Phú Quốc được chia thành 8 xã, 2 thị trấn là: Thị trấn Dương Đông, Thị trấn An Thới, Xã Dương Tơ, Xã Cửa Cạn, Xã Gành Dầu, Xã Cửa Dương, Xã Bãi Thơm, Xã Hòn Thơm, Xã Hàm Ninh, Xã Thổ Châu
Bãi biển phía nam Phú Quốc
Phú Quốc hay còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km² (theo thống kê số liệu đất năm 2005), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′ đến 10°28′ độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′ đến 104°05′ độ kinh đông.
ĐỊA HÌNH
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 567 km² (56.700 hecta), dài 49 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km, nơi hẹp nhất (ở phía nam đảo) 3 km. Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
LỊCH SỬ
Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.
Năm 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác. Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển:
- Mán Khảm (Peam)
- Long Kỳ (Ream)
- Cần Bột (Kampot)
- Hương Úc (Kompong Som)
- Sài Mạt (Cheal Meas)
- Linh Quỳnh (Rạch Giá)
- Phú Quốc (Koh Tral)
Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).
Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu. Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu. Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh. Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.
Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành Hà Tiên trấn.
Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện:
- Long Xuyên (Cà Mau)
- Kiên Giang (Rạch Giá)
- Trấn Giang (Cần Thơ)
- Trấn Di (bắc Bạc Liêu)
Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp:
- Hương Úc (Kompong Som)
- Cần Bột (Kampot)
- Trực Sâm (Chưng Rừm)
- Sài Mạt (Cheal Meas)
- Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xã Sré Ambel đến làng Peam)
Nói chung là toàn bộ vùng biển ven duyên quanh đảo Phú Quốc, Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.
DÂN CƯ
Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2003, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 79.800 người, với mật độ trung bình là 135 người/km², thấp hơn mật độ trung bình của cả nước 253 người/km².
VĂN HÓA, TÔN GIÁO
Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại thị trấn Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp. Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có một thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông.
Phú Quốc này trước đây có một số nhà nguyện, nhà thờ:
- Khoảng năm 1930, một số giáo dân miền Bắc vào đảo này làm đồn điền cao su ở gần Bãi Khem. Hai linh mục người Malaysia là cha Albe1za và Merdrignac đã cho xây một nhà nguyện tạm bằng lá để làm nơi cầu nguyện, lễ lạc. Việc trồng cao su thất bại nên một số lớn dân chúng vào đất liền chỉ còn lại ít dân, nhà nguyện dần dần bị bỏ hoang.
- Năm 1955, một linh mục cho xây nhà thờ ở thị trấn Dương Đông. Sau năm 1975, người ta bỏ đi, nhà thờ này lại bỏ trống, hiện nay được Nhà Nước quản lý.
- Khoảng thời gian gần đây, số giáo dân ở Dương Đông ngày càng nhiều và có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, thế là mọi người tụ tập tại một nhà người dân có vườn rộng để cùng dâng lễ; cha xứ và hai cha phó thay phiên nhau đến đây hằng tuần, đáp ứng nhu cầu tâm linh.
- Nhà thờ An Thới được thành lập vào năm 1957, khi đó có 1.000 giáo dân quê quán ở Nghệ An vào đảo sinh sống. Cùng ra đảo với bà con có cha Giuse Trần Đình Lữ; từ đó, nhiều linh mục và thầy giảng đã được Đức Cha giáo phận Long Xuyên sai đến để phục vụ. Hiện nay, cha Gioan Trần Văn Trông là chính xứ với hai cha phó trẻ giúp mục vụ là cha Hải Đăng và cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Cảnh. Với số giáo dân là 2.000 người,
KHÍ HẬU – THỦY VĂN
Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau. Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 3,2 m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5. Nhiệt độ trung bình khoảng 27 – 28 độ C.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau. Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây – Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90%. Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng. (Cả năm trung bình là 3000 mm). Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt 4000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.
