PHÙ ĐIÊU MẶT NGUYỆT
Là một loại hình nghệ thuật chế tác (điêu khắc, đúc khuôn,…). Thường được nhìn thấy ở chính giữa các nóc đình chùa, miếu thờ.
Hình dáng mô-tip thông thường là có 1 quả châu (có nơi gọi là hỏa châu) hình tròn tựa trên cụm mây, xung quanh có các quầng lửa bao bọc.
Mặt nguyệt 1 | Điêu khắc trang trí SAD
Hình ảnh Phù Điêu Mặt Nguyệt trong kiến trúc
CHẤT LIỆU
Chất liệu mà các nghệ nhân thường dùng để chế tác là xi măng, đất nung, hoặc là đá,… Cũng có loại làm từ xi măng dát mảnh sành, sứ, thủy tinh đủ màu sắc để làm nên tác phẩm.
Tuỳ theo khả năng biến hoá của người thợ chế tác mà các quầng lửa xung quanh Hoả châu được thay bằng hình ảnh hoả châu để trên đầu rồng.
PHÂN BIỆT
Có loại mặt nguyệt có Hoả châu chính giữa và hai con rồng ngự hai bên, cái này được gọi là: “Lưỡng long triều nguyệt” (có nơi gọi là Lưỡng long chầu nguyệt).
Sự thật về 'Lưỡng long chầu nguyệt'
Lưỡng long chầu nguyệt được đắp trang trí ở đình Hòa Ninh
Hình tượng Rồng hai bên có thể ở gần hoặc xa Hỏa châu. Có thể hướng vào hoặc hướng ra (tuy nhiên dù ở tư thế nào thì đầu rồng cũng hướng về Hỏa châu).
Có nhiều ý kiến tranh cãi về hình tượng “Lưỡng long triều nguyệt”“Lưỡng long tranh châu” là như nhau.
Tuy nhiên ở đây, chúng tôi xin đưa ra ý kiến cá nhân về Mặt nguyệt thường thấy ở đền chùa, miếu thờ đó chính là “Lưỡng long triều nguyệt”. Là biểu tượng cho tâm linh thần phục thánh thần, cực kỳ thiêng liêng đối với tín ngưỡng thờ cúng.
Còn hình tượng “Lưỡng long tranh châu” là biểu tượng cho sự tranh đấu để có được sự thành công trong sự nghiệp vẻ vang.
Hai con rồng này được đắp theo tư thế tranh đấu, khác với hai con rồng chầu mặt trăng thường ở tư thế yên bình.
Quay lại một chút, hình tượng Mặt nguyệt mà chúng ta thường thấy ở các đỉnh nóc chùa, đền miếu thì còn thường được dùng chế tác ở trên trán bia, hay thậm chí là có mặt trên các bình, ống sành cắm hương nữa.
Tuỳ theo quan điểm tín ngưỡng mà mặt nguyệt thay vì có hoả châu còn được thay bằng biểu tượng âm dương,…
Ngoài ra hai bên mặt nguyệt còn có trang trí thêm hình tượng hoa sen, hoa cúc, mẫu đơn,… Ở các chùa chiền cổ thì có nơi dùng mặt nguyệt để trang trí.

 

Nhưng dần dần mặt nguyệt được loại bỏ đi và thay bằng biểu tượng của Phật giáo đó là “bánh xe Pháp luân”. Một biểu tượng rất thiêng liêng và trang trọng của Phật giáo.
Theo Đna Thích