sơn Thần, Thổ địa. Bức tường trước Hậu Cung thì lại có sự dung hòa giữa Đạo giáo và Nho giáo, giữa hai chữ Trung – Nghĩa là hình Bát quái.
Đền Ngọc Sơn vẫn đứng đó, Tháp Bút vẫn đang viết lên trời xanh, tất cả không chỉ là một quần thể đẹp đẽ giữa lòng Hà Nội, đó còn là thế giới tâm linh, khẩu khí của con người Việt Nam xưa và nay.
✨Quảng Trường Ba Đình
Hà Nội là trái tim của nước Việt Nam, Quảng trường Ba Đình là trái tim của Hà Nội. Tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và cả nước. Ngày trước, đây vốn là khu vực cửa tây của thành Hà Nội cổ. Thực dân Pháp phá thành làm một vườn hoa nhỏ gọi là điểm tròn Puy-gi-ni-nơ. Năm 1945 mới có tên là vườn hoa Ba Đình. Chữ Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba Đình ở tỉnh Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9 -1886 đến tháng 1-1887.
Quảng trường là nơi chứng kiến hàng trăm nghìn người về dự lễ Độc lập ngày 2-9-1945. Ngày 9-9-1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, tại Quảng trường này, đồng bào thủ đô và các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới đây dự lễ truy điệu trọng thể vị Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất.
Ngày nay, mặt chính của quảng trường là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước lăng là khoảng không gian rộng lớn với 320m chiều dài và 100m chiều rộng, đủ chỗ cho 200 nghìn người dự mít tinh. Quảng trường có 168 ô cỏ bốn mùa xanh tươi. Chính giữa là cột cờ. Quảng trường Ba Đình đã trở thành không gian thiêng liêng của thủ đô Hà Nội.
✨Lăng Hồ Chí Minh
Lăng Hồ Chí Minh, hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: “Chủ tịch Hồ-Chí-Minh” bằng đá hồng màu mận chín. Lăng được xây theo kiểu kiến trúc hiện thực xã hội chủ nghĩa, lấy nguyên bản của Lăng Lenin.
Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh qua đời. Nghĩ tới lúc thống nhất đồng bào còn được thấy ông, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức khởi công xây lăng vào 2 tháng 9 năm 1973.
Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh. Lăng Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng.
Lăng Hồ Chí Minh hoạt động 5 ngày một tuần (trừ thứ hai và thứ sáu), mỗi năm có hai lần đóng cửa vào tháng 11 hoặc tháng 12 để trùng tu và bảo quản thi hài.
✨Văn Miếu-Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi.
Văn Miếu được xây dựng từ “tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.”.
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử).Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.
Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau.
Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.
✨Chùa Một Cột
Tên thường gọi là chùa Một Cột, nằm trong quần thể chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi thọ). Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình – Hà Nội, ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Theo Đại Việt ký sự toàn thư, chùa được xây dựng vào nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1409) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toà Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.
Theo vǎn bia dựng nǎm Cảnh Trị 3 do hoà thượng Lê Tất Đạt ghi, chùa được dựng từ thời thuộc Đường: “Nǎm đầu niên hiệu Hàm Thông thời Đường…, dựng một cột đá ở giữa hồ, trên cột xây một toà lầu ngọc trong đó đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng. Khí đất chung đúc anh linh, cầu gì được nấy. Đến khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, nên càng linh thiêng. Khi Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó Hoàng hậu có mang hoàng tử. Vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng…”
Đời Lý Nhân Tông, nǎm Anh Vũ Chiêu Thánh 5 (1080) vua cho đúc chuông lớn để treo ở chùa gọi là “Giác Thế chung” (chuông thức tỉnh người đời) và một toà phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng, nhưng vì chuông quá nặng không sao treo lên được, phải để dưới đất nên đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở, được gọi là ruộng Quy Điền và quả chuông cũng được gọi là chuông Quy Điền. Khi quân Minh bị bao vây ở Đông Quan, hết quân khí, Vương Thông đã cho phá quả chuông này để đúc súng đạn.
Quy mô chùa Một Cột vào thế kỷ 12 to lớn lộng lẫy hơn như hiện nay rất nhiều. Vǎn bia Tháp sùng Thiện Diên Linh chùa Long Đọi (Nam Hà) dựng nǎm 1121, mười sáu nǎm sau khi chùa mới hoàn thành, cung cấp cho ta hình ảnh chân thực nhất về một ngôi chùa Một Cột thời Lý
Toà đài sen (Liên Hoa Đài), ta quen gọi là chùa Một Cột có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá.
Chùa Một cột đã được Bộ Vǎn hoá xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật ngày 28-4-1962.
✨Nhà Sàn Bác Hồ
Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời.
Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.
Nhân dân từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng. Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngân hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê…
✨Khu Di Tích Phủ Chủ Tịch
Phủ Chủ tịch là toà nhà bốn tầng nhìn ra đường Hùng Vương, được xây dựng năm 1901. Thời Pháp thuộc, đây là nơi ở và làm việc của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (có tên là Phủ Toàn quyền). Hiện nay, địa điểm này là nơi các vị đứng đầu Nhà nước ta tiếp đón các đoàn khách quan trọng nước ngoài và là nơi để các đại sứ các nước đến trình quốc thư. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì nhiều cuộc họp Hội đồng Chính phủ…