HỒ TIÊU PHÚ QUỐC
Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng, và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ (tiêu chín). Tiêu được người dân Phú Quốc thu hoạch từng đợt chín và chủ yếu là bằng thủ công, chọn lựa những quả chín phơi riêng gọi là tiêu chín (tiêu đỏ), những quả còn xanh sau khi phơi khô được gọi là tiêu cội (tiêu đen). Do nhu cầu của thị trường, người dân đã dùng tiêu đen tẩy bỏ vỏ chỉ còn lại phần lõi hạt gọi là tiêu sọ. Trong các loại tiêu thì tiêu chín là ngon nhất và đắt tiền nhất.
Giới thiệu cây tiêu Phú Quốc
Cây tiêu Phú Quốc
Một đặc tính canh tác nữa là hàng năm người trồng tiêu thường lấy những vùng đất mới xung quanh vườn bón xung quanh gốc cây (còn gọi là “đất xây thầu”). Cây nọc (choái) chủ yếu là lấy từ lõi của các loại cây quý như ổi rừng, kiềng kiềng, trai, chay, săn đá,… Phân bón chủ yếu là phân bò, phân cá, xác mắm (phần xác cá cơm bị loại bỏ sau khi hoàn tất quy trình sản xuất nước mắm). Hom giống chủ yếu trồng từ hom thân nên giá thành rất cao. Trung bình để trồng xong một hecta từ 300 – 400 triệu/hecta nên ít có nông dân đủ tiền trồng một lần đủ diện tích lớn mà phải trồng từ từ nhiều năm, nên một vườn tiêu ở Phú Quốc thường là có nhiều tuổi khác nhau.
Cây Hồ tiêu được trồng ở Phú Quốc hàng trăm năm. Với diện tích trung bình là 471 hecta tập trung ở 3 xã Cửa Dương, Cửa Cạn và Dương Tơ. Thời điểm diện tích lớn nhất là vào những năm 1995-2000 là hơn 1000 hecta. Đây là thời điểm giá tiêu cao nhất (100 – 120.000 đồng/kg tương đương 30 – 40 kg gạo) người trồng tiêu có lời từ 200 – 300 triệu/hecta (thời điểm năm 1995 – 2000).
Giống trồng chủ yếu là 2 giống Hà Tiên và Phú Quốc (hồ tiêu lá lớn và hồ tiêu lá nhỏ). Hai nhóm giống này có thời gian thu hoạch gần tương đương nhau từ tháng 11 âm lịch kéo dài hết tháng 2 âm lịch. Giống Hà Tiên có năng suất cao hơn nhóm Phú Quốc nhưng tuổi thọ và kháng sâu bệnh kém hơn. Năng suất tiêu ở Phú Quốc trung bình là 2000 – 3000 kg/hecta, mật độ trồng từ 2500 – 3000 nọc/hecta.
ĐẶC SẢN
- Nước mắm Phú Quốc
- Còi biên mai
- Chó Phú Quốc
- Tiêu Phú Quốc
- Cá khô Thiều
- Rượu Sim
- Nấm Tràm
- Rượu Mỏ quạ
- Rượu Hải mã
- Ngọc trai biển
- Cá bớp
- Điều Phú Quốc
- Cá Trích
DANH LAM – THẮNG CẢNH – DU LỊCH
Phú Quốc được xác định là trung tâm du lịch sinh thái và trung tâm giao thương tầm cỡ khu vực và quốc tế. Tại đây có nhiều thắng cảnh đẹp như:
- Vườn quốc gia Phú Quốc
- Khu bảo tồn biển Phú Quốc
- Dinh Cậu
- An Thới
- Bãi Khem / Kem
- Nhà Lao Cây Dừa
- Mũi Ông Đội
- Bãi Vịnh Đầm
- Bãi Sao
- Bãi Xếp Lớn
- Bãi Xếp Nhỏ
- Núi Cô Chín
- Núi Radar
- Bãi Đất Đỏ
- Quần đảo An Thới
- Hòn Thơm
- Hòn Dừa
- Hòn Rỏi
- Hòn Đụn
- Hòn Gầm Ghì
- Hòn Mây Rút
- Hòn Kim Qui
- Hòn Dăm
- Hòn Xưởng
- Dương Đông
- Suối Đá Bàn
- Dinh Cậu
- Bãi Trường
- Rạch Tràm
- Rạch Vẹm
- Bắc Đảo
- Bãi Thơm
- Gành Dầu
- Bãi Dài
- Làng chài Hàm Ninh
- Bãi Vòng
- Suối Tranh
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang. Vị trí địa lý của đảo được tóm tắt để dễ hình dung như sau: mũi Đông Bắc của đảo cách quốc gia láng giềng Cam-Pu-Chia 4 hải lý. Đảo cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang 62 hải lý về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên là 25 hải lý.
