Kính chào quý khách đã đến tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Quảng Trị. Tôi xin tự giới thiệu, tôi là: …., hướng dẫn viên tại di tích Thành Cổ Quảng Trị. Lời đầu tiên thay mặt anh chị em ban quản lý khu di tích, tôi xin gửi đến đoàn lời chúc sức khoẻ, chúc cho đoàn chúng ta có một chuyến tham quan thành công và ý nghĩa.
Tôi xin phép được thông qua lộ trình của đoàn.
1. Vào đài tưởng niệm dâng hương cho các Anh hùng liệt sỹ và nghe thuyết minh về ý nghĩa của đài tưởng niệm.
2. Tham quan nhà bảo tàng và kết thúc lộ trình.
A. Tại đài tưởng niệm.
Thưa toàn thể đoàn !
Chúng ta đang đứng đây, mảnh đất của 38 năm về trước là một chiến trường khốc liệt đầy máu và lửa. Bằng cuộc chiến đấu anh dũng kiên cường của quân và dân ta chống trả những đợt phản kích tái chiếm của địch trong suốt 81 ngày đêm năm 1972 để bảo vệ Thành Cổ và Thị xã Quảng Trị. Sự kiện lịch sử đó đã góp một phần quan trọng vào thắng lợi trên bàn hội nghị Pari tạo đà cho công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để làm nên trang lịch sử ấy hàng ngàn chiến sỹ đã anh dũng chiến đấu và vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Các anh hi sinh nhưng hình hài các anh không còn nguyên vẹn nữa, máu và xương thịt của các anh đã hoà vào lòng đất cho non sông đất nước có ngày độc lập, nhân dân được ấm no hạnh phúc.
Với những giá trị lịch sử đã được đúc kết bằng sự hy sinh to lớn của hàng ngàn chiến sỹ, cụm di tích Thành Cổ Quảng Trị được bộ văn hoá xếp hạng là di tích Quốc gia. Đến đầu năm 1994 được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.
Hôm nay đoàn chúng ta đến với Thành Cổ Quảng Trị, không những đến với một di tích lịch sử mà đoàn chúng ta còn đến với một nghĩa trang, một nghĩa trang không có nấm mồ. Khác với nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, nghĩa trang liệt sỹ Đường 9 hay các nghĩa trang khác thì liệt sỹ nào có mộ liệt sỹ đó cho dù biết tên hay chưa biết tên. Nhưng khi đến với Thành Cổ Quảng Trị các anh chỉ có một ngôi mộ tập thể chung, một nấm mồ chung mà thôi. “Đài tưởng niệm trung tâm” là biểu tượng của nấm mồ chung, của ngôi mộ tập thể đó.
Kính thưa đoàn !
Đài tưởng niệm được mô hình hoá thành nấm mộ chung: dưới chân nấm mồ được đắp theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái, bốn lối bậc cấp đi lên tượng trưng cho tứ tượng, tầng mà đoàn dâng hương là tầng lưỡng nghi. Bên trên là mái đình Việt cách điệu, trên mái đình là bình thái cực. Theo quan niệm triết lý phương Đông thì thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái vận hành sinh vạn vật làm vũ trụ phát triển không ngừng.
Ngôi mộ tập thể này được thiết kế theo quan niệm triết lý âm dương mang ý nghĩa sâu sắc là để siêu thoát cho linh hồn những người đã khuất. Nơi đoàn chúng ta đang đứng gọi là tầng lưỡng nghi, gồm hai nữa âm và dương: nữa bên nước là nữa âm, nữa bên nền đỏ là nữa dương. Người ta quan niệm rằng trong cuộc sống này âm dương luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau như: giữa trời và đất, giữa ngày và đêm, giữa người sống và người chết đó là hình thái âm dương. Và âm dương không bao giờ hoạt động độc lập mà bao giờ trong âm cũng có dương và trong dương cũng có âm, âm dương luôn hoà quyện vào nhau.
Ngay nữa phần âm người ta cho làm một cây đèn màu đỏ tượng trưng cho phần dương trong âm. Đèn này có chiều cao 8,1m tượng trưng cho 81 ngày đêm và được ví như “Đèn thiên mệnh” với chức năng thiêng liêng là chuyển tải linh hồn các chiến sỹ giải phóng quân từ cỏi âm về cỏi vĩnh hằng. Trên đỉnh của cây thiên mệnh có ngọn lửa mang ý nghĩa là ánh hào quang của cuộc chiến 81 ngày đêm quyết tử cho tổ quốc quyết sinh trên chiến trường Quảng Trị. Giữa cây thiên mệnh người ta làm ba áng mây tượng trưng cho tam tài: Thiên – Địa – Nhân với ý nghĩa là cầu nối giữa trời, đất và con người. Theo phong tục của người Á Đông chúng ta thường hay cúng cơm cho người đã khuất vì vậy trên cây đèn người ta đắp 3 bát cơm để tượng trưng cho ý nghĩa đó.
Nữa phần dương còn lại được lát bằng nền gạch đỏ là màu của sự sống sự sinh sôi nảy nở. Trên phần dương có một lỗ tròn tượng trưng cho phần âm trong dương, phần âm trong dương này thông vào lòng nấm mồ. Lòng nấm mồ rỗng có 2 trục đường chính giao nhau về tứ phương, về mặt tâm linh thì đây là nơi hội tụ linh hồn của các chiến sỹ tứ phương về nấm mồ chung này. Ở chính giữa là nơi đặt hành trang người lính: Một chiếc mủ tai bèo, một đôi dép cao su, một bi đông nước, một khẩu súng AK và một chiếc ba lô. Giản dị và thân thương mà các anh đã làm nên lịch sử.
Ở giữa hai phần âm và dương có đặt một lư hương để cho mọi người khi đến Thành Cổ thắp một nén hương với lòng thành tâm cầu nguyện mong rằng linh hồn các anh sẽ từ cõi âm theo đèn thiên mệnh siêu thoát về cõi vĩnh hằng và sẽ thanh thản nơi chín suối.
Phía bên ngoài tầng lưỡng nghi còn có 81 bức phù điêu là 81 tờ lịch ghi lại từng ngày một của cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ Quảng Trị từ 28/06/1972 – 16/09/1972 theo chiều ngược kim đồng hồ.
Kính thưa đoàn !
Do hàng ngàn chiến sỹ ta cho đến hôm nay vẫn còn nằm dưới mảnh đất này, vì thế mà các công trình dưới thời nhà Nguyễn sẽ không còn được phục dựng lại nữa. Thành Cổ được xây dựng thành một công viên văn hoá, tưởng niệm và tri ân tôn vinh những người đã vĩnh viễn nằm nơi lại đây. “Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ. Cỏ xanh non tơ cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình”. Lời bài hát “Cỏ non Thành Cổ” của nhạc sĩ Tân Huyền cũng chính là lời nhắn nhủ của cựu chiến binh Phạm Đình Lân từ Hà Nội về thăm lại chiến trường xưa. Anh đến với đài tưởng niệm cho hàng ngàn đồng đội đang yên nghĩ vĩnh hằng dưới lớp cỏ non xanh của khu di tích thắp nén tâm hương mà lòng sót xa nhắn nhủ:
“Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay động hàng cây.
………………………………….
Nhẹ bước chân và nói khẻ thôi
Thành Cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho tôi hôm nay đến nghẹn ngào.”
