Tết Nguyên đán còn gọi là Tết cả, Tết ta, Tết âm lịch hay Tết cổ truyền, là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt. Tuy nhiên, không chỉ có Việt Nam đón Tết âm lịch rộn ràng, tưng bừng như một “ngưỡng cửa” bước sang năm mới mà nhiều quốc gia ở khu vực Đông Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Mông Cổ… cũng đón chào năm mới bằng những ngày Tết âm lịch. Trong đó, mặc dù có những nét đặc trưng riêng nhưng Tết ở Việt Nam và Trung Hoa có nhiều điểm tương đồng.
Nguồn gốc Tết cổ truyền Việt
Tết là ngày lễ cổ xưa nhất của dân tộc, cổ xưa đến mức gốc gác của Tết còn đang gây tranh cãi, có người cho rằng Tết xuất phát từ Việt Nam, nhưng đa phần lại cho rằng Tết có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nhưng không ai thực sự biết chính xác Tết cổ truyền bắt đầu từ đâu?
Theo lịch sử Trung Hoa, “nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ năm Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ” và điều này làm cho nhiều người suy đoán rằng Tết có nguồn gốc ở Trung Hoa và được du nhập vào nước ta trong 1000 năm Bắc thuộc. Thời Tam Hoàng Ngũ Đế trị vì trong khoảng thời gian từ 2852 TCN – 2205 TCN và nếu Tết có từ thời đó, tức cách ngày nay khoảng 5.000 năm thì giả thuyết “Tết bắt nguồn từ Trung Hoa” là có khả năng. Tuy nhiên, mặc dù sách sử Việt Nam đã bị đốt đi quá nửa trong thời kỳ bị đô hộ, nhưng rất may vẫn còn lưu lại những dòng chữ ghi “Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN, trị vì cả 2622 năm… và từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết”. Do đó, giả thuyết “Tết từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc” là không chính xác.
Tết là ngày lễ cổ xưa nhất của dân tộc, cổ xưa đến mức gốc gác của Tết còn đang gây tranh cãi, có người cho rằng Tết xuất phát từ Việt Nam, nhưng đa phần lại cho rằng Tết có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nhưng không ai thực sự biết chính xác Tết cổ truyền bắt đầu từ đâu?
Theo lịch sử Trung Hoa, “nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ năm Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ” và điều này làm cho nhiều người suy đoán rằng Tết có nguồn gốc ở Trung Hoa và được du nhập vào nước ta trong 1000 năm Bắc thuộc. Thời Tam Hoàng Ngũ Đế trị vì trong khoảng thời gian từ 2852 TCN – 2205 TCN và nếu Tết có từ thời đó, tức cách ngày nay khoảng 5.000 năm thì giả thuyết “Tết bắt nguồn từ Trung Hoa” là có khả năng. Tuy nhiên, mặc dù sách sử Việt Nam đã bị đốt đi quá nửa trong thời kỳ bị đô hộ, nhưng rất may vẫn còn lưu lại những dòng chữ ghi “Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN, trị vì cả 2622 năm… và từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết”. Do đó, giả thuyết “Tết từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc” là không chính xác.
Sự tích về bánh chưng, bánh giầy của dân tộc Việt là một minh chứng. Theo sự tích, bánh chưng bánh giầy là do Lang Liêu (con trai thứ 18 của vua Hùng Vương đời thứ VI) tạo ra. Từ đó, hai thứ bánh này đã được dùng trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc và nó tồn tại từ rất lâu trước khi nước Việt bị đô hộ bởi quân xâm lăng phương Bắc.
Không chỉ có sử sách Việt Nam ghi chép lại như vậy mà ngay cả trong tài liệu cổ của Trung Hoa cũng có những thông tin liên quan đến nguồn gốc của Tết nước ta. Ví như, trong Kinh lễ Khổng Tử – bậc thầy của người Trung Hoa đã viết: “Ta không biết ngày Tết là gì, nghe đâu nó là tên của một ngày lễ hội lớn. Họ gọi ngày đó là Tế Sạ”. Trong sách Giao Chỉ chí cũng có đoạn viết: “Người Giao quận thường tập trung lại thành từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới. Họ gọi đó là ngày Nèn Thết, không chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động đều tham gia lễ hội này…”. Như vậy, rõ ràng ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt ra đời khởi nguồn từ nền Văn hóa lúa nước.
Có điểm gì giống và khác giữa Tết Việt và Tết Trung Hoa?
Tết cổ truyền Việt tuy không phải là du nhập từ Trung Hoa, nhưng trong 1.000 năm Bắc thuộc, văn hóa nước ta cũng có ảnh hưởng ít nhiều văn hóa của anh bạn láng giềng vĩ đại này.
Tết cổ truyền Việt tuy không phải là du nhập từ Trung Hoa, nhưng trong 1.000 năm Bắc thuộc, văn hóa nước ta cũng có ảnh hưởng ít nhiều văn hóa của anh bạn láng giềng vĩ đại này.