Bờ biển Phú Quốc
Đến Phú Quốc, du khách sẽ khám phá những biển tuyệt đẹp với cát vàng rực rỡ ở bãi Dài, cát trắng lấp lánh tại bãi Sao, và được hòa mình vào không khí trong lành do những làn gió mát rượi từ biển khơi thổi vào. Biển Phú Quốc, với làn nước xanh trong màu ngọc bích mát rượi sẽ mang đến những giây phút thư giãn, bình yên.
Còn những vị khách thích cảm giác phiêu lưu mạo hiểm sẽ có cơ hội lặn xuống đại dương, ngắm nhìn những rặng san hô rực rỡ sắc màu. Khi màn đêm buông xuống, toàn hòn đảo chìm trong bóng tối, là lúc mặt biển lấp lánh những đốm sáng lung linh do những chiếc đèn vàng từ các thuyền câu cá biển, thẻ mực đêm ngoài khơi xa hắt vào.
Tắm suối, leo núi tại suối Tranh, tắm biển, tham quan Nhà Thùng, trại nuôi chó xoáy lưng… là những điểm đến tiếp theo của hành trình khám phá Phú Quốc. Nằm sâu trong rừng nguyên sinh, suối Tranh là tập hợp của nhiều dòng nhỏ, chảy từ khe núi, len lỏi qua những bãi cỏ xanh mượt, rồi nhập vào dòng chính. Với làn nước trong và mát lạnh, dòng suối dài 16 km này luôn được du khách lựa chọn làm nơi câu cá, nghỉ ngơi, thư giãn bên hai bờ dưới bóng mát của rừng cây bạt ngàn.
Khi màn đêm buông xuống, toàn hòn đảo chìm trong bóng tối, là lúc mặt biển lấp lánh những đốm sáng lung linh do những chiếc đèn vàng từ các thuyền câu cá biển, thẻ mực đêm ngoài khơi xa hắt vào.
Khi màn đêm buông xuống, toàn hòn đảo chìm trong bóng tối, là lúc mặt biển lấp lánh những đốm sáng lung linh do những chiếc đèn vàng từ các thuyền câu cá biển, thẻ mực đêm ngoài khơi xa hắt vào.
Còn những vị khách thích cảm giác phiêu lưu mạo hiểm sẽ có cơ hội lặn xuống đại dương, ngắm nhìn những rặng san hô rực rỡ sắc màu.
Khi màn đêm buông xuống, toàn hòn đảo chìm trong bóng tối, là lúc mặt biển lấp lánh những đốm sáng lung linh do những chiếc đèn vàng từ các thuyền câu cá biển, thẻ mực đêm ngoài khơi xa hắt vào.
Tắm suối, leo núi tại suối Tranh, tắm biển, tham quan Nhà Thùng, trại nuôi chó xoáy lưng… là những điểm đến tiếp theo của hành trình khám phá Phú Quốc. Nằm sâu trong rừng nguyên sinh, suối Tranh là tập hợp của nhiều dòng nhỏ, chảy từ khe núi, len lỏi qua những bãi cỏ xanh mượt, rồi nhập vào dòng chính.
THỊ TRẤN DƯƠNG ĐÔNG
Thị trấn Dương Đông là huyện lỵ, trung tâm hành chính của huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Dương Đông có nhiều cảnh đẹp, nhưng nổi tiếng nhất là bãi biển Trường. Ngoài ra còn có nhiều di tích lịch sử văn hoá như đình Dương Đông, chùa Cao, chùa Sùng Hưng, miếu Dinh Cậu. Từ Dinh Cậu du khách có thể thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn trên biển, một bức tranh tuyệt đẹp hiếm nơi nào có được. Mặt trời xuống thấp trên bãi Dương Đông, những tia nắng dường như càng thêm vàng lung linh trên những con sóng bạc ào ạt xô bờ. Khi nắng dần tắt, bãi tắm vắng dần, cũng là lúc những chiếc thuyền câu mực thắp lên những ngọn đèn giăng kín một khung trời trông cứ như một thành phố nổi trên mặt biển.