Vâng, đoàn chúng ta vừa nghe giới thiệu về ý nghĩa của đài tưởng niệm. Bây giờ để hiểu rõ hơn về lịch sử Thành Cổ Quảng Trị cũng như tái hiện lại cuộc chiến 81 ngày đêm mùa hè lịch sử 1972, xin kính mời đoàn tiếp tục lộ trình tham quan nhà bảo tàng.
B. Tại nhà bảo tàng.
Thưa đoàn !
Nhà bảo tàng là công trình được xây dựng mới hoàn toàn và được đưa vào phục vụ khách tham quan từ năm 2002. Với diện tích khoảng 360 m2, nhà bảo tàng gồm có 2 tầng dùng để trưng bày các bức ảnh và hiện vật chiến tranh.
Tầng 1: Gian khánh tiết
Vị trí mà đoàn đang đứng là gian khánh tiết, đây là gian trưng bày những hình ảnh về Thành Cổ Quảng Trị trong cuộc chiến 81 ngày đêm mùa hè 1972. Trước mặt đoàn là bức ảnh Thành Cổ do phóng viên Đoàn Công Tính chớp ngày 16/8/1972 tức là Thành Cổ giữa cuộc chiến 81 ngày đêm. Ngày xưa tường thành cao 4m, dày 12m nhưng với số lượng bom đạn khổng lồ 328.000 tấn bom mà kẻ thù đã thả xuống đây tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử loại mà chúng ném xuống Nhật Bản nên những công trình trong Thành Cổ hầu như bị san phẳng hoàn toàn. Vậy mà các chiến sỹ của ta vẫn kiên cường bám trụ, sức mạnh bom đạn không đè bẹp được con người. Nhận định về sự kiện này, Cố Tổng bí thư Lê Duẩn khẳng định: “Chúng ta đã chịu đựng được không phải vì chúng ta là gang thép, vì gang thép cũng chảy với bom đạn của chúng. Mà chính chúng ta là những con người, những con người thực sự – Những con người Việt Nam, với truyền thống 4000 năm đã giác ngộ sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước Tổ Quốc, trước thời đại.”
Mùa hè năm 1972, ta tổng động viên và đưa vào chiến trường 6 sư đoàn chủ lực bao gồm những sư đoàn thép như: sư đoàn 304, 308, 320, 324, 312, 325…và một số trung đoàn, tiểu đoàn thuộc các binh chủng khác chính vì thế mà người ta cho làm hai bức phù điêu hai bên để ghi tên các sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn đã từng tham gia chiến đấu để bảo vệ Thành Cổ.
Và trong mưa bom bảo đạn, khi sự sống và cái chết đang gần kề gang tấc, vẫn còn đó “nụ cười thách thức bom đạn” của những chiến sĩ giải phóng quân dưới chân Thành Cổ, không những nụ cười của những anh lính giải phóng quân mà còn có “nụ cười của ông lão ngư dân Triệu Phong” ngày đêm đưa bộ đội sang sông Thạch Hãn. Không biết bao chuyến đò mổi ngày, bao nhiêu anh lính được ông đưa vào chi viện cho Thành Cổ Quảng Trị. Ông lão này đến năm 1975 thì mất, thọ được 72 tuổi còn cô du kích ngồi bên cạnh sau này đã trở thành con dâu ông, cô tên Nguyễn Thị Thu hiện đang sống ở Thị trấn Ái Tử – Huyện Triệu Phong.
Tầng 2 nhà bảo tàng: Được trưng bày theo 8 mảng sau:
Mảng 1: Thành Cổ và thị xã Quảng Trị trước cuộc chiến 81 ngày đêm.
Đây là sơ đồ Thành Cổ do người Pháp vẽ năm 1889. Thành Cổ Quảng Trị được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn. Năm 1809 vua Gia Long cho đắp bằng đất, 28 năm sau năm 1837 vua Minh Mạng cho xây bằng gạch, thành được xây dựng theo kiểu kiến trúc Vauban, 4 góc tường thành nhô hẳn ra bên ngoài để làm pháo đài canh giữ, chu vi thành trên 2160m, diện tích nội thành 16ha, tường thành cao 4m, dày 12m, xung quanh có hào thành, có 4 cửa Đông – Tây – Nam – Bắc. Thời phong kiến Thành Cổ Quảng Trị là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là thành luỹ phòng ngự để bảo vệ kinh đô Huế ở phía Bắc nên trong thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng như: Hành cung, cột cờ, dinh tuần phủ, dinh án sát, dinh lãnh binh… Sau khi đặt chính quyền bảo hộ ở Trung Kỳ, thực dân Pháp cho xây dựng một hệ thống nhà lao kiên cố ở phía Đông Bắc Thành Cổ, đây là nơi biệt giam các chiến sĩ cộng sản tức là những ai cứng đầu nhất thì đưa vào lao xá Quảng Trị. Từ năm 1929 đến đầu 1972 hàng ngàn chiến sĩ cộng sản và đồng bào yêu nước đã bị giam cầm ở đây. Thời Mỹ nguỵ, Thành Cổ Quảng Trị là một tiểu khu quân sự mạnh nên trong Thành có trận địa hỏa lực và nhiều trại lính. Trải qua biến cố thăng trầm lịch sử, Thành Cổ Quảng Trị đã thay đổi về diện mạo và chức năng. Đây là những hình ảnh thị xã Quảng Trị trước năm 1972 rất sầm uất, có trên 1 vạn ngôi nhà, nhiều công trình dân sinh và tôn giáo. Khi ta vào giải phóng Quảng Trị tất cả còn nguyên vẹn nhưng sau 81 ngày đêm tất cả đã bị sang phẳng hoàn toàn.
Mảng 2: Các căn cứ quân sự.
Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết năm 1954, đất nước bị chia cắt làm 2 miền, Quảng Trị trở thành tỉnh địa đầu giới tuyến có vị trí sống còn với đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây vừa là bàn đạp để thực hiện âm mưu bắc tiến, vừa là lá chắn để bảo vệ “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17” như Ngô Đình Diệm từng tuyên bố. Do vậy chúng đã tập trung xây dựng ở đây một hệ thống các căn cứ quân sự lớn mạnh kéo dài từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Với hệ thống các căn cứ như vậy, Tổng thống Nichxơn thách thức “Nếu có cuộc tấn công mạnh của cộng sản thì tuyến phòng thủ này có thể bị chùng chứ không bị đứt” nhưng rồi cuộc chiến đầu năm 1972 như thế nào, xin mời đoàn sang thăm phần tiếp theo.
Mảng 3: Chiến dịch giải phóng Quảng Trị đầu năm 1972
Bước sang năm 1972, thấy thời cơ đã đến, Bộ chính trị và Quân uỷ TW đã quyết định mở chiến dịch giải phóng Quảng Trị. Vào hồi 11h ngày 30/3 chiến dịch được bắt đầu bằng cuộc tấn công cứ điểm Pulơ (Cam Lộ), bằng đòn đánh bất ngờ, ta đã nhanh chống làm chủ cứ điểm này. Những ngày tiếp theo ta tiếp tục tấn công vào các điểm trọng yếu và hàng rào điện tử Macnamara, thừa thắng ta tấn công truy kích vào vòng trong và trong khoảng thời gian ngắn quân ta đã lần lượt giải phóng Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Triệu Phong. Ngày 1/5 cờ cách mạng đã tung bay trên nốc dinh tỉnh trưởng ở thị xã Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị cơ bản được giải phóng.
Mảng 4: Thành Cổ và Thị xã Quảng Trị trong 81 ngày đêm khốc liệt.
