LĂNG CHA CẢ Ở ĐÂU ?
Lăng Cha Cả ngày nay chỉ còn là một địa danh để gọi ngả năm với bùng binh ở đầu đường Cộng Hòa, ngõ vào sân bay Tân Sơn Nhất. Nhiều người trẻ tuổi không biết Cha Cả là ai và lăng nằm ở đâu mà gọi là Lăng Cha Cả ?
Cha Cả chính là Ngài Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine (tên tiếng Việt thường gọi là Bá Đa Lộc), sinh tại Aisne (Pháp) vào năm 1741 và chết ở Việt Nam vào 1799. Ông là một linh mục truyền giáo người Pháp thuộc hội truyền giáo nước ngoài Paris. Ông là đức Giám mục ở Nam kỳ, và cũng là nhà ngoại giao Pháp đã góp công rất lớn cho sự can dự của Pháp vào Việt Nam.
Năm 1765, ông vào Đại Chủng viện của Hội truyền giáo nước ngoài Paris, rồi lên tàu đi truyền giáo ở châu Á. Ông đến giảng dạy tại trường của hội truyền giáo nước ngoài lập ra tạm thời tại Hòn Đất, và hai năm sau, ông trở thành cha cả của trường.
Sau do vùng Hà Tiên, Campuchia bị giặc giã nên các học sinh chủng viện di tản qua Pondichéry (Ấn Độ) và lập thành chủng viện mới ở đó. Chính tại đây, năm 1772, Pierre Pigneaux được phong làm Giám mục d’Adran bởi Giáo hoàng Clement XIV, ông trở thành vị Đại diện Tông Tòa Nam Kỳ. Pierre Pigneaux gặp Nguyễn Ánh khoảng 1775, và theo phò Nguyễn Ánh trong 24 năm trời, chia sẻ gian nguy, đồng cam cộng khổ sát cánh cùng Nguyễn Ánh để chống Tây Sơn. Nguyễn Ánh đã gửi chiếc ấn và hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh lúc đó mới năm tuổi rưỡi cho Pigneau. Và qua ông, năm 1787, một hiệp ước được ký kết giữa Pháp và Đế quốc An Nam tại Versailles bởi bá tước de Vergennes và bá tước de Montmorin đại diện cho vua Louis XVI, và một bên là Nguyễn Phúc Cảnh, con trai của Nguyễn Ánh do Giám mục Pigneau de Behaine đại diện bảo trợ. Nước Pháp cam kết với điều khoản sẽ giúp đỡ Nguyễn Ánh lên ngôi, thay vào đó Pháp nhận được cảng Tourane (Đà Nẵng), đảo Pulo Condor (Côn Đảo) và đặc biệt là thương mại độc quyền với Pháp.
Năm 1789 Pigneau Behaine cùng Nguyễn Phúc Cảnh về Gia Định, và sau đó chết vào ngày 09 tháng 10 năm 1799 ngay trong trận đánh pháo đài Quy Nhơn của quân Tây Sơn. Mặc dù các chiến dịch đang diễn ra ác liệt, chúa Nguyễn Phúc Ánh vẫn xuôi về Gia Định để tổ chức một tang lễ long trọng cho Pigneau vào ngày 16 thàng 12 năm 1799.
Ngoài công việc là nhà truyền giáo, phò vua Gia Long, Pigneau de Behaine còn có một công trình đóng góp cho tiếng Việt là cùng biên soạn với nhiều người một cuốn tự điển tiếng Việt mang tên Dictionarium Anamitico Latinum vào năm 1773 và được Jean-Louis Taberd xuất bản năm 1838, chú bằng chữ Latin, chữ Quốc Ngữ, chữ Nôm và chữ Nho. Cuốn tự điển này nguyên bản nay còn giữ ở Thư khố Hội Truyền giáo Ngoại quốc tại Paris.
Sau khi Pigneau Behaine chết, một kiến trúc sư người Pháp tên là Barthélemy được giao nhiệm vụ xây dựng lăng mộ cho ông. Lăng mộ đã được thiết kế theo phong cách triều Nguyễn, đặt tại làng Tân Sơn, và được dân gian nhiều đời gọi là Lăng Cha Cả.
Hài cốt của Giám mục Pigneau Behaine được thờ ở đây cho đến hết thời nhà Nguyễn, sang chính thể Việt Nam Cộng hòa. Năm 1983 chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam san bằng khu lăng cổ và trao di cốt lại cho Lãnh sự Pháp. Di cốt của Pigneau Behaine được đem về chôn trong nhà thờ Séminaire des Missions Etrangères, rue du Bac tại quận XV Paris (Pháp). Còn trên nền Lăng Cha Cả giờ đây là một vòng xoay giao thông với một cái bùng binh lớn.Những hình ảnh về "Lăng Cha Cả" của Sài Gòn xưa
Lăng Cha Cả: Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Quận Tân Bình - THIÊN PHÚ WATER, ĐẠI  LÝ GIAO NƯỚC UỐNG TP.HCM (08) 6844 4456
Chùm ảnh: Khám phá lăng Cha Cả ở Sài Gòn thập niên 1920 - Redsvn.net
Vòng xoay Lăng Cha Cả ở đâu? Khám phá bí mật về Lăng Cha Cả
Nguồn: Trần tích Sài Gòn