Du khách đến thăm Dương Đông, vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp vừa tận mắt nhìn thấy nhịp sống đổi thay của phố huyện xa xôi này. Trên bến tàu An Thới ghe thuyền ra vào tấp nập, các khu chợ trung tâm thị trấn luôn sầm uất, nhộn nhịp người buôn kẻ bán. Tại các khu chợ này, du khách tha hồ lựa chọn các mặt hàng mắm, tiêu, hải sản tươi hoặc khô nổi tiếng của Phú Quốc.
SÙNG HƯNG CỔ TỰ
Sùng Hưng Cổ Tự là ngôi chùa cổ hiếm hoi tọa lạc tại thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Hiện nay, chùa là một trong những điểm tham quan không thể thiếu trong các tour du lịch đến đảo Phú Quốc. Chùa được xây vào những năm đầu của thế kỷ XX. Vùng đất này trước đây là nghĩa địa hoang vắng. Nhân dân đã lập nên hai ngôi chùa là Sùng Nghĩa và Hưng Nhân để làm nơi thờ cúng và cầu siêu cho những linh hồn. Về sau hợp nhất hai chùa lại và lấy tên Sùng Hưng.
Chùa Sùng Hưng được nhắc đến trong một quyển sách chuyên khảo về Phú Quốc bằng Pháp văn (năm 1906) như sau: “Phú Quốc chỉ có một ngôi chùa ở Dương Đông, nơi đây người An Nam, người tàu, người Minh Hương không phân biệt, đến cúi lạy và cầu nguyện”.
LỊCH SỬ
Đến nay người ta vẫn chưa biết được chính xác năm thành lập cũng như lai lịch của những người sáng lập và trụ trì đầu tiên của chùa. Chỉ biết rằng đời trụ trì thứ 5 và thứ 6 là các hoà thượng Thích Đạt Vĩnh và Thích Minh Khiêm đồng thuộc dòng Lâm tế Chánh tông đời thứ 39. Đến năm 1910, hoà thượng Minh Khiêm viên tịch, kế vị trụ trì là hoà thượng Thích Tịnh Nghĩa (thế danh Nguyễn Công Đại) cũng thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 39. Năm 1922, hoà thượng Tịnh Nghĩa viên tịch, bảo tháp của ngài được tôn tạo trong khuôn viên chùa Sùng Hưng.
Kế vị trụ trì là hoà thượng Thích Huệ Chánh (thế danh Đinh Văn Dần). Hoà thượng Huệ Chánh sinh năm 1909 tại Tân Châu (nay thuộc tỉnh An Giang). Năm 7 tuổi, ngài xuất gia tại chùa Quan Âm (Châu Đốc) với hoà thượng Thích Tịnh Nghĩa và năm sau, theo thầy về tu học tại chùa Sùng Hưng. Năm 1924, sau khi kế vị trụ trì chùa Sùng Hưng, thầy Huệ Chánh cho trùng tu các công trình Phật sự trong chùa với mái lợp ngói âm dương và tường gạch.
Hiện nay, do tuổi cao sức yếu, hoà thượng Huệ Chánh giao quyền quản lý và trông lo việc Phật sự của chùa Sùng Hưng cho yết ma Huệ Thông (thế danh Đinh Thành Hổ) thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 41. Yết ma Huệ Thông sinh năm 1950 tại Phú Quốc. Năm 8 tuổi, thầy xuất gia tại chùa Sùng Hưng và thọ giới vào năm 1965. Sau đó, cầu pháp nhập Hạ với hoà thượng Bửu Ngươn, kế tiếp với hoà thượng Bửu Nguyên (chùa Sắc Tứ Thập Phương, thành phố Rạch Giá) và hoà thượng Chí Đạt.