Sau khi để mất tỉnh Quảng Trị vào tháng 5, đến cuối tháng 6 Mĩ – nguỵ đã điên cuồng mở cuộc phản kích tái chiếm tỉnh Quảng Trị với mật danh “Lam Sơn 72”. Trong đó mục tiêu số 1 là phải chiếm được Thành Cổ Quảng Trị, vì chúng cho rằng: Chiếm được Thành Cổ là cơ bản chiếm được tỉnh Quảng Trị, tạo ra sức nặng để mặc cả với ta trên bàn hội nghi Pari. Mĩ – nguỵ mở cuộc phản kích nhằm đạt được những âm mưu rất xảo quyệt về chính trị, quân sự, ngoại giao: lấy lại tinh thần, tẩy xoá tâm lý thất bại đang lan tràn trong nguỵ quân, nguỵ quyền nhằm cứu vãn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, chiếm lại những vùng đất đã mất, thay đổi cục diện chiến trường nhằm gây sức ép với ta trên bàn hội nghị Pari. Để làm được điều đó, địch đã huy động vào đây một lực lượng rất lớn gồm 4 sư đoàn, trong đó có 2 sư đoàn thiện chiến nhất của quân lực VNCH là sư đoàn Dù được mệnh danh là Thiên thần mũ đỏ và sư đoàn Thuỷ quân lục chiến được mệnh danh là Cọp biển. Cùng sự hỗ trợ tối đa của hoả lực không quân, hải quân Mỹ.
Tướng Ngô Quang Trưởng, chỉ huy cuộc phản kích tuyên bố “ đồng minh sẽ sử dụng tối đa hoả lực của không quân và pháo binh để nghiền nát Cổ thành Quảng Trị.
Và quả thật đúng như vậy.
Thị xã Quảng Trị trong 81 ngày đêm từ 28/6 đến 16/9 được ví như một túi bom. Trung bình mỗi ngày địch huy động 150-170 lần chiếc máy bay phản lực, 70 – 90 lần chiếc B52 để ném bom huỷ diệt thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Với diện tích chưa đầy 3 cây số vuông, trong 81 ngày đêm thị xã và Thành Cổ Quảng Trị phải gánh chịu 328.000 tấn bom đạn, trung bình mỗi chiến sỹ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom, 200 quả đạn pháo. Do vậy, toàn bộ thị xã và Thành Cổ Quảng Trị đã bị san phẳng hoàn toàn và sự sống đã bị huỷ diệt như thế này đây (xem ảnh). Và dù trên mình mang đầy thương tích nhưng các anh vẫn chiến đấu ngoan cường, quyết không rời trận địa, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, cứ người này ngã xuống người khác lại đến thay. Báo quân đội nhân dân ra ngày 9/8/1972 có viết “Mỗi mét vuông đất mà các chiến sỹ ta dành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu”. Theo thống kê của phòng quân lực, 80% chiến sỹ của ta đã hi sinh do sức ép của bom đạn, dù đang ngồi trong hầm cũng vỡ máu mũi, máu tai mà hi sinh.
Thưa đoàn!
Do hoả lực của địch quá mạnh, phòng tuyến vòng ngoài của ta bị vỡ dần. Từ đầu tháng 9 đã diễn ra cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt trong lòng thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Ta và địch giành nhau từng căn nhà, góc phố, từng mảng tường Thành Cổ. Thời tiết lúc này không thuận lợi, áp thấp nhiệt đới liên tục xảy ra, nước sông Thạch Hãn dâng cao, cả thị xã chìm trong biển nước. Lợi dụng tình hình đó địch tăng cường bắn phá vào công sự của ta. Các chiến sỹ của ta vừa thay nhau tát nước chống ngập công sự, vừa chống trả địch, suốt ngày ngâm mình trong nước, ăn lương khô, uống nước lã nên sức khoẻ giảm sút, thương vong rất lớn có ngày trên 100 người. Trước tình hình đó, ngày 16/9 Quân uỷ TW đã ra lệnh rút toàn bộ quân sang bờ Bắc sông Thạch Hãn để bảo toàn lực lượng. Kết thúc 81 ngày đêm chiến đấu anh dũng kiên cường.
Vâng, kính thưa đoàn !
Năm 1972, ta tổng động viên nên phần lớn các chiến sỹ của chúng ta tham gia chiến đấu ở chiến trường thị xã và Thành Cổ Quảng Trị đều còn rất trẻ (xem ảnh). Vì tổ quốc các anh sẳn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân và hạnh phúc riêng tư của mình. Tiêu biểu ở đây có anh Nguyễn Xuất Hiện tham gia chiến đấu khi mới 14 tuổi. Kết thúc 81 ngày đêm của cuộc chiến, ta đã tiêu diệt 26 ngàn tên địch. Cuộc chiến 81 ngày đêm tại thị xã và Thành Cổ Quảng Trị cùng với thất bại của trận Điên Biên Phủ trên không ta buộc địch phải ký hiệp định Pari vào ngày 27/1/1973.
Mảng 5: Một số hình ảnh sau khi hiệp định Pari được ký kết.
Sau hiệp định Pari ký kết ta cắm cờ lên các vùng đất được giải phóng. Lúc này cờ của ta và cờ ba que cắm xen kẽ với nhau.
Sông Thạch Hãn đã trở thành ranh giới chia cắt giữa hai bên. Và ở đây đã diễn ra việc trao trả tù binh từ hai phía. Hàng ngàn chiến sĩ của ta đã được trở về trong vòng tay đồng đội và sự đón chào nồng nhiệt của nhân dân ta.
Mảng 6: Đặt trụ sở chính phủ CMLTCHMN Việt Nam ở Cam Lộ.
Tỉnh Quảng Trị lúc bấy giờ mới giải phóng đã rất vinh dự được chọn làm nơi đặt trụ sở chính phủ CMLTCHMN Việt Nam tại thị trấn Cam Lộ – huyện Cam Lộ vào tháng 6/1973.
Mảng 7: Thị xã Quảng Trị sau ngày đất nước được thống nhất .
Sau ngày đất nước thống nhất , Quảng Trị đã bắt tay xây dựng lại quê hương. Từ đống đổ nát hoang tàn sau chiến tranh, nhiều công trình mới đã được mọc lên.
Mảng 8: Di vật liệt sỹ và một số hoạt động tri ân.
Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ, nhưng nổi đau thời hậu chiến thì vẫn đeo đẵng trong mỗi người dân chúng ta. Biết bao gia đình phải chịu cảnh mẹ mất con, vợ mất chồng, con phải mồ côi bố. Hiện tại nhà bảo tàng Thành Cổ đang trưng bày hai di vật của hai liệt sỹ rất tiêu biểu xúc động. Xin mời đoàn sang tham quan phần di vật.
Di vật của liệt sỹ Lê Binh Chủng, quê ở Quỳnh Mỹ – Quỳnh Lưu – Nghệ An.
