Trà Kiệu – Di Tích Lịch Sử – Văn Hóa Du Lịch Ở Duy Xuyên, Quảng Nam
(Tham khảo)
(Tham khảo)
Trà Kiệu vùng đất thiêng, kinh đô của vương quốc Chămpa một thời vang bóng,…
… làng Trà Kiệu hình thành cách đây gần 545 năm (1470-2011) kể từ thời 13 vị thủy tổ Tiền hiền rời vùng đất Thanh – Nghệ – Tĩnh và những nơi khác, theo chiếu dụ của minh quân Lê Thánh Tông mang gươm đi mở nước và chọn vùng đất này để lập nên Trà Kiệu xã, đơn vị hành chính đứng đầu của “Quảng Nam Tam Đại Xã”.
Ngược dòng lịch sử 545 năm trước, dưới thời vua Lê Thánh Tông, nhà vua đã cầm quân đi dẹp giặc, mở cõi phương Nam. Ngay sau khi dẹp yên giặc, ngài cho lập ra “Quảng Nam Thừa Tuyên Đạo” và chủ trương chiêu dân lập ấp, 13 vị Thủy tổ của các dòng tộc: Lê Đình, Lưu Văn, Nguyễn Thanh, Nguyễn Thành, Nguyễn Tất (Khắc), Đinh Công, Nguyễn Quang, Nguyễn Đăng (Đình), Nguyễn Thành, Huỳnh Văn, Nguyễn Như, Nguyễn Tá, Lê Quang. Các ngài đã lưu lại vùng đất này và lập nên Trà Kiệu Xã vào giai đoạn 1470-1479, các vua triều Nguyễn ban sắc phong “Trà Kiệu Khai Cơ Tiền Hiền”.
Bốn giai đoạn tiếp sau vào các năm: 1538, 1578, 1657, 1661 có thêm 59 vị Thủy tổ thuộc các dòng tộc: Nguyễn, Huỳnh, Vũ, Phạm, Bùi cũng từ Đàng Ngoài tiếp tục vào chung tay dựng xây Trà Kiệu và được các đời vua cuối triều Nguyễn ban sắc phong “Thứ thế, Hậu hiền, Liệt tổ khai cơ”. Trong đó có Thống Thủ Thái phó Mạc Cảnh Huống, Thủy tổ của tộc Nguyễn Trường là Đệ nhất công thần của triều Nguyễn, được vua ban sắc phong “Khai Quốc Công Thần”. Sau khi băng hà, mộ ông được mai táng tại xứ Hoàn Châu, cạnh chùa Bảo Châu thuộc làng Trà Kiệu.
Ngược dòng lịch sử 545 năm trước, dưới thời vua Lê Thánh Tông, nhà vua đã cầm quân đi dẹp giặc, mở cõi phương Nam. Ngay sau khi dẹp yên giặc, ngài cho lập ra “Quảng Nam Thừa Tuyên Đạo” và chủ trương chiêu dân lập ấp, 13 vị Thủy tổ của các dòng tộc: Lê Đình, Lưu Văn, Nguyễn Thanh, Nguyễn Thành, Nguyễn Tất (Khắc), Đinh Công, Nguyễn Quang, Nguyễn Đăng (Đình), Nguyễn Thành, Huỳnh Văn, Nguyễn Như, Nguyễn Tá, Lê Quang. Các ngài đã lưu lại vùng đất này và lập nên Trà Kiệu Xã vào giai đoạn 1470-1479, các vua triều Nguyễn ban sắc phong “Trà Kiệu Khai Cơ Tiền Hiền”.
Bốn giai đoạn tiếp sau vào các năm: 1538, 1578, 1657, 1661 có thêm 59 vị Thủy tổ thuộc các dòng tộc: Nguyễn, Huỳnh, Vũ, Phạm, Bùi cũng từ Đàng Ngoài tiếp tục vào chung tay dựng xây Trà Kiệu và được các đời vua cuối triều Nguyễn ban sắc phong “Thứ thế, Hậu hiền, Liệt tổ khai cơ”. Trong đó có Thống Thủ Thái phó Mạc Cảnh Huống, Thủy tổ của tộc Nguyễn Trường là Đệ nhất công thần của triều Nguyễn, được vua ban sắc phong “Khai Quốc Công Thần”. Sau khi băng hà, mộ ông được mai táng tại xứ Hoàn Châu, cạnh chùa Bảo Châu thuộc làng Trà Kiệu.