Chùa nằm trên một ngọn núi gần trung tâm thị trấn. Cổng chùa quay về hướng Bắc, kiến trúc cổ kính, cao dần theo từng bậc thang, xung quanh cây cổ thụ xanh tươi, tường rào bao bọc. Bên ngoài là cổng Tam quan lợp ngói hình lượn sóng và trang trí phù điêu lưỡng long tranh châu. Bên trên có bản đề tên chùa bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ: Sùng Hưng cổ tự.
Cổng tam quan có đôi câu đối, nội dung như sau:
“Sùng đức tu thân hòa chủng Bồ Đề huệ phát chơn tông hoằng Phật pháp
Hưng nhơn dưỡng tánh thượng sanh Bát Nhã chánh khai tâm lý diễn thiền môn”
Giữa sân chùa có tượng Quan Âm lộ thiên đứng trên hồ nước. Tiếp tục lần theo gần chục nấc thang nữa là khoảng sân rộng lớn khác có ao sen. Ngay bậc thang này, bắt gặp một cổng nữa, cổng được xây dựng bằng bốn cột gỗ trai, lợp ngói tàu kiểu cổ điển, vòm uốn cong. Hai con lân ngồi chễm chệ hai bên trông thật oai phong. Được biết hai con lân do một người hảo tâm tên Lâm Vũ Sanh cúng biếu cách đây gần thế kỷ.
Phía sau cổng là chánh điện, được cất trên nền đá cao gần hai mét. Hai bên chánh điện là hay dãy nhà tường vôi, lợp ngói nằm dọc, để du khách lưu trú. Chánh điện được bày trí tôn nghiêm với nhiều pho tượng bằng gỗ, đồng và thạch cao được điêu khắc rất tinh xảo. Ngoài ra còn có một quả Đại Hồng Chung và hệ thống hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Điện thờ trung tâm được bố trí theo ba tầng bậc. Tầng trên hết thờ Tam Thế Phật: Tượng A Di Đà ngồi giữa, tượng Đại Thế Chí đứng bên phải, tượng Quan Thế Âm đứng bên trái. Kế đến là tầng hai và tầng ba. Phía sau là bàn thờ được trang trí bằng một tuyệt tác rồng lượn của họa sĩ Cao Sành. Rải rác đó đây trên vách trong chánh điện là những cảnh thuật lại bước đường Tây Du của thầy trò Đường Tăng trông thật sống động.
Phía sau chánh điện, có hai con đường nam tả nữ hữu, gồm nhiều bậc thang dẫn lên chùa trên. Ở đây cũng thờ Tam Thế Phật, nhưng chỉ một bậc, tượng Phật cao lớn hơn nhiều. Cảnh trí trên này mát mẻ bởi cây cổ thụ dày đặc. Trước sân chùa, cây lão tùng cao vút, đứng trầm mặc. Cạnh đó là toàn cảnh Đức Phật Thích Ca đang nhập Niết bàn dưới gốc cây bồ đề đại thụ tạo cảm giác siêu thoát.
LÀNG CHÀI HÀM NINH
Xã Hàm Ninh nằm trên bờ biển phía Đông đảo, sau lưng là núi rừng, trước mặt là biển cả mênh mông. Dân cư tập trung ven bờ rạch Hàm. Đến Hàm Ninh như người hoài cổ trở lại làng xưa. Cuộc sống ở đây gần như còn giữ nguyên vẻ hoang sơ với nhà tranh vách tre tạm bợ. Nghề chính vẫn là nghề lặn ngọc trai, bắt hải sâm (đồn đột) và giăng lưới ghẹ.
Ngày xưa, ngư dân đến đây đánh bắt hải sản rồi lập làng. Khi cửa biển Dương Đông vang tiếng sóng thì Hàm Ninh là bến đậu ghe yên tĩnh và an toàn. Các ghe buồm, ghe bầu từ đất liền đến cập bến ở đây lên hàng hóa rồi chở hải sản đi. Biển Hàm Ninh ra xa vài trăm thước mà vẫn còn cạn. Khi nước ròng, bãi cát mênh mông chạy tít ra xa, lúc nước lên, tràn ngập bãi, vào tận mé rừng.