Vào năm 2000 khi đang thi công công trình đường ống dẫn nước ở phía Tây Thành Cổ đơn vị thi công đã phát hiện một hầm chữ A trong đó có 5 hài cốt, hết 4 hài cốt chưa xác định được danh tính, chỉ có một số giấy tờ, 2 lá thư và hai tấm hình còn nguyên vẹn vì được gói rất kỷ trong bao ni long. Đó là di vật của liệt sỹ Lê Binh Chủng – Chính trị viên tiểu đoàn 3 bộ đội địa phương Quảng Trị. Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi mới biết rằng: Năm 1970 trên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu anh Chủng có ghé qua miền Tây Quảng Bình (Xã Đông Trạch – Bố Trạch – Quảng Bình). Ở đó anh có quen và yêu chị Phạm Thị Biển Khơi. Đơn vị đứng ra tổ chức lễ cưới cho anh chị và sau đó anh tiếp tục vào chiến trường Quảng Trị nơi diễn ra cuộc chiến 81 ngày đêm khốc liệt và anh đã anh dũng hi sinh ở đó. Ở quê nhà chị Khơi sinh được cháu trai và đặt tên Lê Quảng An (Quảng Bình – Nghệ An). Khi nhận được tin anh hi sinh chị rất buồn và chị quyết định đưa cháu về quê nội. Nhưng đáng tiếc gia đình chồng không nhận con dâu và cháu nội vì chưa nghe tin anh cưới vợ bao giờ. Chị lại thui thủi một mình đưa con về sinh sống ở quê ngoại. Và đến năm 2000 sau khi nhận được di vật của anh gia đình mới nhận con dâu và cháu nội. Anh Lê Quảng An sau 28 năm mới được công nhận là con liệt sỹ.
Kính thưa đoàn !
Trong số hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến 81 ngày đêm ở thị xã và Thành Cổ Quảng Trị, có rất nhiều học sinh, sinh viên của các trường miền Bắc. Họ đã xếp bút nghiêng lên đường chiến đấu theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Trong đó có liệt sỹ Lê Văn Huỳnh, quê xã Lê Lợi – Huyện Kiến Xương – Tỉnh Thái Bình mà di vật của anh đang được trưng bày ở đây.
Anh Lê Văn Huỳnh khi đó là sinh viên năm thứ 4 trường ĐHXD Hà Nội. Có vợ là Đặng Thị Xơ (cùng quê với anh). Sau khi cưới vợ được 6 ngày, chưa kịp có con thì tháng 5 -1972 anh đã theo lệnh Tổng động viên vào tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Đầu tháng 9/1972 anh nhận được lệnh làm nhiệm vụ đưa hàng tiếp tế qua sông Thạch Hãn. Như biết chắc rằng rồi đây mình sẽ hi sinh, anh đã bình thản làm cho mình một tấm bia bằng tôn ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán của anh. Sau đó anh viết thư vĩnh biệt gửi về cho gia đình. Thư anh viết rất xúc động, đầy trách nhiệm trước gia đình và Tổ quốc. Tôi xin trích đọc một số đoạn như sau:
Quảng Trị ngày 11/9/1972
Toàn gia đình kính thương!
Hôm nay, con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng phòng khi đã đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.
Mẹ kính mến!
Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố con rồi. Thư này tới tay mẹ chắc mẹ buồn lắm. Lòng mang nặng đẻ đau, giọt máu đào hơn ao nước lã, lá vàng còn ở trên cây – lá xanh rụng xuống trời ơi hởi trời. Con của mẹ đã đi xa để lại cho mẹ nổi buồn nhất trên đời. Con rất hiểu đời mẹ đã khổ nhiều, nay bao hy vọng nuôi con khôn lớn, song vì đất nước có chiến tranh, thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu, sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Con đi, mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái ra đi. Bố con đã đi xa để lại cho mẹ biết bao khó nhọc, nay con đã đến ngày khôn lớn thì …Thôi nhé mẹ đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc mai sau.
Đoạn thư anh viết cho người vợ mới cưới của mình.
Em yêu thương!
Anh biết em sẽ không đọc nổi lá thư này vì biết bao nổi buồn đang đè nặng lên tấm thân người con gái trẻ tuổi như em. Nhưng em ơi hãy bình tĩnh làm theo lời anh căn dặn, còn ngày anh đi xa là ngày anh đề ngoài phong bì mà nhờ bạn anh gửi giúp. Em sẽ đọc thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khoẻ tất cả những người quen thuộc trên quê hương trong buổi lễ truy điệu lịch sử này. Thôi nhé em đừng buồn, khi được sống trong hoà bình hãy nhớ tới lòng anh.
Đoạn thư anh viết cho bố mẹ vợ.
Thầy mẹ kính mến!
Con mong thầy mẹ đừng buồn nhiều, mạnh khoẻ cho đời mãi mãi kéo dài đón mừng ngày thống nhất. Thầy mẹ ạ! Chúng con sống với nhau chẳng được bao lâu,thì nay đã…Chắc em nó buồn lắm, thầy mẹ động viên em thay con. Theo con đời em con trẻ lắm, nếu ai người ta thông cảm thầy mẹ động viên em nó nên đi thêm bước nữa. Cứ ngày này thầy mẹ hãy nhớ tới con. Thôi tất cả những gì đã qua là vào dĩ vẳng ra đi con mong thầy mẹ khoẻ, sống lâu mãi mãi. Cho con gửi lời chào bà, các cậu và họ hàng thân thuộc.
Sau khi hoàn thành bức thư, đúng 3 tháng 20 ngày sau tức ngày 2/1/1973 anh Lê Văn Huỳnh đã anh dũng hi sinh khi đang làm nhiệm vụ.
Vào năm 2002, hài cốt của anh đã được tìm thấy bên dòng sông Thạch Hãn ở thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong và được đưa ra an táng tại quê nhà. Chị Đặng Thị Xơ vẫn ở vậy ngày đêm hương khói cho anh.
*Một số hoạt động và công tác tri ân.
Thưa đoàn !
Sông Thạch Hãn cách phía Tây Thành Cổ khoảng 300m. Trong 81 ngày đêm của cuộc chiến, đây là đường tiếp tế nhân lực, vật lực duy nhất cho mặt trận thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Để cắt đứt tuyến đường tiếp tế đó, địch tăng cường ném bom bắn phá, rất nhiều chiến sỹ của ta đã hi sinh trên sông, sông Thạch Hãn mùa hè năm 1972 thực sự là một dòng sông máu. Sau ngày đất nước được giái phóng, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, hàng năm cứ đến ngày 30/4, 27/7, 22/12 nhân dân Quảng Trị đều tổ chức thắp nến, thả hoa trên sông Thạch Hãn để tưởng nhớ, tri ân những chiến sỹ đã ngả xuống trên dòng sông và đây đã trở thành lễ hội truyền thống.
Cựu chiến binh Lê Bá Dương về thăm lại chiến trường xưa, sau khi vào thành cổ thắp nén hương cho đồng đội, ông ra đứng bên dòng Thạch Hãn mà nhắn nhũ rằng:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ.
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
Đó cũng chính là toàn bộ nội dung về lịch sử Thành Cổ Quảng Trị mà tôi đã giới thiệu với đoàn, một lần nữa thay mặt Ban quản lý khu di tích xin gửi đến đoàn lời chúc sức khỏe và có một chuyến tham quan thật an toàn.
Tôi xin phép được thông qua lộ trình của đoàn.
1. Vào đài tưởng niệm dâng hương cho các Anh hùng liệt sỹ và nghe thuyết minh về ý nghĩa của đài tưởng niệm.
2. Tham quan nhà bảo tàng và kết thúc lộ trình.
A. Tại đài tưởng niệm.
Thưa toàn thể đoàn !
Chúng ta đang đứng đây, mảnh đất của 38 năm về trước là một chiến trường khốc liệt đầy máu và lửa. Bằng cuộc chiến đấu anh dũng kiên cường của quân và dân ta chống trả những đợt phản kích tái chiếm của địch trong suốt 81 ngày đêm năm 1972 để bảo vệ Thành Cổ và Thị xã Quảng Trị. Sự kiện lịch sử đó đã góp một phần quan trọng vào thắng lợi trên bàn hội nghị Pari tạo đà cho công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để làm nên trang lịch sử ấy hàng ngàn chiến sỹ đã anh dũng chiến đấu và vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Các anh hi sinh nhưng hình hài các anh không còn nguyên vẹn nữa, máu và xương thịt của các anh đã hoà vào lòng đất cho non sông đất nước có ngày độc lập, nhân dân được ấm no hạnh phúc.