Để ghi tạc công lao to lớn của các vị Thủy tổ đã có công dẹp giặc, mở mang bờ cõi, bảo quốc an dân, 200 năm sau vào năm 1679 các tộc nhơn làng Trà Kiệu chung công sức khắc tạc bia mộ, xây dựng nên ngôi nhà thờ Tiền Hiền để thờ chung 69 vị Tiền Hiền, Thứ thế, Hậu hiền liệt tổ tọa lạc tại xứ Hoàn Châu, xã Duy Sơn ngày nay.
Là một trong “Quảng Nam Tam Đại Xã”, dân số ngày càng đông, đất đai ngày càng mở rộng, năm 1905, số ruộng của làng Trà Kiệu lên đến trên 2000 mẫu linh, với hơn 400 dân đinh. Để dễ bề cai quản về mặt hành chính, triều đình bèn chia Trà Kiệu thành 5 làng nhỏ với địa giới riêng biệt. Đó là Trà Kiệu Trung, Trà Kiệu Đông, Trà Kiệu Tây, Trà Kiệu Nam, Trà Kiệu Thượng thuộc hai xã Duy Trung, Duy Sơn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Vùng đất Trà Kiệu xưa, ngoài nghề làm ruộng, trồng lúa, còn là nơi phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghệ như: trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, nghề rèn, nghề mộc, chẻ đá, khai thác lâm mộc, v.v… Có cả một hệ thống hồ chứa nước rộng khắp để dẫn thủy nhập điền làm cho Trà Kiệu sớm phồn vinh, cả xứ Đàng Ngoài, Đàng Trong đều biết “nhất Trà Kiệu, nhì La Qua, thứ ba Tú Tràng” (La Qua, Tú Tràng là vùng đất thuộc hai huyện Điện Bàn, Thăng Bình). Đây quả là một niềm kiêu hãnh cho vùng đất Quảng Nam.
Từ hàng trăm năm xưa cho đến ngày nay, mặc dù địa giới phân chia nhưng tấm lòng người dân Ngũ Xã vẫn như một. Nhà thờ Tiền Hiền Ngũ Xã là nơi thờ chung các vị Tiền Hiền, Thủy Tổ đã có công dựng nước, giữ nước và dựng nên làng Trà Kiệu. Các ngày Xuân Thu Nhị Kỳ hằng năm, các thế hệ con cháu Ngũ Xã đều hội tụ về đây để cúng tế, dâng hương tưởng niệm công đức tổ tiên. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, cứ năm năm Ngũ Xã tổ chức lễ hội 1 lần để các thế hệ con cháu Ngũ Xã trong cả nước trở về với nguồn cội thắp hương tri ân tiên tổ của mình.
Nhà thờ Tiền hiền ngũ xã Trà Kiệu tồn tại đến nay sắp tròn 345 năm. Ngôi nhà thờ nằm trên vùng đất các vương triều Chămpa đã lấy nơi đây để xây dựng lâu đài cung điện từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ X, về sau mới dời lên Thánh địa Mỹ Sơn “Di sản văn hóa thế giới” hiện nay, đã được các nhà khoa học, khảo cổ thăm dò nghiên cứu qua các cuộc hội thảo, cho đây là di sản văn hóa Chămpa xưa và nhận định rằng: Trà Kiệu là vùng đất thiêng của đất Việt.
Nhiều vị bô lão cao niên là lớp con cháu ngũ xã ở vào tuổi trên dưới 80 nay còn sống kể lại rằng: Thời xưa, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các vua nhà Nguyễn mỗi lần đi kinh lý, tảo mộ lăng bà Đoàn Quý Phi, mẹ của Chúa Nguyễn Phúc Tần và là con trai của Chúa Nguyễn Phúc Lan, vị chúa thứ 3 trong 9 đời chúa thời Nguyễn Hoàng (1635-1648), khi xa giá nhà vua đi qua khỏi con sông Cầu Chìm, địa đầu làng Trà Kiệu (thôn Trung Đông, xã Duy Trung hiện nay), tất cả vua, tôi đều bước xuống quỳ bái ba bái rồi tiếp tục đi bộ vài chục mét mới bước lên xe đến thắp hương tại nhà thờ Tiền hiền ngũ xã Trà Kiệu, sau đó mới đến viếng mộ bà Đoàn Quý Phi cách Trà Kiệu 1km về phía tây.
