Đ giúp bà con và bn đc, nhng ai quan tâm nghiên cu hay tìm hiu các di tích lch s, văn hóa, danh lam thng cnh trên mnh đt Thăng Long ngàn năm văn hiến, ngotoc.vn xin trân trng gii thiu bài tng hp v môt s đình, đn, chùa cũ trên đa bàn Th đô Hà Ni.
 
Chùa Hòe Nhai – mt trong nhng ngôi chùa c ln kinh đô Thăng Long xây dng t thi Lý (1010-1225) nay
thu
c ph Hoè Nhai – Hà Ni. nh internet

Đây là bài do bác Ngô Vui, Chủ tịch
Hội đồng Họ Ngô VN sưu tầm và tổng hợp. Trong bài viết tác giả không giới thiệu
một cách chi tiết từng di tích và cũng không thể hiện tham vọng liệt kê
đầy đủ tất cả các di tích, danh thắng trên địa bàn Thủ đô, mà chỉ khái quát
những đặc điểm nổi bật của một số các di tích chính hiện còn được bảo tồn trên
địa bàn các quận và một số huyện lân cận của Thành phố.

Hy vọng qua bài viết mọi người có thể
phần nào hiểu sâu rộng hơn về hệ thống các di tích lịch sử của mảnh đất Kinh
kỳ, cũng như góp phần tích lũy thêm vốn kiến thức của bản thân về lịch sử đất
nước. Dưới đây là nội dung bài tổng hợp:
QUẬN BA ĐÌNH
1. Chùa An Cây Đề (Thanh Ninh tự) ở số 2 phố Lê
Trực, p. Điện Biên, q. Ba Đình.

Tương truyền có từ thời Lý (1031). Ngày
nay do điều kiện lịch sử, khuôn viên chùa rất nhỏ hẹp. 

2. Đình, Chùa Bát Tháp 
é Chùa Bát Tháp còn gọi là chùa Vạn Bảo ở số 211 phố
Đội Cấn, p. Đội Cấn, q.Ba Đình.

Có thể đây là chùa Chân Giáo xây dựng
năm 1024, nơi vua Huệ Tông nhà Lý bị Trần Thủ Độ bức tử.

é Đình Vạn Bảo còn có tên đình Vạn Phúc ở trong một ngõ
nhỏ thuộc phố Đội Cấn, p. Đội Cấn, q. Ba Đình. 

Thờ Linh Lang Đại vương là hoàng tử Hoằng
Chân, người tướng giỏi đã có công chống giặc Tống năm 1077 trong trận tuyến
sông Như Nguyệt (sông Cầu).. 

Lễ hội: 10/02
3. Chùa Châu Long ở số 112 phố Trấn Vũ, p. Trúc
Bạch, q. Ba Đình. 

Có từ thời Trần gắn liền với một nàng
công chúa của vua Trần Nhân Tông. Về sau, chùa có dựng tượng thờ bà và được các
vương triều sắc phong: Linh Thông Công Chúa.

Khảo cứu: Vua Trần Nhân Tông chỉ có 3
công chúa với danh tính và nhân thân rõ ràng như dưới đây:

a). Thiên Trân (vợ Uy Túc Vương Văn
Bích).

b). Thượng Trân (vợ Văn Huệ vương Quang
Triều-con dâu Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng).

c). Huyền Trân (Hoàng hậu của chúa Chiêm
Thành Chế Mân)

Do vậy Linh Thông công chúa có thể là
con vua Trần Thánh Tông chăng? 

Trần Thánh Tông có 4 công chúa trong đó
có 2 bà không rõ danh tính và nhân thân.

4. Đình Cống Vị ở ngõ 518 phố Đội Cấn, p.Đội Cấn,
q. Ba Đình.

Đình được khởi dựng từ thời Lý.
Thờ: Đức Thánh hoàng Phúc Trung, tức
ông Hoàng Lệ Mật.

Lễ hội: 02- 03/02
5. Đình Cống Yên ở số 124, ngõ 639 Hoàng Hoa Thám,
q. Ba Đình.

Chưa có tư liệu về năm khởi dựng đình.
Thờ Đức Thánh Quảng Hồng sinh trưởng tại
Cống Yên có công đánh giặc Nguyên ở TK 13. 

Lễ hội:12-13/01
6. Đình Đại Yên thuộc p. Ngọc Hà, q. Ba Đình.
Đình Đại Yên được xây dựng từ thế TK
12-13 và đã qua nhiều lần sửa chữa và trùng tu vào năm 1886, 1901, 2001 và
trùng tu toàn bộ ngôi đình vào năm 2003.

Thờ Thành hoàng làng là Ngọc Hoa công
chúa, mới 9 tuổi đã có công trong trận đánh chúa Chăm là Chế Ma Na vào năm
1104, sau chết ở làng Đại Yên, được vua phong Ngọc Hoa công chúa (cha bà người
Yên Định, Thanh Hóa, ra dạy học lấy vợ người Đại Yên).

Lễ hội:  13-14/3. 
7. Đền Đống Nước ở Ngách 173/63 Hoàng Hoa Thám,
q.Ba Đình.

Chưa rõ đền được xây dựng khi nào.
Thờ Bạch Ngọc Nương công chúa-người con
gái sinh ra khác thường, khi hóa, trời mưa to.

Lễ Hội:  11-12/01
8. Đình Giảng Võ ở p. Giảng Võ, q. Ba Dình.
Đình được xây dựng từ TK 15.
Thờ Lý Châu Nương (bà Chúa Kho), một nữ
tướng xuất sắc thời Trần. Vua giao cho bà quản quốc khố nên  phong Quản
Chưởng Quốc Khố.

Lễ hội:  11-12/02 và ngày hoá
20/7 

Đình có cỗng tam quan có tên là Bảo
Khánh Môn, nay chỉ còn lại dấu tích là 4 viên đá xanh cỡ lớn. Ở cửa này đã diễn
ra trận đánh dân làng chống lại quân Cờ Đen vào cướp bóc cuối TK 19, nên đã bị
chúng tàn sát tới 72 người.

 

Đình Ging Võ (đn Bà Chúa Kho) Ba Đình, HN. nh internet

9. Chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự) ở số 19 phố Hàng
Than, p. Nguyễn Trung Trực, q. Ba Đình. 

Tương truyền chùa xây từ đời nhà Lý.
Chùa Hòe Nhai là “chốn tổ” của
phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam

10. Đình Kim Mã ở ngõ 221 phố Kim Mã, p. Kim Mã,
p. Kim Mã, q. Ba Đình.

Tương truyền đình được xây dựng từ TK
11. 

Thờ 3 vị Thành hoàng là: Bố Cái đại
vương, Linh Lang đại vương, và quan thái giám thái tể Hoàng Phúc Trung
(1027-1119).

11. Chùa Kim Sơn ở số 73 phố Kim Mã, p. Ba Đình.
Trước kia nơi đây là bãi tha ma, làm
pháp trường xử trảm các tội nhân. Người dân thôn Mã Trại dựng am Vạn Linh bằng
tranh để siêu độ âm hồn. Sau này nơi đây cũng là nơi mai táng thi hài các chiến
sĩ tử trận Đống Đa trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789.

Năm 2011, Nhà bia tưởng niệm Tây Sơn tại
chùa Kim Sơn được xây dựng, văn bia do Anh hùng Lao động – Giáo sư Vũ Khiêu
soạn. 

12. Đình, Đền Liễu Giai ở ngõ 345 Đội Cấn, p. Liễu Giai,
q. Ba Đình.

é Đền: chưa có tư liệu thành văn chính thức về niên đại
của ngôi đền. Trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa, hiện tại đền mang phong
cách kiến trúc thời Nguyễn.

Thờ Thánh Mẫu và Thủy Tinh phu nhân.
Theo thần tích còn lưu ở đền, tại làng Phan Sơn, huyện Bằng Châu, phủ Nam Sách,
tỉnh Hải Dương, có một gia đình ông Lý Nghi, vợ họ Hoàng có truyền thống văn
học. Lý Nghi làm quan bộ Lễ dưới triều Trần, nhân đi chơi thuyền về phía tây
thành Thăng Long thấy chim nhạn sà xuống một hồ nước nhỏ, địa thế khúc khuỷu,
nhác trông như con thiên mã, bèn đến xây nhà rồi cho vợ dời quê lên đấy. Một
hôm trời nóng, bà ra hồ Bạch Nhạn tắm. Bỗng dưng sóng gợn, hiện lên một con rắn
trắng bơi đến rồi quấn chặt mình bà.

Năm sau, đúng giờ Thìn ngày 21 tháng 3
Giáp Thìn, bà sinh ra một bé gái, đặt tên là Ngọc Nương, càng lớn càng xinh,
đức độ hiền hòa thông minh hơn người. Năm 18 tuổi, Ngọc Nương đi thuyền ngắm
trăng vào đêm 17 tháng 8 đến địa phận trại Liễu Giai thì gặp cơn dông. Thuyền
đắm, Ngọc Nương hóa. Bố mẹ vô cùng thương xót, xây miếu thờ nàng trên mảnh đất
long chầu hổ phục cạnh hồ Bạch Nhạn, sau gọi là hồ Đống Nước. Đời Trần Anh
Tông, quân giặc sang xâm lược nước ta, Ngọc Nương đã âm phù giúp vua đánh
thắng. Vua bèn ban cho dân làng 100 quan tiền tu bổ sửa chữa miếu thờ và sai
hai làng Liễu Giai (nơi hóa), Đống Nước (nơi sinh) cùng thờ phụng Mẫu Ngọc
Nương. 

é Đình Liễu Giai thờ thành hoàng Hoàng Phúc Trung,
người lập ra “Thập tam trại” ở phía tây-nam thành Thăng Long thời Lý.
13. Chùa Một
Cột 
 ở phố
Chùa Một Cột, ngay cạnh Quảng trường Ba Đình.
Chùa Một cột còn có tên gọi khác là Chùa Diên Hựu hay Liên Hoa đài.
Chùa được khởi dựng từ mùa đông năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông
(1028-1054). Về sau vua Lý Anh Tông (1138-1175) thường lui tới cầu nguyện.
Không lâu sau Hoàng hậu hạ sinh một Hoàng tử khôi ngô, nhà vua cho rằng đó là
do Đức Phật ban cho, nhà vua liền cho tu sửa chùa và dựng thêm một ngôi chùa
bên cạnh chùa Một Cột để tạ ơn. Cụm hai ngôi chùa Một Cột và ngôi chùa mới xây
có tên là chùa Diên Hựu với hàm ý là “phúc bền dài lâu”.
Trải qua thời gian hơn 960 năm từ Lý, Trần, Lê, Nguyễn chùa được trùng tu và
sửa chữa nhiều lần. Bởi vậy mà những đặc trưng văn hóa-kiến trúc trong từng
thời kỳ cũng có những thay đổi, duy chỉ cột trụ dưới lòng hồ Linh Chiểu là vẫn
giữ được dáng vẻ xưa. Và đó cũng chính là nét độc đáo của ngôi chùa này. Do vậy
mà ngôi chùa được Kỉ lục Guiness Việt Nam vinh danh là “Ngôi chùa có kiến trúc
độc đáo nhất Việt Nam”.
14. Đình Ngọc
 ở p.
Ngọc Hà, q. Ba Đình.

Xây dựng vào cuối Lê đầu Nguyễn.
Thờ ông Hoàng Lệ Mật.
Lễ hội:  19/ 01
15. Đình, chùa Ngũ Xá 
é Đình Ngũ Xã ở số 16 phố Nguyễn Khắc Hiếu  p.
Trúc Bạch, q. Ba Đình. 

Thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không
(1066-1141), vị tổ sư nghề đúc đồng được tôn làm thành hoàng làng.

éChùa Ngũ Xã (Thần Quang tự hay Phúc Long tự) ở số 44 phố Ngũ Xã, p. Trúc Bạch, q. Ba
Đình. Chùa cũ bị cháy, năm 1949 được xây dựng lại. Chùa theo hệ phái Bắc Tông.

Chùa cũng thờ Thiền sư Nguyễn Minh
Không.

Lễ hội: 17/01 
16. Đền Núi Sưa nằm trong khuôn viên Công viên
Bách Thảo, p. Ngọc Hà, q.Ba Đình.

 Được xây dựng vào TK 19
 Thờ Huyền Thiên Hắc Đế – vị thần
có công chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc. 

17. Đền Quán Thánh ở ngã tư Đường Thanh Niên và Đường
Quán Thánh. 

Đền lập năm 1012. Từng trải qua 7 đợt
trùng tu từ đầu TK 17 đến giữa TK 20. Trong đó đợt trùng tu năm Đinh Tỵ niên
hiệu Vĩnh Trị thứ 2 (1677)  đời vua Lê Hy Tông là lớn nhất. TrịnhTạc ủy
cho con là Trịnh Căn chủ trì việc xuất của kho để tôn tạo Trấn Vũ Quán và pho
tượng Thánh Trấn Vũ. Ông cho đúc tượng Huyền thiên Trấn Vũ bằng đồng đen, thay
cho pho tượng bằng gỗ trước đó. Năm Cảnh Thịnh 2 (1794) đời vua Quang Toản,
viên Đô đốc Tây Sơn là Lê Văn Ngữ cho đúc chiếc khánh đồng lớn. Năm 1842, vua
Thiệu Trị đến thăm đền và ban tiền đúc vòng vàng đeo cho tượng Trấn Vũ. 

Quán là nơi thờ tự của Đạo Giáo tức đạo
Lão, nên dân chúng thường gọi là Đền Trấn Vũ hay Đền Quán Thánh.

Lễ hội: 03/3
18. Đền Voi Phục  còn được gọi là Đền Voi Phục Thủ
Lệ để phân biệt với Đền Voi Phục Thụy Khuê tại số 251 đường Thụy Khuê, q. Tây
Hồ. Tương truyền, đền Voi Phục được xây dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7
(1065) đời vua Lý Thánh Tông. Đền nằm trong hệ Tứ Trấn, “trấn giữ”
phía Tây kinh thành.

Thờ hoàng tử Linh Lang, con của vua Lý
Thái Tông (1028-1054).

 Lễ hội: 09-10/02
19. Đền Yên Thành ở số 28 phố Phan Huy Ích, p.
Nguyễn Trung Trực, q. Ba Đình

Đền Yên Thành có khởi nguồn tạo dựng khá
sớm, nhưng nhiều di vật có giá trị văn hoá nghệ thuật thuộc TK 19. Trong cung
cấm có tượng Vua bà Lý Chiêu Hoàng và 8 pho tượng của 8 vị vua Triều Lý. 