Đứng trên bãi Hàm Ninh, các hòn thuộc quần đảo Hải Tặc (của Hà Tiên) ló dạng xa xa. Chệch về Đông Nam, hòn Nghệ mờ mờ trên làn nước biếc. Phía Nam là mũi Ông Đội – mũi đất cuối cùng của đảo. Thăm Hàm Ninh vào sáng sớm hay những đêm trăng thì mới hưởng hết vẻ đẹp của biển này. Tại đây du khách sẽ được thưởng thức cảnh nhật nguyệt trôi bồng bềnh trên mặt biển.
Đến đây mà chưa thưởng thức ghẹ luộc thì coi như chưa trọn vẹn. Ghẹ là đặc sản vùng này, gần như lúc nào cũng có. Những con ghẹ vừa bắt lên đem luộc, màu đỏ tươi, thịt chắc nịt, chấm muối tiêu chanh thì ngọt biết chừng nào! Rời Hàm Ninh, du khách cũng đừng quên mang về vài mươi con ghẹ để tối đến cùng bạn bè nhấm nháp.
SUỐI TRANH
Nằm ở phía Đông Bắc đảo Phú Quốc, có dãy Hàm Ninh xanh thẳm, từ trong khe núi, nhiều dòng suối nhỏ len lỏi qua rừng cây, gộp đá để rồi hoà mình vào dòng chính tạo nên dòng Suối Tranh chảy hiền hoà. Có đoạn suối chảy qua các ghềnh đá tạo nên những con thác nhỏ với làn nước mềm mại, trắng xoá trong màu xanh mượt mà của cỏ cây hoa lá… Khung cảnh tựa như bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp (người ta gọi là Suối Tranh).
Đến với điểm du lịch sinh thái này, du khách có thể tắm suối, đắm mình ở những bờ biển trong vắt, mát lạnh; ngả mình trên những tảng đá bằng phẳng nghe tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim kêu trong bầu không khí thoảng hương hoa rừng bên suối. Khách du lịch có thể cắm trại, câu và nướng cá, thưởng thức tại chỗ rất thú vị. Ở gần suối Tranh còn có nhiều hang động huyền hoặc, kỳ bí. Hang Dơi nằm trên núi cao chừng 200 m, sâu đến 50 m, có nhiều thạch nhũ đẹp.
DINH CẬU
Nằm trên đỉnh ghềnh đá thiên tạo, được bàn tay tài hoa của tạo hoá tạc, đẽo thành nhiều tuyệt tác tạo hình, vì vậy Dinh Cậu không chỉ hấp dẫn du khách bằng những câu chuyện lung linh sắc màu huyền hoặc từ truyền thuyết xa xưa, mà còn hấp dẫn khách phương xa bởi vẻ đẹp kỳ thú từ những thớ đá sống động.
Dinh Cậu còn có tên gọi là Miếu thờ Long Vương, tọa lạc trên một ghềnh đá vươn ra biển, bên cửa sông Dương Đông thuộc thị trấn Dương Đông.
Ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, nằm cách thị trấn Dương Đông 200 m về phía Tây, Dinh Cậu toạ lạc trên ghềnh đá quay mặt ra biển quanh năm sóng vỗ, gió táp và nắng tràn, chính vì thế tuy chỉ là mũi đá nhỏ ở cửa sông Dương Đông, nhưng nơi đây được ví như biểu tượng của “Đảo ngọc Phú Quốc” bởi sự hoà trộn hài hoà giữa biển xanh – cát trắng – nắng, gió và đá.
NHÀ TÙ PHÚ QUỐC
Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc là một trại giam nằm ở cực nam đảo Phú Quốc, tại xã An Thới. Trong chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ).
Trong Chiến tranh Việt Nam, tù binh chiến tranh Trại giam tù binh Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống… Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.