Trà Kiệu là vùng đất thiêng của nước Việt vì nhà thờ ngũ xã Trà Kiệu duy nhất của cả nước có 69 vị tiền hiền, thứ thế, hậu hiền, liệt tổ của 69 dòng tộc được thờ chung trong một ngôi nhà thờ có bề dày lịch sử trên vùng đất Trà Kiệu, qua nghiên cứu và thu nhập tư liệu lịch sử của các cơ quan chức năng các cấp ở tỉnh và trung ương. Năm 2004 và 2006 nhà thờ Tiền hiền ngũ xã Trà Kiệu được nhà nước tỉnh Quảng Nam và Bộ VH-TT-DL cấp bằng công nhận “Di tích Lịch sử – Văn hóa” cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Dòng chảy của thời gian càng làm tăng thêm bề dày của Trà Kiệu về mọi mặt cả đường văn, đường võ lẫn bách nghệ trăm vùng. Về đường văn, có dòng dõi tộc Huỳnh, từ khoa trước đến khoa sau cả ba đời đều đỗ cử nhân đầu bảng. Truyền thống ấy, Trà Kiệu bây giờ đã có giáo sư, tiến sĩ và rất nhiều thạc sĩ, cử nhân. Đặc biệt tộc Nguyễn Quang có một gia đình gồm 5 người đều có học vị cao: 1 giáo sư tiến sĩ, 2 tiến sĩ, 1 cử nhân và một tú tài.
Trên bình diện Bảo quốc an dân, sự đóng góp của Trà Kiệu cũng không nhỏ, nếu ngày xưa đất Ngũ Xã có những Đô Thống, Tướng Quân xông pha trận mạc, phò vua mở đất thì ngày nay vào những năm 30 của thế kỷ 20 có những bậc cách mạng tiền bối xả thân vì nước, hy sinh cả cuộc đời mình cho cách mạng, cho nhân dân như: Nguyễn Thành Hãn, Nguyễn Đức Hường, Nguyễn Viết Liệu và trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, nhân dân Ngũ Xã Trà Kiệu có hàng trăm người con yêu quý đã hy sinh hoặc gởi lại ở chiến trường một phần thân thể của mình. Đất Ngũ Xã đã có hàng chục Đảng viên Cộng sản ngay từ đầu có Đảng, nhiều người đã trở thành sĩ quan, tướng lĩnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, cán bộ trung cao cấp Nhà nước, đóng góp nhiều công sức vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân, hàng chục “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được ghi vào sổ vàng dân tộc. Hai xã Duy Trung, Duy Sơn được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Phát huy truyền thống của tổ tiên, các thế hệ con cháu Ngũ Xã ngày nay được sống trong hòa bình, độc lập, vĩnh viễn qua rồi cái kiếp nô lệ, lầm than như thuở cha ông xưa. Hàng vạn con người đang trụ lại mãi mãi trên vùng đất quê hương, chung sức, chung lòng bằng bàn tay và trí tuệ của mình, một nắng hai sương trên đồng ruộng, đồi gò, đổ mồ hôi trong nhà máy, trên công trường để làm ra hạt lúa, củ khoai, sản phẩm hàng hóa để nuôi sống mình và góp phần dựng xây đất nước.
HTX sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, tổng hợp Duy Sơn II, con chim đầu đàn của HTX kiểu mới cả nước mà tiêu biểu là Anh hùng lao động Lưu Ban, được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng, huân chương lao động, huân chương độc lập trong thời kỳ đổi mới là biểu tượng cho sự cần mẫn của hàng ngàn lao động nông nghiệp, TTCN mang về cho HTX hàng tỷ đồng mỗi năm.
Hàng trăm người khác “ly hương không ly quê” để lao động tìm thêm nguồn vốn học văn hóa, vừa lập thân lập nghiệp, vừa góp phần xây dựng quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình mỗi ngày thêm giàu đẹp, hạnh phúc, văn minh.