Thờ Vua bà Lý Chiêu Hoàng, đời vua thứ
chín và cũng là vị vua cuối cùng của nhà Lý.

Lễ hội: 15/3 (ngày Lý Thái Tổ lên ngôi)
và 23/9 (ngày giỗ Vua Bà).
QUẬN BẮC TỪ LIÊM
1. Đền Bà Chúa 
ở th. Viên,
phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm.

Chưa có tư liệu nào cho biết đền ra đời
khi nào.

Thờ công chúa
Trần Khắc Hãn (công chúa Túc Trinh), con gái vua Trần Nhân Tông đã giúp nhân
dân khai hoang, lập làng sau khi quân dân nhà Trần đánh bại quân xâm lược
Nguyên Mông năm 1288.

Khảo cứu:
a) Vua Trần Nhân Tông có 3 công chúa:
– Thiên Trân (con dâu Trần Đạo Tái).
– Thượng Trân (con dâu Trần Quốc Tảng)
– Huyền Trân (gả cho Chế Mân)
Nghĩa là các công chúa của Trần Nhân
Tông không có ai là Khắc Hãn

b) Một công chúa con vua cành vàng lá
ngọc thì thiếu gì tên hay không đăt lại chọn tên Khắc Hãn là tên con trai cứng
quèo như vây?

c) Theo chúng tôi tên Khắc Hãn được dùng
để ám chỉ cô công chúa này đã khắc chế sự hung hãn của quân Nguyên Mông. Ta
biết trong khoảng thời gian đang xét thì năm 1284, trước sức tấn công như vũ
bão của 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan từ phía Bắc đánh xuống; 50 vạn quân do
nguyên soái Toa Đô từ Chiêm Thành đánh ra, quân dân nhà Trần không thể chống
nổi, tôn thất nhà Trần như Ích Tắc, Tú Viên… đầu hàng quân Nguyên. Trước tình
thế nguy cấp đó, nhà Trần đã phải hiến công chúa út An Tư của vua Thái Tông cho
Thoát Hoan để “làm thư giãn nạn nước”-lời Toàn thư. Chính nhờ sự hi sinh thầm
lặng đó của Bà mà chỉ 5 tháng sau, quân dân nhà Trần đã đánh tan 20 vạn quân
Nguyên Mông, khiến Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn chết thoát được về
nước.

Có thể nhận định rằng công chúa Trần
Khắc Hãn chính là công chúa An Tư 

Lễ hội: 30/7-02/8
2. Đền Chèm ở ven Đê sông Hồng, gần cửa sông
Nhuệ thuộc x. Thụy Phương, h. Từ Liêm, nay là p. Thụy Phương, q. Bắc Từ Liêm.

Không rõ đình được xây dựng lần đầu khi
nào. Theo lời kể của dân làng thì đình có niên đại cách đây hơn 2000 năm. Song
hiện trong đình chỉ lưu giữ được nhiều hình chạm khắc gỗ phong cách nghệ thuật
TK 18.

Thờ Lý Ông Trọng tức Lý Thân, người làng
sống vào thời Thục An Dương Vương.

Lễ hội: 14-16/5
3. Đình Đại Cát ở x. Liên Mạc, h. Từ Liêm-nay là
p. Liên Mạc, q. Bắc Từ Liêm.

Tên làng xưa là Hạ Cát, gọi nôm là Kẻ,
khi Vũ Văn Dũng đại tướng Tây Sơn về cùng dân chống lụt, thấy chữ Hạ không đẹp,
mới đổi tên là Đại Cát. Từ đó, làng làm ăn thịnh vượng, khi ông mất dân làng
phối thờ ông trong đình. Thời nhà Nguyễn, bắt đưa ra ngoài. Nay lại đưa vào
phối thờ trong đình như cũ. Ngoài ra đình Đại Cát còn

Thờ 3 vị Thành hoàng là ông Quách Lãng
và 2 bà Đinh Bạch Nương, Đinh Tĩnh Nương.

4. Đình Đăm ở p. Tây Tựu, q. Bắc Từ Liêm.
Đình Đăm hay còn gọi là đình Tây Tựu là
công trình kiến trúc cổ kính được xây dựng từ thời Lê, do bà Nguyễn Thị Tính,
một người phụ nữ tài sắc của quê hương đã trở thành cung phi thứ 8 của vua Lê
Thế Tông (1573-1599), cho dân lấy gỗ, kén thợ giỏi ở kinh đô về Tây Tựu xây
dựng đình làng.

Thờ Đức thánh Bạch Hạc Tam Giang Đào
Trường có công đánh quân Thục bảo vệ nhà nước Văn Lang.

Lễ hội: 09-11/3
5. Chùa Đình Quán ở ngõ 86 Cầu Diễn, th. Đình Quán,
p. Phú Diễn, q. Bắc Từ Liêm. Còn có tên “Bà Bông tự”, sau đổi là “Phúc Quang
tự”.

Căn cứ hiện vật tại chùa như 34 pho
tượng Phật

đều thuộc phong cách nghệ thuật TK
18-19, nhưng đặc biệt có bài văn bia của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (1527 –
1613). Từ đó cho phép suy đoán chùa xây dựng vào khoảng đầu TK 16  theo hệ
phái Đại thừa Bắc tông.

6. Đình Đông Ba ở th. Thượng Cát, x. Liên Mạc, h.
Từ Liêm-nay là p.Thượng Cát, q. Bắc Từ Liêm.

Chưa có tư liệu đình khởi dựng khi nào.
Thờ 3 vị phúc thần là Quách Lãng và 2 bà
vợ Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương là 3 vị tướng thời Hai Bà Trưng (cả 3 đều
gốc động Hoa Lư)

Lễ hội: 10-12/02
7. Miếu Đồng Cổ ở x. Phú Diễn, h. Từ Liêm, nay là
ngõ 136 đường Cầu Diễn, p. Minh Khai q. Bắc Từ Liêm. 

Miếu thờ thần Đồng Cổ có từ thời Hai Bà
Trưng.

Như vậy, trên địa bàn Hà Nội có 2 miếu
Đồng Cổ: Một là Miếu Đồng Cổ ở p. Minh Khai, q. Bắc Từ Liêm; hai là Đền Đồng Cổ
ở 353 phố Thụy Khuê, p. Bưởi, q. Tây Hồ.

8. Đình, Chùa Giàn
éChùa Giàn  (Thiên Phúc tự) ở ngõ 165 Phạm Văn
Đồng, p.Xuân Đỉnh. q. Bắc Từ Liêm.

Được xây dựng từ TK 18
éĐình Giàn ở th. Cáo Đỉnh, x. Xuân Đỉnh, h. Từ Liêm-nay
là th. Cáo Đỉnh, p. Xuân Đỉnh, q. Bắc Từ Liêm.

Thờ Lý Phục Man là vị tướng thời Lý Nam
Đế.

Lễ hội: 09-11/02
9. Đình, Chùa Đông Ngạc (Vẽ )
é Chùa Vẽ (Tự Khánh Cổ tự) ở phố Kẻ Vẽ, p. Thụy Phương,
q. Bắc Từ Liêm.

Chưa xác định được chùa xây dựng năm
nào, nhưng lại sở hữu quả chuông đúc năm Đại Khánh thứ 2 (1315) đời vua Trần
Minh Tông.

Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, tuy nhiên
ngoài thờ Phật còn có thờ Mẫu theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam. 

é Đình Vẽ ở  p. Đông Ngạc, q. Bắc Từ Liêm.
Thờ 3 vị phúc thần:
1- Hòa Quang Tiên Sơn hiệu Đại Thánh
(thần Độc Cước).

2- Con thứ 2 của vua Lê Thái Tổ, húy
Khôi.

3- Thổ thần Bảo vệ Chương Hòa đốn ngưng
thổ địa hiển chưng chi thần- thần trừ tai nạn, cầu cúng linh ứng.

Lễ hội: 09-11/02
10. Đình Hoàng còn gọi là đình Cổ Nhuế hay đình
Chạ ở đối diện ngõ 488 Trần Cung, x. Cổ Nhuế, h. Từ Liêm-nay là p. Cổ Nhuế 1,
q. Bắc Từ Liêm.

Theo sự tích Thành hoàng làng thì đình
được khởi dựng năm  Thiên Thánh thứ hai (1029). 

Thờ Đông Chính Vương (con vua Lý Thái
Tổ) có công đánh giặc Văn Châu (Lạng Sơn).

Lễ hội: 10/02
11. Đình Kiều Nhị ở thôn Kiều Mai, x. Phú Diễn, h.
Từ Liêm, nay là Phúc Kiều, p. Phúc Diễn, q. Bắc Từ Liêm

Được xây dựng năm 1672.
Thờ thần Bạch Hạc Tam Giang Đào Trường,
có công đánh giặc Thục bảo về vương triều Hùng Duệ Vương.

12. Đình Nhật Tảo ở số 521 An Dương Vương, p. Đông
Ngạc, q. Bắc Từ Liêm

Đình được xây dựng cách nay 600 năm.
Thờ Thượng Tướng Trần Nguyên Trác, người
lập ấp Cảo Điền (nay là làng Nhật Tảo), có công giữ gìn xã tắc và hy sinh vì
nghiệp lớn của nhà Trần. Cũng như các quan đời Trần, Trần Nguyên Trác được vua
ban cho ấp Cảo Điền. Dinh của ông cũng đặt ở nơi đây. Ấp Cảo Điền đến triều
Nguyễn đổi là làng Nhật Tảo. 

Lễ hội:  11- 12/2 và ngày 12-9, tổ
chức ngày giỗ để tưởng nhớ đến ông.

Khảo cứu:
Đình Nhật Tảo đang sở hữu một quả chuông
nhỏ đúc năm Càn Hoà thứ 6, tức năm 948-là niên hiệu của vua Nam Hán Lưu Thạnh
(cháu nội Lưu Cung kẻ đã bị Ngô Quyền đánh bại trên sông Bạch Đằng năm 938).

Quả chuông đúc trên đất Đại Việt mà lạc
khoản lại lấy niên hiệu nhà Nam Hán là tại sao?

Là tại vì Nhà Ngô không đặt niên hiệu-đó
thực sự là một điều khó hiểu và đáng tiếc!

13. Chùa Nhổn (Càn Phúc tự) ở thôn Tu Hoàng, xã
Xuân Phương, q. Bắc Từ Liêm

Tam quan chùa xây theo phong cách nghệ
thuật kiến trúc của thời Nguyễn. Chùa còn lưu giữ được một hệ thống tượng Phật
khá phong phú và có phong cách độc đáo.

14. Đình Phú Diễn ở th. Phú Diễn, x. Phú Diễn, h. Từ
Liêm, nay là th. Phú Diễn, p. Phú Diễn, q. Bắc Từ Liêm.

Chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác
về niên đại của đình nhưng trong bia hậu có nói tới việc hậu thần đã bỏ tiền ra
sửa đình từ thời Gia Long (1807).

Thờ thần Bạch Hạc Tam Giang Đào Trường
thời Hùng Vương.

Lễ hội: 14-15/3
15. Đình Phúc Lý ở x. Minh Khai, h. Từ Liêm, nay là
p. Minh Khai, q. Bắc Từ Liêm.

Chưa tìm thấy tư liệu về niên đại khởi
dựng đình.

Thờ Bạch Hạc Tam Giang, tướng của Hùng
Duệ Vương, có công đánh giặc Thục bảo vệ nhà nước Văn Lang.

16. Đền Sóc ở x. Xuân Tảo (Minh Tảo, Minh
Cảo), nay là p. Xuân Đỉnh, q. Bắc Từ Liêm.

Chưa có tài liệu nào cho biết ngôi đền
được dựng khi nào.

Thờ Sóc Thiên Vương.
17. Đền Tam Thánh  ở làng Thương Cát.
Làng Thượng Cát còn có một di tích rất
đáng kể, là đền Tam Thánh, tọa lạc trên một bán đảo nhô ra giữa hồ, ở phía
trước cửa đình cũ của làng. Xưa kia, vốn chỉ là một am nhỏ, đến năm Thành Thái
thứ tư, 1892, các nho gia địa phương đã mở rộng thành đền Tam Thánh, đồng thời
lập nên Hội Thiện. Trong đền, hiện còn 42 pho tượng thần của ba tôn giáo Nho,
Phật, Lão. Trên ngôi vị cao nhất là tượng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai vị tổ
của dân tộc Việt. Nho giáo, có tượng Đức Khổng Tử, Phật giáo có tượng Đức Thích
Ca, Bồ tát Quan Âm, Từ Đạo Hạnh…Lão giáo có tượng Thái Thượng Lão Quân. Hưng
Đạo Đại Vương và vợ là Trần Nguyên phi cũng được phối thờ, rồi 12 pho tượng
Tiên đồng, Ngọc nữ, Thánh mẫu…

18. Đền Thái Y Nguyễn Hữu Đạo ở thôn Đống, x. Cổ Nhuế, h. Từ
Liêm. Tháng 12/2013 xã Cổ Nhuế được tách thành 2 phường Cổ Nhuế 1 và Cổ Nhuế 2.
Chưa tra cứu được thôn Đống nằm ở phường nào trong 2 phường ấy?

Thờ Thái y Nguyễn Hữu Đạo thời Lê Hiển
Tông (1740-1786).

19. Đình Thôn Viên ở số 337 phố Cổ Nhuế, p. Cổ Nhuế
2, q. Bắc Từ Liêm

Tương truyền có từ thế kỷ 11. 
Thờ hoàng tử nhà Lý là Đông Chinh đại
vương – con vua Lý Thái Tổ làm thành hoàng làng. Năm Thuận Thiên thứ 18 (1027)
vua xuống chiếu cử Đồng Chinh Vương đi dẹp giặc ở Châu Vàn, Vương hành quân qua
nơi này, nên dân làng thờ làm thành hoàng làng để truy ân công đức Ngài đã vì
dân vì nước mà đánh giặc.   

Lễ hội: 10/0 2
20. Đình Thượng Cát ở phố Châu Đài, p.Thượng Cát,
q. Bắc Từ Liêm.

