Lịch sử vùng trà Lâm Đồng có thể kể đến thời điểm xuất hiện đầu tiên ở Lâm Đồng vào năm 1927 tại Cầu Đất (Đà Lạt), sau đó theo quá trình hình thành và phát triển, cây trà có mặt tại Di Linh và Bảo Lộc sau năm 1930, khi thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành con đường quốc lộ 20 từ Đà Lạt đi Sài Gòn. Cây trà là một trong những loại cây công nghiệp xuất hiện sớm nhất ở vùng đất B’lao và khẳng định được vị trí chủ đạo của mình ở vùng đất này, bắt đầu từ những đồn điền của người Pháp như: Felit B’lao, B’lao Sierré…
Dọc theo quốc lộ 20, về đến địa phận xã Lộc Tiến (Bảo Lộc) gặp ngay một con dốc dài hơn 200 m, du khách cảm thấy thích thú bởi được thưởng thức một hương vị thơm đặc biệt của vùng trà B’lao, đó là loại trà được ướp hương lài. Hai bên đường là những dãy nhà cao tầng san sát với những danh trà nổi tiếng lâu năm như Trâm Anh, Tiếng Hương, Ngọc Châu, Đỗ Hữu… và người dân nơi đây đặt tên con dốc này là “dốc Đỗ Hữu”- một trong những danh trà đầu tiên của Bảo Lộc năm 1956 và đã tạo dựng được danh tiếng về loại trà ướp lài B’lao cho đến sau này.
Tại Lâm Đồng, cây trà được trồng tập trung chủ yếu ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh. Hiện nay, Lâm Đồng có diện tích trồng trà lớn nhất nước khoảng 26.000 ha, hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước khoảng 184.000 tấn. Tính ra cây trà tỉnh Lâm Đồng đã chiếm tỷ lệ 25% về diện tích và 27% về sản lượng trà của cả nước. Với lợi thế về khí hậu ôn hòa với hai mùa mưa nắng, vùng đất đỏ bazan, có độ ẩm cao rất phù hợp cho cây công nghiệp như trà và cà phê.
Khách du lịch lên Đà Lạt, đi ngang qua địa phận Bảo Lộc đều rất ấn tượng khi ghé thăm những hãng trà như Trâm Anh, Tâm Châu để được thưởng thức trong một không gian trà thú vị với những thiếu nữ cao nguyên rất duyên dáng và am tường về các sản phẩm trà cũng như cách thức pha chế.
Như đã nói ở trên, trà đã được trồng đầu tiên tại Đà Lạt từ năm 1927 và trở thành một trong những đặc sản Đà Lạt nổi tiếng, đã làm say lòng biết bao du khách đến với mảnh đất cao nguyên ngàn hoa này. Đặc biệt vài năm trở lại đây, lễ hội văn hóa trà Đà Lạt được tổ chức thường xuyên đã mang trà phố núi ra ngoài thế giới. Du lịch Đà Lạt ngoài việc được đắm chìm trong không gian thơ mộng, huyền ảo của cảnh sắc thiên nhiên. Du khách thường có một thú vui tao nhã đó là nhâm nhi những tách trà nóng hổi trong những ngày Đà Lạt se lạnh để cảm nhận được hơi thở của núi rừng đại ngàn. Sản phẩm từ trà có nhiều loại tuy nhiên chỉ có 4 loại trà nổi danh được xem là những đặc sản Đà Lạt trứ danh đó là: trà xanh, trà Atiso, trà Lài và trà Ô Long.
Trà Xanh
Bất kỳ ai đến với Đà Lạt cũng đôi lần cảm thấy xuyến xao trước những đồi trà xanh mướt trải dài đến tận chân trời. Không chỉ khiến người ta mãn nhãn mà trà xanh còn là một trong những đặc sản của Đà Lạt đã làm say lòng bao nhiêu du khách thập phương. Đến Đà Lạt mà chưa thưởng thức trà xanh thật là một thiệt thòi lớn cho bạn. Để thưởng thức được một tách trà xanh bạn chỉ cần dậy sớm tới chợ Đà Lạt mua một bó trà tươi còn ướt sương đêm về nhà rửa sạch, chế nước sôi đợi dăm ba phút là đã có được một tách trà nóng hổi, nâng tách trà lên thưởng thức bạn sẽ thấy vị chát của lá trà tươi dịu nhẹ đầu lưỡi, cái nóng ran của nước, hương thoang thoảng của mùi trà, tất cả hòa quyện vào nhau. Với cách thưởng thức đơn giản, mộc mạc này bạn sẽ cảm nhận được hương vị bản thể của trà cao nguyên.
