Mỗi khi về miền Trung quý khách không thể bỏ qua điểm các điểm du lịch nổi tiếng như Đà Nẵng, Hội An, Cố đô Huế,…Xin mạn phép giới thiệu đến quý khách về địa danh du lịch Huế và bắt đầu khởi hành từ thành phố biển Đà Nẵng.
Nằm cách Huế 100km về hướng Bắc nhưng trên cung đường này khi đến được Huế quý khách sẽ đi qua rất nhiều địa danh nổi tiếng như đèo Hải Vân, đầm Lập An, Lăng Cô, phá Tam Giang, dãy Bạch Mã rồi mới đến thành phố Huế
Thay mặt công ty du lịch,tôi sẽ giới thiệu đến quý khách địa danh đầu tiên trong chuyến tham quan cố đô Huế từ Đà Nẵng đó là đèo Hải Vân nổi tiếng, nơi phân chia ranh giới giữa tỉnh lỵ Huế với thành phố Đà Nẵng. Trong quá khứ vua Lê Thánh Tông đã có công lớn nhất trong việc khai phá và mở rộng con đèo này và tiếp sau thời gian đó đèo Hải Vân được mệnh danh thiên hạ đệ nhất hùng quan với công trình nổi bật nhất là Hải Vân Quan do vua Minh Mạng xây dựng.
“Đi bộ thì sợ đèo hải vân
Đi biển thì sợ sóng thần hang dơi”

Kết quả hình ảnh cho đèo hải vân
Đèo Hải Vân

Đến với đèo Hải Vân quý khách không chỉ tham quan công trình lịch sử mà còn ngắm cảnh đẹp toàn thành phố Đà Nẵng với không khí mát mẻ trên độ cao 500m so với mực nước biển.
Quý khách khi vượt qua đèo Hải Vân 26km thì trước mắt mở ra quang cảnh choáng ngợp với vịnh Lăng Cô tuyệt đẹp đầy quyến rũ được bình chọn một trong 20 vịnh đẹp nhất hành tinh với chiều dài hơn 10km.Quý khách sẽ có thời gian dừng chân để chụp ảnh và hình dung về vẻ đẹp hoang sơ của biển.
“Lên rừng thì gặp người hùng Bạch Mã
Xuống biển thì gặp người đẹp Lăng Cô”
Trước đây,vịnh Lăng Cô được so sánh với người con gái Huế với tà áo dài tím thướt tha đầy lãng mạn.Để tạo ra được vẻ đẹp của vịnh Lăng Cô thì một địa danh nữa chúng tôi muốn nhắc tới đó chính là đầm Lập An. Một cái đầm nước lợ với hơn 100 cuối suối lớn nhỏ từ dãy núi Trường Sơn hùng vĩ đổ ra tạo nên phong cảnh rừng nước mênh mông với diện tích mặt nước 80ha, chính vì vậy tại đây tạo điều kiện cho người dân nuôi ngọc trai để đáp ứng nhu cầu kinh tế của mình.

Vẻ đẹp vịnh Lăng Cô Huế và kinh nghiệm du lịch từ A-Z
Vịnh biển Lăng Cô – Huế


Tiếp đến đoàn sẽ đến ngọn đèo Phú Gia được vua Gia Long đặt tên vào năm 1809 khi một lần vua đặt chân lên ngọn đèo này nhìn về phía vịnh Lăng Cô nhìn thấy các vùng dân cư này rất nhiều gia đình giàu có với nhiều ngôi nhà lớn trích lại câu thơ trên.
“Xuống biển thì gặp người đẹp Lăng Cô”
Sự kể rằng cái Phú Gia cũng từ câu : Xuống biển thì gặp người đẹp Lăng Cô nơi có rất nhiều cô gái đẹp và các triều vua nhà Nguyễn đưa về làm phi tần và gia quyến của họ cũng được hưởng phúc từ đây nên vùng này xưa kia khá trù phú.