Có thể nói, đối với cả hai dân tộc Việt và Trung Hoa, Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm để các gia đình sum họp, đoàn tụ và cùng nhau nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Màu chủ đạo trong ngày Tết của cả hai quốc gia là màu đỏ, màu của sự may mắn, sung túc. Trẻ con trong ngày Tết đều được tặng lì xì (mừng tuổi) cùng với những lời chúc tốt đẹp. Và đặc biệt nhất là bữa cơm đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết, là những thời khắc thiêng liêng đối với cả hai dân tộc.
Tuy nhiên, Tết ở Việt Nam và Trung Hoa lại có nhiều điểm khác biệt vì mỗi nước có nét văn hóa đặc trưng riêng. Về tên gọi, Tết âm lịch nước ta gọi là Tết Nguyên đán trong khi Tết Nguyên đán của Trung Hoa lại là ngày mùng 1 tháng 1 dương lịch, còn Tết âm lịch họ gọi là Xuân Tiết.
Tuy cùng tính theo lịch âm, nhưng thời gian nghỉ Tết của hai nước khác nhau. Nước ta bắt đầu vui Tết từ ngày tiễn ông Công ông Táo 23 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch trong khi Trung Quốc vui Tết từ mùng 8 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng âm lịch.
Tết của dân tộc Việt thì đơn giản, chân thực hơn, xuất phát từ “vui mừng được mùa lúa sau một năm gieo trồng vất vả và mừng mùa cấy trồng mới”. Tết là dịp để nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình, người thân, cùng chúc tụng nhau một năm mới tốt đẹp.Tết của dân tộc Trung Hoa xuất phát từ truyền thuyết chống lại Niên thú. Niên thú hay đến vào dịp đầu năm mới để phá phách, làm hại đến gia súc gia cầm, mùa màng và người dân. Vì vậy, người dân hay để đồ ăn ở trước cửa nhà vào dịp năm mới để khi niên thú đến sẽ ăn và không tấn công con người nữa. Một lần, người ta nhìn thấy con Niên run sợ khi đứng trước một em bé mặc đồ đỏ và họ nhận ra rằng con Niên rất sợ màu đỏ. Từ đó trở đi, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ, đốt pháo đỏ, mặc đồ đỏ để xua đuổi Niên thú. Về phong tục ngày Tết, người Trung Hoa có tục treo ngược chữ Phúc, bởi trong tiếng Hán nó có nghĩa là “Phúc đảo” đồng âm với “Phúc đáo” nghĩa là Phúc đến. Họ còn đốt pháo, tổ chức múa lân, múa sư tử rất rộn ràng. Còn ở Việt Nam, phong tục rất phong phú và đặc sắc như ngày 23 tháng Chạp âm lịch là lễ tiễn ông Công ông Táo; Tiếp đó là những ngày rộn ràng gói bánh chưng bánh tét, về quê ra mộ thắp hương rước ông bà về nhà ăn Tết, chuẩn bị mâm ngũ quả, trồng cây Nêu để xua đuổi ma quỷ, làm mâm cơm cúng giao thừa, giao thừa xong thì xông đất, hái lộc; Sáng mùng 1 đi đến từng nhà chúc Tết, thăm hỏi; mùng 3 hóa vàng…
Nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam và Trung Hoa đều rất đặc sắc và tinh tế nên thực đơn ngày Tết rất phong phú. Việt Nam có món “nhìn là thấy Tết” như: xôi gấc, bánh chưng, bánh tét, mứt tết, nem rán, giò lụa, giò thủ, thịt đông (miền Bắc), thịt kho hột vịt (miền Nam), bò kho mật mía (miền Trung), canh măng, canh khổ qua… Trung Hoa thì nào cả loại mứt Tết, bánh Niên cao, bánh củ cải, bánh khoai môn, sủi cảo, há cảo, gà Kung Pao, vịt quay Bắc Kinh, mì sợi dài, trà trứng…
Trở lại ý nghĩa Tết cổ truyền của người Việt, vẫn là một phong tục, một mỹ tục ngàn đời mà ông cha ta để lại cho dân tộc, để cho “con rồng cháu tiên” muôn đời sau vẫn tiếp nối những truyền thống văn hóa thuần Việt, đầy ý nghĩa “uống nước cội nguồn”. Cùng với các lễ hội khác, lễ Tết ở Việt Nam thể hiện tình cảm cộng đồng dân tộc sâu sắc, nối kết giữa các thế hệ, nối kết giữa quá khứ và hiện tại, giàu ý nghĩa nhân văn và văn hóa Việt.
Có thể nói, đối với cả hai dân tộc Việt và Trung Hoa, Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm để các gia đình sum họp, đoàn tụ và cùng nhau nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống.