400 năm trước, người Nhật Bản xây cây cầu dài hơn 18 mét,
vắt cong qua lạch nước chảy ra dòng sông Hoài. Và giờ, nó trở thành di tích độc
đáo ở phố cổ Hội An.
Nam) thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Cây cầu được các
thương nhân người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17 nên người dân nơi đây thường
gọi là cầu Nhật Bản
CHÙA CẦU –hình ảnh quen thuộc in trên tờ tiền polyme 20.000 vnd |
VỊ TRÍ
tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, Chùa Cầu gây
ấn tượng không chỉ bởi lối kiến trúc độc đáo mà còn những bí ẩn mà công trình này
mang trong mình. Chùa Cầu (hay còn gọi là Cầu Nhật Bản) được xem là linh hồn,
là biểu tượng của người dân Hội An. Đây cũng là công trình kiến trúc độc đáo, gồm hai cá
thể là cầu và chùa được xây dựng bắt ngang qua một lạch nước rộng gần 10m chảy
ra sông Thu Bồn.
ngay ranh giới hai xã Cẩm Phô và Minh Hương, thuộc địa phận Minh Hương xã. Cầu
dài 18 mét có 7 gian trong đó 5 gian kết cấu gỗ theo kiểu trính chồng
trụ đội, 2 gian đầu hồi uốn cong theo hình vỏ cua, mái lợp ngói âm dương (mái
ngói âm dương là một sáng tạo của người xưa trong xử lý hệ thống bao che công
trình, bởi mái ngói âm dương có độ dày khá cao, cấu tạo vồng ngửa vồng úp đã tạo
nên một khoảng trống giữ khí, thông gió cho mái nhà, do vậy nhà lợp ngói âm dương
thường mát hơn trong mùa hạ, ấm hơn trong mùa đông. Nếu như bờ hồi, bờ nóc, bờ
chảy được làm tốt, mái lợp từ ngói tốt, mái được cong dịu ngọt (có độ cong võng
vừa phải) và đảm bảo độ dốc tốt để hạn chế sự đọng thấm nước ở trên mái thì
mái ngói âm dương có tuổi thọ khá cao trên 50 năm mới bị xuống cấp), trụ móng cầu
bằng đá đẽo. Chùa và cầu gắn nhau qua vách gỗ với bộ cửa chính thượng song hạ bản.
kiến trúc và trang trí nội thất của chùa mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Phù
Tang, mái ngói mềm mại với độ dốc xuống, những cột gỗ vuông nối kết với nhau
khăng khít, vững chãi.
PHẦN CẦU:
năm Gia Long, Đinh Sữu (1817) ghi: “Minh Hương Hội An phố giới ư Cẩm Phô hữu khê,
hữu kiều cỗ dã. Tương truyền Nhật Bổn quốc nhân sở tác kinh phụng”
(Làng Minh Hương, phố Hội An, tại địa giới Cẩm Phô có
khe nước, có cầu cổ. Tương truyền người nước Nhật Bổn xây để qua lại.)
Đại Nam nhất thống chí ghi: “Cầu ở xã Cẩm Phô về phía
tây phố Hội An, huyện Diên Phước, nước khe chảy về phía Nam đổ vào sông
Cái, cầu bắc ở trên. Tương truyền cầu này do người khách buôn Nhật Bản bắc, dưới
cầu xây đá, trên lát ván, gác mái gồm bảy gian lợp ngói “
Chùa Cầu là một kiến trúc liên hợp: CHÙA và CẦU.
do người Nhật kiến tạo, nhưng khởi công và hoàn thành từ thời điểm nào cho đến
nay vẫn chưa sáng tỏ. Tên gọi CẦU NHẬT BẢN được ghi trong thư tịch cổ Việt
Nam đầu tiên từ năm 1617.
“Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ” do Đỗ Bá vẽ có ghi tên Hội An kiều với hình vẽ chiếc cầu
có mái.
Nhà nghiên cứu Pháp Albert Sallet cho biết thêm: “Các
truyền thuyết còn kể lại rằng một người Nhật Bản tên Thanh đã xây dựng cây cầu
này trên những cột bằng đá với bộ sườn siêu cấu trúc và một mái bằng ngói “.
Đức Tân trong bài viết có tựa đề Hội An đăng trên tạp chí Việt Nam đã viết rằng cầu Nhật Bản
(tức Nhật Bản Kiều) ra đời vào năm 1593.
Một tác giả nước ngoài đã viết trên báo The Asian Wall
Street Journal như sau: “Cầu Nhật Bản với cột vuông, mái cong là công trình của
giới kiến trúc Nhật Bản quyết định xây dựng năm 1593 để thông thương buôn bán với
người Hoa.”
Nhật Bản được xây dựng ở cảng thị Hội An chậm nhất từ năm 1617.
Và dĩ nhiên, nếu tại thời điểm này, một người nào đó dừng
chân trên chiếc cầu Nhựt này mà hỏi: “Làng Minh Hương ở đâu?” thì không một ai
có thể chỉ giúp.
Đơn giản vì hồi đó chưa có địa danh Minh Hương. Làng
Minh Hương được thành lập từ năm 1644 đến năm 1653!!.
Thủy khê dưới chân cầu là khe Ồ Ồ, xuất phát từ Bàu Ốc Thượng chảy vòng vèo trước chùa Long Tuyền qua địa phận chùa Phật Học trước khi đổ vào sông Thu Bồn. |
vào chính sách cởi mở của Chúa Nguyễn ở miền Nam ưu đãi những di thần nhà Minh
và những người dân Trung Quốc tỵ nạn, vì vậy họ rất hâm mộ và quyết tâm định cư.