Căn cứ địa cách mạng Đồng Kè, Hòn Tàu gắn liền với chiến tích tội ác của Mỹ – Diệm ở Vĩnh Trinh; di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn; di tích lịch sử văn hóa Nhà thờ Tiền Hiền Ngũ Xã Trà Kiệu; khu du lịch sinh thái Thủy Điện Duy Sơn sẽ là tiềm ẩn cho ngành du lịch hấp dẫn, làm tăng thêm sự giàu đẹp cho quê hương đất Quảng kiên cường, đã một thời “ra ngõ gặp anh hùng, vào nhà gặp dũng sĩ” trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước vĩ đại xưa và nay.
Ai đã đi xa quê lâu ngày có dịp quay về làng cũ hẳn cũng ngỡ ngàng khi nhìn thấy quê hương Ngũ Xã Trà kiệu đã được đổi mới, nhìn thấy những cánh đồng thẳng cánh cò bay, lúa hai mùa đơm bông nặng hạt, cụm công nghiệp Tây An nhộn nhịp, sầm uất. Đường làng được bêtông nhựa hóa rợp bóng cây xanh mà tự hào mừng vui về một vùng quê nghèo ngày xưa nay đã thay da đổi thịt từng ngày, xóm làng đầm ấm yên vui. Mọi người đang ra sức chung tay cùng nhau xây dựng nông thôn mới trên con đường hội nhập.
Nhà thờ Tiền hiền ngũ xã Trà Kiệu tồn tại đến nay sắp tròn 345 năm. Ngôi nhà thờ nằm trên vùng đất các vương triều Chămpa đã lấy nơi đây để xây dựng lâu đài cung điện từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ X, về sau mới dời lên Thánh địa Mỹ Sơn “Di sản văn hóa thế giới” hiện nay, đã được các nhà khoa học, khảo cổ thăm dò nghiên cứu qua các cuộc hội thảo, cho đây là di sản văn hóa Chămpa xưa và nhận định rằng: Trà Kiệu là vùng đất thiêng của đất Việt.
Nhiều vị bô lão cao niên là lớp con cháu ngũ xã ở vào tuổi trên dưới 80 nay còn sống kể lại rằng: Thời xưa, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các vua nhà Nguyễn mỗi lần đi kinh lý, tảo mộ lăng bà Đoàn Quý Phi, mẹ của Chúa Nguyễn Phúc Tần và là con trai của Chúa Nguyễn Phúc Lan, vị chúa thứ 3 trong 9 đời chúa thời Nguyễn Hoàng (1635-1648), khi xa giá nhà vua đi qua khỏi con sông Cầu Chìm, địa đầu làng Trà Kiệu (thôn Trung Đông, xã Duy Trung hiện nay), tất cả vua, tôi đều bước xuống quỳ bái ba bái rồi tiếp tục đi bộ vài chục mét mới bước lên xe đến thắp hương tại nhà thờ Tiền hiền ngũ xã Trà Kiệu, sau đó mới đến viếng mộ bà Đoàn Quý Phi cách Trà Kiệu 1km về phía tây.
Trà Kiệu là vùng đất thiêng của nước Việt vì nhà thờ ngũ xã Trà Kiệu duy nhất của cả nước có 69 vị tiền hiền, thứ thế, hậu hiền, liệt tổ của 69 dòng tộc được thờ chung trong một ngôi nhà thờ có bề dày lịch sử trên vùng đất Trà Kiệu, qua nghiên cứu và thu nhập tư liệu lịch sử của các cơ quan chức năng các cấp ở tỉnh và trung ương. Năm 2004 và 2006 nhà thờ Tiền hiền ngũ xã Trà Kiệu được nhà nước tỉnh Quảng Nam và Bộ VH-TT-DL cấp bằng công nhận “Di tích Lịch sử – Văn hóa” cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Dòng chảy của thời gian càng làm tăng thêm bề dày của Trà Kiệu về mọi mặt cả đường văn, đường võ lẫn bách nghệ trăm vùng. Về đường văn, có dòng dõi tộc Huỳnh, từ khoa trước đến khoa sau cả ba đời đều đỗ cử nhân đầu bảng. Truyền thống ấy, Trà Kiệu bây giờ đã có giáo sư, tiến sĩ và rất nhiều thạc sĩ, cử nhân. Đặc biệt tộc Nguyễn Quang có một gia đình gồm 5 người đều có học vị cao: 1 giáo sư tiến sĩ, 2 tiến sĩ, 1 cử nhân và một tú tài.