Đình xây dựng TK 17.
Thờ Thành hoàng làng là 3 anh em: Đinh
Quách Lãng, Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương là 3 vị tướng thời Hai Bà Trưng
(40-43) có công đánh giặc Đông Hán (25-220).
Khảo cứu: Đây là 3 vợ chồng: Ông Quách Lãng và 2 bà vợ Đinh Bạch
Nương và Đinh Tĩnh Nương chứ không phải 3 anh em (xem 3 BTL/Đình Đại Cát và
6BTL/Đình Đông Ba)

21. Đình, Chùa Văn Trì 
éChùa Văn Trì ở 19 ngõ 70 Văn Trì, p. Minh Khai, q. Bắc
Từ Liêm

Được xây năm Cảnh Hưng thứ nhất (1740).
éĐình Văn Trì ở thôn Văn Trì, p. Minh Khai, q. Bắc Từ
Liêm. 

Đình dựng năm Chính Hòa 15 (1704).
Thờ thần núi Đồng Cổ
Lễ hội: 04-05/4
22. Đình Yên Nội  ở đường Yên Nội, p. Liên Mạc, q.
Bắc Từ Liêm

Đình được xây dựng từ thời Lê Trung
Hưng. 

Thờ  Bạch Hạc Tam Giang tức Thổ
lệnh Thống quốc Đại Vương Đào Trường có công đánh lại Thục Phán bảo vệ nhà nước
Văn Lang của các Vua Hùng.

Lễ hội: 24/3QUẬN CẦU GIẤY
1. Đình An Hòa ở p.Yên Hòa, q .Cầu Giấy.
Chưa có thông tin đình được xây dựng khi
nào.

Thờ Bạch Hạc Tam Giang và Vua Lý Thần
Tông.

Lễ hội: 11-13/02
2. Đình Bái Ân  ở p. Nghĩa Đô, q. Cầu Giấy.
Đình được dựng vào đầu TK 17
Thờ vợ chồng ông Vũ Phục đã hy sinh thân
mình để giúp cho việc đắp đoạn đê ở chỗ ngã ba sông Thiên Phù và sông Tô Lịch
vào đời Vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128). 

Lễ hội: 09-10/2
3. Chùa Cót (Ngọc Quán Tự) ở số 188 phố Yên
Hòa, p. Yên Hòa, q. Cầu Giấy.  

Được  xây vào đời Lê Thần Tông, nửa
đầu TK17.

4. Chùa Duệ Tú (Quảng Khai tự) ở ngõ chùa Duệ Tú,
phố Nguyễn Khánh Toàn, p.Quan Hoa, q. Cầu Giấy.

Tương truyền chùa được xây từ đời vua Lý
Nhân Tông (1073-1129) bởi thiền sư Đại Điên, tên thật là Lê Nghĩa, ở ngay chính
điện có một pho tượng sư Đại Điên to bằng người thật ngồi trong khám thờ. Ngài
là người gốc địa phương thôn Tiền và chính nơi đây trước kia là nhà ở của ngài,
đồng thời cũng là nơi an táng nhục thân ngài.

Lễ hội: 07/3
5. Đình Dịch Vọng Hậu ở cạnh ngã tư đường Trần Thái Tông
– Xuân Thủy, thuộc p. Dịch Vọng Hậu, q. Cầu Giấy.

Được xây dựng từ TK 17
Thờ Hậu Lý Nam Đế là Lý Phật Tử.
6. Đền, Đình Dục Anh ở số 139 Nguyễn Ngọc Vũ, p. Trung
Hoà, q. Cầu Giấy.

é Đền Dục Anh 
Thờ chung 3 vị thành hoàng là ba anh em
ruột: Phạm Uyển, Phạm Miễn và Phạm Huy. Theo thần tích ba anh em họ Phạm người
làng Thọ Xương, quận Nam Xương đều có trí lực hơn người. Lớn lên gặp họa đất
nước đang chìm đắm dưới ách đô hộ của nhà Đường khi Phùng Hưng và em là Phùng
Hải là cậu họ của 3 anh em đứng dậy phất cờ khởi nghĩa, ba anh em họ Phạm đã
đứng dưới cờ của Phùng Hưng, chiêu mộ quân sĩ vây thành Tống Bình. Cao Chính
Bình trong thành lo sợ quá phát bệnh rồi chết. Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm
ba anh em họ Phạm được phong tướng coi sóc các vùng ở phía tây Hà Nội. Khi ba
ông mất nhân dân trong vùng đã lập đền thờ.

é Đình Dục Anh (Đình Trong, Đình Ngoài)
Cũng thờ 3 vị thành hoàng đồng vị với
Đền Dục Anh.

7. Đình Đa Phú ở ngõ 72  phố Dương Quảng
Hàm, p.Quan Hoa, q. Cầu Giấy.

Được xây dựng vào cuối triều Lý (theo
thần phả)

Thờ: Đương cảnh thành hoàng Cao Quốc
Linh Cảm phúc thần Đại vương.

Sự tích Thần như sau: Cha Ngài là Cao
Châu, người trang Quỳnh Lâm, huyện Thiên Lôc, phủ Đức Quang đất Hoan Châu (nay
là Hà Tĩnh) có tài phong thủy, lấy vợ 5 năm chưa có con thì vợ chết. Sau khi
đoạn tang, ông đi chu du thiên hạ, một ngày nọ đến đầu trang Dịch Vọng phát
hiện được huyệt đạo tốt muốn chiếm lấy bèn tìm giúp cho phú ông Vũ Công Nguyên
một huyệt tốt khác, phú ông gả con gái là Ngọc Nương cho làm vợ. Châu công quay
về bản quán thu hài cốt phụ mẫu ra táng vào huyệt tốt đã chọn. Sau 3 năm, nàng
Ngọc Nương mang thai sinh đôi được 2 người con trai là Dương công, Minh công.
Sau 2 năm thì sinh đôi 2 người con trai nữa đặt tên là Quốc công và Hoằng công.

Vào lúc các vị 22,24 tuổi thì triều Lý
lâm vào bước suy vi, bỗng có giặc Ai Lao kéo nhau đến xâm lược, nhà vua hạ lệnh
chọn người tài ba ra đánh giặc, cả 4 ngài đều ứng thí và đều trúng tuyển. Rồi
lập tức ra về chiêu mộ gia thần, tinh binh, ngựa tốt, thuyền chắc, chia 2 đường
thủy bộ tiến đến chỗ đóng quân của giặc Ai Lao ở Bàng Châu, đánh cho quân Ai Lao
một trận tan tác. Thế là dẹp yên được giặc.

Hôm sau các vị trở về triều bái yết
trước bệ rồng, cả 4 đều được phong làm Quảng chế bái chu đại tướng, bèn mở tiệc
khao thưởng tướng sĩ. Từ đó quốc gia được trị bình. Các vị xin trở về bản trang
cáo tổ tiên. Khi các ngài về đến thôn ấp mở yến tiệc lễ vọng tiên đường, khao
thưởng quân sĩ, cho triệu dân chúng đến cùng dự. Yến tiệc xong, các ngài cáo
biệt trở về cung sở tức Đông, 

Tây, Nam, Bắc cung.
Khi ngài thứ 3, tức Quốc công về đến Nam
cung, khi qua địa đầu bản doanh, bỗng thấy trời đất bỗng nhiên u ám, mưa gió
nổi lên. Thế là ngài liền hóa ở ngay nơi đó, đúng vào ngày 20 tháng 12. Còn 3
vị khác cũng đều hóa ngay tại cung của mình. Sau một lúc thì trời đất trở lại
quang tạnh. Dân chúng đến xem, bỗng chốc đất nổi lên thành mộ. Sự việc được tâu
lên triều đình, vua ban tiền bạc, bao phong mỹ tự Thượng đẳng phúc thần đại
vương cho Quốc công và sai dân lập đền thờ phụng, hương khói cho đến tận ngày
nay.  

Lễ hội: 18/8 – kỷ niệm ngày sinh;
20/12 – kỷ niệm ngày hóa.

8. Đình, Chùa Hà ở phố Chùa Hà, thôn Trung, p Dịch
Vọng, q. Cầu Giấy.

éChùa Hà chính là ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất
đất Thăng Long. Ngôi chùa do một gia đình làm nghề gốm sứ giàu quê ở Bối Khê
(h.Thanh Oai?) công đức, xây dựng. Hiện, lăng mộ thờ gia đình vẫn được lưu giữ
trong chùa. 

Người Hà Nội cho rằng nếu muốn cầu công
danh phúc lộc thì tới Tổ đình Phúc Khánh; may mắn an khang thì đến chùa Quán
Sứ, đền Ngọc Sơn; cầu hạnh phúc phải tới chùa Kim Liên; cầu tài lộc cần tìm đến
Phủ Tây Hồ; cầu bình an viếng thăm chùa Trấn Quốc và cầu duyên thì tới chùa Hà.

Điều đặc biệt là chùa Hà không có sư trụ
trì.

 

Chùa Hà – ngôi chùa được mnh danh cu duyên linh thiêng  Hà Ni. nh internet

éĐình Hà còn gọi là Đình Bối Hà có thể được xây dựng từ
đời vua Triệu Việt Vương, ngày nay đình làm hoàn toàn bằng gỗ quý; nằm về bên
phải chùa Hà

Thờ vị thành hoàng là Triệu Chí Thành là
tướng của Triệu Việt Vương có công chống giặc Nam Lương (502-556).

Lễ hội: Hiện nay đình và chùa Hà thường
tổ chức các lễ hội:

– Ngày 11/01 kỷ niệm ngày sinh của Thành
hoàng Triệu Chí Thành.

– Ngày 12/02 là ngày vào đám cầu phúc,
cầu mưa thuận gió hòa, nhân khang vật  thịnh.

– Ngày 12/8 kỷ niệm ngày hóa của Thành
hoàng.

9. Đình Hạ Yên Quyết ở số 34 ngõ 251 phố Nguyễn Khang,
p.Yên Hòa, q. Cầu Giấy.

Không rõ đình được dựng từ khi nào mà
chỉ biết nó được xây lại năm 1832.

Thờ Cao Sơn, Quý Minh và Lý Phật Tử.
Lễ hội: 10-15/02
10. Đình Mai Dịch ở số 16 phố Hồ Tùng Mậu, p. Mai
Dịch, q. Cầu Giấy.

Được xây dựng từ TK 18
Thờ Lý Phật Tử
Lễ hội: 09/10
11. Đền Quán Đôi thuộc làng An Phú, nay ở ngõ 1
đường Hoàng Quốc Việt, p. Nghĩa Đô, q. Cầu Giấy. Chưa có tư  liệu về việc
xây ngôi đền này.

Thờ LÝ TRIỀU MẪU NGHI  và con trai
là Thái tử Thống hoàng đế  

Sự tích thần như sau:
Ở trang Yên Dũng, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ
Hồng, trấn Hải Dương, có một vị tù trưởng họ Trần, tên là Lữ, vợ là Vũ Thị
Hoàn, sinh được một người con gái  dung mạo đẹp đẽ, trong lòng bàn tay
trái có chữ Chủ màu đỏ đặt tên là Phương nương. Khi nàng 18 tuổi  lấy một
vị quan trong triều tên là Lý Công Trinh sinh được một người con trai đặt tên
là Thống. Năm cậu Thống 18 tuổi, giặc Ma Na đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Tin ở
biên giới liên tục cấp báo về triều đình. Vua cho quan Bộ chủ Lý Công Trinh
thay mặt vua cầm quân đi dẹp giặc. Vừa tiến quân đến nơi đồn sở của giặc, quan
Bộ chủ đã bị tướng giặc giết hại ngay tại trận. Mẹ con nàng Phương nghe tin dữ
liền lên Bàng Châu nhận xác quan Bộ chủ về mai táng. Tướng giặc trông thấy nàng
Phương xinh đẹp, ép làm vợ, song hai mẹ con nhất định không chịu. Tướng giặc
nói: Nếu ưng thuận thì mẹ sẽ được phong làm Hoàng hậu còn con sẽ được phong làm
Hoàng tử. Hai mẹ con nàng Phương vẫn dứt khoát từ chối, tướng giặc liền truyền
quân lính đưa hai người đến bờ sông Bàng Châu chém đầu. Hai mẹ con nàng Phương
buộc phải giả vờ ưng thuận, xong việc rồi tìm cách chạy trốn đến ngôi
quán ở trang Dịch Vọng Tiền thuộc huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
Lúc ấy trời đã xế chiều, cả hai vừa đói vừa khát. Bấy giờ trong trang có ông Lê
Công Đoan vốn nhà giầu có lại hay làm việc thiện, thấy tình cảnh mẹ con như thế
mới hỏi rõ tên tuổi, ngọn ngành rồi chu cấp cho tiền của để sống qua lúc ngặt
nghèo. Ba ngày sau bỗng dưng thấy trời đất tối tăm, mưa to gió lớn nổi lên, hai
mẹ con hóa ngay tại quán (ngày 21 tháng 5). Một lát sau trời lại quang đãng
sáng sủa. Dân làng kéo nhau ra xem đã thấy mối đùn lên thành ngôi mộ. Từ đó nơi
đây rất thiêng.  Ai có trắc trở, khó khăn đến khấn cầu đều được bình yên.
Nhân dân bèn lập miếu thờ phụng.

Gần đây đền Quán Đôi được mệnh danh là
“đền thánh vật”

 Lễ hội: 21/5
12. Đình Tăng Phúc ở ngõ 72 phố Dương Quảng Hàm,
p.Quan Hoa, q. Cầu Giấy, sát ngay bên cạnh đình Đa Phú.

Đó là ngôi đình của giáp Tăng Phúc, xã
Dịch Vọng Tiền, ngày nay là p.Quan Hoa, q. Cầu Giấy, có lẽ đã có từ thời Tiền
Lý.

Thần phả của đình này cùng 5 ngôi đình
khác được tập hợp trong: “Thần tích Hà Đông tỉnh, Hoài Đức phủ, Từ Liêm huyện,
Dịch Vọng tổng, Dịch Vọng Tiền xã” Kí hiệu: AE.a2/60 VHN.

Bản thần phả trong tài liệu trên về đình
Tăng Phúc là sao chép từ thác bản của tấm bia trong hậu cung của ngôi đình này.