Họ mở mang dạy cho dân địa phương canh tân kỹ nghệ, cách thức làm ăn, buôn bán
nghề nghiệp v.v… Có một số kiều dân Nhựt Bổn cũng ở lại Việt Nam phần đông là
thương khách, cũng như các thương khách Trung Hoa cứ 6 tháng lại về. Khi bán hàng
cũng như mua hàng họ phải chờ có gió mùa mới trở về nước, thường là khi hết hội
chợ. Vì nguyên nhân đó mà người Trung Hoa cũng như Nhựt Bổn cư trú tại Hội An được
chia làm 2 khu vực. Từ chùa Cầu trở lên là khu phố Nhật (bây giờ là khu vực đường
Nguyễn Thị Minh Khai) , từ Chùa Cầu trở xuống là khu phố của người Hoa (bây giờ
là khu vực đường Trần Phú). Phố Nhật chỉ có nhà ở còn phố khách người Hoa chiếm
lĩnh trung tâm thành phố. Lúc đó chưa có đường Nguyễn Thái Học (mở năm 1840) và
đường Bạch Đằng (mở năm 1878).
Từ Chùa Cầu trở xuống là khu phố của người Hoa Người Pháp đặt tên cho đường này là: Rue Du Pont Japonais |
năm 1633, Mạc Phủ Nhật Bản đã ban bố lệnh đóng cửa không quan hệ giao thương với
nước ngoài, Nhật kiều đang sống và buôn bán ở nước ngoài phải hồi hương và chuyến
tàu Nhật Bản cuối cùng đã rời bến cảng Hội An vào năm 1637, phố Nhật Bản bắt đầu
rơi vào cảnh suy tàn và cầu Nhật Bản được người Việt ở Hội An quản lý.
làng Minh Hương ra đời và cầu Nhật Bản nằm trên địa phận làng này, nên chúa
Nguyễn đã giao cho người Minh Hương nhiệm vụ quản lý và tu sửa cầu.
Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” viết:
“Năm Kỷ Hợi (1719), chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội
An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa (cây cầu của những người
từ phương xa tới) và cho khắc biển vàng”. Nay vẫn còn!
Như vậy, từ thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, cầu có thêm một
tên mới.
PHẦN CHÙA:
1653, Trung Lương Hầu Khổng Thiên Như, một trong mười vị tiền hiền đầu tiên thành
lập làng Minh Hương ở Hội An, đồng thời là quan phụ trách Ty Tàu vụ tại đây của chúa
Nguyễn mới cùng một số tiền hiền khác bỏ tiền ra xây dựng ngôi chùa nhỏ nằm sát
cầu Nhật Bản ở phía Tây để thờ Bắc Đế Trấn Võ Tổ Sư (hay Huyền Thiên Đại
Đế) cùng Trừng Hán Cung thờ Quan Công và Minh Hương Phật tự thờ Phật Quan Âm.
Sau khi ra đời phức hợp kiến trúc cầu Nhật Bản – chùa Bắc Đế hay Cầu Chùa, danh
xưng cầu Nhật Bản dần bị quên lãng và được thay vào đó bằng tên gọi quen thuộc
Chùa Cầu. Chùa ra đời sau cầu ít nhất 35 năm. Danh xưng Chùa Cầu đã ra đời ở Hội
An sớm nhất là vào năm 1653.
Điện thờ Thần Bắc Đế Chân Võ Tổ Sư (hay Huyền Thiên Đại Đế). |
lý cầu Nhật Bản và dựng thêm ngôi chùa nhỏ bên cạnh, làng Minh Hương đã có công
bốn lần trùng tu cây cầu : năm 1763 dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, năm
1817 dưới thời vua Gia Long, năm 1875 dưới thời vua Tự Đức và năm 1917 dưới thời
vua Khải Định. Từ lần trùng tu cầu thứ hai trở đi, sự việc đó đều được ghi bằng
chữ Hán trên thượng lương và các xà dọc trên mái của cầu mà nay vẫn còn. Trên
thượng lương ở đỉnh nóc cầu còn các dòng chữ Hán có nghĩa như sau : “Niên
hiệu Gia Long thứ 16 năm Đinh Sửu (1817), tháng Ất Tỵ, ngày Ất Dậu, giờ Kỷ Mão,
lý trưởng làng Minh Hương Trương Hoằng Cơ cùng cả làng đã xây dựng lại công trình”.
Minh Hương đã dựng “Bi ký trùng tu Chùa Cầu” mà đến
nay còn gắn trên cầu. Những dòng chữ Hán trên bi ký có đoạn : “Tại phường
Minh Hương đô thị Hội An, phân giới với Cẩm Phô có con sông nhỏ, có cầu cổ. Tương
truyền do người Nhật Bản làm. Trải từ triều đại trước ban sắc cho tên Lai Viễn
Kiều… “.
Trên cửa chính của ngôi chùa cổ này có tấm biển lớn chạm nổi ba chữ Hán là “Lai Viễn Kiều”. Theo cứ liệu lịch sử, năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm phố cổ Hội An thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn |
Kiều trong kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất đã chứa đựng dấu ấn của nền
văn hóa Phù Tang ; mái ngói mềm mại với độ dốc thấp, những cột vuông , nền cầu
lát ván hình vòng cung ; các hoa văn trang trí hình mặt trời, chiếc quạt xòe…
nay không còn nữa ; những Thần Khỉ và Thần Chó thờ ở hai đầu cầu.
Hoa có chung một truyền thuyết về nguyên nhân gây ra động đất. Họ cho rằng ở
ngoài đại dương có một loài thuỷ quái mà người Việt gọi là Con Cù, người Nhật gọi
là Namazu, người Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ
và lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà Cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con thuỷ
quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động đất và Hội An không được yên ổn để người
Nhật, người Hoa, người Việt được bình yên làm ăn buôn bán.
thoại Nhật Bản, Namazu là một con cá trê có cơ thể khổng lồ. Do vậy, mỗi khi di
chuyển, đuôi của nó quẫy mạnh khiến trái đất rung chuyển. Namazu được miêu tả là
bị các thần linh giam giữ trong lớp bùn dưới các hòn đảo của Nhật Bản, khi các
vị thần không cảnh giác, Namazu sẽ quẫy cơ thể và gây nên những trận động đất
kinh hoàng.