QUẦN ĐẢO AN THỚI
Quần đảo An Thới là một quần đảo của Việt Nam, nằm ở phía Nam đảo Phú Quốc, tại tọa độ khoảng 9°50′ vĩ bắc, 104°05′ kinh đông. Quần đảo này bao gồm 15 đảo, trong đó ba đảo có người ở là Hòn Thơm, Hòn Rọi, Hòn Mây Rút Ngoài. Tổng diện tích đất nổi là 7,2 km², thuộc xã Hòn Thơm (thành lập năm 2003), huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Cư dân của quần đảo khoảng 2.410 người, sống chủ yếu bằng nghề biển.
BÃI SAO
Bãi Sao cách trung tâm thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang khoảng 25 km đường bộ. Tuy được mệnh danh là “con đường đau khổ”, nhưng khi bãi Sao hiện ra trước mắt, bảo đảm bao mệt mỏi của bạn sẽ nhanh chóng biến mất. Được gọi là Bãi Sao vì nơi đây ngày xưa khi đêm về, những con Sao biển tập trung về đây rất nhiều.
Trên đường đi, bạn nhớ hái nắm lá tranh và hà thủ ô mọc đầy ven đường. Sau khi được nấu lên, đây sẽ là món giải khát ướp lạnh tuyệt vời của vùng biển này. Sở hữu bãi cát vàng ươm và mịn như thảm, bãi Sao là nơi lý tưởng cho những ai thích phơi mình để có làn da rám nắng. Càng đi xa, bãi biển càng đẹp: Trong vắt và xanh thăm thẳm. Bạn có thể dừng chân ở lều Robinson hoặc các chiếc võng dưới tán cây. Tuy là lều trại, nhưng chúng được trang bị rất tiện nghi. Bạn có thể nghỉ đêm trong lều, giữa bầu trời đầy sao.
Cùi biên mai nướng và rượu Sim rừng Phú Quốc là hai món bạn không thể bỏ lỡ khi đã đến đây.
SUỐI ĐÁ BÀN PHÚ QUỐC
Cái tên gọi “Suối Đá Bàn” đã làm cho những người đầu tiên nghe đến cảm thấy tò mò. Tại sao gọi là Suối Đá Bàn? Cái tên này gọi là tại đây những tảng đá lớn và bằng phẳng tựa như mặt bàn do đó người dân tại đây gọi là Suối Đá Bàn. Tương truyền, những tảng đá này là nơi các tiên nữ thường ngồi tắm mát mỗi lần hạ giới.
Đá tầng tầng lớp lớp đổ dài uốn quanh về phía thượng nguồn. Phú Quốc nổi tiếng với 99 ngọn núi trải dài từ Bắc tới Nam, trong đó dãy núi Hàm Ninh là dãy núi dài nhất và cao nhất. Suối Đá Bàn bắt nguồn từ đây. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho Hồ Dương Đông với chu vi hơn 3,5 km, độ sâu 20 m, với trữ lượng nước khoảng 5,5 triệu m³. Hiện nay lượng nước này chỉ cung cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Dương Đông. Còn thị trấn An Thới và các xã khác sử dụng nước chủ yếu là nước giếng khoan hoặc đào.
Xuất phát từ thị trấn Dương Đông, đi ngược lên hướng Bắc Đảo rồi đi theo con đường có bảng chỉ dẫn về suối Đá Bàn. Du khách phải dừng chân trước cổng khu du lịch đỗ xe tại đây và đi theo cầu dây văng hoặc theo cầu cây tại đây có 2 cây cầu vượt qua suối để vào rừng. Đi bộ khoảng 15 phút là đến suối. Tại đây trước mắt bạn hiện ra là những tảng đá lớn to, bằng phẳng như mặt bằng, tiếng nước đổ xuống nghe ầm ầm thật hùng vĩ.
Khung cảnh khác xa so với Suối Tranh hiền hòa dịu êm. Đường đến Suối Đá Bàn xa hơn và khó đi so với Suối Tranh. Do đó du khách đến Suối Đá Bàn ít hơn, chủ yếu chỉ là do dân địa phương hoặc những người bạn quen biết dẫn đi chơi. Khách du lịch theo đoàn thì đến đây không nhiều bằng Suối Tranh. Đến với Suối Đá Bàn với những tảng đá lớn bằng phẳng rất thích hợp do du khách đi cắm trại và vui chơi thỏa thích cùng bạn bè hay gia đình.