Với những giá trị lịch sử đã được đúc kết bằng sự hy sinh to lớn của hàng ngàn chiến sỹ, cụm di tích Thành Cổ Quảng Trị được bộ văn hoá xếp hạng là di tích Quốc gia. Đến đầu năm 1994 được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.
Hôm nay đoàn chúng ta đến với Thành Cổ Quảng Trị, không những đến với một di tích lịch sử mà đoàn chúng ta còn đến với một nghĩa trang, một nghĩa trang không có nấm mồ. Khác với nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, nghĩa trang liệt sỹ Đường 9 hay các nghĩa trang khác thì liệt sỹ nào có mộ liệt sỹ đó cho dù biết tên hay chưa biết tên. Nhưng khi đến với Thành Cổ Quảng Trị các anh chỉ có một ngôi mộ tập thể chung, một nấm mồ chung mà thôi. “Đài tưởng niệm trung tâm” là biểu tượng của nấm mồ chung, của ngôi mộ tập thể đó.
Kính thưa đoàn !
Đài tưởng niệm được mô hình hoá thành nấm mộ chung: dưới chân nấm mồ được đắp theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái, bốn lối bậc cấp đi lên tượng trưng cho tứ tượng, tầng mà đoàn dâng hương là tầng lưỡng nghi. Bên trên là mái đình Việt cách điệu, trên mái đình là bình thái cực. Theo quan niệm triết lý phương Đông thì thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái vận hành sinh vạn vật làm vũ trụ phát triển không ngừng.
Ngôi mộ tập thể này được thiết kế theo quan niệm triết lý âm dương mang ý nghĩa sâu sắc là để siêu thoát cho linh hồn những người đã khuất. Nơi đoàn chúng ta đang đứng gọi là tầng lưỡng nghi, gồm hai nữa âm và dương: nữa bên nước là nữa âm, nữa bên nền đỏ là nữa dương. Người ta quan niệm rằng trong cuộc sống này âm dương luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau như: giữa trời và đất, giữa ngày và đêm, giữa người sống và người chết đó là hình thái âm dương. Và âm dương không bao giờ hoạt động độc lập mà bao giờ trong âm cũng có dương và trong dương cũng có âm, âm dương luôn hoà quyện vào nhau.
Ngay nữa phần âm người ta cho làm một cây đèn màu đỏ tượng trưng cho phần dương trong âm. Đèn này có chiều cao 8,1m tượng trưng cho 81 ngày đêm và được ví như “Đèn thiên mệnh” với chức năng thiêng liêng là chuyển tải linh hồn các chiến sỹ giải phóng quân từ cỏi âm về cỏi vĩnh hằng. Trên đỉnh của cây thiên mệnh có ngọn lửa mang ý nghĩa là ánh hào quang của cuộc chiến 81 ngày đêm quyết tử cho tổ quốc quyết sinh trên chiến trường Quảng Trị. Giữa cây thiên mệnh người ta làm ba áng mây tượng trưng cho tam tài: Thiên – Địa – Nhân với ý nghĩa là cầu nối giữa trời, đất và con người. Theo phong tục của người Á Đông chúng ta thường hay cúng cơm cho người đã khuất vì vậy trên cây đèn người ta đắp 3 bát cơm để tượng trưng cho ý nghĩa đó.
Nữa phần dương còn lại được lát bằng nền gạch đỏ là màu của sự sống sự sinh sôi nảy nở. Trên phần dương có một lỗ tròn tượng trưng cho phần âm trong dương, phần âm trong dương này thông vào lòng nấm mồ. Lòng nấm mồ rỗng có 2 trục đường chính giao nhau về tứ phương, về mặt tâm linh thì đây là nơi hội tụ linh hồn của các chiến sỹ tứ phương về nấm mồ chung này. Ở chính giữa là nơi đặt hành trang người lính: Một chiếc mủ tai bèo, một đôi dép cao su, một bi đông nước, một khẩu súng AK và một chiếc ba lô. Giản dị và thân thương mà các anh đã làm nên lịch sử.
Ở giữa hai phần âm và dương có đặt một lư hương để cho mọi người khi đến Thành Cổ thắp một nén hương với lòng thành tâm cầu nguyện mong rằng linh hồn các anh sẽ từ cõi âm theo đèn thiên mệnh siêu thoát về cõi vĩnh hằng và sẽ thanh thản nơi chín suối.
Phía bên ngoài tầng lưỡng nghi còn có 81 bức phù điêu là 81 tờ lịch ghi lại từng ngày một của cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ Quảng Trị từ 28/06/1972 – 16/09/1972 theo chiều ngược kim đồng hồ.
Kính thưa đoàn !
Do hàng ngàn chiến sỹ ta cho đến hôm nay vẫn còn nằm dưới mảnh đất này, vì thế mà các công trình dưới thời nhà Nguyễn sẽ không còn được phục dựng lại nữa. Thành Cổ được xây dựng thành một công viên văn hoá, tưởng niệm và tri ân tôn vinh những người đã vĩnh viễn nằm nơi lại đây. “Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ. Cỏ xanh non tơ cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình”. Lời bài hát “Cỏ non Thành Cổ” của nhạc sĩ Tân Huyền cũng chính là lời nhắn nhủ của cựu chiến binh Phạm Đình Lân từ Hà Nội về thăm lại chiến trường xưa. Anh đến với đài tưởng niệm cho hàng ngàn đồng đội đang yên nghĩ vĩnh hằng dưới lớp cỏ non xanh của khu di tích thắp nén tâm hương mà lòng sót xa nhắn nhủ:
“Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay động hàng cây.
………………………………….
Nhẹ bước chân và nói khẻ thôi
Thành Cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho tôi hôm nay đến nghẹn ngào.”
Vâng, đoàn chúng ta vừa nghe giới thiệu về ý nghĩa của đài tưởng niệm. Bây giờ để hiểu rõ hơn về lịch sử Thành Cổ Quảng Trị cũng như tái hiện lại cuộc chiến 81 ngày đêm mùa hè lịch sử 1972, xin kính mời đoàn tiếp tục lộ trình tham quan nhà bảo tàng.
B. Tại nhà bảo tàng.
Thưa đoàn !
Nhà bảo tàng là công trình được xây dựng mới hoàn toàn và được đưa vào phục vụ khách tham quan từ năm 2002. Với diện tích khoảng 360 m2, nhà bảo tàng gồm có 2 tầng dùng để trưng bày các bức ảnh và hiện vật chiến tranh.