Vượt qua ngọn đèo thấp Phú Gia quý khách sẽ nhìn xa sẽ có địa danh cảng Chân Mây thuộc địa phân Phú Lộc là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam nổi tiếng với việc xuất khẩu cây gỗ tràm. Bởi vì vùng đất Phúc Lộc bị ngập mặn của vùng nước lợ Phá Tam Giang nơi đây cũng có một loại đặc sản đó là dầu cây Tràm có rất nhiều công dụng trong chữa trị nhức mỏi chân tay cho người cao tuổi và muỗi đốt cho trẻ em.
Tiếp đến quý khách sẽ vượt thêm ngọn đèo thấp nữa đó là đèo Phước Tượng , Phước là phước lộc tượng là voi bởi dưới chân đèo là nơi giao thoa của ba con sông nên thường có các con sóng dữ nên vua Gia Long cử một đạo sĩ cỡi voi đi tiêu diệt con sóng lớn theo phong tục tín ngưỡng của thời bấy giờ như khi đến địa điểm đèo đàn voi tự dưng lăn ra chết, để nhớ ơn đàn voi đã đưa đoàn từ kinh thành ra đến đây nên người ta đặt là đèo Phước Tượng.
Tiếp đến đây quý khách sẽ có thể chiêm nghiệm một bài thơ hay và có ý nghĩ thực tế.
“Đường ra xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh hoạ đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

Phá Tam Giang - thuathienhue.gov.vn
Phá Tam Giang


Đến đây quý khách sẽ nhìn thấy được phá Tam Giang nơi hội tụ giữa ba con sông lớn của Huế đó là sông Bồ, Sông Ô Lau, Sông Hương nơi có các cơn sóng ác xưa kia cũng là nỗi khiếp sợ của người dân khi đi trên con phá này.
Dọc theo bên trái con đường quốc lộ là dãy núi Bạch Mã trùng trùng điệp điệp cao 1450m so với mực nước biển, nơi đây trước có truyền thuyết kể rằng khi các tiên ông ngồi tỉ thí, ngựa mải mê tìm cỏ non tơ đợi ngựa không được, các tiên ông phải bay về trời. Đàn ngựa ngơ ngác, lang thang khắp núi, hóa thành những đám mây hệt như ngựa trắng, quanh năm chờ chủ. Tên gọi Bạch Mã bắt nguồn từ đó.
Từ 1932, Girard, kỹ sư trưởng ngành cầu đường, người Pháp, khi đặt chân đến Bạch Mã đã kinh ngạc đến sững sờ trước thiên nhiên kỳ thú.
Năm 1936, Bạch Mã trở thành khu nghỉ dưỡng tuyệt vời với 139 biệt thự cổ kính, sang trọng, Thiên hạ nói “Xem cây vào Cúc Phương, ngắm thú đến Cát Tiên, tắm thác lên Bạch Mã”. Bạch Mã có nhiều thác đẹp như thác Hoàng Yến, Trĩ Sao, thác Bạc, Ngũ Hồ… Nổi tiếng hơn cả là thác Đỗ Quyên cao 300 m, được xem là thác cao nhất ASEAN, như cố níu trời xuống gần hơn với đất bởi những con rồng trắng oai phong, mềm mại bay lượn giữa rừng xanh. Xa xa là hồ Truồi rộng 400 ha, mơ màng xanh và Thiền viện Trúc Lâm sừng sững, ẩn hiện. Đầm Cầu Hai như mặt gương biếc vô tận. Nhiều người cứ tưởng đầm Cầu Hai (phía nam Huế, dưới chân núi Bạch Mã) là phá Tam Giang (phía bắc Huế). Tôi cũng thích ngụp lặn trong dòng nước ngọc bích, mát rượi của Ngũ Hồ vào mùa hè.