Kashima, vị thần của sấm sét và kiếm đạo mới có đủ khả năng chế ngự con cá trê
khổng lồ này. Tuy nhiên, thỉnh thoảng khi thần Kashima mệt mỏi hay phân tâm thì
Namazu lại có cơ hội quẫy mình, gây ra các trận động đất, thậm chí có cả núi lửa
phun trào, gây ra đại họa. Người dân tin rằng, quái vật khổng lồ Namazu trừng
phạt sự tham lam của con người.
Namazu trong truyền thuyết của Nhật Bản, được cho là có khả năng gây động đất |
gây ra những trận động đất, Namazu muốn con người phân chia của cải ngang bằng
nhau. Vì vậy, nó được coi là thần của cải. Người Nhật cho rằng con Namazu có đầu
ở tận quê nhà Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ nhưng lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà
cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con thủy quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động
đất và Hội An cũng không được yên ổn. Điều trùng hợp là khi sang Việt Nam buôn
bán ở phố Hội, các thương gia người Nhật cũng thường xuyên phải đối phó với cảnh
lụt lội.
Nhật, người Hoa, người Việt được bình yên làm ăn buôn bán, với kinh nghiệm của
mình, người Nhật khi qua định cư tại Hội An đã cố tìm thầy phong thủy giỏi để xem thế đất, cắm
điểm xây dựng một chiếc cầu tại đây hình dáng như là một thanh kiếm đâm xuống
ngay sống lưng con Namazu, khiến nó không thể quẫy đuôi gây ra động đất nữa.
người Nhật cũng đã sáng tạo ra nhiều vị thần có khả năng trấn áp con thủy quái đó,
mà thần khỉ là một trong số đó.
mắt phong thủy, chùa Cầu như một thanh kiếm trấn yểm sông Hoài, ngăn không cho
thủy quái gây lụt lội. Hai đôi tượng khỉ và tượng chó cũng chính là hai vị thần
bảo hộ trong quan niệm của người Nhật. Chúng ta cũng bắt gặp ý niệm này tại nhiều
bến đò trên sông Hoàng Hà, người ta đặt tượng khỉ như một vị thần bảo vệ cho những
chuyến đi và chúc phúc cho những người qua đò”, Ths.Lê Thảo, giảng viên Trường Đại
học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết.
chế con Namazu, người Nhật đã thờ các Thần Khỉ và các Thần Chó trên hai đầu cầu để ”
trù ” con thuỷ quái đó. Điểm yểm chính thức là một bia đá cách cầu theo đường
chim bay khoảng 1km về hướng tây-bắc.
Bia đá nằm khuất sau cây đa trên đường Phan Châu Trinh cách nhà thờ Tin Lành 300 mét. |
Bắc Đế Sắc Mệnh Lập Hội An Cực Lạc Mô Áp Yểm Thủy Đạo Và Các
Ký Hiệu Kỳ Quặc Như Bùa |
VỀ BẮC ĐẾ TRẤN VŨ TẠI CHÙA CẦU – HỘI AN
Hội An, Bắc Đế Trấn Vũ (tức Huyền Đế) được thờ trang trọng ở vị trí trung tâm
chánh điện của chùa với một bức tượng bằng gỗ mít. Nhiều thế kỷ trôi qua, bức tượng
đã bị các loài côn trùng gặm nhấm làm hư hại một số mảng trên thân nên ngành bảo
tồn ở Hội An đã phục chế một bức tượng khác để thờ
tự tại chùa Cầu, còn bức tượng gốc được đưa về trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng
Hội An.
Tượng (ảnh trái) và bàn thờ Bắc Đế Trấn Vũ ở chùa Cầu, Hội An. |
phục chế được sơn màu, thể hiện rõ nét những màu sắc tương ứng với chi tiết trên
thân tượng. Y theo tượng gốc, Bắc Đế cũng đứng với phong thái uy nghi, tóc dài
buông xõa, đầu đội mũ vàng nạm ngọc, râu năm chòm phất phơ bay, áo dài màu xanh
buông sát đất, ngoài mặc áo giáp, chân trần đứng trên lưng một con rùa có rắn
quấn quanh, hai tay cầm thanh bảo kiếm trong tư thế ấn xuống mặt biển (mặt biển
là một trôn đế hình tròn, thể hiện sóng nước đang cuộn dâng).
vào năm 1118, hoàng đế Tống Huệ Tông (Trung Hoa) sai đạo sĩ Lâm Linh Tố lập đàn,
làm phép mời Bắc Đế Trấn Vũ hiện thân. Lễ cầu đảo được tổ chức vào giữa trưa
ngay trong cung điện. Vào giữa buổi lễ, trời đất tối sầm, bỗng xuất hiện một
con rùa và một con rắn, Tống Huệ Tông bèn cúi lạy, dâng hương mong Thần hạ cố
hiện nguyên hình thật.
luồng sấm sét xuất hiện, người ta nhìn thấy một bàn chân khổng lồ hiện ra trước
cổng cung điện, Huệ Tông cúi lạy và lúc này Thần hiện nguyên hình là một người
cao lớn hơn 10 thước, khuôn mặt nghiêm nghị, có hào quang bao quanh, tóc buông
xuống lưng, chân để trần, mặc áo đen buông sát đất, ống tay áo rộng, bên ngoài
có áo giáp vàng với đai lưng ngọc, trên tay cầm thanh gươm, đứng một lát rồi biến
mất.
là vị vua nổi tiếng về hội họa, lập tức ông vẽ lại chân dung Thần. Về sau, chân
dung này là hình mẫu dùng để vẽ cho những nơi có điện thờ Bắc Đế Trấn Vũ.