Tầng 1: Gian khánh tiết
Vị trí mà đoàn đang đứng là gian khánh tiết, đây là gian trưng bày những hình ảnh về Thành Cổ Quảng Trị trong cuộc chiến 81 ngày đêm mùa hè 1972. Trước mặt đoàn là bức ảnh Thành Cổ do phóng viên Đoàn Công Tính chớp ngày 16/8/1972 tức là Thành Cổ giữa cuộc chiến 81 ngày đêm. Ngày xưa tường thành cao 4m, dày 12m nhưng với số lượng bom đạn khổng lồ 328.000 tấn bom mà kẻ thù đã thả xuống đây tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử loại mà chúng ném xuống Nhật Bản nên những công trình trong Thành Cổ hầu như bị san phẳng hoàn toàn. Vậy mà các chiến sỹ của ta vẫn kiên cường bám trụ, sức mạnh bom đạn không đè bẹp được con người. Nhận định về sự kiện này, Cố Tổng bí thư Lê Duẩn khẳng định: “Chúng ta đã chịu đựng được không phải vì chúng ta là gang thép, vì gang thép cũng chảy với bom đạn của chúng. Mà chính chúng ta là những con người, những con người thực sự – Những con người Việt Nam, với truyền thống 4000 năm đã giác ngộ sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước Tổ Quốc, trước thời đại.”
Mùa hè năm 1972, ta tổng động viên và đưa vào chiến trường 6 sư đoàn chủ lực bao gồm những sư đoàn thép như: sư đoàn 304, 308, 320, 324, 312, 325…và một số trung đoàn, tiểu đoàn thuộc các binh chủng khác chính vì thế mà người ta cho làm hai bức phù điêu hai bên để ghi tên các sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn đã từng tham gia chiến đấu để bảo vệ Thành Cổ.
Và trong mưa bom bảo đạn, khi sự sống và cái chết đang gần kề gang tấc, vẫn còn đó “nụ cười thách thức bom đạn” của những chiến sĩ giải phóng quân dưới chân Thành Cổ, không những nụ cười của những anh lính giải phóng quân mà còn có “nụ cười của ông lão ngư dân Triệu Phong” ngày đêm đưa bộ đội sang sông Thạch Hãn. Không biết bao chuyến đò mổi ngày, bao nhiêu anh lính được ông đưa vào chi viện cho Thành Cổ Quảng Trị. Ông lão này đến năm 1975 thì mất, thọ được 72 tuổi còn cô du kích ngồi bên cạnh sau này đã trở thành con dâu ông, cô tên Nguyễn Thị Thu hiện đang sống ở Thị trấn Ái Tử – Huyện Triệu Phong.
Tầng 2 nhà bảo tàng: Được trưng bày theo 8 mảng sau:
Mảng 1: Thành Cổ và thị xã Quảng Trị trước cuộc chiến 81 ngày đêm.
Đây là sơ đồ Thành Cổ do người Pháp vẽ năm 1889. Thành Cổ Quảng Trị được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn. Năm 1809 vua Gia Long cho đắp bằng đất, 28 năm sau năm 1837 vua Minh Mạng cho xây bằng gạch, thành được xây dựng theo kiểu kiến trúc Vauban, 4 góc tường thành nhô hẳn ra bên ngoài để làm pháo đài canh giữ, chu vi thành trên 2160m, diện tích nội thành 16ha, tường thành cao 4m, dày 12m, xung quanh có hào thành, có 4 cửa Đông – Tây – Nam – Bắc. Thời phong kiến Thành Cổ Quảng Trị là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là thành luỹ phòng ngự để bảo vệ kinh đô Huế ở phía Bắc nên trong thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng như: Hành cung, cột cờ, dinh tuần phủ, dinh án sát, dinh lãnh binh… Sau khi đặt chính quyền bảo hộ ở Trung Kỳ, thực dân Pháp cho xây dựng một hệ thống nhà lao kiên cố ở phía Đông Bắc Thành Cổ, đây là nơi biệt giam các chiến sĩ cộng sản tức là những ai cứng đầu nhất thì đưa vào lao xá Quảng Trị. Từ năm 1929 đến đầu 1972 hàng ngàn chiến sĩ cộng sản và đồng bào yêu nước đã bị giam cầm ở đây. Thời Mỹ nguỵ, Thành Cổ Quảng Trị là một tiểu khu quân sự mạnh nên trong Thành có trận địa hỏa lực và nhiều trại lính. Trải qua biến cố thăng trầm lịch sử, Thành Cổ Quảng Trị đã thay đổi về diện mạo và chức năng. Đây là những hình ảnh thị xã Quảng Trị trước năm 1972 rất sầm uất, có trên 1 vạn ngôi nhà, nhiều công trình dân sinh và tôn giáo. Khi ta vào giải phóng Quảng Trị tất cả còn nguyên vẹn nhưng sau 81 ngày đêm tất cả đã bị sang phẳng hoàn toàn.
Mảng 2: Các căn cứ quân sự.
Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết năm 1954, đất nước bị chia cắt làm 2 miền, Quảng Trị trở thành tỉnh địa đầu giới tuyến có vị trí sống còn với đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây vừa là bàn đạp để thực hiện âm mưu bắc tiến, vừa là lá chắn để bảo vệ “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17” như Ngô Đình Diệm từng tuyên bố. Do vậy chúng đã tập trung xây dựng ở đây một hệ thống các căn cứ quân sự lớn mạnh kéo dài từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Với hệ thống các căn cứ như vậy, Tổng thống Nichxơn thách thức “Nếu có cuộc tấn công mạnh của cộng sản thì tuyến phòng thủ này có thể bị chùng chứ không bị đứt” nhưng rồi cuộc chiến đầu năm 1972 như thế nào, xin mời đoàn sang thăm phần tiếp theo.
Mảng 3: Chiến dịch giải phóng Quảng Trị đầu năm 1972
Bước sang năm 1972, thấy thời cơ đã đến, Bộ chính trị và Quân uỷ TW đã quyết định mở chiến dịch giải phóng Quảng Trị. Vào hồi 11h ngày 30/3 chiến dịch được bắt đầu bằng cuộc tấn công cứ điểm Pulơ (Cam Lộ), bằng đòn đánh bất ngờ, ta đã nhanh chống làm chủ cứ điểm này. Những ngày tiếp theo ta tiếp tục tấn công vào các điểm trọng yếu và hàng rào điện tử Macnamara, thừa thắng ta tấn công truy kích vào vòng trong và trong khoảng thời gian ngắn quân ta đã lần lượt giải phóng Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Triệu Phong. Ngày 1/5 cờ cách mạng đã tung bay trên nốc dinh tỉnh trưởng ở thị xã Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị cơ bản được giải phóng.
Mảng 4: Thành Cổ và Thị xã Quảng Trị trong 81 ngày đêm khốc liệt.
Sau khi để mất tỉnh Quảng Trị vào tháng 5, đến cuối tháng 6 Mĩ – nguỵ đã điên cuồng mở cuộc phản kích tái chiếm tỉnh Quảng Trị với mật danh “Lam Sơn 72”. Trong đó mục tiêu số 1 là phải chiếm được Thành Cổ Quảng Trị, vì chúng cho rằng: Chiếm được Thành Cổ là cơ bản chiếm được tỉnh Quảng Trị, tạo ra sức nặng để mặc cả với ta trên bàn hội nghi Pari. Mĩ – nguỵ mở cuộc phản kích nhằm đạt được những âm mưu rất xảo quyệt về chính trị, quân sự, ngoại giao: lấy lại tinh thần, tẩy xoá tâm lý thất bại đang lan tràn trong nguỵ quân, nguỵ quyền nhằm cứu vãn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, chiếm lại những vùng đất đã mất, thay đổi cục diện chiến trường nhằm gây sức ép với ta trên bàn hội nghị Pari. Để làm được điều đó, địch đã huy động vào đây một lực lượng rất lớn gồm 4 sư đoàn, trong đó có 2 sư đoàn thiện chiến nhất của quân lực VNCH là sư đoàn Dù được mệnh danh là Thiên thần mũ đỏ và sư đoàn Thuỷ quân lục chiến được mệnh danh là Cọp biển. Cùng sự hỗ trợ tối đa của hoả lực không quân, hải quân Mỹ.