Trên bình diện Bảo quốc an dân, sự đóng góp của Trà Kiệu cũng không nhỏ, nếu ngày xưa đất Ngũ Xã có những Đô Thống, Tướng Quân xông pha trận mạc, phò vua mở đất thì ngày nay vào những năm 30 của thế kỷ 20 có những bậc cách mạng tiền bối xả thân vì nước, hy sinh cả cuộc đời mình cho cách mạng, cho nhân dân như: Nguyễn Thành Hãn, Nguyễn Đức Hường, Nguyễn Viết Liệu và trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, nhân dân Ngũ Xã Trà Kiệu có hàng trăm người con yêu quý đã hy sinh hoặc gởi lại ở chiến trường một phần thân thể của mình. Đất Ngũ Xã đã có hàng chục Đảng viên Cộng sản ngay từ đầu có Đảng, nhiều người đã trở thành sĩ quan, tướng lĩnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, cán bộ trung cao cấp Nhà nước, đóng góp nhiều công sức vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân, hàng chục “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được ghi vào sổ vàng dân tộc. Hai xã Duy Trung, Duy Sơn được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Phát huy truyền thống của tổ tiên, các thế hệ con cháu Ngũ Xã ngày nay được sống trong hòa bình, độc lập, vĩnh viễn qua rồi cái kiếp nô lệ, lầm than như thuở cha ông xưa. Hàng vạn con người đang trụ lại mãi mãi trên vùng đất quê hương, chung sức, chung lòng bằng bàn tay và trí tuệ của mình, một nắng hai sương trên đồng ruộng, đồi gò, đổ mồ hôi trong nhà máy, trên công trường để làm ra hạt lúa, củ khoai, sản phẩm hàng hóa để nuôi sống mình và góp phần dựng xây đất nước.
HTX sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, tổng hợp Duy Sơn II, con chim đầu đàn của HTX kiểu mới cả nước mà tiêu biểu là Anh hùng lao động Lưu Ban, được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng, huân chương lao động, huân chương độc lập trong thời kỳ đổi mới là biểu tượng cho sự cần mẫn của hàng ngàn lao động nông nghiệp, TTCN mang về cho HTX hàng tỷ đồng mỗi năm.
Hàng trăm người khác “ly hương không ly quê” để lao động tìm thêm nguồn vốn học văn hóa, vừa lập thân lập nghiệp, vừa góp phần xây dựng quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình mỗi ngày thêm giàu đẹp, hạnh phúc, văn minh.
Căn cứ địa cách mạng Đồng Kè, Hòn Tàu gắn liền với chiến tích tội ác của Mỹ – Diệm ở Vĩnh Trinh; di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn; di tích lịch sử văn hóa Nhà thờ Tiền Hiền Ngũ Xã Trà Kiệu; khu du lịch sinh thái Thủy Điện Duy Sơn sẽ là tiềm ẩn cho ngành du lịch hấp dẫn, làm tăng thêm sự giàu đẹp cho quê hương đất Quảng kiên cường, đã một thời “ra ngõ gặp anh hùng, vào nhà gặp dũng sĩ” trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước vĩ đại xưa và nay.
Ai đã đi xa quê lâu ngày có dịp quay về làng cũ hẳn cũng ngỡ ngàng khi nhìn thấy quê hương Ngũ Xã Trà kiệu đã được đổi mới, nhìn thấy những cánh đồng thẳng cánh cò bay, lúa hai mùa đơm bông nặng hạt, cụm công nghiệp Tây An nhộn nhịp, sầm uất. Đường làng được bêtông nhựa hóa rợp bóng cây xanh mà tự hào mừng vui về một vùng quê nghèo ngày xưa nay đã thay da đổi thịt từng ngày, xóm làng đầm ấm yên vui. Mọi người đang ra sức chung tay cùng nhau xây dựng nông thôn mới trên con đường hội nhập.
Nguyễn Quỳnh
(Trích: 20 năm ấm tình nguồn cội – HĐH Duy Xuyên tại TP. HCM)
Nhà thờ Tiền hiền ngũ xã Trà Kiệu – di tích lịch sử cấp quốc gia |
Chùa Trà Kiệu – ngôi chùa xây dựng vào năm 1680 |