Tượng Bắc Đế không mang giày dép, chân đạp rùa, rắn được
lý giải theo nhiều cách khác nhau. Có người cho rằng, rùa và rắn chính là những
thiên tướng trên trời, dưới quyền cai quản của ngài. Còn người khác lại cho rằng,
rùa và rắn chính là những con quỷ thù địch đã bị Bắc Đế đánh bại và chà dưới chân,…
ra, rùa và rắn chính là hình thức đầu tiên của Thần, đã thấy xuất hiện từ thời
Hán, khi người ta phân chia ra các phương cai trị của thần linh. Lúc đó, rùa và
rắn màu đen làm chủ phương Bắc; còn chim đỏ ở phương Nam; hổ trắng tượng trưng
cho phía Tây và rồng lục tượng trưng cho phía Đông của thế giới. Còn hình người
thì về sau này người ta mới thấy xuất hiện.
“Bắc Đế Trấn Vũ chân không giày dép, đứng trên hai con rùa và rắn” thì vào đời
nhà Minh, Đạo giáo ở Trung Hoa phát triển mạnh mẽ, người ta đã thêu dệt nên những
câu chuyện huyền thoại về thân thế và việc tu đạo của ngài.
cho rằng, ngài là linh hồn của Ngọc Hoàng Thượng Đế hóa thân xuống trần gian để
tu đạo. Ngài đã bốn lần hóa kiếp người và tu ở bốn nước khác nhau (một lần ở núi
Linh Thứu, hai lần ở núi Bồng Lai và lần thứ tư ở nước Tịnh Lạc).
đầu, ngài chưa đủ trí lực để điều khiển các thiên tướng dưới trướng, cũng như
chưa đủ phép thuật để hàng phục yêu ma, nên lần thứ tư ngài lại xuống trần gian
đầu thai làm Thái tử của nước Tịnh Lạc. Khi vừa sinh ra, được 9 con rồng phun nước
cho ngài tắm. Khi lớn lên, Thái tử rất thông minh, tinh thông võ nghệ. Đến năm
14 tuổi, Thái tử dứt bỏ cuộc sống nơi hoàng cung, tìm đến núi Võ Đang tu đạo.
ngài một mình ngồi trên phiến đá tập trung trí lực, chăm chú tu luyện. Ngài không
ăn cơm, không uống nước, làm cho dạ dày và ruột đói cồn cào nên chúng cứ sinh sự,
cãi vã nhau làm cho ngài không thể ngồi yên.
mổ bụng, móc hết dạ dày và ruột ném xuống đống cỏ sau lưng. Ở trong đống cỏ, dạ
dày và ruột ngày đêm nhìn ngài tu luyện, ngài đã trở thành một con người thần
thông quảng đại, biến hóa khôn lường. Một hôm, ruột bỗng chui vào ống quần ngài
và biến thành một con rắn lớn, toàn thân mang đầy vẩy rồng. Còn dạ dày thì nắm
lấy giày của ngài, khoác lên lưng, lăn ba vòng và biến thành một con rùa đen,
có mai cứng như sắt.
xuống núi ăn gà, lợn, trâu, bò, dê và cả con người dưới chân núi Võ Đang. Ngài
liền cưỡi mây, đạp gió, khoác bảo kiếm đi thu phục, đè chúng dưới chân mình. Chúng
bèn van xin ngài tha mạng. Ngài quy thuận và thu phục chúng làm hai tướng của mình.
Vũ là vị Thần chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng của người Hoa. Hình ảnh
của Bắc Đế được thờ tự rất nhiều nơi trên đất nước ta. Ở Hà Nội, việc thờ Bắc Đế
gắn liền với công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc ta; bên cạnh đó Ngài còn hiển
linh giúp chính quyền phong kiến trừ diệt yêu ma, yên ổn trong quá trình xây dựng
các công trình kiến trúc thành quách, dinh thự. Còn ở khu vực Nam bộ, Bắc Đế được
thờ ở rất nhiều địa phương của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bởi nhiều thế kỷ
trước, nơi đây còn hoang vu, lầy lội, là nơi chứa đựng nhiều huyền bí,… nên những
lưu dân luôn có cảm giác sợ hãi trước thiên nhiên, họ đặt niềm tin vào các đấng
Thần linh, mà điển hình là Bắc Đế Trấn Vũ – vị Thần có khả năng chế ngự yêu ma,
khống chế cả những cơn lũ kinh hoàng, và cả muôn thú dữ tợn của miền đất này.
An, việc thờ tự Bắc Đế gắn liền với việc trị thủy, vì khu phố cổ Hội An nằm trên
nền địa chất có nguồn gốc biển gió của vùng đất bồi hạ lưu sông Thu Bồn. Đây là
một vùng đất mà địa chất có nhiều biến động, và được bao quanh bởi các con sông.
Trong khi đó, sông Thu Bồn là con sông có lượng nước lớn nhất miền Trung, lại nằm
gần một trong những trung tâm mưa lớn của cả nước. Hàng năm, sông Thu Bồn đổ ra
biển khoảng 20km3 nước, do lượng nước lớn dồn dập trong một thời gian ngắn, cửa
sông lại hẹp, làm cho bờ sông có lúc lở lúc bồi, lúc bị cắt xé từng mảng trong
mùa mưa lũ. Ở Hội An, từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch thường xảy ra lũ lụt. Mỗi
năm, Hội An phải hứng chịu rất nhiều đợt lũ kèm theo giông bão, mỗi khi lũ dâng,
những dãy nhà ven sông thường ngập chìm trong biển nước, phải đến 3 – 4 ngày
sau, thậm chí cả tuần nước mới rút. Giáo sĩ dòng Tên, người Ý là Cristophoro
Borri có mặt ở Quảng Nam thế kỷ XVII, nhận xét: “…những cơn mưa liên tục từ trên
triền núi cao, các dòng nước tuôn trào tràn ngập Vương quốc chảy ra đến tận biển…”.
điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt ở Hội An, nên những cư dân ở đây không có khả
năng chống đỡ trước sự tàn phá của tự nhiên. Kể từ khi đến Hội An, những thương
nhân người Hoa đã trải qua những chặng đường đầy gian nan vất vả, đến vùng đất
mới lại có nhiều biến động về địa chất, đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt càng
làm cho họ thêm lo sợ, nên họ đặt niềm tin của mình vào một thế lực siêu nhiên,
có khả năng ngăn chặn triều cường, điều hoà phong thổ, giúp họ thuận lợi trong
việc ăn, ở và buôn bán. Quá lo sợ, họ đặt niềm tin của mình vào Bắc Đế Trấn Vũ,
cầu mong thần ngăn chặn triều cường, điều hòa phong thổ, giúp họ thuận lợi
trong việc ăn, ở và có thêm niềm tin trong công cuộc mưu sinh.
thờ Bắc Đế tại Chùa Cầu chứa đựng nhiều giá trị độc đáo. Nó thể hiện cho thời kỳ
Đạo giáo phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và lan tỏa ra nhiều quốc gia trên thế
giới, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của người dân. Khi con người xuôi tay, bất
lực trước những tai họa của thiên nhiên, họ không thể tự cứu rỗi mình, nên phải
dựa vào một lực lượng siêu nhiên là các vị Thần linh. Trong đó, Bắc Đế Trấn Vũ
là vị Thần có khả năng trị thủy, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi những cơn địa chấn diễn
ra ở Hội An, ổn định về mặc phong thổ, giúp cho cư dân làm ăn buôn bán được thuận
buồm xuôi gió. Trước đây, cộng đồng người Minh Hương ở Hội An thường tổ chức lễ
cúng Long Chu vào ngày 20 tháng 7 âm lịch hàng năm. Lễ cúng được tổ chức thành
một đám rước thuyền rồng lôi cuốn đông đảo người dân tham dự, kéo dài qua nhiều
ngả phố, trong tiếng nhạc bát âm, tiếng kèn, trống rất rộn ràng, nhằm tôn vinh
quyền uy của Bắc Đế Trấn Vũ. Alber Sallet – một tác giả người Pháp, đã viết về
lễ hội Long Chu ở Chùa Cầu trước đây: “Lễ hội theo tập tục đó tiến hành ngày 20
tháng 7 âm lịch. Lễ hội diễn hành náo nhiệt. Trong quá trình diễn ra lễ hội đó,
một chiếc thuyền bằng hàng mã lớn được trình bày ra với đủ buồm lái. Nó được đốt
đi sau khi kết thúc lễ hội”.
Chùa Cầu, vào các ngày rằm, ngày mồng một, ngày tết,… cư dân Hội An đến thắp nhang trước tượng Bắc Đế, người ta chỉ
làm vậy là đủ, là thể hiện sự tôn trọng, sùng bái và cầu mong sự che chở của Thần.
BIỂU TƯỢNG ‘THẦN HẦU’, ‘LINH CẨU’
giả của Trường Đại học Showa (Chiêu Hoà) đã đến nghiên cứu ở Hội An tháng
9-1992, tháng 3-1993 và tháng 9-1993 đã trao đổi rằng những con thú thờ trên cầu
không phải là những con thú bất kỳ mà là những vật linh theo tín ngưỡng vật tổ
của người Nhật. Khỉ và chó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ
xưa. Vì vậy người Nhật dựng tượng thần Khỉ và thần Chó để trấn yểm con quái vật
Namazu, người dân gọi đây là Thần Hầu và Linh Cẩu. Một thuyết khác cho rằng
việc đặt 2 bên đầu cầu hai con linh vật trên là có ngụ ý về thời gian xây dựng
công trình kéo dài 3 năm, bắt đầu động thổ từ năm Thân (con khỉ) và hoàn thành
năm Tuất (con chó). Thoạt nhìn, người ta nghĩ tượng được tạc bằng đá, nhưng
thực chất nó được làm bằng gỗ và mạ màu vàng. Hai pho tượng khỉ cao khoảng
80cm, hai tay ôm trái đào ở trước ngực.
Quan sát kỹ hai bức tượng, người tinh ý sẽ nhận ra là có một con đực và một con
cái ngồi đối xứng nhau, cùng áp mặt vào nhìn nhau như có ngụ ý là “có đôi
có cặp” với ý niệm cầu mọi điều trong cuộc sống sẽ suôn sẻ, may mắn, phồn thực
như ý nghĩa của cư dân nông nghiệp lúa nước. Hơn nữa, có người cho rằng việc
xây dựng hai bên đầu cầu những con chó và khỉ là một cách chỉ phương hướng trên
địa bàn: Thân chỉ hướng “Tây Nam”; còn Tuất chỉ hướng “Tây Bắc”.
mắt phong thủy, chùa Cầu như một thanh kiếm trấn yểm sông Hoài, ngăn không cho
thủy quái gây lụt lội. Hai đôi tượng khỉ và tượng chó cũng chính là hai vị thần
bảo hộ trong quan niệm của người Nhật. Chúng ta cũng bắt gặp ý niệm này tại nhiều
bến đò trên sông Hoàng Hà, người ta đặt tượng khỉ như một vị thần bảo vệ cho những
chuyến đi và chúc phúc cho những người qua đò”, Ths.Lê Thảo, giảng viên Trường Đại
học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết.