Tướng Ngô Quang Trưởng, chỉ huy cuộc phản kích tuyên bố “ đồng minh sẽ sử dụng tối đa hoả lực của không quân và pháo binh để nghiền nát Cổ thành Quảng Trị.
Và quả thật đúng như vậy.
Thị xã Quảng Trị trong 81 ngày đêm từ 28/6 đến 16/9 được ví như một túi bom. Trung bình mỗi ngày địch huy động 150-170 lần chiếc máy bay phản lực, 70 – 90 lần chiếc B52 để ném bom huỷ diệt thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Với diện tích chưa đầy 3 cây số vuông, trong 81 ngày đêm thị xã và Thành Cổ Quảng Trị phải gánh chịu 328.000 tấn bom đạn, trung bình mỗi chiến sỹ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom, 200 quả đạn pháo. Do vậy, toàn bộ thị xã và Thành Cổ Quảng Trị đã bị san phẳng hoàn toàn và sự sống đã bị huỷ diệt như thế này đây (xem ảnh). Và dù trên mình mang đầy thương tích nhưng các anh vẫn chiến đấu ngoan cường, quyết không rời trận địa, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, cứ người này ngã xuống người khác lại đến thay. Báo quân đội nhân dân ra ngày 9/8/1972 có viết “Mỗi mét vuông đất mà các chiến sỹ ta dành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu”. Theo thống kê của phòng quân lực, 80% chiến sỹ của ta đã hi sinh do sức ép của bom đạn, dù đang ngồi trong hầm cũng vỡ máu mũi, máu tai mà hi sinh.
Thưa đoàn!
Do hoả lực của địch quá mạnh, phòng tuyến vòng ngoài của ta bị vỡ dần. Từ đầu tháng 9 đã diễn ra cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt trong lòng thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Ta và địch giành nhau từng căn nhà, góc phố, từng mảng tường Thành Cổ. Thời tiết lúc này không thuận lợi, áp thấp nhiệt đới liên tục xảy ra, nước sông Thạch Hãn dâng cao, cả thị xã chìm trong biển nước. Lợi dụng tình hình đó địch tăng cường bắn phá vào công sự của ta. Các chiến sỹ của ta vừa thay nhau tát nước chống ngập công sự, vừa chống trả địch, suốt ngày ngâm mình trong nước, ăn lương khô, uống nước lã nên sức khoẻ giảm sút, thương vong rất lớn có ngày trên 100 người. Trước tình hình đó, ngày 16/9 Quân uỷ TW đã ra lệnh rút toàn bộ quân sang bờ Bắc sông Thạch Hãn để bảo toàn lực lượng. Kết thúc 81 ngày đêm chiến đấu anh dũng kiên cường.
Vâng, kính thưa đoàn !
Năm 1972, ta tổng động viên nên phần lớn các chiến sỹ của chúng ta tham gia chiến đấu ở chiến trường thị xã và Thành Cổ Quảng Trị đều còn rất trẻ (xem ảnh). Vì tổ quốc các anh sẳn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân và hạnh phúc riêng tư của mình. Tiêu biểu ở đây có anh Nguyễn Xuất Hiện tham gia chiến đấu khi mới 14 tuổi. Kết thúc 81 ngày đêm của cuộc chiến, ta đã tiêu diệt 26 ngàn tên địch. Cuộc chiến 81 ngày đêm tại thị xã và Thành Cổ Quảng Trị cùng với thất bại của trận Điên Biên Phủ trên không ta buộc địch phải ký hiệp định Pari vào ngày 27/1/1973.
Mảng 5: Một số hình ảnh sau khi hiệp định Pari được ký kết.
Sau hiệp định Pari ký kết ta cắm cờ lên các vùng đất được giải phóng. Lúc này cờ của ta và cờ ba que cắm xen kẽ với nhau.
Sông Thạch Hãn đã trở thành ranh giới chia cắt giữa hai bên. Và ở đây đã diễn ra việc trao trả tù binh từ hai phía. Hàng ngàn chiến sĩ của ta đã được trở về trong vòng tay đồng đội và sự đón chào nồng nhiệt của nhân dân ta.
Mảng 6: Đặt trụ sở chính phủ CMLTCHMN Việt Nam ở Cam Lộ.
Tỉnh Quảng Trị lúc bấy giờ mới giải phóng đã rất vinh dự được chọn làm nơi đặt trụ sở chính phủ CMLTCHMN Việt Nam tại thị trấn Cam Lộ – huyện Cam Lộ vào tháng 6/1973.
Mảng 7: Thị xã Quảng Trị sau ngày đất nước được thống nhất .
Sau ngày đất nước thống nhất , Quảng Trị đã bắt tay xây dựng lại quê hương. Từ đống đổ nát hoang tàn sau chiến tranh, nhiều công trình mới đã được mọc lên.
Mảng 8: Di vật liệt sỹ và một số hoạt động tri ân.
Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ, nhưng nổi đau thời hậu chiến thì vẫn đeo đẵng trong mỗi người dân chúng ta. Biết bao gia đình phải chịu cảnh mẹ mất con, vợ mất chồng, con phải mồ côi bố. Hiện tại nhà bảo tàng Thành Cổ đang trưng bày hai di vật của hai liệt sỹ rất tiêu biểu xúc động. Xin mời đoàn sang tham quan phần di vật.
Di vật của liệt sỹ Lê Binh Chủng, quê ở Quỳnh Mỹ – Quỳnh Lưu – Nghệ An.
Vào năm 2000 khi đang thi công công trình đường ống dẫn nước ở phía Tây Thành Cổ đơn vị thi công đã phát hiện một hầm chữ A trong đó có 5 hài cốt, hết 4 hài cốt chưa xác định được danh tính, chỉ có một số giấy tờ, 2 lá thư và hai tấm hình còn nguyên vẹn vì được gói rất kỷ trong bao ni long. Đó là di vật của liệt sỹ Lê Binh Chủng – Chính trị viên tiểu đoàn 3 bộ đội địa phương Quảng Trị. Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi mới biết rằng: Năm 1970 trên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu anh Chủng có ghé qua miền Tây Quảng Bình (Xã Đông Trạch – Bố Trạch – Quảng Bình). Ở đó anh có quen và yêu chị Phạm Thị Biển Khơi. Đơn vị đứng ra tổ chức lễ cưới cho anh chị và sau đó anh tiếp tục vào chiến trường Quảng Trị nơi diễn ra cuộc chiến 81 ngày đêm khốc liệt và anh đã anh dũng hi sinh ở đó. Ở quê nhà chị Khơi sinh được cháu trai và đặt tên Lê Quảng An (Quảng Bình – Nghệ An). Khi nhận được tin anh hi sinh chị rất buồn và chị quyết định đưa cháu về quê nội. Nhưng đáng tiếc gia đình chồng không nhận con dâu và cháu nội vì chưa nghe tin anh cưới vợ bao giờ. Chị lại thui thủi một mình đưa con về sinh sống ở quê ngoại. Và đến năm 2000 sau khi nhận được di vật của anh gia đình mới nhận con dâu và cháu nội. Anh Lê Quảng An sau 28 năm mới được công nhận là con liệt sỹ.
Kính thưa đoàn !