Bản thần phả cho biết xóm Tăng Phúc ngày
nay chính là Hương Tăng Phúc ở TK6 là quê hương của anh ruột Lý Nam Đế là Lý
Thiên Bảo. Lý Thiên Bảo cùng vợ là Lê thị hay làm việc thiện, ngày đêm thắp
hương thờ thượng đế xin ban cho người con trai nối dõi tông đường. Sau đó bà
mang thai hơn một năm, đến ngày 12 tháng 2 năm Ất Sửu thì sinh được người con
trai là Bảo Ninh. Lớn lên, người con trai ấy văn võ song toàn, gặp lúc Trần Bá
Tiên nhà Lương mang quân xâm lược nước ta, thân thúc Lý Bí nổi quân chống lại,
mới lệnh cho tông điệt (tức là cháu) mang quân ra giúp chú cùng giữ lấy phủ
nhà. Quân ta thua ngay ở đầu sông Tô Lịch, rồi bị bại cả ở thành Gia Ninh, Lý
Nam Đế phải chạy vào đất Tân Xương của người Lạo. Đến tháng 8, Lý Bảo
Ninh cùng chú là Lý Nam Đế đem quân từ trong đất Lạo ra đóng ở hồ Điển Triệt.
Chẳng may Lý Bảo Ninh bị ốm mới xin vua cho rút quân về thành. Đến ngày 12
tháng 9 thì chết… Ba năm sau, quốc gia thịnh trị, Hoàng đế Triệu Việt Vương cho
hội bách quan luận thưởng. Luận rằng “Bảo Ninh gia điệt có công được truy tặng,
ban sắc thần cho 7 làng phụng sự, quân cấp ấp thang mộc, cử viên quan bộ Lễ
mang sắc về quận Hoài Đức cùng với Dịch Vọng trang Tiền khu thiết lập miếu đền
lĩnh sắc phụng sự tại Thái Bình hương”.

Ấy thế, nhưng từ xưa, không rõ là từ khi
nào, cho đến nay, dân làng cúng lễ ngày sinh (12/2), ngày hóa (12/9) của Bảo
Ninh Vương, đem gán cho Lý Thiên Bảo là cha của Bảo Ninh Vương!

13. Chùa Thánh Chúa  ở số 136 phố Xuân Thuỷ, p. Dịch
Vọng Hậu, q. Cầu Giấy (tọa lạc trong khuôn viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).

Chùa được xây dựng thời Lý, trước năm
1064 bấy giờ vua đã 40 tuổi mà chưa có con trai nối dõi, sai trị hậu nội nhân
Nguyễn Bông làm lễ cầu siêu ở chùa Thánh Chúa, sau đó Ỷ Lan phu nhân có mang
sinh hoàng tử Càn Đức tức vua Lý Nhân Tông.

Trước đây, phía trước chùa có một dải
đồng hẹp gọi là Cánh Đồng Bông, nay đã đô thị hóa cả, chỉ còn một con đường đặt
tên là Đường Đồng Bông

Ngoài thờ Phật, chùa Thánh Chúa còn có
điện thờ nguyên phi Ỷ Lan.

Lễ hội  25/01
14. Đình Tháp (Dịch Vọng Trung) thuộc p. Dịch
Vọng Hậu, q. Cầu Giấy.

Được xây dựng khi nào chưa có thông tin.
Thờ Thành hoàng làng Chu Lý Vương.
Vị Thành hoàng là con ông Nguyễn Phục
quê Yên Định, Thanh Hóa ra lập nhà ở Dịch Vọng Trung, lấy Nàng Ban người làng
ấy.

Ngài Chu Lý được vua Nhà Lý giao cho đi
trấn giữ cữa biển hay bị bọn giặc cướp hoành hành. Ngài trị an được, được vua
thưởng tiền bạc để sửa lại nhà . Một hôm sóng cuộn từ sông Tô Lịch dâng lên
tràn ngập dinh thự. Ông hóa, chỉ để lại mũ áo. Dân làng tâu về triều, vua phong
làm trung đẳng phúc thần giao cho dân xóm Tháp và xóm Duệ muôn đời cúng
tế. 

Lễ hội: 12/02
15. Đình Trung Kính Hạ  thuộc p. Trung Hòa, q. Cầu Giấy.
Thời điểm xây dựng: Theo các cụ xưa lại
kể đình có từ thời Hùng Vương. Trước đặt tại bờ sông, sau chuyển về vị trí hiện
nay, là nơi đầu tiên ngài Thành hoàng đặt doanh trại. Từ nhà mái lá đơn sơ, dân
xây thành ngôi miếu nhỏ nguyên liệu chủ 

yếu là gạch vồ, hiện tại hậu cung vẫn
còn có thứ gạch này. Miếu còn tồn tại khá lâu sau được dân địa phương xây thành
ngôi đình lớn, rất tiếc năm 1946 do tiêu thổ kháng chiến phá đi trung đường và
nhà đại bái, nay đã được xây dựng lại.

Thờ thần Hùng Công Nộn (tức là ông Nộn
thời Hùng Vương) và Lê Đại Hành

Ngoài ra còn phối thờ bà Trịnh Thị Ngọc
Nghiêu 

là phu nhân một vị Đô đốc đồng tri triều
hậu Lê, bà đã cấp cho bản thôn 100 quan tiền cổ và 5 mẫu ruộng để phụng sự
Thành hoàng.

Lễ hội: 10-17/02; chính hội: 12/02
16. Đình, Miếu Trung Kính Thượng đều thuộc làng Trung Kính Thượng,
p.Trung Hòa, q. Cầu Giấy.

é Đình Trung Kính Thượng
Chưa có tài liệu cho biết đích xác đình
được khởi dựng khi nào 

Thờ đồng vị với đình Trung Kính Hạ
Lễ hội: Như đình Trung Kính Hạ
é Miếu Trung Kính Thượng
Trước đây làng Trung Kính Thượng còn có
ngôi miếu ở ngay gần cầu bắc qua sông Tô Lịch. Miếu này liên quan đến vị Hoàng
giáp khoa Ất Mùi niên hiệu Quang Hưng (1595) Nguyễn Nhật Tráng. Ông người làng
Cót (Hạ Yên Quyết), làm quan đến chức Đô Cấp sự trung. Theo chính sử, năm Canh
Tý, niên hiệu Thận Đức (1600), khi Phan Ngạn và Bùi Văn Khuê làm phản, Vua Lê
Kính Tông phải chạy về Thanh Hoá, Nguyễn Nhật Tráng xin không theo vua mà về
quê chăm sóc cha mẹ già. Vì bị coi là trái lệnh vua, không theo xa giá nên ông
bị giết. Sau vua nghĩ lại, thấy Nguyễn Nhật Tráng bị giết oan, lấy làm thương
tiếc, truy phong là Tá lý công thần, xuống chiếu minh truy phong làm Đại vương,
Thượng đẳng phúc thần và cho phép làng Trung Kính lập miếu thờ ngay tại nơi ông
hoá. Miếu đó gọi là Miếu Trắng. Gần đây do đào sông Tô Lịch nên Miếu bị phá.
QUẬN ĐỐNG ĐA
1. Chùa Bà Nành (Tiên Phúc Tự) ở số 27 phố Văn
Miếu, p. Văn Miếu, q. Đống Đa

Chùa có kiến trúc thời Nguyễn.
Ngoài việc thờ Phật, trong chùa còn có
tượng thờ Bà Nành

2. Chùa Bà Ngô (Ngọc Hồ Tự) ở số 128  phố
Nguyễn Khuyến, p. Văn Miếu, q. Đống Đa.

Theo sách Thăng Long cổ tích khảo thì
chùa được xây dựng vào thời vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Còn theo sách La
thành cổ tích vịnh thì vào thời nhà Lê, có một người con gái đẹp lấy chồng là
một nhà buôn người Hoa giàu có, bà đã bỏ tiền ra xây dựng lại ngôi chùa này to
đẹp hơn chùa cũ, do đó mới có tên Bà Ngô.

Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ các nhân
vật lịch sử như:  Trần Hưng Đạo cùng 2 gia tướng Yết Kiêu, Dã Tượng; Lê
Thánh Tông.

Trong số 35 tượng thờ có cả tượng Bà
Ngô.

3. Đạo Quán Bích Câu ở phố Bích Câu, p. Cát Linh, q.
Đống Đa.

Được lập từ cuối TK 15
Thờ chân nhân họ Trần tên Uyên, tự Vưu
Ban. Uyên gặp Giáng Kiều, kết chồng vợ, bỏ đạo Nho theo đạo Tiên. Sau hai vợ
chồng cùng con trai là Trân cưỡi hạc bay lên trời.

4. Chùa Bộc (Sùng Phúc Tự hay Thiên Phúc
tự) 

ở số 14 phố Chùa Bộc p. Quang Trung, q.
Đống Đa.

Chùa được xây dựng năm 1676 đời vua Lê
Hy Tông nhưng cũng có thể trước đó nữa. Nơi đây trong trận Đống Đa mùa xuân năm
1789, chùa bị thiêu trụi. Ba năm sau, năm 1792 dưới thời Quang Trung, chùa được
trùng tu trên nền cũ được đổi tên là chùa Thiên Phúc.

Khi trùng tu ngôi chùa, chính vua Quang
Trung đã ra lệnh xây dựng một ngôi miếu cho vong hồn quan quân nhà Thanh bị
chết trong vùng gò này.

Chùa Bộc đã bí mật thờ tượng Quang Trung
dưới hình thức Đức ông dựng năm 1846. Phía sau bệ tượng có khắc dòng chữ “Bính
Ngọ tạo Quang Trung tượng” – tức tượng Quang Trung được tạo năm Bính Ngọ, tức
năm 1846.

Ngoài ra, ở chùa có cơ sở chữa bệnh bằng
thuốc Nam nổi tiếng.

5. Chùa Đồng Quang ở số 15 ngõ 119 phố  Tây Sơn,
p. Quang Trung, q. Đống Đa.

Dưới thời Lê Trung Hưng, khu vực này là
Trường thi Bác cử, tức thi cử nhân Võ.

Đến  TK 19 mới có ngôi chùa
này,  là chùa của 2 trại Nam Đồng và Thịnh Quang và  chùa được trùng
tu nhiều lần sau đó. Chùa Đồng Quang theo hệ phái Bắc Tông.

6. Đình, Đền Hào Nam ở ngõ 29 Vũ Thạnh, p. Ô Chợ Dừa,
q. Đống Đa.

Chưa có tư liệu đình, đền Hào Nam được
khởi dựng khi nào.

éĐình thờ Thành hoàng làng là Linh Lang đại vương thời
Lý và ông Hoàng Lệ Mật Hoàng Phúc Trung. 

éĐền thờ Thủy Tinh công chúa có công giúp Lý Thường
Kiệt đánh Tống (có nơi gọi là Bảo Hoa công chúa).

Lễ hội: 10/02
7. Chùa Huy Văn (Dục Khánh tự) ở số 13 ngõ Huy
Văn, p.Văn Chương, q. Đống Đa.

Chùa được khởi dựng khi nào còn chưa rõ.
Đây là nơi ra đời của hoàng tử Tư Thành,
tức sau này là vua Lê Thánh Tông.

Năm 1460, sau khi lên ngôi vua, Lê Thánh
Tông tôn mẹ đẻ Ngô Thị Ngọc Dao là Quang Thục Hoàng Thái hậu và cho tu bổ ngôi
chùa, đúc chuông và xây lại điện Huy Văn để làm nơi thờ Hoàng Thái hậu.

 

Chùa Huy Văn – nơi sinh h vua Lê Thánh Tông. nh internet

8. Đình Khương Thượng ở số 165 phố Khương Thượng, p.
Khương Thượng, q. Đống Đa.

Được xây dựng từ giữa TK 17
Đình thờ một vị thiên thần có công phù
hộ công cuộc mở mang làng Khương Thượng, sau được vua phong tước hiệu Phổ hoá
Hoằng tĩnh Chiêu cảm Đại vương, dân gọi là thần Quy Động (gò Rùa). Theo truyền
thuyết, thủa ban đầu những người khai phá đất hoang bị ốm đau nhiều, một đêm
trên trời có ánh hào quang chiếu xuống một cái gò lớn gọi là Gò Rùa của làng,
dân bèn lập miếu thờ, nên được yên ổn thịnh vượng từ đấy. 

Lễ hội: 12/02
9. Đình Kim Liên. ở p. Phương Liên (xưa là p. Kim Hoa),
q. Đống Đa.

Đình đã có từ lâu, đến năm 1509, vua Lê
Tương Dực (1509-1516) cho xây lại to đẹp hơn.

Thờ Cao Sơn, là một trong 50 người con
của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ theo cha lên núi, có công giúp Sơn Tinh đánh
thắng Thủy Tinh, âm phù Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. 

Vua Lê cho dựng đền và bia “Cao Sơn đại
vương thần từ bi minh”. Tấm bia đó vốn dựng ở Phụng Hóa (Nho Quan). Đến đời
Hoằng Định (1600-1619), nổi lên ở Bồ Đề, được dân làng Kim Liên kéo về dựng ở
di tích hiện nay.

Thần Cao Sơn (Nam, Đình Kim Liên), thần
Bạch Mã (Đông, Đền Bạch Mã), thần Trấn Võ (Bắc, Đền Trấn Võ), thần Linh Lang
(Tây, Đền Voi Phục) hợp thành “Thăng Long Tứ trấn”.

10. Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) ở p. Láng Thượng,
q. Đống Đa.

Chùa tương truyền được xây dựng từ thời
vua Lý Anh Tông (1138-1175).

Thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo truyền
thuyết, nhà sư này đã đầu thai làm con trai một nhà quý tộc Sùng Hiền hầu, em
thúc bá vua Lý Nhân Tông. Vì Nhân Tông (1072-1128) không có con, nên con trai
của ông Sùng Hiền hầu được nối ngôi, tức vua Lý Thần Tông (1128-1138). Do sự
tích ấy mà con của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông (1138-1175) đã cho xây cất chùa
Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của ngài là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa
đã được trùng tu nhiều lần, những lần quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901
và 1989.

Trong chùa có gần 200 pho tượng nhưng
đặc biệt là pho tượng Từ Đạo Hạnh đan bằng mây phủ sơn ta. 

Lễ hội: 06-08/3
11. Đình Láng Hạ (Ứng Thiên) ở số 7 ngõ 151 Láng
Hạ, p. Láng Hạ, q. Đống Đa.