Theo các nhà nghiên cứu, trong tô-tem giáo của người Nhật, linh vật khỉ xuất hiện
trong nhiều công trình tín ngưỡng từ cổ xưa. Liên quan đến tượng thần khỉ ở chùa
Cầu còn hai câu đối về hai con linh vật “trấn yểm” hai đầu chùa Cầu.
LINH CẨU & THẦN HẦU |
linh cẩu được khắc văn bài ghi những dòng chữ Hán: “Thiên cẩu song
tinh an cấn thổ, Tử vi lưỡng tỉnh định khôn thân”.
Tạm dịch là: Hai sao thiên cẩu trấn an đất cấn, Hai tướng tử vi định giữ cung
khôn. Ở một nền chung rộng lớn hơn của tín ngưỡng Nhật Bản, khỉ đóng vai trò là
thần bảo hộ và là trung gian giữa thần linh và con người.
nghiệp, khỉ được tin là có thể xua đuổi sâu bệnh. Shogun đầu tiên của Mạc phủ
Tokugawa là Tokugawa Ieyasu (1603-1605) đã suy tôn thần khỉ là vị thần bảo vệ sự
yên bình của đất nước.
samurai (võ sĩ Nhật) thường bọc ống tên của họ bằng da khỉ để khai thác sức mạnh
bảo vệ của những con khỉ trên ngựa.
hình tượng cặp “Thần Hầu” (hay Linh Hầu) ngồi chầu dạng thiền định nhìn nhau trên
chùa Cầu, Nhà văn hóa học – Tiến sĩ Văn hóa học Trần Tấn Vịnh cho rằng: “Ở Chùa
Cầu có hình ảnh con khỉ được mô tả đang dùng tay bịt miệng. Đây có lẽ đó là biểu
hiện triết lý Tam Không của Phật giáo: không nói điều xấu, (bên cạnh là không
thấy điều xấu, bằng cách che mắt và không nghe điều xấu, bằng cách bịt tai). Phải
chăng khi xây dựng chùa và đặt tượng Thần Hầu – Linh Cầu, người xưa đã đưa triết
lý này vào như biểu thị một tâm ý”.
Trong khi đó, nhiều người dân Hội An tin rằng, thuỷ quái bị xây cầu “trấn yểm” nên rất
giận dữ, muốn tìm cơ hội báo thù. Chính vì vậy, không ít năm, Hội An rơi vào cảnh
lụt lội, bì bõm do nước sông dâng cao.
sử cách đây mấy chục năm còn cuốn phăng bức tượng gỗ Huyền Thiên đại đế thờ
trong chùa và một tượng khỉ đá. Vài năm sau, người ta tìm thấy tượng khỉ đá nhưng
có vẻ “lá bùa” trấn yểm đã mất thiêng.
Sau đó, người ta đã tạc lại tượng bằng gỗ do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng tạo
tác. Hình tượng thần khỉ đã trở thành một linh vật gắn với chùa Cầu.
Chính vì vậy, không riêng gì người dân phố cổ mà mỗi khách thập phương khi hành
hương về chùa Cầu đều cố nán lại trước mặt hai linh vật này để thắp hương, thành
tâm cúng vái cầu bình an gia hộ.
Nhiều người có điều kiện còn sắp mâm lễ vật, hoa quả, hương đèn dâng lên hai ngài
“linh cẩu” và “linh hầu”, nhất là vào những ngày rằm, lễ tết cầu mong những điều
tốt lành.
Ngoài ra ở nơi Thần Hầu và Linh Cẩu trấn giữ còn được
khắc những dòng chữ Hán. Đôi câu đối chữ Hán ở phía cửa Đông của cầu như sau:
“Thiên cẩu song tinh an cấn thổ, Tử vi lưỡng tỉnh định
khôn thân” Tạm dịch là: ‘Hai sao thiên cẩu trấn an đất cấn, Hai tướng
tử vi định giữ cung khôn’
Đôi câu đối chữ Hán ở cửa phía Tây của cầu có nội
dung:
“Ngoạn nguyệt khách du châu vĩ điện, Khán hoa nhân đáo
mã đề lôi”. Tạm dịch là: ‘Khách ngắm trăng thuyền nhanh như chớp,
Người xem hoa vó ngựa sấm vang’.
Cho đến năm 1633, tình hình Nhật Bản có biến động, Nhật
Hoàng ban bố lệnh đóng cửa không quan hệ giao thương với nước ngoài, đồng thời
yêu cầu những người Nhật kiều đang sống và buôn bán ở nước ngoài phải hồi hương.
Phố Nhật Bản tại Hội An dần rơi vào thời kỳ suy tàn và chùa Cầu được giao lại
cho người Việt cai quản.
Trung Quốc xảy ra biến động, nhiều người nhà Minh vì sợ nhà Thanh truy sát nên
mới vượt một chặng đường dài đến đất Hội An để xin Chúa Nguyễn Phúc Lan gia nhập quốc tịch Việt
Nam và thành lập nên làng Minh Hương tại cảng thị Hội An. Sau đó, chúa Nguyễn đã
giao cầu Nhật Bản cho người Minh Hương quản lý và có nhiệm vụ chăm lo sửa chữa
cầu.