Trong số hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến 81 ngày đêm ở thị xã và Thành Cổ Quảng Trị, có rất nhiều học sinh, sinh viên của các trường miền Bắc. Họ đã xếp bút nghiêng lên đường chiến đấu theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Trong đó có liệt sỹ Lê Văn Huỳnh, quê xã Lê Lợi – Huyện Kiến Xương – Tỉnh Thái Bình mà di vật của anh đang được trưng bày ở đây.
Anh Lê Văn Huỳnh khi đó là sinh viên năm thứ 4 trường ĐHXD Hà Nội. Có vợ là Đặng Thị Xơ (cùng quê với anh). Sau khi cưới vợ được 6 ngày, chưa kịp có con thì tháng 5 -1972 anh đã theo lệnh Tổng động viên vào tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Đầu tháng 9/1972 anh nhận được lệnh làm nhiệm vụ đưa hàng tiếp tế qua sông Thạch Hãn. Như biết chắc rằng rồi đây mình sẽ hi sinh, anh đã bình thản làm cho mình một tấm bia bằng tôn ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán của anh. Sau đó anh viết thư vĩnh biệt gửi về cho gia đình. Thư anh viết rất xúc động, đầy trách nhiệm trước gia đình và Tổ quốc. Tôi xin trích đọc một số đoạn như sau:
Quảng Trị ngày 11/9/1972
Toàn gia đình kính thương!
Hôm nay, con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng phòng khi đã đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.
Mẹ kính mến!
Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố con rồi. Thư này tới tay mẹ chắc mẹ buồn lắm. Lòng mang nặng đẻ đau, giọt máu đào hơn ao nước lã, lá vàng còn ở trên cây – lá xanh rụng xuống trời ơi hởi trời. Con của mẹ đã đi xa để lại cho mẹ nổi buồn nhất trên đời. Con rất hiểu đời mẹ đã khổ nhiều, nay bao hy vọng nuôi con khôn lớn, song vì đất nước có chiến tranh, thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu, sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Con đi, mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái ra đi. Bố con đã đi xa để lại cho mẹ biết bao khó nhọc, nay con đã đến ngày khôn lớn thì …Thôi nhé mẹ đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc mai sau.
Đoạn thư anh viết cho người vợ mới cưới của mình.
Em yêu thương!
Anh biết em sẽ không đọc nổi lá thư này vì biết bao nổi buồn đang đè nặng lên tấm thân người con gái trẻ tuổi như em. Nhưng em ơi hãy bình tĩnh làm theo lời anh căn dặn, còn ngày anh đi xa là ngày anh đề ngoài phong bì mà nhờ bạn anh gửi giúp. Em sẽ đọc thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khoẻ tất cả những người quen thuộc trên quê hương trong buổi lễ truy điệu lịch sử này. Thôi nhé em đừng buồn, khi được sống trong hoà bình hãy nhớ tới lòng anh.
Đoạn thư anh viết cho bố mẹ vợ.
Thầy mẹ kính mến!
Con mong thầy mẹ đừng buồn nhiều, mạnh khoẻ cho đời mãi mãi kéo dài đón mừng ngày thống nhất. Thầy mẹ ạ! Chúng con sống với nhau chẳng được bao lâu,thì nay đã…Chắc em nó buồn lắm, thầy mẹ động viên em thay con. Theo con đời em con trẻ lắm, nếu ai người ta thông cảm thầy mẹ động viên em nó nên đi thêm bước nữa. Cứ ngày này thầy mẹ hãy nhớ tới con. Thôi tất cả những gì đã qua là vào dĩ vẳng ra đi con mong thầy mẹ khoẻ, sống lâu mãi mãi. Cho con gửi lời chào bà, các cậu và họ hàng thân thuộc.
Sau khi hoàn thành bức thư, đúng 3 tháng 20 ngày sau tức ngày 2/1/1973 anh Lê Văn Huỳnh đã anh dũng hi sinh khi đang làm nhiệm vụ.
Vào năm 2002, hài cốt của anh đã được tìm thấy bên dòng sông Thạch Hãn ở thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong và được đưa ra an táng tại quê nhà. Chị Đặng Thị Xơ vẫn ở vậy ngày đêm hương khói cho anh.
*Một số hoạt động và công tác tri ân.
Thưa đoàn !
Sông Thạch Hãn cách phía Tây Thành Cổ khoảng 300m. Trong 81 ngày đêm của cuộc chiến, đây là đường tiếp tế nhân lực, vật lực duy nhất cho mặt trận thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Để cắt đứt tuyến đường tiếp tế đó, địch tăng cường ném bom bắn phá, rất nhiều chiến sỹ của ta đã hi sinh trên sông, sông Thạch Hãn mùa hè năm 1972 thực sự là một dòng sông máu. Sau ngày đất nước được giái phóng, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, hàng năm cứ đến ngày 30/4, 27/7, 22/12 nhân dân Quảng Trị đều tổ chức thắp nến, thả hoa trên sông Thạch Hãn để tưởng nhớ, tri ân những chiến sỹ đã ngả xuống trên dòng sông và đây đã trở thành lễ hội truyền thống.
Cựu chiến binh Lê Bá Dương về thăm lại chiến trường xưa, sau khi vào thành cổ thắp nén hương cho đồng đội, ông ra đứng bên dòng Thạch Hãn mà nhắn nhũ rằng:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ.
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
Đó cũng chính là toàn bộ nội dung về lịch sử Thành Cổ Quảng Trị mà tôi đã giới thiệu với đoàn, một lần nữa thay mặt Ban quản lý khu di tích xin gửi đến đoàn lời chúc sức khỏe và có một chuyến tham quan thật an toàn.
KẾT LUẬN
Vâng! Chiến tranh đã lùi xa, nhưng dư âm của cuộc chiến 81 ngày đêm mùa hè lịch sử thì vẫn còn đó. Thành Cổ Quảng Trị và dòng sông Thạch Hãn trở thành tượng đài lịch sử trong tâm khảm đồng bào cả nước. Nơi đây mãi là cội nguồn cho những xuộc hành hương ngược dòng kịch sử cho những ai muốn chiêm nghiệm lẽ sống và sự hy sinh bất tử.
Nhà văn Nguyễn khải đã từng viết : “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hy sinh gian khổ” phải sự sống của Quảng Trị, sự sống của Thành Cổ đã hồi sinh từ biết bao khó khăn gian khổ của các chiến sĩ và đồng bào cả nước đã chiến đấu anh dũng để giành lại độc lập hòa bình cho Tổ quốc. Chúng ta, thế hệ trẻ của đất nước hãy biết trân trọng sống sao cho xứng đáng với những công lao to lớn đó của các anh để mai này dựng xây đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Vâng! Chiến tranh đã lùi xa, nhưng dư âm của cuộc chiến 81 ngày đêm mùa hè lịch sử thì vẫn còn đó. Thành Cổ Quảng Trị và dòng sông Thạch Hãn trở thành tượng đài lịch sử trong tâm khảm đồng bào cả nước. Nơi đây mãi là cội nguồn cho những xuộc hành hương ngược dòng kịch sử cho những ai muốn chiêm nghiệm lẽ sống và sự hy sinh bất tử.
Nhà văn Nguyễn khải đã từng viết : “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hy sinh gian khổ” phải sự sống của Quảng Trị, sự sống của Thành Cổ đã hồi sinh từ biết bao khó khăn gian khổ của các chiến sĩ và đồng bào cả nước đã chiến đấu anh dũng để giành lại độc lập hòa bình cho Tổ quốc. Chúng ta, thế hệ trẻ của đất nước hãy biết trân trọng sống sao cho xứng đáng với những công lao to lớn đó của các anh để mai này dựng xây đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.