Biệt thự ở Bạch Mã kiến trúc kiểu châu Âu, mỗi căn có 2 tầng với từng nét riêng độc đáo, được đặt tên theo các loài động thực vật đặc hữu của rừng. Cả khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp bị hoang hóa do chiến tranh và thời gian tàn phá. Nhưng sự hủy hoại của “sự dốt nát chân thật” (nhà thơ Trần Việt Phương) mới đáng sợ. Các biệt thự, cảnh quan nhân tạo và Trại Trường Hướng Đạo bị xâm hại trầm trọng. Sau năm 1994, Bạch Mã bắt đầu khôi phục, sửa sang lại đón khách du lịch.
Quý khách không chỉ ngỡ ngàng với vẻ đẹp của dãy núi Bạch Mã mà còn gặp bắt gặp Thiền viện Trúc Lâm 1 phái của Thiền viện trúc lâm của núi Yên Tử do thầy Thượng Thanh Hạ Từ chủ trì và đây cũng là thiền viện trúc lâm duy nhất của miền trung được xây dựng trên dãy núi đại ngàn Trường Sơn.
Vượt quan đầm Truồi,quý khách lại bắt gặp đình Bàn Môn thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế, là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Đình Bàn Môn đến nay đã gần 530 tuổi, một trong những ngôi làng được khai canh lập ấp sớm nhất ở Thừa Thiên, còn được biết đến như là nơi bảo lưu được nhiều ngôi nhà rường cổ ngoài 100 tuổi. Hai vị khai canh làng là Hoàng Quý Công và Trần Quý Công đã được sắc phong, công nhận “tiền khai canh” dưới triều vua Tự Đức 1847.Chính tại ngôi đình này đã ra đời chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên trên vùng nông thôn tỉnh Thừa Thiên – Huế vào tháng 4-1930.
Khi quý khách đi qua đình Bàn Môn thì trước mặt quý khách mở ra một không gian rộng bằng phẳng với địa danh Phú Bài( Phú trong từ phú Lộc, giàu có, Bài trong từ bằng) nơi đây là vùng đây bằng phẳng và giàu có cũng có thể nói xưa kia đa phần những vị quan nhất phẩm ở đây.Bên trái quý khách là khu công nghiệp Phú Bài cũng là khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế, bên phải quý khách là khu công nghiệp Phú Bài vừa nâng cấp lên trở thành sân bay quốc tế vào tháng 11 năm 2013.Đây cũng là 1 khu vực tiềm lực nhất để đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố tiềm lực nhất miền Trung.
“Ở đây dằng dặc những ngày mưa
Bông sứ trầm tư lặng cổng chùa
Có một dòng sông trôi chẳng nỡ
Có người con gái: ‘Dạ, xin thưa.. .”
(Nét Huế – Xuân Hoàng)
Chào mừng gia đình đến với thành phố Huế nơi có lịch sử lâu đời gần 400 năm trải qua hai giai đoạn lịch sử chúa Nguyễn và nhà Nguyễn mới có được ngày hôm nay.Người khai sinh ra vùng đất phú xuân xưa đó chính là chúa Nguyễn Hoàng nổi tiếng với câu thơ của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
” Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”
Vào năm 1558,Nguyễn Hoàng nhờ chị gái xin Trịnh Kiểm cho mình vào trấn thủ Thuận Hóa, Trịnh Kiểm chấp thuận.Ông cùng với con em Thanh Nghệ tiến vào đất Thuận Hóa đóng ở xã Ái Tử (sau gọi là kho Cây Khế), thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị. Năm 1559, ông được vua Lê cho trấn thủ đất Thuận Hóa, Quảng Nam. Năm 1593, Nguyễn Hoàng đem quân ra Bắc giúp họ Trịnh đánh dẹp, lập nhiều công lao. Trịnh Tùng vẫn ngầm ghen ghét, tìm cách giữ Nguyễn Hoàng lại, không cho về Thuận Hóa. Năm 1600, Nguyễn Hoàng giả cách nói đi dẹp loạn, rồi tự dẫn binh về Thuận Hóa. Từ đấy Nam Bắc phân biệt, bề ngoài thì làm ra bộ hòa hiếu, nhưng bề trong thì vẫn lo việc phòng bị để chống cự với nhau.
Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất của mình và mở rộng lãnh thổ hơn nữa về phía Nam. Các vị Đế, Vương hậu duệ của ông tiếp tục chính sách mở mang này và đã chống nhau với họ Trịnh bất phân thắng bại trong nhiều năm, cuối cùng họ Nguyễn cũng đã hoàn thành việc thống nhất đất nước từ Nam đến Bắc ở đất liền, cùng với chủ quyền biển đảo ở biển Đông,khởi đầu từ niên hiệu Gia Long (cháu đời thứ 10 của ông) và kết thúc vào năm 1945 thời vua Bảo Đại.
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Cương”
Không chỉ thế quý khách cũng sẽ đi dọc dòng sông Hương để tiến về phía Tây dãy núi trường sơn nơi mà vua chúa ngày xưa coi đó là vùng đất thiên để chọn nơi chôn cất.Thật sự vua chúa ngày xưa luôn quan niệm sống như thế nào,chết như thế ấy, sống vinh hoa phú quý thì chết cũng phải vinh hoa phú phí, hay sống chỉ là tạm bợ chết mới là vĩnh hằng vì vậy những vị vua khi tại vị thì họ đã chọn đất và bắt đầu xây lăng, nhưng dưới thời đó do vấn đề chính trị và kinh tế nên trong 13 vị vua nhưng chỉ có 7 cái lăng được xây dựng trong đó 3 cái lăng đẹp nhất là Minh Mạng, Tự Đức và Khải Định.
Ngoài những điểm thăm quan thì quý khách cũng sẽ được ngắm dòng sông lãng mạng nhất Huế đó là dòng sông Hương thơ mộng. Người ta có câu:
‘Con sông dùng dằn, con sông không chảy
sông chảy vào lòng mê Huế rất sâu’
Hay cầu Trường Tiền cổ kính do vua Thành Thái xây dựng 1897 nên dân gian có câu:
“Cầu Trường Tiền 6 vại 12 nhịp
Em đi không kịp tội lắm anh ơi!
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Dẫu có xa anh đi chăng nữa cũng tại ông trời mà xa”
Hai bên đường Huế, quý khách sẽ chìm trong sự thơ mộng và lãng mạn của hàng cây Bằng Lăng tím, mà cái màu tím ấy cũng là màu áo chủ đạo trong chiếc áo dài tím Huế thước tha. Ngoài bằng lăng tím thì quý khách cũng thấy trên những lăng tẩm có rất nhiều cây thông được trồng đặc biệt trên đàn Nam Giao do vua Gia Long xây dựng 1809 để tế trời cầu cho mưa thuận gió hòa quốc thái dân an nên nhà thơ Nguyễn Công Trứ có câu:
‘Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo’
Hay vào trong đại nội kinh đô thì quý khách lại bắt gặp cây ngô đồng rất nhiều do vua Minh Mạng đem từ Quảng Đông Trung Quốc về trồng, cây này là quan trọng nhất vì nó thể hiện cho mùa thu của Huế, mùa hè thì nóng vì ảnh hưởng gió Lào, mùa Đông thì mưa miết do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mùa thu là mùa đẹp nhất của Huế, dân gian có câu:
‘ Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ tận tri thu’
Một lá ngô đồng rơi chúng ta đã biết mùa thu đã đến. Thật sự Huế là một thành phố vô cùng lãng mạng chúa đựng biết bao thăng trầm và kì bí.
Công ty du lịch luôn chúc quý khách có 1 chuyến tham quan Huế với nhiều trãi nghiệm và lắng lòng theo thời gian.
Hẹn quý khách vào một chuyến du lịch sau.
Theo Đna Thích