Câu ca dao “…Ước gì anh lấy được nàng, để anh mua gạch Bát Tràng về xây” đã tồn tại từ bao
đời nay, không biết nó đi vào lời hát ru của mẹ từ bao giờ. Chỉ biết rằng ngày nay, người Bát
Tràng không còn làm gạch nữa nhưng gốm sứ Bát Tràng thì đã trở nên nổi tiếng, không chỉ được
mọi gia đình, làng quê trên đất nước Việt Nam ưa chuộng mà còn thu hút được rất nhiều khách
hàng trên thế giới.

Từ Hà Nội, vượt qua cầu Chương Dương men theo triền đê hơn 10km, chúng tôi đến với quê
hương của gốm Bát Tràng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Bát Tràng xuất hiện vào thời nhà
Lý (1010-1225) dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình đi lập nghiệp tại vùng đất mới và sau này
đặt tên là xã Bát Tràng. Sở dĩ người dân Bồ Bát chọn vùng đất này là nơi để họ lập nghiệp vì ở
đây có đất sét trắng, là nguồn nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm chất lượng cao
.

Lịch sử hình thành

Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu
Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên
đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông,
Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được
một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát
Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)
nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và
Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà
Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.

Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng

Công việc đầu tiên của việc tạo gốm là khâu xử lý đất sét. Ðất sét được lấy từ trong làng hay
những vùng khác như Hổ Lao, Trúc Thôn (Ðông Triều), được đem về ngâm trong bể chứa nước.
Bể thứ nhất được gọi là “bể đánh” dùng để ngâm đất sét khô vào khoảng 3 – 4 tháng.Khi đất chín
người ta đánh thành dịch lỏng sau đó đổ chất dịch lỏng sang bể thứ hai gọi là” bể lắng”. Tiếp đó,
các tạp chất sẽ nỗi trên bề mặt chất dịch lỏng sẽ được tách ra khỏi các tạp chất và đưa sang bể
thứ ba gọi là “bể phơi” trong thời gian khoảng 3 – 4 ngày. Cuối cùng, chất dịch lỏng được sang
bể thứ tư gọi là “bể ủ”. Thời gian ủ càng lâu thì đất càng tốt.
Bước thứ hai là nặn cốt, sửa hàng và phơi khô sản phẩm. Người thợ có thể chọn các khuôn in
bằng gỗ hoặc thạch cao. Các sản phẩm sau khi đã lên khuôn, người thợ sửa hàng và phơi khô sản
phẩm.
Bước thứ ba là quét men, sau đó người thợ có tay nghề sẽ vẽ hinh ảnh sống động để tạo ra nhưng
sản phẩm thật đẹp mắt. Tuỳ theo màu sắc của lớp men mà người thợ dùng thích hợp cho các sản
phẩm gốm. Có 05 loại men khác nhau là: men rạn, men thô, men chảy, men trơn và men lam.
Công đoạn cuối cùng là cho gốm vào lò, trước kia ở Bát Tràng có nhiêu loại lò khác nhau như :
lò bầu, lò ếch, lò hình hộp và lò ga. Nhưng giờ đây, người dân Bát Tràng chỉ sử dụng hai loại lò
chính là: lò hình hộp và lò ga. Lò hình hộp xây bằng gạch chịu nhiệt cao, là loại lò phổ biến hiện
nay tại Bát Tràng. Thông thường thời gian đốt lò kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm, và mở cửa lò để
nguội khoảng 2 ngày 2 đêm.

Hình thành thương hiệu

Hiện nay, làng gốm sứ Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng, phong phú về chủng loại và đa
dạng về kiểu dáng. Đồ gốm Bát Tràng không những có mặt trên khắp mọi miền của đất nước mà
còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng được xuất khẩu sang
Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..v.v. với tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm lên
đến hơn 40 triệu USD.
Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp, và đặc biệt là giải
quyết tình trạng thiếu việc làm tại khu vực nông thôn. Tại làng nghề này, hầu hết tất cả mọi
người, thậm chí cả người già và trẻ nhỏ đều có việc để làm. Hơn 80% người dân trong làng sinh
sống bằng nghề sản suất gốm sứ. Sự phát triển sản xuất nhanh chóng tại làng gốm Bát Tràng
không chỉ tạo đủ việc làm cho người dân địa phương mà còn thu hút khoảng 3.000 – 5.000 lao
động với mức lương trung bình từ 600.000đ – 700.000đ mỗi tháng ở những khu vực lân cận đến
làm việc hàng ngày.
Từ tháng 11-2004, thương hiệu “Bát Tràng – Việt Nam” được công bố và chính thức quảng bá
thương hiệu cho hàng gốm sứ lâu đời của Việt Nam trên thị trường thế giới. Sự kiện này là một
bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng. Đó là một sự khẳng định
vị thế và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của gốm Bát Tràng trong quá trình phát triển và hội nhập
với quốc tế.

-st-