Đình được xây dựng trong khoảng năm
1069-1072 đời vua Lý Thánh Tông để thờ một nữ thần

Truyền thuyết kể rằng khi vua đi thuyền
chinh Nam gặp sóng lớn, thần đã báo mộng giúp vượt qua Cửa Hoàn. Sáng ra vua
sai tìm trên bờ thì được một khúc gỗ rất giống hình người trong mộng, liền đặt
tên là “Hậu Thổ phu nhân”. Sau khi thắng trận, bắt được vua Chiêm là
Chế Củ, vua đem tượng về kinh đô thờ cúng. Ngoài ra còn thờ Cao Sơn đại vương,
công chúa Vĩnh Gia, hoàng tử Linh Lang và Từ Lương tôn thần.

12. Chùa Linh Ứng ở số 290 phố Khâm Thiên, p. Thổ
Quan, q. Đống Đa.

Chùa được xây dựng vào TK 19, bị B52
Mỹ  phá hủy nặng nề vào tháng 12-1972, đến năm 1990 được tôn tạo.

Ngoài thờ Phật, còn thờ Đức Thánh Trần.
13. Đình, Đền Lương Sử ở Lương Sử A, phố Quốc Tử Giám,
p.Văn Chương, q. Đống Đa.

Khởi dựng năm 1034 theo ý chỉ của vua Lý
Tháí Tông (1028-1054).

Đinh, Đền Lương Sử đều thờ Hồng Thánh
Đại Vương Phạm Cự Lượng có công phò Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược Tống vào năm
981.

Lễ hội: 12/9 làm giỗ. 
14. Đình Nam Đồng ở số 73 đường Nguyễn Lương Bằng,
q. Đống Đa.

Chưa có thông tin về năm khởi dựng ngôi
đình.

Thờ Lý Thường Kiệt.
Lễ hội: 17/02 là ngày sinh và 02/6 là
ngày hóa.

15. Chùa Nền (Đản Cơ tự)-ở số 17 ngõ Chùa Nền,
p. Láng Thượng, q. Đống Đa.

Tương truyền có từ thời Lý Thần Tông.
Chùa Nền vốn là ngôi đền được xây trên nền nhà cũ, nơi đã sinh ra Từ Đạo Hạnh.
Khi hậu thân của Từ Đạo Hạnh lên làm vua, tức Lý Thần Tông (1128-1138) thì ngôi
đền trở thành chùa Đản Cơ Tự. Dân gian gọi nôm na là “chùa Nền”

Lễ hội: chính lễ 07/3
16. Chùa Phổ Giác còn gọi là chùa Tàu Tượng, ở số 80
phố Ngô Sỹ Liên, p. Văn Miếu, q. Đống Đa.

Chùa được khởi dựng trong thời Lê Cảnh
Hưng tại p. Phục Cổ ở phố Nguyễn Du, sau bị thực dân Pháp lấy đất, mới di
chuyển đến chỗ ngày nay.

Ngoài thờ Phật, thờ Mẫu trong chùa còn
thờ Phan Cảnh Điệp, người luyện voi giỏi thời Lê Cảnh Hưng. Tương truyền Phan
Cảnh Điệp là người Nghệ An. Đời Lê Hiển Tông có 1 con voi sổng chuồng, chạy tới
Trường Thi phá phách lung tung, làm dân sợ hãi. Chúa Trịnh bèn ra lệnh ai có
tài bắt được voi quay về chuồng sẽ trọng thưởng. Lúc ấy Phan Cảnh Điệp liền tới
ngay, nhảy lên lưng voi, dùng búa sắt đánh vào đầu tỏ rõ uy lực buộc voi phải
quay về trước điện Kính Thiên. Chúa Trịnh thấy thế mừng lắm trọng thưởng, thăng
làm đội trưởng, phong hàm lục phẩm. Sau này ông còn cưỡi voi xông vào phá giặc
nhiều trận nên được phong Quận công. Phan Cảnh Điệp nhận tước nhưng không làm
quan mà lại vào chùa thụ giới và niệm Phật.

17. Chùa Phúc Khánh thuộc p.Thịnh Quang, q. Đống Đa.
Chùa nổi tiếng là chốn linh thiêng, nên hàng năm dòng người đổ về đây chiêm
bái, hành lễ Phật cầu an, dâng sao giải hạn, vv đông vô kể.

Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê, bị
hỏa hoạn trong trận Đống Đa năm 1789. Đô đốc Tây Sơn Trần Văn Lễ ém quân ở đây
trong cuộc chiến đó đã hỗ trợ chùa để tái thiết và còn cho đúc một quả đại hồng
chung và pho tượng Cửu Long cúng vào chùa. Ngôi chùa được liên tục trùng tu.

Theo lịch các khóa lễ đầu năm của chùa
Phúc Khánh: Lễ cầu an (14/01); Lễ dâng sao giải hạn (8, 15, 18/01); Lễ dâng sao
La Hầu (08/01).

18. Chùa Quang Minh ở số 8 phố Y Miếu, p. Văn Miếu, q.
Đống Đa.

Tương truyền chùa được xây dựng vào cuối
thời nhà Lê.

Ngoài thờ Phật, thờ Mẫu, Chùa Quang Minh
cũng có bức tượng bằng đá tạc ngài Lê Cảnh Điệp, người luyện voi giỏi thời Lê
Cảnh Hưng như ở chùa Phổ Giác phố Ngô Sỹ Liên.

19. Chùa Thanh Nhàn (Thanh Nhàn tự) ở số 68 ngõ 318 La
Thành, p. Ô Chợ Dừa, q. Đống Đa.

Được xây dựng từ TK17 với diện tích
5000m2. Năm 1989, chùa Thanh Nhàn được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử
văn hóa. Qua thời gian, chùa hư hỏng và bị dân  lấn chiếm nghiêm trọng.
Hiện tại có 22 hộ dân sống trên đất của nhà chùa, trong đó có 13 hộ dân sống
trong nội tự, cạnh nhà thờ Mẫu, nhà thờ Tổ. Chính quyền địa phương bất lực.

20. Đình, Chùa Trung Tự
é Chùa Trung Tự (Phúc Long tự) ở số 46 Đê La Thành, p.
Phương Liên, q. Đống Đa

Không rõ chùa được khởi dựng khi nào,
đến năm 1947 bị quân Pháp phá trụi, năm 1952, sư trụ trì Thích Đàm Châm cho xây
lại chùa gồm 3 tòa nhà chính và được trùng tu vào năm 2014.

éĐình Trung Tự ở ngõ 198 Xã Đàn, p. Phương Liên, q.
Đống Đa.

Được xây dựng vào cuối TK 17
Đình Trung Tự khởi dầu từ một ngôi đền
nhỏ thờ thần Cao Sơn và Huệ Minh công chúa về sau mở rộng thành đình.

Thờ phúc thần là Đại vương Nguyễn Hy
Quang (1634-1692).

21. Chùa Xã Đàn (Kim Yên tự) ở ngách 16 ngõ Xã Đàn
2, p. Nam Đồng, q. Đống Đa.

Chùa có thể xây dựng từ xa xưa, nhưng
lưu dấu lại sớm nhất là tấm bia dựng thời Lê Chiêu Tông (1516-1522) đầu TK 16.

Ngoài thờ Phật, chùa còn hợp tự một vị
thành hoàng của làng Xã Đàn. Theo truyền thuyết thì vị thành hoàng ấy là Bảo
Hoa công chúa có nhiều công lao trong việc giúp Lý Thường Kiệt đánh Tống bình
Chiêm. Hàng năm vào tháng 2, dân Xã Đàn làm giỗ để tưởng niệm Bà. Tượng Bà được
thờ ở Nhà Mẫu, ngồi trong ngai rộng, bên trên là bức hoành phi: Nữ trung hào
kiệt.

22. Y Miếu ở số 12 phố Y Miếu, p. Văn Miếu.
q. Đống Đa

Được xây vào giữa TK 18
Thờ các vị Tổ nghề Y. Bên trong hậu cung
có khám thờ Tuệ Tĩnh thiền sư và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Hiện nơi này là trụ sở của Hội Đông Y
Việt Nam.

Lễ hội 15/01QUẬN HAI BÀ TRƯNG
1. Chùa Chân Tiên (Phúc Lâm Tự) ở số 151 phố Bà
Triệu, p. Lê Đại Hành, q. Hai Bà Trưng.

Tương truyền được xây dựng vào khoảng TK
12 

Tên chùa Chân Tiên là tên ghép 2 làng
Chân Cầm và Quán Chúng Tiên. 

Đến cuối thời Trần đất nước suy tàn, các
đền chùa tháp bị đạo tặc cướp phá tan hoang, công trình chùa xuống cấp, chùa
được di chuyển về làng Phụng Khánh huyện Thọ Xương (nay là khu vực Hỏa Lò – Hà
Nội) và lấy tên là Chân Tiên tự để lưu niệm địa danh nguyên thủy của chùa. Đến
năm 1882 thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết. Sau
đó, đến năm 1888, chúng đuổi dân, và bắt nhân dân dời chùa đi nơi khác để chiếm
đất xây nhà tù Hỏa Lò và Tòa Án. Chùa phải chuyển về làng Thể Giao nay là phố
Bà Triệu.

2. Đình, Đền Đông Hạ ở số 28-30 ngõ Huế, p.Ngô Thì
Nhậm, q. Hai Bà Trưng. 

Đình và Đền có chung sân
éĐình Đông Hạ thờ hai thành hoàng Cao Sơn đại vương và
Linh Lang đại vương.

éĐền Đông Hạ thờ các Thánh mẫu Tam phủ và Liễu Hạnh
công chúa.

3. Chùa Đức Viên (Hồng Đức tự) ở số 4 phố Trần Xuân
Soạn, p. Ngô Thì Nhậm, q. Hai Bà Trưng.

Chưa có thông tin về thời điểm xây dựng
chùa.

Ngoài thờ Phật, chùa còn có ban thờ Đức
Thánh Trần.

4.Đền, Đình, Chùa Hòa Mã ở số 3 phố Phùng Khắc Khoan, p.
Ngô Thì Nhậm, q. Hai Bà Trưng.

Tương truyền có từ thời Lý
éChùa Hòa Mã (Thiền Quang tự) nằm trong một hệ thống
kiến trúc bao gồm đình – đền – chùa, được xây dựng trên 1 khu đất Cao bằng
phẳng, gọi là gò Kim Quy thuộc làng Hòa Mã.

Làng Hòa Mã vốn có tên Đổi Mã là nơi vua
Lê đến tế Nam Giao thay áo trước khi tiến hành nghi lễ.

éĐền Hoà Mã có tên Tiên Thiên từ hay Lưu Ly điện. Theo
tấm bia ở sau chùa Hòa Mã thì đình và đền do ông Năm họ Đào xây dựng lên. Ông
Năm họ Đào chính là Đào Duy Từ (1572-1634), một danh nhân của Hà Nội và cũng là
danh nhân đất nước. Đào Duy Từ là con thứ năm của vị chủ giáo phường (Phường
hát) của Thăng Long. Cha con ông đã có công chiêu dân ca xướng lập làng Hòa Mã.
Là con nhà phường hát, theo quy chế triều Lê -Trịnh, không được đi thi, dù ông
học giỏi nổi tiếng thời bấy giờ, nên ông đã bỏ vào Nam theo chúa Nguyễn. Như
vậy, theo sự tích thì đình, đền Hòa Mã có thể được xây dựng vào đời Lê Cảnh
Hưng (1740-1786).

Đền Hòa Mã thờ Chúa Liễu Hạnh cùng các
Mẫu trong tín ngưỡng dân gian truyền thống.      

éĐình Hòa Mã không rõ được khởi dựng khi nào, được đại
trùng tu đầu năm 2010.

Thờ vị thành hoàng là Tiền triều Thái
giám Quốc công – là một hoạn quan trông coi điện Canh Y của triều trước, không
rõ triều nào. 

 Lễ hội: 15/01 và 08/4
5. Chùa Hộ Quốc – ngày nay gọi là chùa Thanh
Lương, ở số 6 ngõ 130 đường Nguyễn Khoái, p. Thanh Lương, q. Hai Bà Trưng.

Chùa theo phái Đại thừa.
Bài minh trên quả chuông đúc dưới thời
Tây Sơn, cho biết chùa này do Đức Tinh Lang đại vương xây dựng từ thời vua Lý
Thánh Tông (1054-1072). Đến TK 16, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, vua Lê phải lánh
ra ở chùa, vua Lê đi rồi, quân Mạc đến đốt phá cả chùa. Sau khi nhà Lê Trung
Hưng, nghĩ đến ơn trước, cho lập lại chùa tráng lệ hơn, ban tên là Hộ Quốc, cấp
cho nhiều ruộng ngoài bãi sông làm hương đăng cúng Phật.

6. Chùa Hưng Ký  (Võ Hưng Thiền Am) – ở  ngõ
Hưng Ký, phố Minh Khai, q. Hai Bà Trưng. 

Do ông bà Hưng Ký (Trần Văn Thành) là
một  nhà tư sản dân tộc đã mang một ngôi chùa dột nát ở chỗ khác về dựng
lên tại làng Hoàng Mai là quê hương ông bà năm 1932.

7. Chùa Hương Tuyết (Hương Tuyết tự) ở ngõ 205 phố
Bạch Mai, q. Hai Bà Trưng.

Chùa Hương Tuyết gốc từ ngôi chùa tại
ngõ Giếng Mứt của làng Hồng Mai chuyển sang và được Hòa thượng Thích Thông Toàn
cho xây dựng lại vào năm 1912 do gia đình Phật tử Đức Sinh cúng dường tài
chính. Lại có tư liệu Chùa xây xong năm 1911 là do ông Nguyễn Hữu Quang ở phố
Hàng Đào và vợ là bà Trương Thị Điều phát tâm mua một khu vườn và bỏ tiền bạc
ra xây dựng nên ngôi chùa để thờ Phật.

Chưa rõ thực sự đúng-sai thế nào? Phải
chăng người mua đất năm 1911 là ông bà Nguyễn Hữu Quang; người công đức xây
chùa năm 1912 là ông Đức Sinh.

Chùa theo hệ phái Bắc tông.
Ngôi chùa này là trụ sở của Ban chỉ huy
cuộc bãi công đầu tiên của công nhân xưởng Avia từ 28/5-10/6/1929.