Những người Minh Hương cũng tin rằng dưới chân cầu này
là hang ổ loài thủy quái dữ tợn, khi gặp điều kiện sóng to, gió lớn, nước dâng
cao mới tỉnh giấc trở mình quẫy đuôi làm nước sông dâng ngập cả phố cổ gây nhiều
thiệt hại cho dân làng. Để yểm trừ, người dân cho xây dựng thêm ngôi chùa nhỏ nằm
sát cầu để thờ Bắc Đế Trấn Vũ (hay Huyền Thiên Đại Đế) cũng với mục đích khống
chế con Câu Long không gây ra động đất. Tại chùa Cầu, tượng Bắc Đế Trấn Vũ được
thờ ở vị trí trung tâm của chánh điện. Bắc Đế Trấn Vũ (hay Huyền Vũ Thánh Quân,
Đãng Ma Thiên Tôn, Huyền Thiên Bắc Đế) là một trong những vị thần lớn được tôn
sùng trong Đạo giáo của Trung Quốc. Bắc Đế Trấn Vũ tượng trưng cho sao Bắc cực,
thống trị phương Bắc, kiêm quản lý các loài thủy tộc nên cũng được coi là thủy
thần hay hải thần.
từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch thường xảy ra lũ lụt kèm theo giông bão. Mỗi
khi lũ dâng, những dãy nhà ven sông thường ngập chìm trong biển nước, phải đến
3 – 4 ngày sau, thậm chí cả tuần nước mới rút. Bắc Đế Trấn Vũ là vị Thần có khả
năng trị thủy, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi những cơn địa chấn diễn ra ở Hội An, ổn định
về mặt phong thổ, giúp cho cư dân làm ăn buôn bán được thuận buồm xuôi gió. Do đó,
người Minh Hương thờ Bắc Đế Trấn Vũ làm chỗ dựa về mặt tinh thần của mình trong
quá trình định cư tại vùng đất mới, giúp họ yên lòng vượt qua những khó khăn và
có thêm niềm tin trong công cuộc mưu sinh.Hai bên tường của cổng ra vào ở phía
tây và phía đông cầu Nhật Bản ban đầu có hai câu đối chữ Hán đắp nổi, nhưng qua
năm tháng bị mờ dần để sau cùng bị mất hẳn và người Minh Hương đã thay vào đó bằng
hoa văn đắp nổi hình quả phật thủ lớn.
Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986.
Nội dung văn bia này:
Quý tòa chuẩn xuất tiền yêu cầu tu bổ cầu xưa Lai Viễn.
Nay thừa theo ghi lại.
Quan lớn chánh công sứ
Quan lớn sở công chính
RESIDENT-LESTERLIN-GALTIER-CONDUCIEURS-PAPIN-LEPRINCE-LAREEP
Thông sự sở công chính: Trần Ngọc Thôi – Trần Thế Diễn
Thực hiện chung các công việc hoàn thành vào tháng sáu
năm Đinh Tỵ (1917). Bổn xã nhớ ân khắc ghi nhằm để lại lâu dài.
Khải Định năm thứ hai (1917), tháng bảy, ngày tốt.
Minh Hương xã, bổn xã đồng kính khắc”
kính. Chùa và cầu đều bằng được làm bằng gỗ sơn son chạm trổ công phu,
mặt chùa quay về sông Hoài mở ra không gian ngắm cảnh thoáng đãng cho du khách.
thị cổ Hội An. Năm 1990, chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa
cấp quốc gia.
NHỮNG ĐÔI MẮT CỦA PHỐ HỘI (Trần Đức Anh Sơn)
1. Một ngày đầu thu năm 2005, tôi lạc bước trong
khu phố cổ Hutong (Hồ đồng) nằm gần tòa tháp Gulou (Lầu trống) ở phía bắc Tử Cấm
Thành Bắc Kinh (Trung Quốc). Bất ngờ, tôi nhìn thấy những đôi “mắt cửa” ở trên
cổng của các tòa nhà cổ ẩn dật trong những ngõ phố chằng chịt của Hudong.
Một thoáng ký ức vụt hiện trong tâm trí tôi: những
con phố nhỏ xinh với những tòa nhà cổ kính ở phố cổ Hội An (Quảng Nam), nơi cũng
có những đôi “mắt cửa” tương tự, nhưng nhiều hơn về số lượng, phong phú hơn về
loại hình và đặc sắc hơn về kiểu thức và trang trí.
Chỉ vào đôi “mắt cửa” nơi một tòa nhà cổ, tôi hỏi
một lão ông đang ngồi phe phẩy chiếc quạt trước thềm nhà: “Thưa cụ, đây là cái
gì?”. Ông lão trả lời: “mén zān”. Tôi đưa cho ông cuốn sổ và cây bút. Ông viết
lên đó hai chữ: 门簪 (môn trâm).
À, thì ra người Hoa gọi “mắt cửa” là môn trâm
(cây trâm cài cửa). Trâm là vật mà người phụ nữ dùng để bối tóc cho gọn gàng, đồng
thời để tôn thêm vẻ đẹp và sự quý phái của họ. Dùng chữ môn trâm để chỉ “mắt cửa”
của công trình kiến, hẳn nhiên người Trung Hoa ngụ ý đó là thứ tôn thêm nét cao
quý cho tòa nhà, nơi gia tộc bao đời của họ đang trú ngụ.
Về sau đọc thêm nhiều tài liệu, tôi được biết người
Hoa còn gọi “mắt cửa” là mén dēng (门当: môn đăng) và gọi hai trụ đá gắn ở hai bên bậc
cửa của những tòa biệt phủ của các bậc vương tôn, quý tộc, hào phú… là hù duì (户对: hộ đối). 门当, 户对 kết hợp thành câu 门当户对 (môn đăng hộ đối), nghĩa là “từ ngoài cửa cho đến trong nhà
đều tương xứng”, hàm ý “việc chọn vợ gả chồng cho con cái phải xứng hợp với gia
thế và địa vị của cả hai bên.
Từ nguyên của “mắt cửa” là vậy!