Khám phá Bảo Lộc thưởng trà trên cao nguyên xanh
Trà Atiso
Atiso từ lâu đã được xem như biểu tượng của vùng đất cao nguyên đại ngàn. Có rất nhiều sản phẩm từ hoa Atiso như: mứt, cao… tuy nhiên trà Atiso là sản phẩm được ưa chuộng nhất là một trong số những đặc sản Đà Lạt nổi tiếng được du khách biết đến. Trà Atiso được chế biến từ thân, rễ, hoa, lá cây Atiso với mùi thơm thanh và vị đắng khác biệt so với vị đắng của trà bình thường. Trà Atiso Đà Lạt có vị đậm đà đặc trưng nên rất được ưa chuộng, trà có thể dùng hàng ngày thay cho trà xanh, trà mạn. Như đã thành thông lệ mỗi du khách khi đi du lịch Đà Lạt, không ai bảo ai vẫn thường mua vài túi trà Atiso về làm quà cho bạn bè và người thân.
Trà atiso túi lọc tại tp.Hcm - Bông atiso khô giải độc gan, an thần, ngủ  ngon
Bông Atisô – nguyên liệu trà Atisô Đà Lạt.
Trà Lài
Đà Lạt được xem là xứ sở của các loài hoa chính vì thế sẽ không có gì lạ nếu người Đà Lạt kết hợp một số loại hoa để tạo ra những loại trà độc đáo. Trà ướp hương hoa không chỉ vừa tốt cho sức khỏe lại hấp dẫn về thẩm mỹ và khứu giác. Nếu có lần đến với Đà Lạt bạn cũng sẽ có cơ hội được thưởng thức những loại trà với các hương hoa khác nhau, tuy nhiên được ưa thích hơn cả là trà lài – trà mang hương hoa lài, loại trà này khá thân thuộc với những ai thưởng thức, trà chứa đựng mùi thơm dịu nhẹ. Thưởng thức tách trà hoa lài cũng vô cùng tinh tế, từ từ cảm nhận hương thơm dịu nhẹ ngấm dần sâu vào người, và khoan thai tận hưởng mùi vị ngây ngất của hương trà. Trà hương hoa lài cũng rất khó làm, phải hái hoa lúc tinh mơ còn nụ, mang về sớm để ướp trà. Nếu hoa nở trước khi ướp trà thì trà sẽ không được mùi hương ưng ý. Chính sự công phu và tỉ mỉ trong cách chế biến đã khiến cho trà Lài trở thành một trong những đặc sản của Đà Lạt.
Đặc sản trà danh tiếng trên cao nguyên Đà Lạt - Vntrip.vn
Trà Ô Long
Trà Ô Long nghe đến cái tên người ta cũng nghĩ nó kiêu sa và khẳng định đẳng cấp người thưởng thức rồi và quá trình sản xuất cũng độc đáo như chính cái tên của nó vậy.Trước khi sấy khô, lá trà ô long còn được phơi dưới ánh nắng mặt trời để quá trình oxy hóa diễn ra nhanh mạnh hơn. Trà Ô Long có hai dạng đặc trưng: một số được cuộn lại thành lá dài nhọn đây là phong cách truyền thống; còn lại là cuộn tròn thành hạt nhỏ, với một cái đuôi đằng sau rất đặc trưng. Là loại trà lên men, trà ô long chứa rất nhiều khoáng chất, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp trẻ hóa làn da cho con người. Trước khi ra về trong chuyến du lịch Đà Lạt, du khách thường mua vài túi trà Ô Long về để làm quà cho bạn bè và người thân.
TRÀ Ô LONG LỄ 7 SAO - 500GR - Trà O Long Haiyih Cầu Đất Đà Lạt - Cầu Đất  FarmStay - Homestay - Coffee Nhiên Farm Đà Lạt
Theo FB Văn Hoá Việt Nam