8. Chùa Liên Phái ở ngõ chùa Liên Phái, số 132 phố
Bạch Mai, q. Hai Bà Trưng.

Vốn có tên là chùa Liên Hoa, được xây
dựng năm 1726, là tổ đình của của Thiền phái Liên Tông mới ra đời. Chùa Liên
Hoa được dựng lên sau khi ông hoàng Trịnh Thập (1696-1733) con Tấn Quang Vương
Trịnh Bính, là cháu nội Chúa Trịnh Căn và là Phò mã vua Lê Hy Tông phát hiện
một hoa sen sau khi đào đất ở gò cao sau phủ thuộc phường Hồng Mai (sau đổi tên
thành Bạch Mai) để xây bể cạn. Trịnh Thập cho rằng đây là dấu hiệu của Phật và
tin rằng mình có duyên với đạo. Vì vậy, Trịnh Thập quyết định chuyển phủ của
mình thành chùa Liên Hoa, đồng thời theo đạo Phật, trở thành Lân Giác Thượng Sĩ
trụ trì ở chính ngôi chùa này.

Năm 1733, Trịnh Thập mất và được chôn
cất trong Tháp Cứu Sinh xây ở chính nơi tìm thấy hoa sen. Sau đó, chùa được đổi
tên thành chùa Liên Tông. Đến năm 1840, chùa được đổi tên thành Liên Phái như
hiện nay vì kiêng huý mẹ vua Thiệu Trị (mẹ Thiệu Trị tên Hồ Thị Hoa).

Chùa Liên Phái nổi tiếng trong việc xem
trùng tang.

Lễ hội: 14-02

 

Chùa Liên Phái ph Bch Mai, qun Hai Bà Trưng

9. Chùa Quỳnh Lôi (Long Khánh tự) thuộc p. Quỳnh
Lôi, q. Hai Bà Trưng.

Chùa làng Quỳnh ra đời từ rất sớm, có
thể từ thời Trần. Đến đầu thời Lê vào niên hiệu Hoằng Định 6 (1604) chùa có đợt
trùng tu lớn. Năm Mậu Thân (1608) làm lễ khánh thành chùa, Phật tử chăng đèn
kết hoa lộng lẫy, vua Lê Kính Tông (1600-1619) và chúa Bình An Vương Trịnh Tùng
(1570-1623) cũng đến dự lễ.

10. Chùa Thanh Nhàn (Linh Sơn tự) ở ngõ 331 đường Trần
Khát Chân, p. Thanh Nhàn, q.Hai Bà Trưng.

Được xây dựng vào thời Lê, TK 17, sang
TK 18 chùa bị hư hại nhiều, có vị tướng họ Đỗ làm quan Thái bảo triều Lê đã
cúng tiền và tổ chức trùng tu, tấm bia ghi việc này và pho tượng của ngài nay
vẫn còn. Năm 1810 chùa được trùng tu và đúc chuông. Năm 1895 nhà chùa cho chữa
tòa tam bảo, 1901 sửa tòa hậu đường, 1946 tu bổ từ vũ vv.

11. Chùa Thiền Quang, Chùa Quang Hoa và Chùa Pháp Hoa nằm
trên phố Trần Bình Trọng, p. Nguyễn Du, q. Hai Bà Trưng.

Đây là 3 ngôi chùa trong khu vực hồ Liên
Thủy bị di dời tập trung một nơi trong công trình kiến thiết khu vực này của Hà
Nội vào những năm 1928-1940. Trong 3 ngôi chùa thì chùa Quang Hoa là nổi bật
hơn cả, nhưng chưa rõ được khởi dựng khi nào.

Chùa theo phái Đại thừa.
12. Đền Đồng Nhân ở p. Đồng Nhân, q. Hai Bà Trưng.
Đền được dựng năm 1142 đời Lý Anh Tông
(1138-1175) ở bãi Đồng Nhân. Năm 1819 bãi Ðồng Nhân bị lở, triều Nguyễn cho
phép dân làng dời đền vào khu Võ Miếu của làng Hoa Viên (sau đổi là Hương
Viên). Từ đó đến nay, đền thờ Hai Bà ở trong đê, ngày càng được tu sửa khang
trang, trở thành di tích lịch sử  – văn hóa quốc gia

Đền thờ Hai Bà Trưng, ngài ra còn có
tượng các vị tướng của Hai Bà: Lê Chân, Hà Hoàng, Thiên Nga, Nguyễn Đạo Nương,
Phùng Thị Chính và Bát nạn công chúa Phạm Thị Côn. 

13. Miếu Hai Bà Trưng ở p. Bạch Đằng, q. Hai Bà Trưng.
Đền Đồng Nhân thờ Hai Bà Trưng đã được
di dời vào trong đê, nhưng trên nền cũ của ngôi đền vẫn được dân làng Đồng Nhân
dựng ngôi miếu thờ Hai Bà để ghi nhớ tích cũ. Lúc đầu, miếu được dựng ở đầu
làng. Ðến thế kỷ 20, khi thực dân Pháp khai thác đất sông Hồng, lấp ao hồ để
xây dựng Viện Pasteur và Bệnh viện Ðồn Thủy (nay là Viện 108), dân làng lại
chuyển miếu vào giữa làng. Trải qua gần một thế kỷ chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, nhân dân Ðồng Nhân Châu vẫn giữ gìn ngôi miếu cổ, đặt bài vị
thờ vọng Hai Bà. Năm1997, miếu Hai Bà được đại trùng tu khang trang trên khuôn
viên cũ.
QUẬN HOÀN KIẾM
1. Chùa Bà Đá (Linh Quang tự, Sùng Khánh tự) –
vốn là một ngôi đền thời Tiền Lê, ở số 3 phố Nhà Thờ, q. Hoàn Kiếm

Được xây năm 1056 dưới đời Lý Thánh Tông
(1054-1072). Chùa được xây dựng trên nền tháp Báo Thiên của kinh thành Thăng
Long xưa. Cũng có thuyết cho rằng khi đắp thành Thăng Long vào đời vua Lê Thánh
Tông (1460-1497) người ta đã đào được ở làng Báo Thiên Tự Tháp một pho tượng
bằng đá với hình dáng phụ nữ (có thuyết cho là hình Phật Bà). Dân làng coi như
tượng thánh Mẫu nên đã lập đền thờ ngay tại nơi đào được và gọi là đền Bà Đá.
Sau thấy linh thiêng, họ lại góp công, góp của xây thành chùa lớn, đón sư về
trụ trì và thờ Phật, vì vậy mới gọi là chùa Bà Đá và đặt tên chữ là Linh Quang
tự. Chùa Bà Đá là chốn tổ của Thiền Phái Lâm Tế.

2. Đền Bà Kiệu (Thiên Tiên điện) ở  số nhà
59 đại lộ Đinh Tiên Hoàng, p. Lý Thái Tổ, q. Hoàn Kiếm. Đền xây vào thời Vĩnh
Tộ (1619-1629), đến thời Cảnh Hưng (1740-1786) thì mở rộng thêm. Vào thời Tây
Sơn triều Cảnh Thịnh (1793-1801) đền đúc quả chuông lớn. Đến triều Tự Đức
(1848-1883), ngôi đền lại được sửa lần nữa.

Thờ 3 vị nữ thần là Liễu Hạnh, Quỳnh Hoa
và Quế Nương.

3. Đền Bạch Mã nay ở số 76 phố Hàng Buồm, p. Hàng
Buồm, q. Hoàn Kiếm. Đền Bạch Mã được xây dựng từ TK 9.

Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, hay còn gọi là Tô Lịch giang thần, thành
hoàng Hà Nội gốc, (Có tài liệu ghi đền Bạch Mã có từ năm 866) , đây cũng là vị
thần đã làm thất bại các pháp thuật của viên quan đô hộ thời Bắc thuộc là Cao
Biền, và Cao Biền cũng phải phong làm “Đô phủ thành hoàng thần quân”. Lý Thái
Tổ dời đô ra Thăng Long, cũng đã phong thần làm “Quốc đô định bang thành hoàng
đại vương”

4. Chùa Cầu Đông (Đông Môn tự) ở số 38B phố Hàng
Đường, q. Hoàn Kiếm. Tương truyền chùa đã có từ thời Lý, đến thời Trần được
Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung cho sửa sang. Chùa nguyên là một ngôi đền cùng
tên có từ TK17. Chùa theo phái Tào Động. 

Ngoài thờ Phật, chùa còn là nơi duy nhất
ở Hà Nội có ban thờ và tượng vợ chồng quốc sư Trần Thủ Độ.

5. Đền, Đình Cổ Lương ở ngõ 28 phố Nguyễn Siêu, p. Hàng Buồm,
q. Hoàn Kiếm

Vốn trước là ngôi đền lợp cỏ tranh đơn
sơ. Đến đầu TK18 đền được xây lại khang trang, rước tượng công chúa Liễu Hạnh
về thờ, nên đổi gọi là đình. Tuy nhiên, ngày nay, đình Cổ Lương và sân đình
rộng đã bị lẫn chiếm hết, chỉ còn ngôi đền với khuôn viên chật hẹp.

6. Đình Đức Môn (Cửa Đông) ở 38B Hàng Đường, p.
Hàng Đào, q. Hoàn Kiếm.

Chưa có tư liệu chính xác năm khởi dựng
ngôi đình, nhưng qua hiện vật của đình này chỉ vào đầu TK 17

Thờ Ngô Long, tướng thời Hùng Vương 18.
7. Đền Hỏa Thần ở số 30 phố Hàng Điếu, p. Cửa
Đông, q. Hoàn Kiếm

Xây dựng từ đầu thời Nguyễn (1838).
Vì năm 1837, dân trong vùng bị hỏa hoạn
làng mạc cháy trụi, nên năm sau dân chúng cùng nhau lập ngôi đền thờ Hỏa Thần,
cầu xin Thần Lửa không gây họa cho dân. Có lẽ đây là ngôi đền duy nhất ở Việt
Nam thờ Thần Lửa.

Thờ Thần Lửa Quang Hòa Mã Nguyên súy.
8. Chùa Quán Huyền Thiên ở số 54 phố Hàng Khoai, p. Đồng
Xuân, q. Hoàn Kiếm.

Chùa vốn là một quán của đạo Giáo rồi
chuyển thành chùa vào cuối thời Lê.

Tương truyền Quán Huyền Thiên được lập
từ thời Lý và sớm nổi tiếng là một trong “Thăng Long Tứ quán” của đạo Lão gồm
Huyền Thiên, Đế Thích (nay là Chùa Vua), Chân Vũ (tức đền Quán Thánh), Đồng
Thiên (tức chùa Kim Cổ). 

Cuối thời Trần, đạo Lão suy tàn, quán
chuyển thành chùa.

Lễ hội: 03/3 và 09/9
9. Đền Hương Tượng ở số 64 phố Mã Mây, p. Hàng Buồm,
q. Hoàn Kíếm.

Được khởi dựng từ thời Trần.
Thờ Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370), một
nhân vật nổi tiếng dưới triều Trần. Ông người làng Thổ Hoàng, h. Thiên Thi (nay
là Ân Thi), tỉnh Hưng Yên. Năm 16 tuổi, đỗ Hoàng giáp, nổi danh thần đồng (khoa
thi này Mạc Đỉnh Chi đậu Trạng nguyên). Làm quan đến chức Tể Tướng. Từng được
cử đi sứ và từng phò tá Thượng hoàng Trần Minh Tông đi tuần thú các nơi và đánh
giặc Ai Lao. Ông còn là một thi sĩ có tài, là một nhà ngoại giao nhạy bén, sáng
suốt. 

Hiện nay ở Hà Nội có tất cả 7 đền thờ
ông.

10. Đình Kim Cổ (đền Phúc Hậu) của thôn Kim Cổ ở
số 2 phố Hàng Bông, p. Hàng Bông, q. Hoàn Kiếm. Chưa rõ niên đại ngôi đình.

Thờ ông tổ nghề làm gương soi. Ông này
vốn người hay làm phúc, hễ nhà nào có trẻ bị lạc thì ông đi tìm bằng được, nên
được gọi là ông Phúc Hậu. Bài vị tại đây ghi tên ông là Trần Nhuận Đình, đã
từng đi sứ phương Bắc đời nhà Trần.

11. Đền Kim Ngân ở số 42 phố Hàng Bạc, q. Hoàn
Kiếm: Được xây dựng từ thời Hậu Lê.

Thờ ông tổ bách nghệ Hiên Viên. Theo nhà
Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, đình Kim Ngân có từ cuối TK 15, đầu TK 16 do ông
Lưu Xuân Tín người làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương làm quan Thượng thư bộ Lại thời Vua Lê Thánh Tông đã đưa cả làng ra đây
làm nghề đúc bạc cho triều đình, xây dựng nên.

Đình còn là nơi thường xuyên diễn ra lễ
hội ca trù – loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi
vật thể của nhân loại vào tối thứ 4, 6 và chủ nhật hàng tuần tại đình.

Lễ hội: 22/4
12. Đền Nam Hương ở số 75 phố Hàng Trống,
 p. Hàng Trống, q. Hoàn Kiếm. Xây
dựng từ thời Lê Trung Hưng.

Thờ 5 vị thành hoàng: Long Đỗ, Cao Sơn,
Linh Lang, A Duy công chúa và Bảo Xương đại vương (hai vị cuối không có thần
tích).

13. Đền Ngọc Sơn ở Hồ Hoàn Kiếm.
Đảo Ngọc Sơn vốn tên Tượng Nhĩ, khi Lý
Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, đặt tên là núi Ngọc Tượng, đến đời Trần gọi là
Ngọc Sơn. Trên Đảo Ngọc Sơn có cung Khánh Thụy của chúa Trịnh đã bị Lê Chiêu
Thống đốt trụi. Từ đời Lê trên đảo có  đền thờ Quan Công. Cuối đời Lê,
cung Khánh Thụy đổ nát, bị đốt cháy hết. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai lập
ngôi chùa trên nền cung cũ gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm 1843 các con của Tín Trai
nhường cho Hội Hướng Thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh, đưa tượng Văn Xương đế
quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn.

Hiện nay trong đền thờ các tượng: Văn
Xương Đế Quân, Lã Đông Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo và Phật A Di Đà.

14. Đình, Đền Nhân Nội  ở số nhà 33 phố Bát Đàn p. Hàng
Bồ, q. Hoàn Kiếm

Chưa rõ được khởi dựng từ bao giờ.
éĐình thờ Bạch Mã đại vương, một vị thần rất cổ và nằm
trong hệ thống “Tứ trấn Thăng Long”. Đình nằm ở góc phố Bát Đàn – Hàng Điếu,
rất gần đền Hỏa Thần ở 30 Hàng Điếu.