2. Tôi từng rảo bước, không biết bao lần trên
các con phố đầy ắp những kiến trúc cổ kính rêu phong ở phố Hội, mắt dõi nhìn những
cặp “mắt cửa” nơi những tòa nhà đẫm chất Trung Hoa. Tôi cũng từng hỏi chuyện
nhiều vị chủ nhân của những “đôi mắt phố Hội” ấy, cũng như những nhà nghiên cứu
kỳ cựu về văn hóa Hội An về nguồn gốc và ý nghĩa của mắt cửa. Mỗi người có một
kiểu lý giải khác nhau về “mắt cửa” Hội An. Nhưng họ đều cho rằng đó là những
đôi mắt của ngôi nhà để nhìn đời và nhìn người, là linh hồn của môn quan, là mắt
thần để canh giữ ngôi nhà, để đón những luồng sinh khí, những điềm lành vào nhà
và bảo vệ cho gia chủ khỏi mọi tai ương, bất hạnh.
Nhiều người còn nói rằng: “Mắt cửa” ở phố Hội giống
như nhân chứng của ngôi nhà. Khi ta bước ra, bước vào thì sẽ nhìn thấy “đôi mắt”
ấy và sẽ tự kiểm soát lòng mình. Người tử tế thì thấy đó là “đôi mắt” thân thiện,
tươi vui chào đón họ. Người có cái tâm không ngay sẽ có cảm giác những “đôi mắt”
ấy đang dõi theo, kiểm soát mọi hành vi của mình.
Vài người còn đi xa hơn, cho rằng “mắt cửa” ở Hội
An bắt nguồn từ thuyết “vạn vật hữu linh”, rằng sự vật cũng như con người đều
có mắt ở nhìn thế giới xung quanh. Vì thế mà người Hội An đã vẽ lên ghe thuyền
những đôi mắt ở hai bên mũi thuyền, và gắn “mắt cửa” lên nhà ở của họ.
Kỳ thực, tục vẽ mắt thuyền bắt nguồn từ tập tục
của cư dân sông nước ở nhiều nơi trên thế giới. Đó là đôi mắt của thần Orisis
theo quan niệm của người Ai Cập từ năm 2.700 trước Công nguyên, khi họ vẽ lên
những đôi mắt ấy lên những con chiếc thuyền độc mộc ngược xuôi trên trên sông
Nil. Đó là cặp mắt có tác dụng hù dọa những loài thủy quái trên sông, trên biển
và dẫn dắt ngư dân đến những ngư trường có nhiều tôm cá để đánh bắt theo quan
niệm của cư dân thủy diện ở các nước Indonesia, Malaysia, Việt Nam… Và, giữa “mắt
cửa” ở phố Hội và “mắt thuyền” trên dòng sông Hoài hay trên vùng biển ngoài khơi
cửa Đại, theo tôi, thì không liên quan với nhau.
Vì rằng, “mắt cửa” là vật trang trí mang tính
tâm linh chỉ có trên kiến trúc nhà ở và đình miếu của người Hội An gốc Hoa. Còn
kiến trúc của người Hội An bản địa thì không có những “đôi mắt” này, kể cả những
ngôi nhà ở làng mộc Kim Bồng nổi tiếng bên kia dòng sông Hoài, cũng không hề
trang trí “mắt cửa”.
Những người Hoa đến Hội An từ các thế kỷ 17 –
18, lập nên cộng đồng Minh hương, là chủ nhân của những “đôi mắt phố Hội”. Thoạt
kỳ thủy, đó là những cái chốt gỗ, dùng để gắn khung cửa với trụ ngang phía
trong, có dáng như một chiếc đinh. “Tai đinh” dày khoảng 10 cm, rộng chừng 20
cm – chính là “mắt cửa”; “chốt đinh” dài khoảng 30 cm là “cái mộng” để gắn “mắt
cửa” vào khung nhà. Từ vật dụng có chức năng liên kết trong kiến trúc gỗ truyền
thống, “mắt cửa” đã trở thành vật trang trí mang tính tâm linh, với nhiều truyền
thuyết và diễn giải khác nhau. Tuy nhiên người Hội An đã biết cách “Việt hóa”
các môn trâm hay môn đăng gốc Hoa này thành “mắt cửa” của người Việt và biến
chúng thành “linh hồn” của phố Hội.
Có hơn 20 kiểu “mắt cửa” đang tồn tại nơi những
tòa nhà cổ kính ở phố cổ Hội An, với các kiểu thức và trang trí khác nhau: “mắt
cửa” hình hoa cúc 6 cánh hay 8 cánh xoáy tròn; “mắt cửa” hình thái cực đồ (hình
thái cực hình tròn chia làm hai nửa, với bốn biểu tượng thái âm, thái dương,
thiếu âm, thiếu dương) có các cánh hoa bao quanh; “mắt cửa” hình bát quái; “mắt
cửa” trang trí “lưỡng long triều nhật” (hai con rồng chầu mặt trời) hay “lưỡng
long triều nguyệt” (hai con rồng chầu mặt trăng); “mắt cửa” hình hổ phù (mặt
con hổ, biểu tượng của hai vị Thần Đồ và Uất Lũy mà người Trung Hoa và người
Minh Hương ở Hội An tôn làm môn thần; “mắt cửa” hình “ngũ phúc lâm môn” (hình năm
con dơi tượng trưng cho năm điều phúc: phú, quý, thọ, khang, ninh) hay “ngũ phúc
viên thọ” (hình năm con dơi bay quanh chữ Thọ tròn); “mắt cửa” hình quả Phật thủ
với các cánh hoa mềm mại bao quanh; “mắt cửa” hình bát giác khắc nỗi những cát
tường tự (chữ Hán mang lại điềm tốt lành) theo lối chữ triện…
Trải mấy trăm năm, thương cảng Hội An từng hưng
thịnh, rồi suy thoái và nay lại hồi sinh trong một diện mạo mới: di sản văn hóa
của nhân loại. Nhưng những “đôi mắt” của phố Hội vẫn còn nguyên nơi ấy, vẫn là
những “nhân chứng” sống động biểu trưng cho nét văn hóa riêng của phố Hội, giúp
cho người Hội An nhìn đời, soi mình và răn dạy các lớp hậu sinh những điều tử tế,
thiện tâm.