Lễ hội: 13/02 và 13/8
éĐền Nhân Nội ở số 84 phố Hàng Bồ, p. Hàng Bồ,  q.
Hoàn Kiếm

Theo tư liệu trong dân gian thì ngôi đền
đã tồn tại ít nhất từ đầu triều Nguyễn

Thờ công chúa Lân Ngọc còn thờ Mẫu theo
tín ngưỡng dân gian.

15. Đền Phù Ủng vọng từ ở số nhà 25 phố Lý Quốc Sư, p.
Hàng Trống, q. Hoàn Kiếm.

Không có tư liệu nào cho biết đền được
xây dựng khi nào, nhưng theo sắc phong, thần phả còn lại ở đền cho phép suy
đoán, đền được xây dựng muộn nhất là vào thế kỉ 18.

Thờ vọng Phạm Ngũ Lão. Cũng thờ Đức
Thánh Trần là bố vợ.

16. Chùa Quán Sứ ở số 73 phố Quán Sứ, p.Trần Hưng
Đạo, q. Hoàn Kiếm.

Có từ TK15, đây vốn là một tòa sứ quán
để làm nơi nghỉ ngơi của sứ thần các nước láng giềng phương Nam.

Chùa thờ Lý triều Quốc sư, tức Thiền sư
Nguyễn Minh Không (1066-1141). 

Chùa Quán Sứ hiện là Trụ sở của Giáo hội
Phật giáo Viêt Nam.

17. Đình, Chùa Tân Khai cũng tức là Thái Cam ở số 44 phố
Hàng Vải, p. Hàng Bồ, q. Hoàn  Kiếm.

 é Đình Thái Cam xây dựng năm Minh Mạng
thứ 3 (1822) cùng lúc xây chùa Thái Cam. Sau đó, đình Thái Cam được trùng tu,
sửa chữa nhiều lần, lớn nhất là vào năm 1851. Nay đình chỉ còn hậu cung. Đình
Tân Khai bị dân lấn chiếm hoặc cư ngụ tìm kế sinh nhai, còn có cả một nhà trẻ
đang hoạt động.

Thờ Thần Tô Lịch, Thần Bạch Mã và Thần
Thiết Lâm. Ba vị thần đã có công giúp vua Lý Công Uẩn xây dựng Thăng Long và
trở thành các thần bảo vệ Kinh đô.

éChùa Thái Cam (Tân Khai Linh tự) 
Chùa được xây dựng năm Minh Mạng thứ 3
(1822) với tên “Tân Khai Linh tự” nhưng người dân địa phương gọi là
chùa Thái Cam vì trong sân chùa có một cái giếng cổ nước rất thơm ngọt. 

Nhiều năm trước, khuôn viên nhà chùa bị
dân lấn chiếm hoặc đến cư ngụ tìm kế sinh nhai, hiện trong chùa còn có 4 hộ dân
sinh sống đều đã tá túc ở đây từ hàng chục năm nên việc di dời họ ra khỏi đất
chùa là rất khó khăn. 

Từ khi xây đựng đến nay ngôi chùa đã có
đến 6 đời Tổ. Trong đó, có một vị Tổ tự vẫn khi mới 30 tuổi. Tương truyền, ni
cô dung mạo đoan trang, xinh đẹp. Một lần quân Pháp càn quét qua cửa chùa, thấy
ni cô dung nhan tuyệt vời liền hò nhau đuổi theo giở trò ác thú.

Quyết giữ mình trong sạch, ni cô đã nhảy
xuống giếng Thái Cam tự vẫn.

Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ vọng Đức
Thánh Trần.

18. Chùa Thiên Phúc (Thiên Phúc tự hay An Trung tự) ở
số 94 phố Hai Bà Trưng, p. Cửa Nam, q. Hoàn Kiếm,

Chưa rõ chùa được xây dựng năm nào.
Tương truyền chùa và đền Lý triều Quốc sư cùng được đặt móng một ngày, tức là
vào nửa đầu thế kỷ 11

Ngoài thờ Phật, nơi đây còn có điện thờ
Đức Thánh Trần Hưng Đạo và điện thờ Công Chúa Liễu Hạnh, ngoài ra còn có điện
thờ ông Hoàng Ba, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười và Động Sơn Trang thờ Mẫu Nhạc,
người cai quản 36 cửa rừng theo tín ngưỡng dân gian.

19. Đình, Đền, Chùa Vũ Thạch  ở số 13B phố Bà Triệu, p. Tràng
Tiền, q. Hoàn Kiếm.

é Chùa Vũ Thạch (Quang Minh tự) tương truyền được khởi
dựng từ thời nhà Lý. Chùa chủ yếu thờ Phật, các tượng Phật có đầy đủ theo hệ
thống, ngoài ra còn thờ Mẫu, thờ các sư tổ của chùa qua nhiều năm trụ trì đã
viên tịch.

é Đình Vũ Thạch đã tồn tại từ giữa TK 19.
Thờ Khỏa Ba Sơn, tướng của Hai Bà Trưng.
Theo các thần phả còn ghi lại, Khoả Ba Sơn vốn là người gốc châu Ái được Hai Bà
cử tới ấp Hoa Động, nay thuộc xã Cự Khối, Gia Lâm lập một đồn giả để lừa quân
Hán, nhờ đó mà đánh bại được Tô Định. Sau khi lên ngôi, Hai Bà Trưng cho ông
trở về đóng đồn tại ấp Hoa Động, song ông đã hoá ngay giữa tiệc khao thưởng dân
làng (nơi thờ chính của ông hiện là làng Xuân Đỗ, xã Cự Khối, Gia Lâm).

Lễ hội: 10/02 và 15/10
éĐền Vũ Thạch cũng có niên đại như đình Vũ Thạch. Đền
thờ Mẫu Liễu Hạnh và các Mẫu khác theo tín ngưỡng dân gian: Tam Tòa Thánh Mẫu,
Ngũ vị quan ông, Hai bên có Ban Sơn Trang thờ Mẫu Thượng Ngàn, Ban Trần Triều
thờ Hưng Đạo Đại Vương, Ban thờ Tổ Đạt Ma,..

20. Đình Yên Thái ở số 8 ngõ Tạm Thương, phố Hàng
Gai, p. Hàng Gai, q. Hoàn Kiếm.

Có thuyết cho rằng Đình Yên Thái đã có
gần 300 năm Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, “cung điện riêng vua cho dựng tại
phường Kim Cổ để Nguyên phi Ỷ Lan ở khi mới về kinh thành. Cung xưa, sau trở
thành chùa Kim Cổ, nay là số nhà 73 Đường Thành”. Thời gian Nguyên phi ở đây,
bà đã cho dựng quán Đồng Thiên trong khu vực cung điện. Đầu thời Tây Sơn, quán
được dời sang thôn An Thái; khi ấy đình Yên Thái đã được xây dựng tôn tạo mới
trên nền quán cũ.

Thờ Nguyên phi Hoàng Thái hậu Ỷ Lan.
Lễ hội: 25/7QUẬN HOÀNG MAI
1. Chùa Bằng (Linh Tiên tự) ở số 63 Phố Bằng
Liệt, p. Hoàng Liệt, q. Hoàng Mai

Được xây dựng từ thời Hậu Lê là ngôi cổ
tự có niên đại trên 400 năm. Trong khuôn viên Chùa Bằng có tháp Báo Ân, công
trình kế thừa ý ngĩa của Tháp Báo Thiên thời Lý, được xây dựng nhân Lễ kỉ niệm
350 năm ngày đại trùng tu chùa Linh Tiên lần đầu tiên (1654-2004). Với chiều
cao kỷ lục 54,66m (tính từ mặt tháp lên ngọn tháp), đạt kỷ lục Tháp Phật giáo
cao nhất Việt Nam năm 2007. Năm 2010, tháp xác lập kỉ lục Việt Nam lần 2 với
tiêu chí Tháp có nhiều tượng Phật bằng đồng nhất Việt Nam với 104 pho. Tượng
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng ngồi trên bệ đá.

2. Đình, Đền Định Công Thượng ở số 305 phố Bùi Xương Trạch, p.
Định Công, q. Hoàng Mai.

éĐình làng Định Công Thượng cũ được xây dựng vào khoảng
đầu thời Lê Trung hưng (thế kỷ 17).

Thờ Hoàng Công là con Vua Hùng thứ 17
(Hùng Nghi Vương và bà Xuyến Nương). Ông sinh ở đây, nên có tên thế. Dưới triều
Hùng Duệ Vương (Hùng Vương 18) có công đánh dẹp vùng châu Hoan, châu Hàn, châu
Đồng Hỷ. Thời Thục Dương Vương cùng Cao Sơn, Quý Minh trấn giữ Quảng Đông 5
năm, ông mất ở cửa bể Bích Hải. 

Người thứ 2 được thờ là Đoàn Thượng,
người Hồng Châu, giương cờ kháng Trần phục Lý. Có công chữa khỏi bệnh dịch cho
dân Định Công.

éĐền Định Công Thượng ở sát bên đình, thờ 3 vị tổ nghề
kim hoàn Trần Triều, Trần Điện và Trần Hoàn.

Lễ hội: 12/02
3. Đình, Đền Đông Thiên ở ngõ 200 phố Vĩnh Hưng, p.Vĩnh
Hưng, q. Hoàng Mai.

éĐình được dựng năm 1471. 
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, tháng
8 năm 1470, chúa Chiêm Trà Toàn thân đem 10 vạn quân đánh úp châu Hóa nước ta,
vua Lê Thánh Tông thân chinh Chiêm Thành bắt chúa Trà Toàn mang về Thanh Hóa,
giết chết y lấy đầu tế cáo ở Lam Kinh. Bấy giờ huyện Thanh Đàm (nay là Thanh
Trì) là vùng đất màu mỡ, triều đình đã cho tù binh Chiêm lập nghiệp tại đây từ
trước. Nay tù binh và cung phi của chúa Chiêm được cho về sinh sống cùng đồng
hương của họ ở Thanh Trì. 

éTriều đình cho dân Chiêm Thành ở đó lập đền thờ để thờ
chúa của họ là Trà Toàn (thần phả chép tên là Nhã Cát) và vợ ông ta là Nguyệt
Nga công chúa cũng được phối thờ ở đó, lại đặt tên đất ấy là Vĩnh Hưng trang.
Đến năm 1740, vua Lê Hiển Tông lên ngôi, lấy niên hiệu Cảnh Hưng, do kỵ húy nên
Vĩnh Hưng Trang phải đổi thành xã Vĩnh Tuy.

4. Miếu Gàn (Xá Can từ) ở số 89 phố Linh
Đường, p. Hoàng Liệt, q. Hoàng Mai.

Thờ Thủy thần Bảo Ninh Vương
Sự tích Thần như sau: Dưới thời vua Trần
Minh Tông, niên hiệu Đại Khánh, Chu Văn An mở trường dạy học ở làng Cung Hoàng
(nay là thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, Thanh Trì), có một chàng trai tuấn tú đến
xin học. Sau thầy Chu biết đó là con vua Thủy Tề lên học. Gặp năm trời làm đại
hạn kéo dài, đồng ruộng khô nẻ, lúa mùa nắng cháy, nhân dân lo lắng. Hôm ấy,
sau buổi học, thầy Chu hỏi học sinh ai có cách gì giúp dân vượt qua thiên tai
khắc ngiệt không. Trước lời khẩn thiết của thầy, thủy thần thưa với thầy Chu:
“Con biết là trái lệnh Thiên đình thì sẽ bị trừng phạt nhưng con xin làm để
giúp dân chống hạn, cứu lúa”. Sáng sớm hôm sau, người ta thấy thân một con
thuồng luồng bị sét đánh chết nổi lên mặt đầm Linh Đường. Được tin này, thầy
Chu Văn An biết đó là người học trò thủy thần của mình đã hy sinh, làm mưa giúp
dân theo ý nguyện của thầy. Vô cùng thương tiếc, thầy đã cùng dân làng quanh
đầm vớt xác thuồng luồng, làm lễ an táng chu đáo như đối với một ân nhân. 

Để tỏ lòng nhớ công ơn của thủy thần,
nhân dân bảy làng quanh vùng đã tôn thủy thần làm thành hoàng, lập đền thờ. Đó
là các làng Bằng Liệt, Tứ Kỳ, Pháp Vân, Linh Đường (nay thuộc phường Hoàng
Liệt), làng Đại Từ (phường Đại Kim) của huyện Hoàng Mai và các làng Tựu Liệt
(xã Tam Hiệp), Lê Xá (xã Hữu Hòa) của huyện Thanh Trì. Nơi thờ chính đặt ở miếu
Gàn, làng Bằng Liệt. Các triều đại phong kiến đều có sắc phong người học trò
thủy thần là Bảo Ninh Vương.

Lễ hội: 16/8
5. Đình Giáp Nhị ở ngõ 141 đường Giáp Nhị, p. Thịnh
Liệt, q. Hoàng Mai.

Theo sử liệu thì đình Giáp Nhị có nguồn
gốc từ một ngôi đình nhỏ thờ Thổ thần. Đến TK 18, ông Bùi Huy Bích (người làng
Giáp Nhị) thi đậu Hoàng giáp khoa Kỷ Sửu (1769) được triều đình thăng giữ chức
Đốc trấn Nghệ An, ông đã cho rước bài vị của Thái Thượng Lão Quân từ Nghệ An về
thờ tại đình làng. Thái Thượng Lão Quân được Đạo giáo đồng nhất với Lão Tử,
người đã xây dựng nên học thuyết tư tưởng của Đạo giáo Truyền thuyết, sử sách
ghi chép về ngài khá phong phú, hiện trong đình Giáp Nhị vẫn còn lưu giữ được
cuốn thần tích chép chuyện Lão Tử và một số nhân vật trong Bát Tiên cùng nhiều
hoành phi, câu đối có nội dung nói về Đạo giáo. Qua đây, có thể thấy Thái
Thượng Lão Quân từ việc thờ trong các di tích Đạo quán đã trở thành một vị
Thành hoàng che chở, bảo hộ cho cuộc sống của dân làng, đã làm phong phú thêm
trong kho tàng văn hoá dân gian của thủ đô Hà Nội, đồng thời, thể hiện sự đa
dạng, phong phú và cởi mở của người Việt đối với các thần linh ngoại bang. Ngôi
đình thờ Thành hoàng làng không phải là các thần linh bản địa, mà là một vị
thần đã sáng lập ra Đạo giáo ở Trung Quốc – đó là Thái Thượng Lão Quân (Lão
Tử). Đây là một hiện tượng thật ít gặp trong các ngôi đình làng của người Việt
trên đất Thăng Long.

Lễ hội: 15/02
6. Đình, Chùa Hoàng Mai (Nga My tự) ở ngõ 129 Trương Định,
p. Hoàng Văn Thụ, q. Hoàng Mai.

éĐình Hoàng Mai do Thượng tướng Trần Khát Chân xây dựng
để ở trong vòng 10 năm (1389 – 1399).

 Đình thờ Trần Khát Chân
(1370-1399) và em ngài là Trần Hãng. Trần Khát Chân có công đánh giết chúa
Chiêm Chế Bồng Nga. 

é Chùa Hoàng Mai tương truyền được xây dựng ngay sau
khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Tháng 12-1972, tiền đường
của chùa bị bom B52 của Mỹ hủy hoại nhưng ngay sau đó đã được khôi phục. 

Pháp môn ở chùa Nga My tức chùa Hoàng
Mai  thuộc phái Tịnh Độ tông.

7. Đình, Chùa Khuyến Lương ở tổ 10 đường Vành đai 3,  p.
Trần Phú, q. Hoàng Mai.

é Chùa Khuyến Lương (Diên Phúc tự) được xây dựng vào
khoảng đầu TK 18. Chùa có 32 pho tượng Phật tạc vào TK 18-19. Chuông đồng cổ
của chùa bị Nguyễn Hữu Chỉnh cho thu để đúc vũ khí, đến năm 1821 chuông Diên
Phúc tự chung được đúc mới.

Là Trụ sở của GHPG Quận Hoàng Mai.
éĐình Khuyến Lương được xây dựng từ đầu TK 15.
Thờ Trần Khát Chân-vị tướng quân nổi
tiếng thời Trần.

8. Đình, Đền Kim Giang  tức đình làng Lủ Cầu ở số 124
đường Kim Giang, p. Đại Kim, q. Hoàng Mai.

éĐình được xây dựng vào cuối TK 18.
Thờ Từ Vinh là thân sinh Từ Đạo
Hạnh-thiền sư nổi tiếng thời Lý. Tương truyền, Từ Vinh bị sư Đại Điên giết chết
chặt làm 3 khúc rồi quẳng xuống sông Tô Lịch. Thuận dòng nước, đầu trôi về làng
Mọc, mình trôi về tận làng Pháp Vân (Hoàng Liệt), còn chân lại dạt về làng Lủ
Cầu. Dân vớt được gì thì thờ nấy nên có câu: “Làng Mọc thờ đầu, Lủ Cầu thờ
chân, Pháp Vân thờ khúc giữa”

Vị Thành hoàng thứ hai là Mạo Giáp Hoa
và thân mẫu là Lê Ngại Mỵ Châu sống dưới thời vua Lê Thế Tông (1573-1599) văn
võ toàn tài, có công đánh giặc giữ nước. Ngày rằm tháng 7 năm Quý Tỵ (1573),
đoàn quân khải hoàn về Thăng Long di qua Lủ Cầu. Ngài nhận thấy đây là nơi quý
địa liền mời các bô lão trong làng đến và cho 300 quan tiền để xây dựng miếu
thờ. Miếu xây xong thì ngài hóa đúng ngày 12 tháng 2 Đinh Hợi (1587). Nhà vua
vô cùng thương tiếc, ban sắc phong ngài làm Thượng đẳng phúc thần và giao cho
dân làng Kim Giang thờ phụng.

Lễ hội: 11-12/2 
éĐền Kim Giang Linh từ hay còn gọi là Hội Mẫu, có địa
chỉ tại 122, Kim Giang, p. Đại Kim, 

q. Hoàng Mai
Theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ thờ
bà Lê Ngại Mỵ Châu, người đã sinh ra Mạo Giáp Hoa, thành hoàng làng đã được thờ
ở đình. Sau còn thờ Mẫu Liễu Hạnh.

9. Đình Linh Đàm ở p. Hoàng Liệt, q. Hoàng Mai nằm
trên khu đất đẹp, rộng hơn 3000m2. Đây vốn là gò đất cao. Cửa đình trông ra hồ
Linh Đàm, rộng tới 57ha. Trước đây Linh Đàm có ngôi đền thờ thần, tên gọi Hiển
Khánh, đến năm Chính Hòa thứ chín (1688) có bà Vương phủ thị nội cung tần Trần
Thị Ngọc Tể công đức 4 mẫu ruộng, 600 quan tiền cổ để làng sửa ngôi đền thành
ngôi đình.

Đình thờ thủy thần, tên chữ Bảo Ninh,
học trò của Chu Văn An, có công làm mưa chống hạn giúp dân 7 làng trong vùng.
Khi mất, dân các làng nhớ ơn đều lập đền thờ.

Lế hội: 10/02

 

Hi đình Linh Đàm. nh internet

10. Đền Lừ  (Lư Giang từ) nằm trên đoạn đường
Hoàng Mai chạy dọc sông Kim Ngưu, thuộc p. Hoàng Văn Thụ, q. Hoàng Mai.

Được xây dựng từ giữa TK 17.
Thờ Phạm Ngô Tất và Phạm Tố Thu là hai
tùy tướng của Trần Khát Chân cũng đi đánh Chiêm Thành. Về sau còn thờ thêm Thủy
Tinh công chúa và thờ vọng Đức Thánh Trần.

Lễ hội: 20/8
11. Đình, Nghè Mai Động ở ngõ 254 Minh Khai, p. Mai Động,
q. Hoàng Mai

é Đình Mai Động  được xây dựng vào TK17.
Thờ Nguyễn Tam Trinh, một tướng của Hai
Bà Trưng. Ngài sinh ra và trưởng thành tại một lò vật của huyện Đông Sơn, tỉnh
Thanh Hoá. Sau đó ngài đi thăm thú khắp nơi và dừng chân tại hương Cổ Mai (vùng
Mai Động bây giờ), mở trường bên bờ sông Kim Ngưu, dạy cả văn lẫn võ, người
theo học rất đông.

Mùa xuân năm 40, ngài đưa tráng đinh đến
Hát Môn tham gia khởi nghĩa. Hai Bà phong ngài chức Đô úy, chỉ huy một đạo quân
tiến đánh trị sở Luy Lâu, làm giặc Hán phải bỏ chạy. Năm 43, Mã Viện dẫn quân
xâm lược, tướng Tam Trinh được Hai Bà cử về trấn giữ vùng đất phía nam Long
Biên. Khi nghe tin Hai Bà tuẫn tiết trên sông Hát, ngài tiếp tục chiến đấu và
hy sinh vào đêm 10 tháng Hai năm Quý Mão (43) tại xứ Gò Đống, nay gọi Cầu Voi.

éNghè Mai Động tương truyền là nơi Tam Trinh từng ngự,
phía trước có giếng Ngọc để ngài cùng quân sĩ tắm mát. Nghè được dựng lại vào
năm Duy Tân thứ 10 (1916). 

Cạnh nghè là chùa Mai Động, tên chữ
Thiện Khánh tự, gắn với công tích của quận chúa Trịnh Thị Ngọc Sanh. Trong chùa
có pho tượng của bà và của người em là Trịnh Thị Ngọc Nhị.

Lễ hội: 04-06/01 làng mở Hội vật
12. Đình Nam Dư Hạ ở số 415 phố Nam Dư, p. Trần
Phú, q. Hoàng Mai. Đình được xây dựng vào TK 18.

Thờ Tam đầu Cửu vĩ Long vương, Thái uý
Nguyễn Xí, và Hoàng thái hậu Trương Thị Miếu 

Lễ hội: 14-16/01
13. Đình, Chùa Nam Dư Thượng ở p. Lĩnh Nam, q. Hoàng Mai.
é Đình Nam Dư Thượng được xây dựng đầu TK 17
Thờ Minh Hoa An Quốc Đại vương (con Vua
Hùng 17) có công trị quốc an dân và vợ là Hoàng Phi Trần cung phu nhân Nguyệt
Thái công chúa.

é Chùa Nam Dư Thượng được xây dựng  vào năm Vĩnh
Tộ 4 (1622).

Thờ Phật và 2 vị nữ thần có công lớn với
địa phương là: Hoàng thái hậu Trương Thị Niếu (Miếu?) và Nguyễn Thị Ngọc Tú.

– Hoàng Thái hậu là người trung thành
với nhà Lê, bị quân Mạc đuổi theo lật thuyền giết chết.  

– Nguyễn Thị Ngọc Tú là chính cung
của  Nghị  Vương Trịnh Tráng (1623-1657) có công bỏ tiền của ra thuê
nhân công quai đê lấn bãi sông Hồng có trên 200 mẫu ruộng cho dân cày cấy. Bà
cũng là người bỏ tiền của xây dựng ngôi chùa này.

Lễ hội: 15/02
14. Đình Nam Dư Hạ ở x. Trần Phú h. Thanh Trì, nay ở
số 415 phố Nam Dư, p. Trần Phú, q. Hoàng Mai. Được xây dựng trước năm 1783.

Thờ Tam đầu Cửu vĩ Long vương; Thái úy
Chưởng võ Thái sư Nguyễn Xí-một trong những khai quốc công thần của nhà Lê,
người chủ đạo trong việc đưa Lê Thánh Tông (1442
é1460-1497) lên ngôi; Lê An Hoàng Thái
hậu Trương Thị Miếu có công giúp Lê Lợi chống giặc Minh.

Trong cung cấm còn có 12 đạo sắc phong
của các triều Lê – Nguyễn từ năm Cảnh Hưng 44 (1783) đến Khải Định 10 (1924).

15. Chùa Sét (Đại Bi tự hoặc Cổ Am tự) nằm gần
ngã ba Trương Định -Tân Mai, p. Tân Mai, q. Hoàng Mai. Chùa thành lập từ thời
Lý, thờ Phật theo hệ phái Bắc tông và được trùng tu nhiều lần. Dưới thời Lê
Trung Hưng, vương phi Đặng Thị Ngọc Dao, vợ chúa Trịnh Tùng đã đứng ra tu sửa
chùa vào năm 1635, về sau nhiều cung tần phủ chúa cũng đã bỏ tiền công đức tôn
tạo khang trang thêm.

16. Chùa Sở Thượng  (Hưng Phúc tự) thuộc p. Yên Sở,
q. Hoàng Mai. Chùa được khởi dựng từ thời Lê, được đại trùng tu năm 2008.

Hiện chùa có một bộ tượng tròn gồm 30
pho có kích thước to nhỏ khác nhau được tạo tác vào các TK 18-20.

17. Chùa Triệu Khánh thuộc khu Thanh Lân, p. Thanh Trì,
q. Hoàng Mai. Chùa được xây dựng vào khoảng đầu TK 14. 

Chùa Triệu Khánh là nơi tu hành cùa Gia
Từ Hoàng hậu. Gia Từ Hoàng hậu họ Lê, em họ Hồ Quý Ly, là cung phi của Duệ Tông
Kính (1373-1377). Năm 1361, bà sinh Trần Hiện, sau đó Hiện được lập làm Hoàng
thái tử. Năm 1377, Duệ Tông thân đem quân đánh Chiêm Thành, bị chúa Chiêm Chế
Bồng Nga đánh cho quan quân tan vỡ, vua bị hãm trận mà chết. Thượng hoàng Nghệ
Tông Phủ (1370-1372
é1394) nghĩ Duệ Tông vì nước mà chết mới
cho con trưởng Duệ Tông do bà sinh ra là Trần Hiện lên ngôi chí tôn, tức là Phế
Đế (1377-1388).

Bà biết con mình không đủ tài trị loạn,
nên cố từ chối nhưng không được, bèn khóc và nói với mọi người rằng: “Con ta
phúc bạc, khó mà gánh vác nổi trách nhiệm lớn, nó đến phải tai họa vì việc đó
thôi. Tiên hoàng xa lìa cõi thế, kẻ chưa chết này chỉ muốn chết theo, không
muốn thấy việc đời nữa, huống chi lại phải thấy con mình sắp bị nguy hiểm nữa”
(Toàn thư tr.176).

Rồi đó bà xuống tóc đi tu làm sư nữ. Đến
năm 1381, Gia Từ Hoàng hậu băng tại Am Tây chùa Triệu Khánh hương Long
Đàm. 

Sau khi bà chết 8 năm, lời tiên đoán của
bà trở thành hiện thực: Trần Hiện bị phế và bị giết bởi tay Thượng hoàng Nghệ
Tông để đưa con út của mình lên ngôi, đó là Trần Thuận Tông. 

Chùa Triệu Khánh ngoài thờ Phật còn hợp
tự thờ Thành hoàng làng. Chùa có quy mô bề thế, cảnh quan đẹp với các công
trình kiến trúc truyền thống như Tam quan, chùa chính, nhà Tổ, nhà Mẫu.

18. Chùa Tứ Kỳ (Linh Tiên tự) ở số 8 đường Ngọc
Hồi, p. Hoàng Liệt, q. Hoàng Mai. 

Có từ cuối TK 17. Chùa có khuôn viên
rộng rãi, các công trình kiến thiết thật hoành tráng. Nhưng điều đặc biệt hơn
cả là chùa Tứ Kỳ có một thư viện kinh sách Phật rất lớn ở hai tòa nhà 2 tầng để
phục vụ đông đảo các tầng lớp nhân dân từ già đến trẻ có thể đọc tại chỗ hoặc
mượn mang về đọc ở nhà. Ở đây còn có cả một lớp học Hán Nôm cao cấp.

19. Đình Ông ở thôn Đông, làng Hoàng Mai, h.
Thanh Trì – nay thuộc tổ 28 cụm 4, p. Hoàng Văn Thụ, q. Hoàng Mai. Chưa rõ đình
được khởi dựng khi nào.

Thờ Lý Đạo Thành, ngài là dòng tôn thất,
thời Lý Thánh Tông (1054-1072) làm đến chức Thái sư. Khi Lý Nhân Tông lên ngôi
(1072-1128), Thái hậu Linh Nhân (tức Ỷ Lan) buông rèm nhiếp chính, ông bàn việc
trái ý Thái hậu, bị truất xuống Tả Gián nghị đại phu, ra coi châu Nghệ An. Năm
Thái Ninh thứ 3 (1074) lại được triệu về làm Thái phó, Bình chương Quân quốc
trọng sự, ông giúp rập nhà vua, hết lòng với hoàng gia đến năm 1081 thì mất.


NGÔ VUI 
sưu tầm và biên khảo.